Ý NGHĨA RÕ RÀNG CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một bộ kinh rất ngắn của Đại Thừa Phật giáo nhưng lại có ý nghĩa rất thâm sâu, rất cơ bản, nhằm phá thói quen chấp thật rất nặng nề của chúng sinh. Kinh này được các chùa tụng niệm rất thường xuyên, các thầy cúng đám ma, ngay cả ở nông thôn miền nam Việt Nam cũng tụng kinh này. Có thể nói kinh này rất quen thuộc với Phật tử, nhưng mọi người có hiểu rõ ràng tường tận ý nghĩa của nó không, thì không dám chắc. Bởi vì trong số những người hỏi pháp với thầy Duy Lực, đã có tu sĩ thừa nhận nghe tụng kinh hàng ngày nhưng không hiểu. Mặc dù kinh này đã được nhiều người dịch giải rất kỹ lưỡng, tôi vẫn muốn nêu lại ý nghĩa của kinh dưới cái nhìn rõ ràng của khoa học để người đọc dễ hiểu hơn. Tôi dựa vào quyển kinh nổi tiếng của Ngài Huyền Trang phiên dịch mà thầy Duy Lực đã lược giải, chia thành 8 đoạn .

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh 般若波羅密là quyển Tâm Kinh nhằm phá chấp thật để hiển hiện trí bát nhã của bờ bên kia (ba la mật) tức là bến bờ giác ngộ.

1/  觀自在菩薩,行深般若波羅蜜多時,照見五蘊皆空,度一切苦厄

QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH

Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu phép quán Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức dùng trí bát nhã soi thấu bản thể của thế giới, thì thấy Ngũ Uẩn đều là không, nên giải thoát được tất cả mọi khổ nạn.

Bồ Tát Quán Tự Tại, danh hiệu Quán Tự Tại là chỉ Bồ Tát đã thấu suốt tánh Không của vạn vật, tức không còn bị cái gì ràng buộc, trạng thái đó gọi là hành thâm bát nhã ba la mật đa, trí tuệ thấu suốt bản thể vốn là không của vũ trụ vạn vật, nhìn thấy Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức) đều là không, nên hóa giải tất cả mọi khổ nạn.

Toàn bộ Bát nhã Tâm kinh chỉ nhằm phá thói quen chấp thật. Hiểu được câu này rồi thì các câu sau trở nên dễ hiểu. Quan trọng, mấu chốt nhất là Sắc (vật chất). Hiểu được vật chất là gì thì sẽ hiểu được toàn bộ Bát nhã Tâm kinh, tất cả các câu sau đều là suy luận ra từ tánh không của vật chất và thế giới.

Sắc là vật chất có bản chất là ảo. Vật chất được cấu tạo bởi các hạt ảo là quark và electron. Ba hạt quark tạo ra hạt proton, ba hạt quark cấu tạo theo kiểu khác tạo ra hạt neutron. Proton và neutron tạo thành hạt nhân nguyên tử, kết hợp với electron tạo thành nguyên tử vật chất. Nguyên tử vật chất được kết nối với nhau bằng 4 lực cơ bản. Mỗi loại Lực được triển khai bằng một loại hạt tương tác, hút đẩy, hoặc thông tin. Các nhà vật lý tổng kết có 16 loại hạt ở cấp độ dưới nguyên tử tức nhỏ hơn nguyên tử (6 quarks, 6 leptons và 4 loại hạt tương tác- forces là photon, gluon, bosonW và bosonZ ). Trong thập niên 1960 Peter Higgs, nhà vật lý người Anh, nêu lý thuyết là phải có một loại hạt nữa đem lại khối lượng cho vật chất, vì nó chưa có tên nên người ta lấy ngay tên của Higgs để đặt tên cho hạt đó, cũng có người gọi là “hạt của Chúa” vì vai trò cực kỳ quan trọng của nó. Và ngày 4-7-2012, CERN (Centre Européenne pour la Recherche Nucléaire- Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Âu châu) thông báo đã khám phá ra loại hạt mới giống như hạt Higgs. Như vậy mô hình chuẩn của vật lý hiện nay có 17 hạt. Tất cả vũ trụ vạn vật, ngân hà tinh tú, sơn hà đại địa, nhà cửa xe cộ, vật dụng…gom lại chỉ có 4 loại hạt : Quark, Lepton (Electron), Higgs, Forces (lực).

higgs-mohinhchuan

Đặc điểm của vật ảo là chúng rất uyển chuyển, linh hoạt, rất dễ xử lý nếu biết cách. Chẳng hạn, một tấm ảnh hay một video clip là những vật ảo, chúng có thể được gởi đi dễ dàng và chính xác tới bất cứ một nơi xa xôi nào trên thế giới nhờ vào hệ thống internet và nhờ vào sóng tương tác wifi hoặc 3G, 4G. Ví dụ, dù bạn đang đứng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, miễn là trong tay bạn có một điện thoại cao cấp (smartphone hoặc iPhone) và nơi đó có sóng wifi hoặc 3G/4G mà bạn có thể kết nối, thì bạn có thể đọc được bài này và nghe xem được các bài hát dưới đây về Bát nhã Tâm kinh

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh – Mạnh Đình Vy – Ca từ – Việt dịch

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (lời hát tiếng Phạn) Dạ Lai Hương hát có dịch nghĩa tiếng Việt 

Bát Nhã Tâm Kinh – Ca sĩ THANH THÚY hát tiếng VIỆT- Võ Tá Hân phổ nhạc

Vật chất trong cuộc sống đời thường của chúng ta cũng là ảo, có những tính chất giống y hệt như thế giới ảo của máy vi tính, chỉ vì chúng ta không quen thấy hoặc chưa từng thấy nên không tin như vậy, thế nên chúng ta hết sức cố chấp, cho rằng vật chất là có thật, thế giới là có thật, chứ không biết rằng chúng ta đang nằm mơ giữa ban ngày. Vì vậy Phật Thích Ca phải bày ra Bát nhã Tâm kinh để phá sự chấp thật đó. Để góp phần phá chấp thật, tôi xin trích một sự kiện có thật 100% xảy ra trong thời hiện đại, trích từ quyển sách Đông Phương Kỳ Nhân của tác giả Liêu Văn Vĩ. Nên nhớ rằng quyển sách này được nhà nước xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, một xứ sở tôn sùng chủ nghĩa duy vật, cho phép phát hành chính thức, xuất bản lần thứ nhất, tháng 05-1993 do Đại học Công nghiệp Trung Nam, tỉnh Hồ Nam xuất bản, nên không thể nói là bịa đặt được. Người ta đã phải đấu tranh với nhau rất nhiều, rất lâu, cuối cùng mới công nhận tính chất chân thật của đặc dị công năng mà ngày xưa gọi là thần thông.

HHQ-DiepTuLong copy

Hầu Hi Quý (bên phải) và Diệp Tử Long (thứ hai từ bên trái), thư ký riêng của Mao Trạch Đông

Khoảng giữa tháng 12-1988, tôi (Liêu Văn Vĩ) từ Bắc Kinh trở về, gặp gỡ Hầu Hi Quý tại Bảo Tháp Sơn. Lúc đó ông rất phong lưu, so với hồi mấy năm trước lúc tôi mới gặp phỏng vấn ông lần đầu tiên thì có khác, thường có các doanh nhân lớn viết thư cho ông, thường có các nhà chính trị hẹn gặp ông. Tôi và ông đã rất quen thân, nhưng đáng tiếc là Hầu Hi Quý trước sau chưa bao giờ hiển lộ cho tôi xem công phu “di chuyển” vật thể lớn, vật thể nặng (tức dùng ý niệm di chuyển). Lần hội kiến này, tôi dứt khoát yêu cầu ông làm việc này tại chỗ. Tôi nói tôi rất muốn nhanh chóng vì ông viết một bài tường thuật dài, nhưng tôi nghe kể lại thì nhiều hơn chính mắt nhìn thấy, điều này thì không phù hợp với nguyên tắc mô tả nhân vật của tôi, tôi muốn chính mắt mình nhìn thấy vài sự kiện “biểu diễn” mà đã sớm được nghe kể.

“Tôi đối với vài ký giả các anh có chút không tin tưởng, tuy nhiên anh là một người tốt, nhưng anh thấy đấy, tuyên truyền thêm dầu vào dấm, người bị mốc meo lại là tôi.” Hầu Hi Quý trầm tư một lát, bỗng nhiên ngẩng đầu nhìn trời xanh ngoài cửa sổ, “Trước đây có một số tuyên truyền sai lạc, Cục công an bèn treo danh hiệu của tôi, khiến họ cũng cho rằng tôi chỉ làm trò ảo thuật cao cấp…” ông đi đi lại lại trong phòng, sau đó chống nạnh đứng trước mặt tôi. “Nhưng mà, tôi cũng sẽ để cho anh thấy một cách xác thực, anh đã giúp đỡ tôi rất nhiều, do đó tôi tin tưởng anh, anh lại đây” Nói xong ông bước nhanh về phòng ngủ của mình.

Tôi đi theo, Hầu Hi Quý thuận tay đóng cửa, vì phòng khách của ông vẫn còn có khách đến thăm. Đó là một phòng nhỏ chỉ khoảng 10 mét vuông, bên phải cửa vào có hai cái ghế ngồi, đối diện với cửa vào là cửa sổ hai cánh, có treo rèm cửa sổ màu lục. Giường ở bên trái cửa vào, cạnh giường là tủ tổ hợp màu nhạt.

Ngoài ra thì hầu như không còn thứ gia dụng gì khác.

“Anh muốn xem cái gì ?” Hầu Hi Quý hỏi.

“Tôi, tôi muốn thấy anh biến ra tiền !”

“Không được, tiền không thể muốn được.” Hầu Hi Quý không tán thành.

“Không, tôi chỉ muốn thấy anh biến ra tiền, chứ không phải muốn anh lấy tiền xài.” Tôi cũng rất kiên trì. Hầu Hi Quý nhìn tôi một chút, cuối cùng cắn răng nói nhỏ : “Được, biến ra tiền.”

Lúc đó là đầu mùa đông, Hầu Hi Quý cũng vẫn mặc áo thun tay dài và quần đơn. Ông đến bên cửa sổ, đưa tay kéo rèm cửa sổ mỏng.

“Anh nhìn cho rõ nhé, trên cửa sổ có cái gì không ? trên tay tôi có cái gì không ?” ánh mắt của ông nhìn tôi, “trên người tôi có cái gì không, anh có thể đến sờ.”

Thế là tôi đến kiểm tra rèm cửa sổ, hiển nhiên chỉ có tấm rèm không mà thôi, cũng không liên kết với cái gì : hai tay cũng không, cách biệt tủ tổ hợp, chiếc giường và hai cái ghế đều ở rất xa (khoảng 2 mét), lúc cấp thiết cũng không thể với tới để lấy đồ, dĩ nhiên là không thể phối hợp, sờ túi quần và túi áo của ông cũng không có giấu gì trong đó.

Đợi tôi kiểm tra xong, Hầu Hi Quý tay phải kéo rèm cửa sổ, tay trái đưa ra phía sau cửa sổ, do bên trong và bên ngoài phòng cường độ ánh sáng khác nhau, bàn tay phía sau tấm rèm vẫn thấy rõ ràng.

“Chú ý nha, chú ý nha…”

Bỗng nhiên ông ngưng mâu trong chốc lát, bàn tay sau tấm rèm xoa xoa vận động, lập tức có tiếng giấy chạm vào nhau nghe “sột soạt”. Tôi đang muốn bước tới coi, Hầu Hi Quý đã vén rèm lên, từng tờ nối tiếp giấy bạc mệnh giá 10 nguyên nhân dân tệ, từ các ngón tay đang xoa vào nhau của bàn tay trái, bay xuống đất trước chân ông…

“Thấy rõ chưa ?” Hầu Hi Quý chau mày hỏi tôi.

Tôi không biết nên trả lời thế nào. Tôi thấy rõ tay ông không có gì, nhưng không thấy rõ tiền bay đến như thế nào, như thế là thấy rõ hay không thấy rõ ?

Không đợi tôi trả lời, Hầu Hi Quý cúi xuống gom những tờ tiền “Đại đoàn kết” sắp ngay ngắn, ước hai ba chục tờ, xếp chồng trên lòng bàn tay, đưa lên miệng thổi nhẹ một cái, các tờ tiền “Đại đoàn kết” liền tiêu tán, biến mất vô tung tích. “Tiền không thể dùng, tôi gởi trả lại, nếu không sư phụ có thể phạt tôi.” Ông nói.

Đây là lần thứ hai tôi nghe Hầu Hi Quý đề cập đến sư phụ của ông, tôi hỏi ông sư phụ là ai, ông nói là Nga Mi lão nhân, tôi hỏi nữa thì ông không trả lời. Vì vậy tôi đưa ra đề nghị thứ hai, “Biến tiền tôi đã tin rồi, đó là điều trên sách báo nói ý niệm di chuyển vật, ông có thể biến lại gói thuốc lá lần nữa không ?”

“Có thể, anh muốn loại nào ?”

“Vậy hãy mang lại thuốc lá Bạch Sa đi”. Tôi không hút thuốc, không biết hết tên các hiệu thuốc lá, vì từng mua Bạch Sa để chiêu đãi công chức của một Cục nào đó tới làm việc, vì vậy chỉ biết có Bạch Sa, do đó chọn thuốc lá Bạch Sa.

“Bạch Sa thì Bạch Sa.” Hầu Hi Quý gật đầu nhìn tôi, lại đi đến cửa sổ kéo rèm, “Anh lại coi xem dưới kia là cái gì ?”

Tôi lại gần xem, vì căn phòng rất cao, lại ở trên ngọn núi cao nhất của Bảo Tháp Sơn, từ cửa sổ nhìn ra, thấy tận nơi xa chỗ trời và đất tiếp giáp nhau. Nhìn xuống xem chỉ thấy những dãy nhà ngói đen, ngoài ra là các ngọn cây trụi lá hoặc cây có lá thường xanh. Nhìn để làm gì ? trừ phi là muốn tôi thấy rõ, một là ông không có trợ thủ, hai là không có cơ hội và khả năng để đánh tráo, tự nhiên là phải thừa nhận sự biến hóa là việc làm chân thật.

Đợi tôi quay đầu lại, Hầu Hi Quý mấp máy môi rồi kéo mạnh tấm rèm cửa sổ mỏng, một ánh chớp điện màu đen xuyên qua khung cửa sổ mà vào, rơi “bịch” một tiếng trước chân tôi. Tôi thừa nhận tôi có giật mình nảy lên một cái. Định thần nhìn kỹ, đúng là một gói Bạch Sa còn nguyên phong chưa mở. Hiển nhiên là một mặt nằm sát đất, còn ba mặt kia phơi bày lộ ra.  

90M-4

Thuốc lá Bạch Sa (白沙烟)

“Được rồi, nghỉ ngơi một chút, anh thích chuối, hãy ăn hai trái chuối rồi sẽ tiếp tục.” Nói xong, Hầu Hi Quý đưa tay ra ngoài cửa sổ nắm bắt một cái, trên tay liền xuất hiện đúng hai trái chuối không hơn không kém, đưa cho tôi.

Tôi không chút khách sáo, bèn lột vỏ ăn, ăn xong bèn đưa ra đề nghị thứ ba : “Tôi nghe nói anh có thể tùy ý làm cho thân thể biến thành cao lớn, trong công ty du lịch đã có không ít người từng xem qua, tôi cảm thấy có chút ly kỳ, vậy anh có thể biến cho tôi xem không ?”

Hầu Hi Quý cũng không trả lời, ông kéo cửa bước ra ngoài, một lát sau, ông trở lại cùng với một người từ trong phòng khách. Người đó họ Nhiếp tên Tổ Đức, từng công tác trong đoàn Hán Kịch tại thành phố Thừơng Đức, cũng từng gặp cha của Hầu Hi Quý, là một trong số rất đông những người sùng bái cha con họ Hầu. Ông đi Trường Sa chơi, đặc biệt đến thăm Hầu Hi Quý.

“Anh cứ sờ vào đỉnh đầu của hai chúng tôi.” Hầu Hi Quý bảo Nhiếp Tổ Đức cùng với ông dựa lưng vào nhau, đứng thẳng đầu kề nhau, muốn tôi dùng bàn tay đặt lên hai đỉnh đầu, ông hỏi “Ai cao ?”

Chiều cao của hai người xê xích không nhiều, nói một cách nghiêm nhặt, Nhiếp Tổ Đức cao hơn một hai phân.

“Được, hãy xem chân của chúng tôi, có ai xoạc chân không ?” Hầu Hi Quý nghiểm nhiên bố trí một phương thức trắc nghiệm nghiêm túc, “Anh nhìn rõ chưa ?”

Dĩ nhiên tôi không dám dễ dãi, tay đặt lên hai đỉnh đầu, mắt nhìn hai đôi chân. Bỗng nhiên tôi cảm thấy nửa bàn tay đặt trên đầu Hầu HI Quý bị đội lên, nghiêng đi, nghiêng hẳn đi, cuối cùng rời khỏi hẳn đầu của Nhiếp Tổ Đức. Đang lúc đó tôi xác định đôi chân của hai người không hề nhúc nhích, bèn nhìn lên hai cái đầu. Trời ơi, cái đầu to lớn của Hầu Hi Quý đã cao hơn đầu của Nhiếp Tổ Đức đến hơn 10 phân tây !

“Như vậy được chưa, ký giả ?” Hầu Hi Quý quay đầu hỏi tôi, không đợi tôi trả lời, bèn rời khỏi Nhiếp Tổ Đức.

“Thật là thần thoại ! thật là thần thoại !” tôi lắc đầu đưa ra nhận thức, đặt mông ngồi phịch xuống chiếc ghế bên cạnh cửa.  

Qua đoạn trích, chúng ta thấy Hầu Hi Quý có thể tùy ý dùng tâm niệm di chuyển tiền hay một gói thuốc lá từ nơi khác tới, hoặc có thể biến thân thể mình thành cao lớn, giống như chúng ta có thể phóng to, thu nhỏ một tấm ảnh. Sở dĩ làm được như vậy vì bản chất của vật chất cũng chỉ là ảo chứ không phải thật. Sự xuất hiện của vật chất tùy thuộc vào tâm thức. Điều này thì các khoa học gia hàng đầu thế giới cũng có lên tiếng xác nhận.

Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922)  nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).

Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).

Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).

Qua ý kiến của 3 nhà khoa học hàng đầu của thế giới, ta thấy rằng ý thức góp phần quan trọng trong cấu thành của vật chất, tức là không thể có vật chất tồn tại độc lập ngoài ý thức. Ngoài ra một vài nhà khoa học nổi tiếng thế giới cũng cho rằng thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh. David Bohm quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram). Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded). Một film toàn ảnh (hologram) và hình ảnh nó tạo ra trên màn hình là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh. Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded).
Theo David Bohm, sóng và hạt đều bị cuộn lại trong một thực thể lượng tử, chỉ có quá trình tương tác mới bộc lộ tường minh một khía cạnh nào đó, còn khía cạnh kia vẫn nằm tiềm ẩn. Vì danh từ toàn ảnh (holographic) có tính tĩnh tại (static) nên để mô tả những quá trình động (dynamic) cuộn lại và mở ra liên tục của thực tại nên David Bohm đưa ra danh từ toàn ảnh động (holomovement)
Bohm quan niệm rằng mọi vật trong vũ trụ đều là những phần tử của một continuum . Bohm cho rằng phân biệt thế giới sống (living) và không sống (nonliving) là điều vô nghĩa.
Vì mỗi phần của một bức toàn ảnh (hologram) đều chứa thông tin của toàn ảnh cho nên mỗi bộ phận của vũ trụ đều chứa thông tin của toàn vũ trụ. Điều đó có nghĩa là nếu biết cách tiếp cận thì chúng ta có thể tìm thấy thiên hà Tiên nữ (Andromeda) trong móng ngón tay bàn tay trái.

Đoạn video sau cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn về việc electrons tạo ra thực tại vật chất của thế giới như thế nào.

The Holographic Universe – Vũ Trụ Toàn Ảnh 2 – Phụ đề Việt ngữ

Trong video trên, cái món súp lượng tử mà nhà vật lý Nick Herbert nói khi không có ai nhìn, PG gọi là vô thủy vô minh, nó chỉ là một cấu trúc ảo không có thật nhưng vẫn có cấu trúc rõ ràng mà Heisenberg gọi là tiềm thể. Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người phát minh ra nguyên lý bất định _không thể đồng thời xác định vị trí và vận tốc hay động lượng của một hạt, ví dụ electron) nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).

Đó cũng là tánh Không của PG. Nhưng khi người quan sát nhìn và đo đạc nó tức  là khởi lên nhất niệm vô minh, thì món súp lượng tử đó biến thành vật chất, thành thân tứ đại, thành nhà cửa xe cộ…mà 6 giác quan của ông đều cảm thấy là rất thật. Chính vì vậy mà PG nói Tam giới duy tâm.

Craig Hogan thì nói rằng bản chất của vũ trụ là số (xem bài Vạn pháp duy thức có ý nghĩa gì ?) tức là vũ trụ mà chúng ta đang sống cũng là ảo, giống hệt như thế giới ảo của máy vi tính mà chúng ta đang vận dụng hàng ngày. Yếu tố quan trọng ở đây là thông tin : Từ kỹ thuật đến sinh học, vật lý, thông tin đóng vai trò quan trọng. Các protein không thể nào tổng hợp được nếu không có thông tin từ DNA. Nguyên lý toàn ảnh khẳng định rằng entropy của một khối lượng bình thường (không phải lỗ đen) cũng tỷ lệ với diện tích chứ không phải thể tích. Thể tích chỉ là ảo ảnh và vũ trụ thật sự là một hologram đẳng cấu (isomorphic) tức cấu tạo bằng những bit thông tin giống nhau, cùng một loại như nhau, cụ thể là 0 và 1, với thông tin được “ghi khắc” trên mặt biên.

Sau khi đã luận giải kỹ càng về Sắc (vật chất) có bản chất là ảo, là không, thì các thành phần còn lại của ngũ uẩn cũng có bản chất tương tự, điều đó là dễ hiểu nên không cần giải thích nhiều.

2/ 舍利子,色不異空、空不異色、色即是空、空即是色, 受想行識,亦復如是

XÁ LỢI TỬ ! SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆC PHỤC NHƯ THỊ :

Vật chất không khác cái không, cái không không khác vật chất, vật chất tức là không, không tức là vật chất. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng tương tự như vậy.   

Thọ (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính. Cơ thể liên lạc tiếp xúc với bên ngoài bằng Lục căn. Đối tượng của lục căn là Lục trần. Lục căn tiếp xúc với Lục trần sinh ra Lục thức bao gồm các cảm giác của thân xác và ý thức, do bộ não tổng hợp điều phối.

 Tưởng (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā), là hoạt động cao cấp của bộ não và ý thức, ngoài việc nhận biết các cảm giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị…, kể cả nhận biết ý thức cái ta đang hiện diện như Descartes đã tuyên bố (Je pense, donc je suis- tôi tư duy tức tôi hiện hữu). Tưởng còn đi xa hơn trong tư duy, lý luận, tư tưởng triết học, tôn giáo, khoa học, chính trị, xã hội, nhân văn, kinh tế…phân biệt, chọn lựa tốt xấu, đúng sai…

Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là hành động, hoạt động, thể hiện ra trong đời sống, quyết định nên làm gì, không nên làm gì sau  những hoạt động tâm lí tư tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác, đuổi theo đam mê, dục lạc hoặc phát tâm tu hành hoặc làm một việc lớn nào đó trong đời (chí hướng) chọn lựa, hướng nghiệp v.v… Đối với pháp trần thì hành là chuyển động, luôn luôn chuyển động không ngừng, như electron chuyển động chung quanh hạt nhân, mặt trời luôn tỏa ánh sáng và bức xạ vào không gian, trái đất luôn chuyển động chung quanh mặt trời và tự xoay theo trục của nó, thái dương hệ chuyển động trong dải ngân hà, các thiên hà chuyển động tách rời nhau ra…

Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), là tri thức, tri kiến, hiểu biết sau quá trình dài tích lũy kinh nghiệm, từ đó sinh ra chấp ngã (thấy cái ta là có thật), chấp pháp (coi vũ trụ vạn vật là có thật), thấy có thế giới hiện hữu, có vạn vật, có xã hội. Cái ý thức luôn duy trì bản ngã gọi là Mạt-na thức. Tất cả thông tin về bản ngã và tri kiến về thế giới, vũ trụ được chứa trong Tàng thức hay còn gọi là A-lại-da thức.

Đã hiểu rằng ngũ uẩn giai không thì ắt biết tất cả mọi sướng khổ, tai ách cũng chỉ là ảo tưởng chứ không phải thật, đó là sự giải thoát chắc chắn. Bản chất của vật chất là không, chỉ là áo hóa chứ không có tự tánh riêng biệt.

3/ 舍利子,是諸法空相,不生不滅、不垢不淨、不增不減。 是故空中無色、無受想行識、無眼耳鼻舌身意、無色聲香味觸法、 無眼界、乃至無意識界

XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :

Này Xá Lợi Phất ! các pháp đều là hiển thị của tánh không : không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm; như vậy trong tánh không, không có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có thế giới của hình tướng, màu sắc (nhãn giới) cho đến không có thế giới của tư tưởng ý thức (ý thức giới).        

Vật chất đã không có thật, bản chất của vạn pháp đã là không thì tất cả mọi hình tướng của vũ trụ vạn vật, nhân sinh cũng chỉ là ảo, không có thật.

4/ 無無明、亦無無明盡、乃至無老死、亦無老­死盡

VÔ VÔ MINH, DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆC VÔ LÃO TỬ TẬN :

Không có vô minh, cũng không có già chết nên cũng không có hết vô minh, hết già chết.

無苦集滅道  VÔ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO :

Vì không có vô minh, không có già chết luân hồi sinh tử, nên cũng không có khổ, không có lý do hay nguyên nhân đau khổ, không có hết đau khổ, không con đường giải thoát : Khổ, Tập, Diệt, Đạo. 

無智亦無得、以無所得故。 菩提薩埵,依般若波羅蜜多故,心無罣礙; 無罣礙故, 無有恐怖

VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ , BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ :

Không có trí, cũng không có đắc, vì không có sở đắc, Bồ Tát nương vào tánh Không mà Tâm không có gì trở ngại, vì không có trở ngại nên cũng không có gì lo sợ.

Đó là thoát khỏi mọi ràng buộc của Không gian, Thời gian, Số lượng, Sự Sự vô ngại. Tính chất vô quải ngại thấy rõ trong câu chuyện có thật sau đây :

Đó là một ngày tháng 12-1986, chuyện xảy ra tại nhà của Hầu Hi Quý ở Bảo Tháp Sơn, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. 

Trong số cử tọa có một nhân viên ngân hàng đã thấy hết tất cả, cảm thấy công năng đặc dị quá thần diệu, bỗng nảy sinh một chủ ý.

“Hầu thần tiên à, kho vàng của ngân hàng chúng tôi toàn là tiền, ông có thể biến lấy về, thế mới hay. Nhưng mà chỗ đó tường xi măng dày cả xích (khoảng 3 tấc tây- dm), phải qua vài cái cửa có vài ổ khóa, chỉ sợ không dễ dàng.”

“Anh không tiếc mạng hả ? Tiền trong kho vàng, biến lấy ra được hay sao ? Tôi cho rằng nếu có lấy được cũng có vấn đề.” Hầu Hi Quý trừng mắt nhướng mày, xua xua bàn tay to lớn.

Nhưng mọi người đâu có khẳng định như vậy, đó vừa là việc không thể làm được, nhưng họ lại vừa phát sinh ý muốn thấy Hầu Hi Quý hiển lộ công phu, bọn họ nhiều miệng cùng lời : mọi người ở đây làm chứng, biến lấy ra rồi biến trả về chỗ cũ, không động chạm tiền của quốc gia, Hầu Hi Quý đừng quá lo lắng.  

“Nếu cương quyết muốn tôi biến” Hầu Hi Quý trầm tư một chút, bắt đầu đi vào trong phòng, vừa đi vừa nói “vậy thì vào trong phòng biến.”

Mọi người cùng nhau theo ông vào trong phòng. Chỉ thấy Hầu Hi Quý kéo chiếc khăn trải gối trên giường, đưa hai tay vào bên dưới chiếc khăn, ngưng thần trong chốc lát, phía dưới khăn trải gối bỗng phát ra tiếng “sột soạt”, Hầu Hi Quý dỡ chiếc khăn trải gối lên, để lộ ra một khối tiền nhân dân tệ, mỗi xấp là 100 tờ mệnh giá 10 nguyên, cộng chung là một vạn nguyên ! Mọi người quá đỗi kinh ngạc vì đây không phải là vấn đề nhỏ, người nhân viên công tác tại ngân hàng hoảng quá, tay chân lập cập, luôn miệng tự nói “phi thường… … thật là phi thường…”

Hầu Hi Quý thấy mọi người hoảng loạn như thế, tằng hắng trong cổ họng, nghiêm túc nhận thức rằng “Đây là tiền của quốc gia, không thể để lâu, tôi phải đưa trở về.” Nói xong ông tự mình xếp tiền thành một chồng, mang ra ngoài bậc thềm, sau đó đứng thẳng người, miệng niệm chú, kế đó hét lên một tiếng “đi”, đống tiền nhân dân tệ trong sát-na bỗng biến mất…

Tiền để trong kho bạc ngân hàng, tường dày chắc chắn, nhiều lớp cửa, nhiều ổ khóa, nhưng Hầu Hi Quý không cần đi đến ngân hàng, cũng không cần mở cửa mà vẫn có thể di chuyển hàng đống tiền từ trong kho bạc nhà nước về nhà mình để biểu diễn cho mọi người thấy, rồi di chuyển trả về chỗ cũ chỉ bằng tâm niệm. Điều đó chứng tỏ tiền cũng chỉ là vật ảo, tường kho bạc cũng chỉ là vật ảo.

5/ 遠 離 顛倒 夢 想,究竟涅槃

VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG CỨU CÁNH NIẾT BÀN :

Xa rời cả điên đảo mộng tưởng và cứu cánh niết bàn.

Điên đảo mộng tưởng còn gọi là thế lưu bố tưởng, tức là tưởng tượng của Tâm sinh diệt, tưởng tượng ra vũ trụ vạn vật, tưởng tượng ra các pháp mà vẫn cho rằng có thật, tưởng rằng đó là sự thật khách quan ở ngoài ý thức. Đó là sai lầm lớn, không phải chỉ có người bình thường mới phạm phải mà cả những nhà đại bác học, đại khoa học gia, đại triết học vẫn phạm phải. Cứu cánh niết bàn cũng không phải là cảnh giới ở đâu xa lạ, mà chính là cảnh thế gian nhưng tâm không còn chấp trước, không bị sinh tử luân hồi ràng buộc nữa, không còn bị ràng buộc của không gian, thời gian và số lượng. Niết bàn chính là Tâm giác ngộ, Tâm như hư không vô sở hữu. Chứ không phải cứu cánh Niết bàn là một cõi giới riêng biệt có những tính chất như thường, lạc, ngã, tịnh, mà phái Tiểu thừa còn bảo lưu. Tất cả mọi cảnh giới đều là vọng tưởng vì vậy hành giả cũng không được chấp vào cứu cánh Niết bàn, do đó mới nói viễn ly.

6/  三世諸佛,依般若波羅蜜多故,得阿耨多羅三藐三菩提

TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ,  ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ :

Các vị Phật của ba đời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai) dựa vào Trí Bát nhã mà chứng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Trên đây chỉ là nói theo thế lưu bố tưởng của thế gian mà thôi, chứ Phật cũng không có thật, Quá khứ, Hiện tại, Vị lai đều không có thật, vì Thời gian Không gian đều không có thật, chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác cũng không có thật, vì tất cả các tướng đó đều chỉ có trong vô minh, tức là đều không có thật.

Vì thời gian là không có thật, nên sự phân chia thời gian ra thành quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là sự tuỳ tiện của con người, chứ sự thật không phải như vậy. Quá khứ, hiện tại, tương lai cùng xuất hiện đồng thời, chỉ tại tuyệt đại đa số mọi người không nhìn thấy đồng thời, do khả năng hạn chế nên mới diễn dịch thành 3 thời. Có những sự kiện gì chứng tỏ điều đó ?

Pháp sư Huệ Viễn (334-416) đời Đông Tấn là Sơ Tổ của Tịnh Độ Tông, ông là đồng đạo với Đạo An, nhỏ hơn 20 tuổi. Em trai của ông, Huệ Trì (337…) cũng là một pháp sư rất nổi tiếng. Huệ Trì tính tình đạm bạc điềm tĩnh, có chí hướng cao xa. Lúc 14 tuổi bắt đầu đọc Thi Thư, học một biết mười, giỏi về văn sử, tinh thông Kinh, Luật, Luận của Phật giáo. Đạo An ở Tương Dương đề nghị Huệ Viễn đi về phía đông hoằng pháp. Huệ Trì cùng đi với anh. Đến Lư Sơn, hai anh em ở chung. Huệ Trì thân cao 8 xích , phong thái tuấn tú, thường mang giày cỏ, áo nạp phủ quá đầu gối. Số người theo học Phật pháp tại Lư Sơn có hơn 3000 người, không ai tuấn tú mẫn tiệp hơn Huệ Trì.

hue-tri-thien-su

Sau Huệ Trì nghe nói ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên đất đai màu mỡ, nhân dân giàu có, muốn đến đó truyền pháp và xem phong cảnh núi Nga Mi. Năm Long An thứ ba đời Đông Tấn (công nguyên 399 CN), ông từ biệt Huệ Viễn đi Tứ Xuyên. Huệ Viễn khuyên em ở lại hết lời mà không được, bèn than rằng “Người đời đều thích đoàn tụ, riêng mình em thích phân ly, vì sao vậy ?” Ông đáp : “Nếu là người vướng mắc ở tình cảm, thích đoàn tụ thì không nên xuất gia. Hiện tại chúng ta đã cát ái xả dục mà cầu đạo thì chỉ nên kỳ vọng gặp nhau ở Tây phương cực lạc” Thế rồi anh em chia tay. Huệ Trì lên đường đi Tứ Xuyên một mình, từ đó không ai còn biết tung tích của ông. Kể từ lúc ông lên đường đi Tứ Xuyên vào năm 399 CN đến lúc người ta phát hiện ra ông trong bọng cây là năm 1113 CN, tức đã trải qua 714 năm. Câu chuyện như sau :

Bộ Sách Gia Thái Phổ Đăng Lục do Chính Thọ (Vân Môn tông) viết vào đời Nam Tống, quyển 22 có ghi lại một câu chuyện sau : Năm Chính Hòa thứ ba đời Tống Huy Tông (công nguyên 1113), tại Gia Châu Tứ Xuyên (nay là huyện Lạc Sơn nơi có tượng Phật điêu khắc vào vách núi đá cao nhất thế giới) quan địa phương có biểu tâu lên triều đình : Có cây cổ thụ bị gió thổi gãy, bên trong có một lão tăng đang nhập định, râu tóc che phủ thân thể, móng tay dài bao quanh người. Hoàng đế giáng chỉ dùng cáng khiêng lão tăng đó đưa về kinh đô (thời đó là Biện Kinh, kinh đô của nhà Bắc Tống, nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam). Do vị sư người Tây Thiên (Ấn Độ) là Tổng Trì Tam Tạng dùng chiếc khánh đồng đánh lên để làm cho lão tăng xuất định, mới biết đó là em trai của pháp sư Huệ Viễn ở Lư Sơn, tên là Huệ Trì, nhân đi du lãm núi Nga Mi, ngồi nhập định trong bọng cây.  Hoàng đế ra lệnh cho họa sĩ vẽ hình của lão tăng, và tự mình làm ba bài kệ.

Bộ Gia Thái Phổ Đăng Lục in vào năm Gia Thái thứ hai đời Nam Tống (CN 1202) cách lúc xảy ra sự việc trên (CN1113) chỉ có 89 năm, sự việc còn có thể khảo cứu và đáng tin cậy. Mặt khác 5 Bộ sách  mà Bộ Ngũ Đăng Hội Nguyên gom lại đều là Thiền sử, ghi chép những sự việc có thật, người thật, việc thật.  Ngoài ra ba bài kệ của Tống Huy Tông vẫn còn là chứng tích.

Phật giáo Trung Hoa có ghi nhận một vị sư ngừơi Ấn Độ, Ngài Trí Dược Tam Tạng 智葯三藏đã đến Quảng Châu Trung Quốc bằng đường biển vào năm 502 đời Nam Bắc Triều (Quảng Châu thuộc Nam Triều 420-589), ban đầu ông đến chùa Pháp Tánh 法性寺 (chùa này do một vị tăng Ấn Độ khác là Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) đến Quảng Châu năm 435, xây dựng trong thời Lưu  Tống) trên đường đến Ngũ Đài Sơn, ông đi qua suối Tào Khê, thấy nước suối rất trong lành, ngon ngọt, phong cảnh giống núi Bảo Lâm bên Thiên Trúc, ông bảo đệ tử rằng “170 năm sau khi tôi tịch diệt sẽ có một vị đại thánh tăng đến đây hoằng pháp, khai ngộ cho rất nhiều người”, thế nên ông đã đề nghị quan Thiều Châu Mục là Hầu Kính Trung xây dựng chùa. Hầu Kính Trung tâu lên Lương Võ Đế và được sắc chỉ cho phép xây dựng,  năm 504 hoàn thành, Lương Võ Đế theo lời tâu, đặt tên chùa là Bảo Lâm Tự 宝林寺 (nay là chùa Nam Hoa cách Thiều Quan 25 km về phía đông nam, tên Nam Hoa Thiền Tự 南华禅寺 do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận 趙匡胤 đặt sau khi đã trùng tu vào năm Khai Bảo nguyên niên 968).

Bảo Lâm Tự, Ngài Trí Dược Tam Tạng tại Thiều Châu tỉnh Quảng Đông 

Thời hiện đại cũng có bằng chứng. Trong thời gian diễn ra Giải Bóng đá Vô địch Thế giới (World Cup) 2010 tại Nam Phi. Chú bạch tuộc Paul đã làm cả thế giới kinh ngạc khi đã dự đoán trước, chính xác 100% kết quả của cả 8 trận đấu, trong đó 7 trận có đội tuyển Đức thi đấu, và trận cuối cùng là trận chung kết giữa hai đội tuyển Hà Lan và Tây Ban Nha. Paul đã dự đoán Tây Ban Nha thắng và kết quả diễn ra đúng như vậy, Tây Ban Nha đã đoạt cúp vô địch. Đối với nhận thức thông thường thì trận đấu Tây Ban Nha –Hà Lan chưa diễn ra, nhưng trong trí bát nhã thì trận đấu đó đã có rồi, kết quả đã an bài rồi, vấn đề chỉ là làm sao thấy được kết quả đó, các Bồ Tát có thần thông thì thấy được kết quả đó, tức thấy được vị lai chứ không phải đoán mò. Chính vì vậy mà Trí Dược Tam Tạng thấy được việc của 170 năm sau. Hay nói cách khác vị lai, hiện tại và quá khứ là đồng thời và đều không có thật, thời gian không gian số lượng đều không có thật.

Final bet: Oracle Paul the Octopus picks Spain over Netherlands to win World Cup – Bạch tuộc Paul đã chọn Tây Ban Nha thắng trong trận chung kết World Cup 2010 tại Nam Phi

Flag_of_Spain

Quốc kỳ Tây Ban Nha

Netherlands_Flag

Quốc kỳ Hà Lan

Bạch tuộc Paul đã chọn Tây Ban Nha là đội chiến thắng, cuộc chọn lựa diễn ra vào ngày 9-7-2010, hai ngày trước khi trận chung kết Hà Lan -Tây Ban Nha diễn ra vào ngày 11-7-2010 với kết quả 1-0 nghiêng về đội Tây Ban Nha.

Tại sao có những chuyện kỳ dị lạ thường như thế ? Chính vì bản chất của thời gian là không có thật, quá khứ, hiện tại, vị lai, chỉ là sự phân biệt của tâm thức con người, chứ không phải có một không gian và thời gian tồn tại độc lập khách quan như Newton hay Einstein quan niệm. Các vị Bồ Tát có huệ nhãn hay linh vật như bạch tuộc Paul có thể nhận ra những sự kiện mà người đời cho là chưa xảy ra.

7/ 故知般若波羅蜜多,是大神咒、是大明咒、是無上咒、是無等等咒; 能除一切苦,真實不虛。

CỐ TRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ. CHÂN THẬT BẤT HƯ :

Như vậy phải hiểu rằng trí bát nhã tức tánh không là tất cả các loại thần chú kỳ diệu, cao cấp nhất, có khả năng dứt trừ tất cả mọi khổ nạn, đó là điều chân thật.

Đó là điều đương nhiên, cái ta không thật, thế giới không thật thì mọi khổ nạn, tai ách cũng chỉ là ảo, là chiêm bao mà thôi.

8/ 故說般若波羅蜜多咒,即說咒曰: 揭諦揭諦 波羅揭諦 波羅僧揭諦 菩提薩婆訶

CỐ THUYẾT BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT: YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TÁT BÀ HA.

Như vậy nói về chú Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng tức là nói lời chú : (chỉ phiên âm tiếng Phạn)

 gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, đến bờ giác ngộ)

Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh là rất rõ ràng và đúng như thật, nhưng sự thật đó không thể nghĩ bàn, rất khó hội nhập vì tuyệt đại đa số chúng sinh đã quá quen thuộc với sự mê lầm chấp thật, không dễ gì trong một đời một kiếp mà từ bỏ được thói quen tai hại đó, do đó phải kiên trì giữ giới tu hành bỏ dần tập khí (thói quen) lần theo tiến trình giới, định, huệ để đến bờ giác ngộ.

Truyền Bình

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Bài viết. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

79 Responses to Ý NGHĨA RÕ RÀNG CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH

  1. Pingback: Danh sách chuyên mục Bài Viết của Duy Lực Thiền | Duy Lực Thiền

  2. Khong nói:

    Gửi tác giả !
    Đề mục ghi: ý nghĩa rõ ràng ….xem ra hơi quá chăng. Tôi không dám chỉ trích tác giả, nhưng như vậy có trái với: không thể nghĩ bàn …chăng
    Đề nghị tác giả đổi tiêu đề cho hợp lẽ

    • Ở đây là thế giới tương đối nên mới có rõ ràng với mơ hồ. Tôi dùng khoa học để hiểu rõ Bát Nhã Tâm Kinh một cách rõ ràng. Khoa học nay đã hiểu rõ vật chất không có tính hiện thực, không có tính định xứ, không thật sự có số lượng. Nhưng nhà cửa, xe cộ, vật dụng, cái ăn, cái mặc… cuộc sống hàng ngày của chúng ta rõ ràng là có. Vì mâu thuẫn rất khó hiểu như vậy nên kinh nói bất khả tư nghị. Nhưng mâu thuẫn chỉ là do tính duy lý cố chấp của chúng ta mà thôi, chứ thực tế không có mâu thuẫn. Thế giới đời thường là có nhưng là thế giới ảo. Vì vậy Kinh nói Sắc bất dị Không…Kinh nói rõ ràng mà bây giờ khoa học cũng xác nhận. Vậy có gì không rõ ràng đâu ? Thế nên tôi không có ý định sửa đổi tiêu đề.

  3. Thiện Chơn nói:

    Thiện Chơn:
    Gửi tác giả:
    Trong thời đại nầy, con người đã có quá nhiều phương tiện
    dịch thuật từ bất kỳ ngôn ngữ nào sang ngôn ngữ nào. Tại sao ông vẫn dùng chữ Hán
    làm bản gốc để dịch một bài kinh quá trọng yếu như Bát Nhã TÂM KINH
    Từ chữ Hán ra tiếng Việt? Như vậy há chẳng phải là Tam Sao Thất bổn sao?
    (PHẠN–>HÁN–>VIỆT). Phải chăng từ đời Vua Đường đến nay, Người Việt ta
    chỉ có thể mở mang trí tuệ qua con đường Hán học?!
    Chúng ta hãy cùng đem những lời Phật gần với người Viêt một bước nữa,
    vượt qua mọi trung gian ngôn ngữ. Đừng để hoàn cảnh lệ thuộc văn hóa của
    những hơn 2000 năm về trước vẫn còn hiện hữu. Hãy để con cháu Việt và con
    cháu Trung hoa có cùng một ưu tiên trong quá trình tiếp cận với Phật pháp.

    • Thưa đạo hữu Thiện Chơn, việc dựa vào Hán tạng để nghiên cứu Phật giáo của người Việt Nam đã có truyền thống từ 2000 năm nay. Tôi tin tưởng rằng công cuộc phiên dịch Phạn Hán kéo dài trong hơn 1000 năm là nghiêm túc và chính xác. Nếu có sai sót cũng không đáng kể, không thể làm lệch lạc ý kinh. Và hiện nay, công cuộc xây dựng Đại Tạng Kinh Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào Hán Tạng. Vậy đâu có gì ngạc nhiên khi tôi dựa vào bản chữ Hán để diễn giải ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh. Tôi không rành tiếng Phạn. Nhưng nếu đối chiếu bản dịch Bát Nhã Tâm Kinh từ tiếng Phạn của Sư ông Nhất Hạnh với bản Hán văn thì cũng chẳng có gì khác nhau. Tóm lại, tôi cho rằng nên hiểu ý kinh chứ không nên chấp vào lời kinh. Máy móc chỉ có thể dịch được lời kinh, chứ ý kinh thâm sâu máy không hiểu được đâu, do đó tuyệt đối không thể dùng Google phiên dịch hay bất cứ softwares nào khác để dịch kinh, máy móc chỉ hỗ trợ được phần nào thôi.

      • ca tinh nói:

        khoa hoc nao noi vat chat la ao.do chi la mot y kien trong nhieu y kien trong khoa hoc ma thoi.ton giao thi cu noi chuyen ton giao thoi.cho sao lai vua noi ton giao ma dua khoa hoc vao dan chung duoc,lai con dan chung ra nhung chuyen kho tin,phan khoa hoc nhu Hau Hi Quy,Truong Bao Thang.Ban khong thay guong gao sao? ban la nguoi cua dao Phat,nhung la nguoi ngoai dao “vat ly” thi sao lai noi mot cach tu tin vay duoc?

      • Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phật pháp phải dựa vào tri kiến thế gian để nói cho người thế gian hiểu. Người thế gian hiện nay tin tưởng vào khoa học nên đương nhiên phải dùng khoa học để nói cho họ hiểu. Có lẽ bạn chưa hiểu những nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện nay nói những gì. Về vấn đề phản khoa học, hãy nghe ý kiến của thầy Duy Lực:
        [audio src="http://truyenbinhpt.podbean.com/mf/web/8zfxat/0795TinhtrangnhapdinhcuangaiHueTrioTuXuyen.mp3" /]

    • Wan Nguyen nói:

      chu PHAN co ngu chinh nguoi dan ban dia con chao thua , thi ban co cach nao hay hon xin chi giao

      • Tôi không có nghiên cứu nhiều về Phạn ngữ. Trong các bài viết có trích dẫn Sanskrit La Mã hoá, chỉ để tiện cho người đọc tham khảo. Kinh điển Phật pháp tôi trình bày chủ yếu dựa vào Hán Tạng. Công trình dịch Phạn-Hán của người xưa là rất nghiêm túc nên có thể tin cậy. Ngoài ra phải hiểu lý lẽ Phật pháp chứ không phải chỉ dựa vào chữ nghĩa. Lý lẽ Phật pháp ngày nay còn được khoa học hỗ trợ nên rất vững chắc, không nhất thiết phải dựa vào cổ ngữ Phạn để hiểu.

    • Vô minh nói:

      Z bạn đi học hết 600 quyển bát nhã gốc ở Ấn về giảng lại cho mọi người nghe di

      • Tôi nghĩ mọi người không cần phải đọc hết 600 quyển của bộ Đại Bát Nhã, chỉ cần hiểu rõ ràng hai câu : Nhất thiết pháp vô tự tính và Nhất thiết duy tâm tạo là đủ rồi.

  4. từ vân nói:

    Nên giảng giải chân thực và gần gũi hơn để mọi tầng lớp có thể tiếp thu chứ không phải phô trương khoe kiến thức như vậy.học cách khiêm tốn nhé.

    • Kẻ dốt nát luôn lấy tri kiến nông cạn của mình để đánh giá những điều họ không hiểu. Phật pháp không có kiến lập chân lý, tri kiến là vô thường thì khoe kiến thức để làm gì ? Mạng internet là một kho kiến thức khổng lồ, ai cần gì thì lấy dùng, có gì quý giá mà khoe ? Người thế gian rất cố chấp, như chấp thế gian là có thật, chấp không gian thời gian là có thật, chấp vật chất là có thật, chấp cái ta là có thật. Muốn phá sự chấp thật đó, phải hết sức dũng mãnh, khiêm tốn chỉ là giả tạo bạn mến à !

  5. huynh long nói:

    a di đà phật , chào Duy Lực Thiền wordpress

    đọc qua nhiều bài viết của thầy , con thấy sáng rõ ra nhiều điều , vô cùng cảm tạ công ơn tạo lập ra trang web này của thầy , nếu có duyên , con mong mỏi được gặp thầy trực tiếp …
    cảm ơn thầy . chúc thầy thân tâm thường an lạc ,

  6. huynh long nói:

    thầy cho con hỏi , cái việc mà khoa học giải thích là Hiện tượng Déjà vu ,
    là thấy 1 việc mà tưởng chừng như mình đã thấy rồi , thì có lẽ điều này cũng minh chứng cho việc quá khứ vị lại hiện tại đều là do tâm tưởng , do tâm tạo tác ra .

    thật ra chẳng có quá khứ vị lai gì cả , nhưng ý thức của bộ não ko thể giải thích được .

    lúc nhỏ thì còn hay gặp ( có lẽ là còn chưa phá giới nhiều ) sau này con lớn trưởng thành rồi thì tuyệt nhiên ko thấy điều này nữa

    kính mong thầy hoan hỷ giải đáp . con xin cảm tạ thầy

    • Bạn Huỳnh Long mến, cám ơn bạn đã đồng tình ủng hộ công việc của tôi là tiếp nối công cuộc hoằng pháp của thầy Duy Lực. Hiện tượng Déjà vu cũng chẳng có gì lạ bởi vì không gian, thời gian, tất cả mọi hiện tượng hữu hình hoặc vô hình đều là ảo, đều là vô thường. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy đọc bài Vật chất, Năng lượng cũng là thông tin, hãy xem kỹ các video khoa học ở cuối bài, các nhà khoa học đã chứng minh ý thức của bộ não không có vai trò quyết định. Cái quyết định là Thức (vạn pháp duy Thức). Thức tức là A-lại-da thức chứa đựng tất cả mọi khả năng bao gồm mọi cái déjà vu trong đó.

  7. Trần Thị Kim Loan nói:

    Con cám ơn Thầy đã dành thời gian giảng giải cho con rõ thêm ý nghĩa của “BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH”. Con kính chúc Thầy “thân tâm thường AN LẠC, vạn sự KIẾT TƯỜNG”.

  8. Thanh nói:

    kinhThay, toi la ke ngoai dao kinh mong Thay chi giao . xin cho biet y nghia cua chu “nam mo” thanh that cam on hoac cao nhan nao hieu biet tham sau chi giao. email : wannguyen30@yahoo.com

    • Có hai loại nằm mơ. Loại thứ nhất là ban đêm ngủ chiêm bao, ai cũng biết. Loại thứ hai là chiêm bao giữa ban ngày, tức cuộc sống thế gian. Thế gian là huyễn ảo, là ảo hoá, không phải thật có, nhưng nhiều người kể cả một số nhà khoa học vẫn không hiểu, tưởng là thật. Ai có chút tri thức khoa học cũng đều biết, nhà cửa, xe cộ, thân thể con người và sinh vật, chỉ là vài loại hạt cơ bản như quark, electron, photon…Mà những hạt đó đều là hạt ảo như nhà khoa học Niels Bohr đã nói. Như vậy, vật chất “đặc cứng, rắn chắc” chỉ là ảo giác do tâm thức tưởng tượng chứ không phải thật. Vì tưởng tượng này được cả 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não) xác nhận đồng bộ, nên không bao giờ con người biết được vật chất chỉ là ảo, là nằm mơ giữa ban ngày.

  9. Doanngocyenamely nói:

    Tỳ hươu
    Ngũ bổn
    Bắc sơn hy
    Muốn trở thành…

  10. mrwen123 nói:

    Cám ơn bài viết của thầy. Bài viết rất hay và bổ ích. Thầy cho tôi hỏi một số vấn đề: Nếu theo như bát nhã tâm kinh, vạn vật chỉ là ảo giác. Vậy thì hành vì của các vật chất, hành tinh, … các chuyển động của vũ trụ cũng đều là ảo giác hay sao ? Mà nếu là thật như vậy. tại sao toán học lại có thể mô tả được một cách chính xác các hiện tượng vũ trụ chỉ bằng những công thức. Như chúng ta đã biết toán học chỉ là sản phẩm do lối tư duy của con người tạo nên, độc lập hoàn toàn so với thế giới. Nhưng lai có thể mô tả gần như chính xác chuyển động vật lý như vậy. Mong thầy giải thích giúp tôi. Ah mà tôi cũng xin giới thiệu cho thầy một quyển sách khá hay cũng liên quan đến những vấn đề giống như trên “Chúa Trời Có Phải Là Nhà Toán Học?” Tác giả: Mario Livio. Tôi rất thích cách viết và suy nghĩ của thầy, nếu có thể chúng ta có thể liên lạc nhau qua email để trao đổi.
    email: mrwen00@gmail.com

    • Vâng, ngay cả khoa học ngày nay cũng hiểu vũ trụ vạn vật chỉ là ảo ảnh 3 chiều. Nhưng sự vận động của Tâm và Vật đều có qui luật. Qui luật là một thói quen nhận thức, một tập quán. Chính thói quen kiên cố đó khiến cho Vật có vẻ như thật và có thể dựa vào qui luật để dự đoán tương lai. Thế nhưng nguyên lý bất định của Heisenberg phát biểu năm 1927 và định lý bất toàn của Kurt Godel phát biểu năm 1931 như những gáo nước lạnh tạt vào thuyết Tất định luận của các nhà khoa học thế kỷ 19. Những khám phá mới của khoa học về hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) chứng tỏ rõ ràng khoảng cách không gian, thời gian và số lượng vật chất đều không có thật. Thói quen tâm lý mà Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng đích thực là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, là cái làm cho vật có vẻ cứng chắc, vững bền giống như thật. Thói quen đó vô cùng kiên cố nên hành giả tu theo Phật giáo phải tu sửa, ăn chay giữ giới nhiều đời nhiều kiếp mới mong phá được thói quen chấp thật đó. Cám ơn bạn đã giới thiệu sách. Nếu bạn có ý kiến cần trao đổi thì hoặc trên blog hoặc email : lathieutsinh@yahoo.com.vn

      • longthamsohai nói:

        chính xác chử “Không” là gì?
        Là Hư không hay là tánh không

      • Chữ Không trong Phật giáo là Tánh Không, không phải Hư Không. Tánh Không nghĩa là không có thật, tức là Ảo. Còn Hư Không là không có gì hết. Phật nói cái cảnh giới đời thường mà chúng ta đang sống là không có thật, chỉ là ảo, là tưởng tượng (thế lưu bố tưởng). Ảo thì giống như thế giới của máy vi tính, nó không có thật, nó chỉ là thông tin. Phật nói Nhất thiết duy tâm tạo, tất cả mọi cảnh giới, mọi vật thể đều do tâm tạo. Tâm bao gồm 8 thức trong đó A-Lại-Da-Thức giống như một kho chứa thông tin vô cùng lớn (tạm so sánh nó với internet)từ đó nó tạo ra Tam Giới, tạo ra mọi cảnh giới vật chất lẫn tinh thần. Tóm lại Tâm là Tánh Không, nó giống Hư Không nhưng không phải Hư Không, nó tạo ra tất cả mọi cảnh giới ảo tưởng nhưng tuyệt đại đa số người đời lại tưởng là thật, họ chấp thật cho nên khổ. Muốn hết khổ thì phải phá chấp ngã và chấp pháp.

  11. laitran247 nói:

    Thói quen tâm lý mà Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng đích thực là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, là cái làm cho vật có vẻ cứng chắc, vững bền giống như thật. Thói quen đó vô cùng kiên cố nên hành giả tu theo Phật giáo phải tu sửa, ăn chay giữ giới nhiều đời nhiều kiếp mới mong phá được thói quen chấp thật

  12. nói rất hay toàn dựa vào khoa học mà nói. vật chất là ảo vậy mà các sư đua nhau xây chùa khang trang, đua nhau sắm xe hơi đời mới, đua nhau mua đất cất biệt thự, đua nhau làm đại gia…các bậc chân tu ngày nay đáng khâm phục về kinh doanh, trên đời chẳng thứ chi kinh doanh ngon ăn bằng mua thần bán thánh không vốn ngàn lời, tiền tự vào túi ào ào.

  13. huynhthanh nói:

    Cám ơn bài viết của Thầy! rất hay và ý nghĩa. Tuy con không rành về Phật pháp nhưng nay vô tình đọc được bài viết này của Thầy, tự ngẫm và con cảm thấy rất yên bình trong tâm thức.
    Chúc Thầy Năm mới dồi dào sức khỏe, luôn được mọi người yêu mến!

  14. phuong nói:

    Thua thay, con doc bai giai thich cua thay cam hay hay qua nhung lam sao de thuc hanh trongdoi song duoc, xin thay tro giup. Chan thanh cam on, kinh chuc Thay doi dao suc khoe!

    • Kinh nghiệm thực hành trong đời sống của tôi như thế này : Cứ bình tĩnh trước mọi khổ nạn của cuộc đời bởi vì ngộ rằng khổ không có thật, chỉ là ảo thôi. Bà xã tôi làm ăn thua lỗ nợ nần quá nhiều không thể trả nổi. Tôi phải 3 lần bán nhà trong đó 2 lần là bán chính ngôi nhà mà gia đình mình đang ở để trả nợ. Nhưng tôi vẫn xem như không có gì. Cuối cùng thì vẫn vượt qua mọi khó khăn mà gia đình cũng không bị sụp đổ.

    • nguyenthanh usa nói:

      XIN HOI? BAI CHU , CO THE NOI LA TOI THUONG CUA BAT NHA TAM KINH, NGUYEN VAN THE NAO , VA NEU DICH RA TIENG VIET , Y NGHIA LA GI . MHO THAY GIAI THICH , CHAN THANH CAM TA .
      DAO HUU NGUYEN THANH USA.

      • Ngay trong bài này có đường dẫn (link) video Bát Nhã Tâm Kinh nguyên văn bằng tiếng Phạn La Tinh hóa có cả mấy câu chú do thầy Thích Nhất Hạnh dịch tiếng Việt. Ngoài ra cũng có video bài Bát Nhã Tâm Kinh do đại pháp sư Huyền Trang dịch sang chũ Hán, phần dịch tiếng Việt có dịch luôn ý nghĩa các câu thần chú.

  15. Gió nói:

    Khoa học chứng minh luân hồi thế nào ạ, cảm ơn thày

  16. Anh Duy nói:

    Bạch thầy, thầy cho con hỏi cõi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà nếu giải thích theo ý nghĩa của kinh Bát Nhã có được không ạ

    • Theo ý nghĩa của Kinh Bát Nhã thì Thế giới Tây phương của Phật A Di Đà chỉ là một hóa thành để cho hành giả tạm dừng chân vì đường xa chứ chưa phải là cứu cánh. Hành giả vẫn còn phải đi tiếp.

  17. Hi there! I could have sworn I’ve been to this blog before but after reading through some of the post I realized it’s new to me.
    Nonetheless, I’m definitely happy I found it and I’ll
    be bookmarking and checking back frequently!

  18. Thắng nói:

    Cảm ơn bài viết của thầy. Nó rất rõ ràng và đúng như những gì con đã suy nghĩ từ lâu. Con luôn tự hỏi mình là ai? Vì sao mình ở đây? và mục đích sống của mình là gi? Thầy có hể cho con biết những suy nghĩ của thầy về các câu hỏi trên được không ah? Con cảm ơn thầy.

    • Cái tôi hiện tại chỉ là nghiệp, là tưởng tượng của Tâm chứ không phải thật có, bởi vậy mới nói vô ngã. Tôi có mặt trên đời là do nghiệp dắt dẫn. Lực của nghiệp là do ái dục hoặc là do phải trả nợ vay hoặc là do nguyện lực (đối với Bồ Tát), đó là mục đích của kiếp sống. Cái tôi chính là Mạt-na thức, khi giác ngộ thì nó không còn khu biệt mà thống nhất tất cả trong cái gọi là Tâm và còn có nhiều tên khác như Phật, Chánh biến tri, A Di Đà (vô lượng quang vô lượng thọ).

  19. Tran Thi Huyen Hang nói:

    Đọc xong bài giảng của Thầy con không hiểu cái gì hết Thầy ơi! Cái gì là tâm không, cái gì là thói quen chấp thật, Cái gì là thoát khỏi ách khổ nạn. Con có mắt thấy vạn vật để làm gì ? Con có óc nhận thức để làm gì ? con có da thịt cảm giác nóng lạnh đau nhức hay dễ chịu, khó chịu để làm gì ? con có tai nghe mọi thứ âm thanh để làm gì ? con có bao tử biết đói no để làm gì ?…. và vân vân…. Và con làm sao để không biết đau, không biết đói, không biết vui, không biết buồn, không biết sợ, không biết mất, … không biết tất cả mọi thứ hả Thầy ? , làm sao được điều này trong khi con phải tiếp xúc với mọi thứ hàng ngày hàng giờ từng phút từng giây ? mà cứ phải đối diện với cuộc sống này hòai ! Rồi còn phải luân hồi nữa ? Và cuối cùng con không biết làm sao để xóa hết những định nghĩa có sẵn trong đầu của mình nữa ? Con cũng không biết những định nghĩa trong đầu có từ bao giờ nữa ? làm sao để đầu óc con trống rỗng như em bé mới được sinh ra trên cõi đời này và chỉ dừng ở đó mà thôi được không Thầy ? Mắt không nhìn vào cái gì hết, tai nghe không phân biệt cái gì hết, bú sữa không biết ngon dở gì hết, không biết cái gì là đúng là sai hết ? và .vân ….vân….Ơi Trời ơi ? con không hiểu cái gì hết !!! Con không biết làm sao hết !!!!

  20. Tran Thi Huyen Hang nói:

    Có con đường nào khác đến cõi đời này mà không phải do cha mẹ sinh ra để khỏi phải biết đến chữ hiếu và bất hiếu để không phải dính vào quy luật sinh lão bệnh tử và luân hồi không ? không dính vào duyen nợ vợ chồng ba sinh ? kiếp này kiếp sau ? và xét bắt đầu từ đâu là kiếp thứ nhất của con người ? Con không hiểu vì sao và càng không hiểu gì hết ? Tại sao trên cõi đời này lại có con người có cây cối và có vạn vật ? con người vừa sinh ra lại biết đói biết no? vạn vật lại có sống và chết và vân vân…..
    Kinh Bát Nhã và các kinh phật khác từ đâu ra ? Do ai sáng tác ? Người đó nhận thấy gì ? hiểu gì ? suy nghĩ gì ? đúc kết được kinh nghiệm gì và viết ra để làm gì ? và tại sao phải truyền tải cho đời sau ? Phật là gì ? Pháp là gì ? tại sao lại có những từ đó ? Và tại sao con người lại giao tiếp bằng ngôn ngữ sao không bằng cái gì khác ?

    • Thật tội nghiệp cho bạn quá, tâm tư rối bời ! Phật giáo không phải bảo bạn không được thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc thân thể hay sống cuộc sống bình thường, chỉ gợi ý rằng đó là ảo, là sự mê lầm của các giác quan. Sinh tử luân hồi cũng chỉ là ảo không phải thật. Bậc thánh cũng có những cảm giác, nhận thức giống y như bạn. Cái đó gọi là thế lưu bố tưởng (tưởng tượng đã lưu hành phổ biến ở thế gian). Nhưng bậc thánh ngộ rằng thế gian chỉ là ảo, không phải hoàn toàn chân thật, nên không sinh ra chấp trước tưởng (tức là chấp thật, cho thế gian là có thật) nên không việc gì mà phải đau khổ hay sợ hãi. Vật lý lượng tử ngày nay cũng đã hiểu thế giới chỉ là ảo, nên Niels Bohr mới nói : ““Bất kỳ ai nói rằng anh ta có thể nghĩ về vật lý lượng tử mà không bị choáng váng thì điều đó chỉ chứng tỏ rằng anh ta chẳng hiểu gì về ý nghĩa căn bản của vật lý lượng tử” Tại sao choáng váng ? Vì vật lý lượng tử đã chứng tỏ thế giới là ảo, là tưởng tượng.

  21. Tran Thi Huyen Hang nói:

    Nam mô A Di Đà Phật. Tại sao thầy lại thấy tội nghiệp cho con hả thầy ? Chiếu theo kinh Bát Nhã, tất cả mọi thứ đều là không, là ảo. Phải chăng Thầy cũng sa vào sự mê lầm của các giác quan khi thấy tôi nghiệp con ? đó là ảo không phải thật ?. Những bậcThánh nào ngộ ra thế gian chỉ là ảo và họ ngộ ra bằng cách nào vậy Thầy ? Những bậc Thánh đó họ thông minh sẳn có hay sao Thầy ? Thầy có ngộ ra giống họ chưa Thầy ? Ôi!!!Trời !!! Nam mô A Di Đà Phật ?

    • Lòng tội nghiệp bạn cũng là thế lưu bố tưởng. Bậc thánh ngộ ra thế lưu bố tưởng là Đức Phật, ngộ bằng thiền định hay còn gọi là trí bát nhã. Thông minh của thế gian không đủ để ngộ, bằng chứng là Einstein dù rất thông minh vẫn chưa ngộ. Tôi ngộ ra bằng kiến giải và niềm tin, tin ở Tâm là nguồn gốc của Tam giới.

  22. Phước hưng nói:

    Theo ý thức hệ. Thì vật chất vẫn nhìn và sờ mó được, chúng vẫn đang tồn tại, theo sự giải thích của thầy,thì chúng chỉ là ảo là giả,là ko có thật. Vậy chúng tồn tại bằng cách nào và khi nào thì mất đi hả thầy. Vạn vật vũ trụ bao la to lớn này do ai tạo ra hả thầy? Hay do nó tự có và tự mất đi? Xin thầy giải đáp dùm còn. Cảm ơn thầy!

    • Chúng ta cảm nhận vật chất, ví dụ cái bàn, bằng 6 giác quan (mắt, tai mũi, lưỡi, thân thể và ý thức) và tin tưởng 100% rằng cái bàn là có thật. Nhưng chúng ta không ngờ rằng tất cả đều là cảm giác, là thông tin qua dòng điện tín hiệu do não tiếp nhận chứ không phải là có thật Cái bàn chỉ là một cấu trúc ảo thành lập bằng các hạt ảo như quark, electron, photon, boson W, boson Z. Tâm dựa trên cấu trúc ảo đó mà tưởng tượng ra cái bàn. Vũ trụ vạn vật cũng do Tâm tưởng tượng. Chính vì vậy Phật giáo mới nói Thế gian là huyễn ảo. Ngộ được Tánh không đó, Huệ Năng nói : Bản lai vô nhất vật (Xưa nay không có một vật nào cả).

      • Phước hưng nói:

        Thầy luôn giảng giải theo khoa học để suy ra nguồn gốc của vạn vật. Vậy thưa thầy khoa học luôn đúng??? Và luôn là cái nôi để cho vạn vật nương theo àh???
        Vậy khoa học là gì??? Huyền năng trong vũ trụ này là do khoa học tạo ra àh thầy??? Kính mong thầy giải đáp giúp con. Con xin cảm ơn thầy!!!

      • Phật nói : Phật pháp bất ly thế gian pháp (Phật pháp không tách rời pháp thế gian). Trong pháp thế gian thì Khoa học là uy tín nhất. Tuy hiểu biết của khoa học cũng có giới hạn, nhưng những phát minh sáng chế của khoa học chứng tỏ tri thức khoa học có giá trị trên bình diện thế gian, chúng đã giúp cải thiện cuộc sống vật chất của con người. Dựa vào khoa học để hiểu rõ Phật pháp là cách hiểu rõ ràng nhất. Quyền năng của khoa học cũng có giới hạn, chẳng hạn khoa học không thể đưa con người đi khắp vũ trụ, khoa học không thể đem lại cuộc sống hòa bình an lạc cho nhân loại, khoa học không thể loại bỏ được các thiên tai, nhân họa. Chỉ có Tâm bất nhị mới là quyền năng tuyệt đối. Nhưng nếu không dựa vào khoa học, chúng ta không thể nào hiểu được tại sao Kinh nói Nhất thiết duy tâm tạo. Đó là bởi vì các pháp không có tự tính, tất cả mọi tính chất của vạn vật đều là do Tâm gán ghép. Cái lý này đã được khoa học chứng minh trong cuộc tranh luận giữa Niels Bohr và Einstein mà phần thắng đã nghiêng về Bohr. Einstein đã sai khi cho rằng thế giới vật chất là tồn tại độc lập, khách quan.

      • Phước hưng nói:

        Tâm bất nhị là gì thưa thầy?! Con người muốn đạt tới huyền năng trong vũ trụ thì
        Phải làm sao?! Làm sao để nhân loại sống trong hoà bình an lạc.?! Không còn chiến tranh như hiện nay.

  23. shopquachat nói:

    Đã nhập định rồi làm sao có thể dùng chiếc khánh đồng đánh lên để làm cho lão tăng xuất định? không thể nào nhập định mấy trăm năm, bao nhiêu tiếng động đủ thứ thay đổi đều không xuất định mà lại xuất định vì 1 tiếng chuông?

    • Ngồi nhập định trong bộng cây nơi vắng vẻ ít bị ảnh hưởng bên ngoài. Tiếng khánh gõ ngay bên tai nên có thể xuất định, đây cũng là phương pháp phổ biến để đánh thức người nhập định. Câu chuyện này ghi trong Thiền sử tức lịch sử Thiền tông và có ba bài thơ của vua Tống Huy Tông làm bằng chứng nên có thể tin, không phải chuyện bịa.

  24. @Phuoc Hung : Tâm bất nhị là tâm nguyên thủy chưa có phân chia. Ví dụ : Tôi thấy một quả núi. Tôi (chủ thể) là tâm. Ngọn núi (đối tượng) cũng là tâm. Tâm bất nhị là tâm không có phân chia chủ thể và đối tượng. Huyền năng cũng chỉ là vọng tưởng. Chiến tranh, bạo lực bất hạnh là cộng nghiệp của một tập thể chúng sinh, chúng ta không thể can thiệp được. Nhưng cảnh giới chiến tranh, cảnh giới thế gian cũng chỉ là ảo. Khi nào tâm của đa số nhân loại bình an thì họ mới được hòa bình an lạc. Cõi giới Tây phương cực lạc không bao giờ có chiến tranh bởi vì tâm của chúng sinh cõi đó luôn bình an. Họ cũng không bao giờ cần kiếm tiền hay kiếm thức ăn bởi vì khi cần ăn thì thức ăn tự hiện ra. Hãy xem video sau : https://www.youtube.com/watch?v=jL1gIabXwrE và xem du ký của pháp sư Khoan Tịnh : https://duylucthien.wordpress.com/2015/03/07/du-ky-tay-phuong-cuc-lac-cua-phap-su-khoan-tinh/

    • Phước hưng nói:

      Làm sao để tất thảy tâm của nhân loại được bình an thưa thầy!? Làm sao để cứu vớt họ?!

      • Tâm nguyên thủy bản lai lúc nào cũng bình an bất động. Muốn thấy nó chỉ cần dẹp bỏ tâm vọng tưởng của cái tôi thì nó tự hiện lên. Các hiện tượng trên thế gian chỉ là ảo không phải thật nên không cần can thiệp. Phật chỉ cố gắng thuyết giảng cho mỗi người tự ngộ và tự thoát khỏi vọng tưởng đau khổ.

    • Phước hưng nói:

      Thầy ơi nếu có một chúng sanh nào đó quỳ trước mặt thầy. Họ đang rất đau khổ nghiệp lực vây lấy họ. Họ cầu xin thầy giúp đỡ thì thầy sẽ làm sao.?! Thầy có giúp đỡ họ không?! Hay thầy cho rằng chúng sanh đó cũng chỉ là ảo không phải thật?! Nên không cần giúp đỡ?! Đau khổ nghiệp lực của họ để họ tự vận hành lấy hay sao thầy?!

      • Chuyện sống chết là không có thật, sướng khổ cũng chỉ là ảo tưởng. Tuy nhiên vì chúng sinh chấp trước cho là thật nên mới bị khổ. Đạo Phật ra đời cũng vì để giúp chúng sinh thoát khỏi cái khổ tưởng tượng. Phật thuyết Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo và vô số pháp môn khác để chỉ cho chúng sinh cách giải thoát. Đó là tùy duyên. Tùy duyên thì cũng phải làm việc cần làm nhưng biết rằng đó chỉ là tạm bợ. Ví dụ vua Trần Nhân Tông khi gặp giặc Nguyên Mông xâm lược thì cũng phải đánh, đó là trách nhiệm của ông vua phải làm.

      • Phước hưng nói:

        Dạ con xin chân thành cảm ơn sự giải đáp của thầy. Xin chúc thầy thân tâm thường an lạc.
        Dạ con xin nhắn gửi cùng thầy đôi điều, Đạo là thực tế chứ không mơ hồ. Ở đây thầy thường diễn giải mọi sự vật hiện tượng thông qua từ “ảo” dường như nó không mang ý nghĩa xác đáng lắm vẫn còn một chút gì đó mơ hồ. Dạ hay thầy có nắm được vô vi chưa!?tu vô vi chánh đạo nhiệm màu. Hiểu được vô vi là sẽ hiểu được lẽ trời.” trời cha đã sắp đặt trước khi an bày, hiểu thông thiên lý con quy ý trời “

      • Dường như bạn vẫn chưa hiểu rõ những điều tôi trình bày mà vẫn còn mang đậm vọng tưởng. Bản chất của thế giới là ảo bởi vì nó chỉ là tưởng tượng. Tâm của người quan sát gán ghép tưởng tượng của mình vào hạt electron nên hạt mới có những đặc trưng như vị trí, khối lượng, điện tích, số spin. Các đặc trưng đó đều là tưởng tượng gán ghép vào vật. Cố thể vật chất như nhà cửa, xe cộ, đồ đạc…chỉ là nhân rộng hạt electron. Đó là điều hết sức rõ ràng mà khoa học đã chứng minh không có gì mơ hồ cả. Trí tuệ của bạn có sánh kịp Einstein không ? Thế mà Einstein còn sai lầm.

      • Phước hưng nói:

        Dạ con xin lỗi vì đã để thầy phải bận tâm và phiền lòng. Thành thật cảm ơn thầy vì những câu hỏi và sự giải đáp vừa qua. Sự hiểu của con thật vô cùng nhỏ bé so với vũ trụ to lớn ngoài kia nên con không dám nhận cho mình là trí tuệ. Dạ con xin chúc thầy vạn sự bình an. Thân tâm an lạc.

  25. Tôi xin nói thêm một chút cho bạn hiểu rõ hơn. Thế giới quan của Einstein và Đạo Vô Vi của Lão Tử vẫn còn là chấp thật. Còn Phật giáo thì phá chấp thật. PG cũng không chấp ảo. Chánh pháp của PG là không có chấp. Mặc dù thế giới là ảo đã được khoa học chứng tỏ rõ ràng rồi. Nhưng tuyệt đại đa số nhân loại cũng giống như Einstein, cũng giống như bạn, đều có khuynh hướng chấp thật.

    • Phước hưng nói:

      Trong bát nhã tâm kinh có những câu rất rõ ràng : sắc bất dị không không bất dị sắc,sắc tức thị không không tức thị sắc. Là để chỉ rõ cái chơn không,chứ không phải ảo,ảo chỉ là sự giả lập để cho thế gian dễ hiểu chứ nó không phải cội nguồn của chân lý, cũng như thầy đã nói tâm bất nhị tâm nguyên thuỷ hay là tâm không đó mới chính là huyền năng. Con không học nhiều cũng chẳng biết về những nhà khoa học hàng đầu thế giới như einstein, cũng không có nghiên cứu nhiều về kinh phật. Những gì con trình bày đều từ tâm, từ sự trãi nghiệm trong cuộc sống đời thường, con không có học nhiều vì thầy của con bảo “con người ta nhỏ bé lắm chẳng làm nên được việc gì đâu, mọi việc trời làm, những trái châu hay hành tinh to lớn ngoài kia trời còn treo lơ lững được thì con người mình nhỏ bé lắm” hiểu được vậy để từ bỏ cái tôi riêng tư của mình để hoà nhập vào cái chung của chân lý.
      “Tình yêu thương chúng sanh nhân loại”

  26. Tâm của bạn vẫn kiên trì cố chấp, không chịu nhận ra thế gian là huyễn ảo. Tôi xin trích một bài kệ từ Kinh Kim Cang :
    一切有为法 Nhất thiết hữu vi pháp, Tất cả pháp hữu vi
    如梦幻泡影 Như mộng, huyễn, bào, ảnh, Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
    如露亦如电 Như lộ, diệc như điện, Như sương, như chớp loé,
    应作如是观 Ưng tác như thị quán. Hãy xem xét như thế.

    • Phước hưng nói:

      Con xin cảm thụ những lời thầy nói. Nam mô di lạc vương phật.!

    • Tuan Hoang nói:

      Đọc hết bài viết của thầy và từng comment bên dưới mà không thấy buồn ngủ gì cả.! mặc dù đã gần nửa đêm, là thời điểm lý tưởng cho tâm tỉnh và tịnh. Mong thầy dịch ý bài kệ vì con không thông hán-việt. Cám ơn thầy.

  27. Tuan hoang nói:

    Bài kệ kinh kim cang phía trên thưa thầy. Cám ơn thầy!

    • Bài kệ trích từ Kinh Kim Cang cũng đã có dịch nghĩa rồi. Ý nói mọi hiện tượng, cảnh giới, vật chất trên thế gian đều là huyễn ảo. Hành giả nên quán chiếu thấu rõ sự huyễn ảo như thế để phá chấp thật, thoát khổ. Không phải bị khổ rồi thoát ra, mà là ngộ cảnh khổ sướng đều là giả tạo không có thật.

      • Phước hưng nói:

        Cho đến tận hôm nay con mới thấu hiểu về nguồn gốc của phật học,thật thậm thâm vi diệu không thể nghĩ bàn. Cảm ơn thầy đã truyền đạt cho con cũng như mọi người. Chúc thầy sức khoẻ thật nhiều để có thể dẫn dắt được nhiều chúng sanh đang còn lầm lạc.! Nam mô a di đà phật!

  28. Tấn lộc nói:

    Thầy cho con địa chỉ nơi tu hành,con ở đó nghe thầy thuyết pháp,con sẽ đến trong đời này

  29. Thang Ha nói:

    Nếu nói bát nhã là bài kinh phá bỏ chấp ngã thì lý luận của toàn bài viết này vẫn chưa phải là bát nhã vì còn lý luận, còn lý giải khoa học thì chỉ là một khía cạnh, một quan điểm như nhìn mọi vật qua ống nhòm. Tất cả pháp đều bất sanh, bất diệt và bất sanh bất diệt. nên chẳng thể nói chẳng thể lý giải.

  30. Thang Ha nói:

    Xuyên suốt bài này nói về thế giới vật chất là ảo, tuy nhiên bát nhã có nói thế giới này tồn tại nhưng không tồn tại theo đúng nghĩa của nó, tất cả pháp nương tựa nhau nên không có bắt đầu và chảng có kết thúc, không có gì gọi là Ảo mà chẳng có gì gọi là Thật, chẳng có không thật và không ảo. Vậy thì diễn nói nữa có hồi kết chăng?

Gửi phản hồi cho từ vân Hủy trả lời