AI LÀ NHÀ KHOA HỌC VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI ?

Nhiều người không ngần ngại bầu chọn nhà khoa học Đức gốc Do Thái, Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, vì ông đã nêu ra thuyết tương đối đặc biệt (the special theory of relativity) vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát (the general theory of relativity) vào năm 1916, làm đảo lộn nhận thức của loài người về khoa học, về những cái tưởng chừng như cố định vĩnh cửu không bao giờ thay đổi như không gian và thời gian, khối lượng vật chất v.v…

Riêng tôi, có thể bầu chọn Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, nhưng không vội bầu chọn ông là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, vì có một nhân vật lịch sử xứng đáng hơn cho danh hiệu đó, người đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama) người sáng lập ra Phật giáo, sinh ra tại Ca Tì La Vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu  thuộc nước Nepal ngày nay.

Nhiều người sẽ ngạc nhiên, vì Đức Phật đâu có phải là nhà khoa học, ngoài ra Phật giáo cũng không có kiến lập chân lý, vậy thì lấy gì để so sánh, đối chiếu với các lý thuyết của Einstein ? Thật vậy, trước lúc nhập diệt, Phật đã phủ nhận toàn bộ lời giảng dạy của mình, nói rằng : “Trong suốt 49 năm qua, ta chưa hề nói một chữ nào” . Như vậy đem Đức Phật so sánh với Einstein thì thật là lố bịch. Tuy nhiên trong thế giới vô minh, tương đối, Phật đã giảng rất nhiều bộ kinh, nay tôi lấy những kinh điển có ý nghĩa như chiếc bè tạm bợ đó, để thử đối chiếu một lần cho minh bạch về mặt khoa học của hai nhân vật lịch sử vĩ đại đó của nhân loại, tôi nghĩ rằng bạn đọc có thể rút ra được nhiều điều thú vị, bổ ích cho sự hiểu biết của mình về thế giới.

     Hiểu thế nào về thế giới ? 

Với Thuyết tương đối đặc biệt, Einstein nêu ra rằng không gian, thời gian, khối lượng vật chất không bất biến như trong lý thuyết của Newton. Ông khám phá rằng thời gian là chiều kích thứ tư không thể tách rời của không gian, do đó không gian và thời gian nên được gọi chung là thời- không (Space-time) là một thực thể liên tục (continuum) không gián đoạn. Ông còn khám phá rằng ánh sáng là vận tốc cao nhất của vật chất trong chân không và vận dụng nó trong công thức giản dị nhưng nổi tiếng nhất thế giới, nêu ra tính chất tương đương giữa vật chất và năng lượng :

E=MC2  (E là năng lượng, M là khối lượng vật chất, C là vận tốc ánh sáng)

Thuyết tương đối được cho là một lý thuyết cao siêu có rất ít người hiểu được, nhưng với thuyết tương đối Einstein vẫn chưa thực sự hiểu rõ bản chất của thời-không, của khối lượng vật chất. Vì vậy khi gặp phải hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) ông không hiểu được. Einstein sinh thời đã không hiểu được, không biết tại sao một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau, và khi hạt ở vị trí này bị tác động thì lập tức hạt ở các vị trí kia cũng bị tác động tương ứng, tức thời, bất kể khoảng cách là bao xa, ông gọi đó là tác động ma quái từ xa (spooky action at a distance). Nếu cho rằng tín hiệu được truyền đi, thì vận tốc phải gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng, điều đó trái với định đề của chính Einstein nêu ra rằng ánh sáng là tốc độ cao nhất của thế giới vật chất, không có vật gì truyền đi nhanh hơn ánh sáng, ánh sáng truyền trong chân không là một hằng số bằng (qui tròn) 300.000km/giây, không có vận tốc đầu, bởi vì ánh sáng không có khối lượng nên cũng không có quán tính (nói nôm na là nó không có trớn). Gần đây, có người khám phá ra rằng hạt neutrino có vận tốc nhanh hơn ánh sáng (306.000 km/giây) Khám phá này nếu được công nhận, thì chỉ ra rằng Einstein có chút sai sót, nhưng cũng chưa đi đủ xa để làm thay đổi nhận thức, chỉ gợi mở ý tưởng rằng con người có thể đi ngược thời gian để thấy lại quá khứ (nếu đi với vận tốc của hạt neutrino 306.000km/giây, trong khi ánh sáng đi với vận tốc 299.792,5 km/giây, như vậy có thể bắt kịp ánh sáng và thấy lại quá khứ)

Vậy Thích Ca có hiểu hiện tượng rối lượng tử không ? Thời Đức Phật chưa ai biết có hiện tượng này, nhưng qua những lời giảng của kinh điển, chúng ta có thể khẳng định Thích Ca biết và có đáp án rõ ràng cho hiện tượng này. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật nhiều lần phóng hào quang hiển thị cho tứ chúng (tăng, ni, nam nữ cư sĩ) tham dự, thấy vô lượng vô biên thế giới (biểu thị không gian) từ quá khứ cho tới vị lai (biểu thị thời gian) và hằng hà sa chúng sinh không thể đếm hết của mười phương thế giới (biểu thị số lượng). Phật có đầy đủ thần thông (lục thông). A-tì-đạt-ma-câu-xá luận zh. 阿毗達磨俱舍論, sa. abhidharmakośa-śāstra, thường được gọi tắt là Câu-xá luận) có kể rõ lục thông là :

Lục thông, 六通 , tiếng Phạn ṣaḍ abhijñāḥ: Sáu phép thần thông, biểu hiện năng lực tâm thức bát nhã của chư Phật và Bồ tát.

  1. Thân như ý thông, Phạn (sa) ṛiddhi viṣaga-jñānaṃ, còn gọi là Thần túc thông: biến hiện tuỳ theo ý muốn, thân có thể bay lên trời, đi trên biển, chui vào trong núi… tất cả mọi động tác đều tuỳ theo ý muốn, không hề chướng ngại.
  2. Thiên nhãn thông, sa. divyaṃ-cakṣuḥ-jñānaṃ: nhìn thấy tất cả mọi hình sắc ở gần hay ở xa trong cả thế gian, nhìn thấy mọi hình tướng khổ vui của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
  3. Thiên nhĩ thông, sa.  divyaṃ-śrotraṃ-jñānaṃ: nghe và hiểu hết mọi âm thanh trong thế gian, nghe và hiểu hết mọi ngôn ngữ của chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
  4. Tha tâm thông, sa.  paracitta-jñānaṃ: biết hết tất cả mọi ý nghĩ trong tâm của chúng sinh trong lục đạo.
  5. Túc mệnh thông, sa.  purvanivasānusmṛiti-jñānaṃ, còn gọi là Túc mệnh minh: biết được kiếp trước của chính bản thân mình và của chúng sinh trong lục đạo, từ một đời, hai đời cho đến trăm ngàn vạn đời trước đều biết rõ, nhớ rõ sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, tên gì, làm gì…
  6. Lậu tận thông , sa.  āsravakṣaya-jñānaṃ: lậu tức là kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi. Lậu tận thông là dứt trừ toàn bộ kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi, không còn sinh tử luân hồi trong ba cõi, được giải thoát hoàn toàn.

Nhờ có thần thông, nên mặc dù không có máy móc thiết bị gì cả, Phật nhìn thấu suốt cả Tam giới từ những vi trần cực kỳ nhỏ như photon, neutrino, các hạt cơ bản hạ nguyên tử (subatomic particles) như quark, electron đến các thiên thể vũ trụ thuộc tam thiên đại thiên thế giới, Phật biết chúng chỉ là hạt ảo không có thật và gọi chung là “hoa đốm trong hư không”. Kinh Pháp Hoa có nói rõ trong mười phương thế giới có vô số Phật Thích Ca đang đồng thời thuyết pháp. Điều đó chứng tỏ Phật biết hiện tượng rối lượng tử, tức hiện tượng một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau. Phật còn biết chính vì không gian, thời gian, số lượng là không có thật, các đại lượng đó chỉ hiện hũu trong tâm thức, nên một photon tại vị trí này bị tác động thì lập tức photon ở vị trí kia bị tác động tương ứng, không mất chút thời gian nào vì không có việc truyền tín hiệu qua không gian. Einstein nói “tác động ma quái từ xa” vì chưa hiểu thời-không và số lượng là không có thật. Có điều gì chứng tỏ Phật biết thời-không và số lượng không có thật ? Số lượng là số đếm của vạn vật, của hình tướng vật chất. Không một hình tướng nào là có thật, vật chất là không có thực thể, điều này Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh nói rất rõ :

(Này Xá Lợi Phất, các pháp đều là không có thật, không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm. Vì trong cái không, không có vật chất; không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt tai mũi lưỡi thân ý; không có sắc thanh hương vị xúc pháp; không có cảnh giới của cái thấy, cho đến không có cảnh giới của ý thức. Không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có Trí, cũng không có Đắc. Vì không có Sở Đắc, Bồ Tát dựa vào Trí Bát Nhã, Tâm không dính mắc, vì không dính mắc, không có sợ hãi, xa rời điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn).

Nghịch lý EPR.

Năm 1935, Albert Einstein, Boris Podolsky và Nathan Rosen (EPR) đã công bố một bài báo trên tạp chí Physical Review mà sau này thường được gọi là nghịch lý EPR. Họ lý luận rằng :

Theo cơ học lượng tử (CHLT) người ta có thể chế tạo một cặp hạt liên đới vướng víu (entangled) lượng tử, điều đó có nghĩa về mặt toán học là một cặp hạt mà các tính chất của các hạt không độc lập với nhau mà liên quan với nhau.

Xét hai hạt liên đới lượng tử và tách chúng ra xa nhau. Khi đo tọa độ của hạt thứ nhất thì sẽ biết được tọa độ của hạt thứ hai, vì chúng liên đới lượng tử. Song bây giờ lại đo xung lượng của hạt thứ hai ta lại có thể biết được xung lượng của hạt thứ nhất. Như thế ta có thể đồng thời đo được tọa độ lẫn xung lượng của mỗi hạt : điều này trái với nguyên lý bất định Heisenberg của CHLT. Đó là nghịch lý EPR.

Lý luận trên dựa trên hai giả thuyết:

1/ Giả thuyết hiện thực (realism): hạt có một tính chất khách quan trước khi ta thực hiện phép đo tính chất đó,

2/ Giả thuyết định xứ (locality): phép đo trên hạt thứ nhất không ảnh hưởng đến kết quả phép đo trên hạt thứ hai, vì chúng cách xa nhau.

Mục đích của EPR là để chỉ trích rằng thuyết lượng tử là thiếu sót, chưa hoàn chỉnh. EPR quả quyết rằng tính chất định xứ (locality) phải luôn được bảo toàn, nhưng trong cơ học lượng tử tính chất định xứ bị vi phạm, do đó nó cũng không đảm bảo tính chất hoàn thiện (completeness).

Năm 1964, John Bell đã mở một hội thảo về nghịch lý EPR. Ông tạo ra bất đẳng thức mang tên mình là Bell.

Thế nào là bất đẳng thức Bell (Bell’s inequality)?

Sau đây là một thí nghiệm để suy ra bất đẳng thức Bell. Ông lập ra một bất đẳng thức toán học chứa mối tương quan giữa các trạng thái của các hạt cách xa nhau trong thí nghiệm, trong đó thỏa mãn ba điều kiện “hợp lí” theo quan niệm của các nhà thí nghiệm EPR, họ có quyền tự do thiết lập cái họ muốn, đó là :

-các tính chất hạt đang được đo là có thực và đã tồn tại trước,

-các tính chất của hạt không phải phát sinh trong tích tắc lúc tiến hành đo

-và không có tốc độ nào truyền nhanh hơn tốc độ ánh sáng, đó là tốc độ giới hạn trong vũ trụ.

Vào đầu thập niên 80, nền khoa học kỹ thuật đã đủ trình độ để cho nhà vật lý Alain Aspect và những người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt những thí nghiệm trên một cặp photon “vướng víu” nhau (entanglement) để trắc nghiệm bất đẳng thức Bell.

Two_channel_bell_test

Sơ đồ thí nghiệm hai kênh (two channel) của Bell

Nguồn S tạo ra một cặp photon vướng víu phóng đi theo hai hướng trái chiều. Mỗi photon chạm vào một kính phân tia (polariser) mà hướng đi có thể được người làm thí nghiệm ấn định. Tín hiệu đi thẳng và tín hiệu phản chiếu (vuông góc) từ mỗi đường được phát hiện và đếm bởi màn hình CM

Charlie chuẩn bị 2 hạt photon (không quan trọng là Charlie đã chuẩn bị như thế nào) và gửi cho Alice và Bob mỗi người một hạt. Alice và Bob mỗi người thực hiện hai phép đo. Và kết quả các phép đo cho trị số hoặc +1 nếu cặp phù hợp nhau hoặc -1 nếu cặp không phù hợp nhau. Gọi các trị số  Alice thu được là Q và R, còn Bob thu được là S và T.

Nếu thực hiện các phép tính theo tư duy hiện thực và định xứ thì một tổ hợp nhất định của các giá trị trung bình của Q, R, S và T phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.

Tính toán đo đạc theo thực tế cơ học lượng tử đối với hai hạt vướng víu lượng tử thì lại thu được số 2 x căn 2  = 2,82843 cho tổ hợp đó .

Như vậy họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng những điều kiện ở trên đều không được thỏa mãn, có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và nhóm EPR sai lầm.

Hai vấn đề gắn liền với bất đẳng thức Bell :

(1). Cho rằng Q, R, S, T tồn tại độc lập với các phép đo. Đó là quan điểm hiện thực (realism).

(2). Việc giả định rằng Alice khi tiến hành phép đo không ảnh hưởng gì đến kết quả các phép đo do Bob thực hiện. Đó là quan điểm định xứ (locality).

Hai quan điểm trên kết hợp lại thành quan điểm hiện thực định xứ (local realism). Bất đẳng thức Bell không nghiệm đúng với thực tế đo đạc và như vậy ít nhất một trong hai quan điểm nói trên là sai lầm. Đây là bài học lớn cho chúng ta : vũ trụ không phải hiện thực định xứ !

Qua ý tưởng của John Bell, có hàng loạt thí nghiệm kiểm chứng sau đó, ngày nay, người ta coi lập luận về tính hoàn thiện  của cơ học lượng tử mà EPR đặt ra dựa trên nền tảng định xứ là thiếu cơ sở. Nếu thí nghiệm ảo EPR dựa trên những lập luận đơn giản, từ lý thuyết đến thực nghiệm bao nhiêu, thì các Bất Đẳng Thức Bell lại chuẩn, khó bị phá vỡ trong kiểm chứng bấy nhiêu. Clauser và Shimony (1978), Aspect và La ( 1981), Shi và Alley (1988), Ou và Mandel (1988), Kwiat và  cộng sự (1995), Weihs và cộng sự ( 1998) cùng nhiều nhóm nghiên cứu đã xây dựng thí nghiệm để tìm ra những trường hợp vi phạm Bất đẳng thức Bell. Quá trình xây dựng các thí nghiệm này đã không chỉ tạo ra nhiều kĩ thuật mới mà còn làm nền tảng của một nền công nghệ mang tên Công Nghệ Lượng Tử. Các vấn đề như thông tin lượng tử, mật mã lượng tử, bảo mật lượng tử và gần đây nhất là truyền tải lượng tử (teleportation), đều xuất phát từ sau hội thảo của Bell năm 1964, nói chính xác, đều bắt nguồn từ báo báo “Nghịch lý EPR” năm 1935 của nhà vật lý thiên tài Einstein cùng các đồng nghiệp Podolsky và Rosen. Mặc dù lập luận của EPR là sai, vì quả thật lượng tử có tính bất định xứ (nonlocality), một tính chất mới, làm sụp đổ lâu đài vật lý học cũ, nhưng bài báo đã gợi ý cho nhiều nghiên cứu đột phá. Mặc dù Einstein sai lầm nhưng với EPR ông lại càng nổi tiếng. Vì ông quá nổi tiếng như vậy nên công chúng phổ thông dễ có định kiến ông là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.

   Lý thuyết Trường Thống Nhất   

Einstein dành 30 năm cuối của cuộc đời mình để nghiên cứu về một lý thuyết có thể giải thích được tất cả (Theory Of Everything- TOE) mà ông gọi tên là Lý thuyết Trường Thống Nhất (Theory of Unified Field), ông muốn thống nhất thuyết tương đối và cơ học lượng tử nhưng cuối cùng thất bại, ông qua đời năm 1955 mà không giải quyết được vấn đề. Thích Ca mặc dù sống trước thời đại của Einstein đến hơn 2500 năm, nhưng đã tiên đoán thất bại của Einstein và những người cùng chí hướng với ông, rằng không thể có TOE. Đức Phật đã cho một ví dụ bằng câu chuyện người mù sờ voi, ghi trong  Niết Bàn Kinh 涅 槃 经

“有王告大臣,汝牵一象来示盲者时,众盲各以手触。大王唤众盲问之:“汝见象类何物?触其牙者言:象形如萝菔根;触其耳者言如 萁;触其脚者言如臼;触其脊者言如床;触其腹者言如瓮;触其尾者言如绳。……王喻如来正偏知,臣喻方等涅槃经,又象喻佛性,盲者喻一切众生无明也。”

(Có một vị vua nói với đại thần, ngươi hãy dẫn một con voi đến cho bọn mù xem. Những người mù dùng tay để sờ. Vị đại vương kêu bọn mù lại hỏi : “Các ngươi thấy voi giống như vật gì ? Người sờ cái ngà nói : voi giống như cái củ cải. Người sờ lỗ tai nói giống nhánh lá ki. Người sờ chân voi nói giống như cái cối.  Người sờ lưng voi nói giống như cái giường. Người sờ bụng voi nói giống như cái lu. Người sờ đuôi voi nói giống như sợi dây thừng… Vua tượng trưng cái biết toàn thể của Như Lai (chánh biến tri 正偏知 ) Đại thần tượng trưng Kinh Phương Đẳng Niết Bàn. Con voi tượng trưng cho Phật tính. Những người mù tượng trưng cho tất cả chúng sinh vô minh.)

               

La bạc căn 萝菔根 (củ cải)         Ki  萁 (lá ki)                       Cữu  臼 (cái cối)

Người mù không thể biết được cái toàn thể, mà chỉ biết được phần mớ nào đó thôi. Người mù là ai ? Là nhà chính trị, nhà triết học, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, văn nghệ sĩ và cả bàn dân thiên hạ. Nói chung là tất cả chúng sinh, với cái biết của bộ não, họ không bao giờ có thể đạt tới cái biết toàn thể.

Đức Phật kể câu chuyện người mù sờ voi để biểu thị ý tưởng rằng trí óc duy lý của con người là hữu hạn, nó không thể biết được cái toàn thể vì cái hiểu biết của nó dựa trên cơ sở vô minh. Triết học và khoa học của loài người xây dựng trên nền tảng vô minh, không biết rằng bản chất của thế giới là không, không có nghĩa lý gì cả, nếu đi đến hiểu biết tận cùng thì sẽ gặp phải mâu thuẫn, phi logic, lý thuyết trở nên phi lý không thể hiểu được, không thể chấp nhận được. Điều này đã được nhà toán học Kurt Gödel phát biểu và chứng minh thành “Định lý bất toàn” công bố năm 1931. Định lý này được phát biểu thành 2 phần :

Định lý bất toàn của Kurt Gödel

Định lý 1 : Nếu một lý thuyết dựa trên một hệ tiên đề phi mâu thuẫn thì trong lý thuyết ấy luôn luôn tồn tại những mệnh đề không thể chứng minh cũng không thể bác bỏ.

Định lý 2 : Không tồn tại bất cứ một quy trình suy diễn nào cho phép chứng minh tính phi mâu thuẫn của một hệ tiên đề.   

Ý nghĩa triết học của Định lý Bất Toàn (Theorem of Incompleteness) là luôn luôn có mâu thuẫn trong bất cứ hệ thống lý thuyết duy lý nào, Vật chất thì không có thực thể; cái Không không có gì cả, không có nghĩa lý gì, thì lại có thể tạo ra vũ trụ vạn vật; quark, electron chỉ là những hạt ảo không có thật, nhưng lại có thể tạo ra thế giới thiên hình vạn trạng, trong đó có con người thông minh, biết tư duy trừu tượng, biết sáng tạo ra đủ thứ vật dụng máy móc thiết bị, nhưng không thể biết được cái toàn thể. Các cặp phạm trù mâu thuẫn đều chỉ là một nhưng lại không phải là một.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh cũng nói rõ “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”

Lý trí của chúng ta biết nhà cửa, xe cộ, thân ngũ uẩn của mình chỉ là huyễn ảo không có thật, nhưng hàng ngày ta vẫn phải ăn uống, mặc, ở, vẫn phải cần tới nhà cửa, xe cộ. Không thể có lý thuyết nào thống nhất được các mâu thuẫn đó cả, trí óc là bất lực. Einstein bó tay. Nhưng Thích Ca thì không, bộ não không thể giải quyết được vấn đề, nhưng không dùng bộ não thì lại giải quyết được, kết quả không thể tưởng tượng nổi. Sinh Tử là qui luật tự nhiên, ai cũng nghĩ thế, không ai thoát được, nhưng Thích Ca thân chứng được là không có Sinh Tử và thoát khỏi Luân Hồi. Thích Ca không đi tìm TOE vì biết TOE cũng ảo tưởng như hư không vô sở hữu, nhưng vì muốn cứu khổ cho chúng sinh nên Thích Ca bày ra phương tiện gọi là Tứ Đế trong đó nói Khổ, Tập, Diệt, Đạo để từ từ dẫn dắt chúng sinh mê muội đi dần tới giác ngộ. Một phương tiện khác là Thập Nhị Nhân Duyên để giải rõ nguồn gốc của vạn pháp, của chúng sinh. Các thuyết lý đó và rất nhiều kinh điển khác đều chỉ là phương tiện tạm thời. Đến Bát Nhã Tâm Kinh thì Thích Ca nói rõ, thật ra không có gì cả, tất cả chỉ là tâm thức biến hiện, giống như toàn bộ hình ảnh, âm thanh, chữ viết, video trên màn hình đều là ảo, nhưng chúng ta thấy là rất thật, dù sao cũng còn biết đó là ảo. Đến cuộc sống đời thường thì tính chất ảo hóa cao cấp hơn gấp bội, vì ngoài thấy, nghe, chúng ta còn sờ mó được, ngửi nếm được, có sự tiêu hóa, tăng trưởng, chuyển đổi hình thái, khiến cho chúng sinh không còn biết đó là ảo nữa, chỉ có bậc giác ngộ, kiến tánh thành Phật mới ngộ ra tất cả chỉ là ảo hóa, là nằm mơ giữa ban ngày. Không gian, thời gian, số lượng, người, vật đều không có thật. Chính vì vậy trong câu chuyện người mù sờ voi, Phật nói thẳng thừng bọn người mù là thí dụ cho tất cả chúng sinh vô minh (không loại trừ các nhà khoa học chuyên dùng trí óc để phân tích, tổng hợp, nhưng không bao giờ biết được hết cái toàn thể).

Các nhà khoa học mơ tưởng đi tới Sao Hỏa, là việc hết sức khó khăn. Nhưng Thích Ca chỉ một niệm là có thể đến bất cứ đâu trong Tam giới (Tam giới còn rộng lớn hơn vũ trụ vì bao gồm cả  Sắc giới và Vô Sắc giới, trong khi vũ trụ chỉ là một phần nhỏ của Dục giới, phần thấy được của Dục giới mà thôi). Vì vậy Thích Ca còn có biệt danh là Như Lai. Ý nghĩa của Như Lai là “Tùng vô sở khứ, diệc vô sở lai cố danh Như Lai” (chẳng từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu gọi là Như Lai – Kinh Kim Cang ) Đó là chánh biến tri (hiện hữu khắp không gian thời gian, biết chính xác khắp mọi nơi)

Thanh tich PG copy3

Bản đồ thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ

Trong bản đồ thánh tích Phật giáo, chúng ta thấy có địa danh Sankasya (Tăng Già Thi僧伽施 gần New Delhi ngày nay), địa danh này tương đối ít được biết hơn các thánh tích khác. Đó là nơi Đức Phật dùng thần thông lên trời Đạo Lợi 忉利天thuyết pháp cho mẹ là hoàng hậu Ma Da nghe, Phật lên cõi trời chỉ một buổi thôi, nhưng người trần gian thấy là ba tháng, sau ba tháng Phật mới trở về trần thế, có Đế Thích và Phạm Thiên theo hầu.

Sankasya 1

Bia đá tạc sự tích Đế Thích và Phạm Thiên hầu Phật trở về thế gian tại Sankasya (Tăng Già Thi 僧伽施 )

Điều đó cũng tương tự như pháp sư Khoan Tịnh đến viếng cõi Tây phương Cực lạc chỉ trong 20 giờ thôi, nhưng người đời thấy là 5 năm 6 tháng.

Cõi trời Đao Lợi (忉利天) ở đâu ? Chúng ta không thể tìm thấy trong vũ trụ này, nhưng không phải là không có. Theo Stephen Hawking (nhà vật lý người Anh, hiện mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge, chỉ những nhà khoa học xuất sắc như Isaac Newton hay Paul Dirac mới có chức danh này) và Neil Turok (sinh năm 1958 tại Johannesburg, South Africa, Giáo sư Vật Lý của Đại học Princeton, Giám đốc Viện Perimeter về Vật Lý lý thuyết), hai người nói trong một định đề (postulate) : “The quantum world is one of virtual particles continually fluctuating in and out of existence, even in a vacuum, of superstrings vibrating and twisting in ten or eleven dimensions, most of which are ‘rolled up’ and invisible, of a reality in which gravitation, spacetime and matter are or were merged in one ‘instanton” (Thế giới lượng tử là thế giới của các hạt ảo không ngừng dao động qua lại giữa hiện hữu và cả hư không, của siêu dây rung động và biến dạng trong 10 hoặc 11 chiều kích_ mà phần lớn những chiều kích ấy bị cuốn lên và vô hình_của một thực tại trong đó lực hấp dẫn, thời không, và vật chất, được hoặc đã được kết hợp lại trong ‘sát na hiện tiền’). Vậy cõi trời Đao Lợi nằm trong một vũ trụ song song với vũ trụ của chúng ta, thuộc các chiều kích không gian bị cuốn lại nên người trần không thể thấy, nhưng người có thần thông như Đức Phật thì có thể thấy và đến được. Đến bằng cách nào ? Bằng cách dùng tâm niệm, chỉ một niệm là đến. Đây là phương thức di chuyển chủ yếu trong Tam giới.

Đi mà không đi vì pháp thân của Thích Ca có mặt khắp không gian thời gian, hay nói cách khác Tam giới không có thật nên đi với không đi cũng chẳng khác nhau. Đây không phải là nói suông mà hiện nay chúng ta có thể thực hiện một phần, Chẳng hạn khi đưa một bài viết lên mạng thì nó vốn là một vật ảo, có mặt ở khắp thế giới, bất cứ chỗ nào, bất cứ giờ nào, nếu hội đủ nhân duyên thì có thể thấy nó. Bây giờ việc gặp gỡ với bạn bè, người thân, dù họ ở bất cứ phương trời nào trên thế giới là rất dễ dàng, vì tiếng nói, hình ảnh của ta là những vật ảo, có thể xuất hiện đồng thời bất cứ nơi đâu trên quả địa cầu nhờ những công cụ như Skype hoặc Yahoo Messenger hay Windows Live. Thân ngũ uẩn của ta cũng là một vật ảo nhưng ở một trình độ cao cấp hơn, chỉ có những người có thần thông hay công năng đặc dị mới thực hiện được thân như ý thông.

 Làm sao xây dựng hòa bình và hạnh phúc cho thế giới ?  

Hầu hết chúng ta đều mong mỏi thế giới hòa bình, ấm no và hạnh phúc nhưng không có cách nào thực hiện được. Thế giới luôn luôn bất ổn, thiên tai dồn dập, bạo lực khắp nơi. Các cường quốc luôn luôn ỷ mạnh hiếp yếu, muốn tạo lập trật tự thế giới theo ý riêng của mình. Áp bức, bất công, tham nhũng, cưỡng bức luôn luôn xuất hiện, chỉ khác là có nơi nhiều nơi ít mà thôi. Tại sao có tình hình như thế ?

Trước hết nói về thiên tai. Khoa học với khả năng có hạn không thể nào khắc phục được thiên tai. Động đất, sóng thần, cuồng phong, mưa bão, núi lửa. Tất cả các thiên tai đó đều vượt quá khả năng của khoa học. Phật pháp nói : “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Liệu con người có thể rút ra một vài nhận thức và hành xử tốt hơn trong cuộc đời dựa vào Phật giáo ? Thế giới là do tâm tạo, tâm thức con người với những tập quán xấu như hung bạo, hiếu chiến, giết chóc tất nhiên là có ảnh hưởng tới hòa bình thế giới, ai cũng thấy. Nhưng ít ai hiểu rằng thiên tai cũng là do tâm tạo. Không có cái gì tự nhiên có. Thế giới vật chất, thái dương hệ, mặt trời, hành tinh đều là cấu trúc ảo, vì vậy mới xảy ra khủng hoảng Vật lý học mà các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cảm thấy, khi môn cơ học lượng tử phát triển, rằng vật chất không có thực thể, như Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel Vật lý 1922), Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính), Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963), Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người phát minh ra nguyên lý bất định), Stephen Hawking (nhà vật lý người Anh,  mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge), Thomas Samuel Kuhn (1922-1996, nhà vật lý Mỹ, tác giả sách Cấu Trúc Các Cuộc Cách mạng Khoa học- Structure of Scientific Revolutions)…, Phật giáo gọi cấu trúc ảo của vật chất là vô thủy vô minh, Thiền gọi là thoại đầu. Tâm là lực tổng hợp của 4 lực cơ bản của thế giới vật chất : Lực hấp dẫn (force de gravité, gravitation) là lực hút giữa vật chất với nhau, có tác dụng ở mặt vĩ mô. Lực điện từ (force électromagnétique, electromagnetism) tạo ra từ trường, trong đó điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Lực tương tác mạnh (force interactive forte, the strong interaction) là lực liên kết các hạt quark tạo ra hạt proton và hạt neutron, tạo ra sự vững bền của hạt nhân nguyên tử và giữ cho electron chuyển động theo quỹ đạo nhất định. Lực tương tác yếu (force interactive faible, the weak interaction) tạo ra hiện tượng phóng xạ của các nguyên tố nặng (như uranium) tức là giải phóng một số proton và neutron khiến nguyên tử dần dần bị phân rã. Lực điện từ và lực tương tác yếu, từ năm 1983 khi khám phá hạt tương tác boson W và boson Z thì có thể gom thành một lực chung gọi là lực tương tác điện yếu (interaction of weak electromagnetic fields). Vì vật chất là cấu trúc ảo nên Tâm lực có thể tác động để làm thay đổi. Các bậc giác ngộ có thần thông, có thể làm được điều đó. Chẳng hạn Huệ Năng, Hám Sơn, Đơn Điền đã làm thay đổi cấu trúc cơ thể của mình khiến nó trở nên bất hoại mà không cần có sự can thiệp từ bên ngoài, không cần ướp xác gì cả. Ngay cả những người chưa giác ngộ nhưng tâm lực đủ mạnh như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý cũng làm được những việc thần kỳ như đi xuyên qua tường, di chuyển cố thể vật chất như viên thuốc đi xuyên qua vỏ chai, tiền giấy đi xuyên qua vách bê tông kho bạc của ngân hàng…Khi Phật giáo nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” chúng ta phải hiểu rằng Tâm chính là lực tổng hợp của 4 lực cơ bản của vật chất, Tâm là nguồn năng lượng vô hạn. Thích Ca đã phát biểu điều đó từ rất lâu mà Einstein và nhiều nhà khoa học hiện nay vẫn chưa hiểu.

Vũ trụ cũng chỉ là cấu trúc ảo, là nằm mơ giữa ban ngày, vũ trụ là một trường thông tin mà tâm thức có thể tác động, với dữ liệu khổng lồ vô hạn lấy từ a-lại-da thức. Loài người có cùng một cộng nghiệp nên họ cùng thấy một vũ trụ giống nhau. Các loài khác với cộng nghiệp khác, chúng thấy vũ trụ không giống như loài người thấy. Khi tâm lực đủ mạnh thì có khả năng vận dụng, tức có lục thông, có thể dời núi lấp biển hay tạo ra cả một thế giới khác, chẳng hạn Đức Phật A Di Đà đã tạo ra thế giới tây phương cực lạc để tiếp dẫn những người tha thiết muốn đến đó, nơi đó đất đai bằng phẳng, không có núi cao vực sâu, cư dân hóa sanh chứ không phải thai sanh, cũng không phải cực nhọc suốt ngày lo kiếm ăn như ở trần gian. Chúng ta có thể cho rằng đó là một thế giới ảo tưởng không có thật. Đúng thế, nhưng nên biết rằng nó cũng bình đẳng như trần gian, nghĩa là cõi thế gian cũng là ảo tưởng tương tự như vậy và có nhiều ác trược hơn như thiên tai, bệnh tật, chiến tranh mà thế giới kia không có. Thiên tai là sự báo động rằng nghiệp xấu, nghiệp ác đang hiện hành, là quả báo của bất thiện nghiệp trong quá khứ. Tại sao có luật nhân quả ? Luật nhân quả trong nghiệp chướng cũng giống như lực quán tính trong vật lý học, điều đó là hoàn toàn tương đồng. Khi ta tạo một lực thì xuất hiện một phản lực có cường độ tương đương nhưng có chiều nghịch lại. Đó chính là nguyên lý của động cơ phản lực. Trong thế giới vô hình, nghiệp lực cũng tác động theo đúng nguyên lý của lực quán tính trong thế giới hữu hình. Khi ta tạo một nghiệp ác hoặc nghiệp thiện lên người khác hoặc vật khác thì xuất hiện một phản nghiệp tác động lại chính mình mà ta gọi là luật nhân quả. Có một nguyên lý bao trùm vũ trụ vạn vật, đó là nguyên lý đối xứng. Khi có hạt electron thì cũng có hạt positron đối xứng với nó, khi có vật chất thấy được thì cũng có vật chất tối không thấy được. Nguyên lý đối xứng tạo ra cặp phạm trù mâu thuẫn trong bất cứ lĩnh vực nào của thế giới dù là hữu hình hay vô hình.

Thiên tai có nguồn gốc rất sâu xa, không phải thô thiển như các nhà khoa học giải thích. Nên khi thấy hai ông tăng cãi nhau về lá phướn bị gió động hay tự lay động, Huệ Năng bảo : “Không phải gió động, cũng không phải phướn động, mà do tâm các ông động” Lời nói đó có ý nghĩa rất sâu xa.

Một cá nhân khó có thể đủ sức làm thay đổi cộng nghiệp của cả một cộng đồng hàng trăm triệu người, nhưng hiểu rõ thì không còn than trời trách đất hay than thân trách phận mà có thể bình tâm an nhiên thọ nghiệp, biết nghiệp cũng chỉ là giả tạm, lòng không còn sợ hãi, như vậy cũng đủ bình an.

Giải quyết được thiên tai thì cũng sẽ giải quyết được tất cả mọi họa hoạn theo cùng một cách thế như vậy. Thích Ca dạy rằng hòa bình và hạnh phúc là do ở mình, là tâm trạng, tâm thái chứ không phải do người khác hay vật khác quyết định, do đó Phật giáo dạy nhẫn nhục và thường không tán thành các biện pháp bạo lực. Ta thấy trong lịch sử khi Phật giáo bị người Hồi giáo tàn phá, giết hại, càn quét khỏi quê hương Ấn Độ, người Phật giáo cũng không trả thù, không cần trả thù, bởi vì gieo gió sẽ gặt bão, luật nhân quả sẽ biểu hiện, chỉ sợ người Hồi giáo không tránh khỏi quả báo.

Giáo lý của Phật giáo tự nó đã có sức đóng góp cho hòa bình và hạnh phúc của nhân loại, trong khi khoa học tuy đem lại nhiều ích lợi, tiện nghi vật chất, cơm ăn, áo mặc, cái đó không thể phủ nhận, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều đau thương chết chóc như chất độc hóa học, chất độc màu da cam, các loại vũ khí hủy diệt như bom nguyên tử, hay vũ khí thông thường như mìn, bom đạn,  hàng ngày giết hại không ít người. Einstein ân hận không nguôi vì ông đã lỡ kí tên trong bức thư gởi Tổng thống Mỹ Roosvelt đề nghị chế tạo bom nguyên tử để chống phát xít, mặc dù sau đó ông không có tham gia chương trình, và khi biết quả bom đã được chế tạo, ông đã gởi bức thư thứ hai cho Tổng thống Truman, mới lên thay Roosvelt vì ông này qua đời, đề nghị không sử dụng bom nguyên tử, nhưng đã quá muộn, hai quả bom nguyên tử đã rơi xuống Hiroshima và Nagasaki gây thảm họa cho dân Nhật.

Ở đây tôi chỉ đề cập tới thực tế, tới khoa học, chứ không nói về tôn giáo. Trình độ khoa học của nhân loại hiện nay còn rất nhiều hạn chế, có nhiều thực tế mà khoa học mù tịt vì chưa hiểu biết, nhưng một số nhà khoa học lại chưa hiểu sự hạn chế đó, khoa học giỏi ở một số trường hợp cụ thể, có những kỹ thuật tinh vi để giải quyết được một số vấn đề trong thực tế đời thường như sản xuất công nông nghiệp, xây dựng cơ bản, thiên văn học, vật lý học, sinh vật học v.v…nhưng về lý thuyết tổng quát thì khoa học còn kém cỏi lắm, ví dụ :

-Đa số các nhà khoa học trong đó có Einstein không hiểu về tánh không, ở đây không nói về niềm tin tôn giáo mà nói về khoa học thực tiễn. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Thích Ca đã nói rõ về tánh không của vạn vật. Mãi đến thế kỷ 20 khi khoa học đã có khả năng nghiên cứu sâu về cấu trúc của vật chất dưới nguyên tử (subatomic structure), tìm hiểu những hạt cơ bản dưới nguyên tử (subatomic particles), các nhà khoa học mới té ngữa thấy rằng vật chất không có thực chất, những hạt cơ bản như quark, electron chỉ là những hạt ảo, chúng có những tính chất kỳ lạ như bất định xứ (nonlocality), không tồn tại nếu bị tách riêng cô lập, cái mà chúng ta tưởng là vật chất, thật ra chỉ là mối tương quan giữa các cấu trúc ảo. Bản thân con người cũng là cấu trúc ảo, vật thể con người quan sát cũng là cấu trúc ảo, ảo tương tác với ảo trở thành cái mà chúng ta thấy là vật chất và tưởng là có thật, không hiểu bản chất hư ảo của chúng. Cho tới tận ngày hôm nay rất nhiều nhà khoa học vẫn còn hoàn toàn mơ hồ về điều này, bởi vì họ chỉ tin tưởng vào giác quan, nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm được, sờ mó được, sinh sản, tăng trưởng, biến đổi được, thì làm sao là ảo được ? không biết rằng toàn bộ những cái thấy đó đều là vô minh, có nghĩa là sai lầm, bị hạn chế, không phải thật. Ngay cả nhiều nhà sư Phật giáo cũng còn không hiểu ý nghĩa của vô minh trong thuyết 12 nhân duyên của Phật giáo. Nhiều người vẫn tưởng rằng vô minh là bất thiện, không hợp với đạo lý là vô minh. Thật tế, vô minh không dính dáng tới thiện hay bất thiện, không dính dáng tới hợp hay không hợp đạo lý, vô minh đích thật là cái thấy bị che lấp, bị hạn chế, không thấy hết được toàn bộ sự thật, không đúng như thật, đó là cái thấy của người mù sờ voi. Vô minh chính là thấy ảo mà không biết là ảo, tưởng là thật. Thích Ca đã giảng giải cho nhân loại thấy rõ vô minh là mắt xích đầu tiên của chuổi thập nhị nhân duyên. Tánh không là bản chất của vũ trụ vạn vật, đã được tuyên thuyết rõ ràng trong Bát Nhã Tâm Kinh. Tánh không bao hàm ý nghĩa rằng không gian, thời gian, số lượng đều là không có thật. Hiện tượng rối, vướng víu lượng tử (quantum entanglement) thể hiện đầy đủ, rõ ràng những tính chất này.

Sự kém cỏi của khoa học thể hiện rõ ràng ở chỗ cho tới nay, trong viễn tải lượng tử, khoa học chỉ mới di chuyển được một photon đi xa 143 km (giữa  hai hòn đảo của quần đảo Canary, thực hiện bởi Anton Zeilinger tiến hành năm 2012) trong khi Hầu Hi Quý dùng đặc dị công năng có thể di chuyển tức thời một gói thuốc lá đi xa 1600km. Đã một năm trôi qua rồi mà khoa học vẫn chưa tìm thấy chiếc máy bay MH370 của Malaysia bị mất tích, không biết nó đang ở đâu. Sau nửa thế kỷ tìm kiếm, khoa học vẫn không biết được có một nền văn minh nào ở ngoài Trái Đất hay không. Tốc độ của các phi thuyền do con người chế tạo mới dạt tới 50.000 km/giờ trong khi tốc độ ánh sáng vẫn còn là quá chậm ở qui mô vũ trụ. Khoa học hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết bạo lực và chiến tranh, trong vấn đề thoát khổ và sinh tử luân hồi.

-Khoa học (khoa học nói ở đây là Vật lý học, Toán học, Sinh vật học) hoàn toàn mù tịt về thế giới tâm linh vì không có khả năng tiếp cận. Khoa học không biết tới cái mà Phật giáo gọi là Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Khoa học không biết tới cõi âm, tức là cõi giới của các vong linh, của những người đã chết. Gần đây, tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều nhà ngoại cảm, họ tiếp xúc được với vong linh, qua hướng dẫn của vong linh và khả năng thấu thị đã tìm được hàng vạn hài cốt của liệt sĩ bị thất lạc trong chiến tranh. Như vậy họ đã chứng tỏ vong linh là có thật, việc đầu thai luân hồi mà Phật giáo đề cập trong kinh điển là có thật, đó không phải chỉ là niềm tin tôn giáo mà là sự kiện có thật, là khoa học. Chính vì có nhiều hiện tượng mà khoa học chưa hiểu nên từ năm 1882 tại nước Anh, khi đó là cường quốc số một thế giới, người ta thành lập Hội Nghiên cứu Tâm linh (Society for Psychical Research) để bổ sung kiến thức cho khoa học. Vậy bây giờ chúng ta thử hỏi vong linh đi đầu thai chuyển kiếp thì đi với tốc độ nào ? Họ đến những xứ sở nào ? Cõi trời, cõi địa ngục ở đâu ? chỉ một số rất ít có thể kiểm chứng được là vong linh đầu thai trở lại cõi nhân gian, còn đa số họ đi tới những cõi giới xa xôi nào ngoài hành tinh không biết được, hoặc cõi A tu la, súc sinh, ngạ quỹ, cõi tiên hoặc cõi tây phương cực lạc của Phật A Di Đà. Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng tốc độ 300.000 km/giây của Einstein là vô dụng, tốc độ 50.000 km/giờ của các phi thuyền không gian do con người chế tạo lại càng vô dụng hơn nữa. Vong linh phải đi bằng tốc độ của ý niệm và họ đi trong cõi Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức mà Đức Phật đã nói trong kinh điển, đó là hiện thực, đó là khoa học chứ không phải là tôn giáo, đó chính là khoa học tâm linh.

– Khoa học cũng mù tịt về nhân thể đặc dị công năng. Tại Trung Quốc trong thập niên 1980 xuất hiện nhiều nhân vật thần kỳ như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý, Nghiêm Tân. Họ có thể làm được những việc mà khoa học không thể nào hiểu nổi. Như Nghiêm Tân trong vòng nửa tiếng trị lành bệnh cho công nhân Túc Bình của nhà máy thép Trùng Khánh bị gãy xương vai vì tai nạn giao thông. Trương Bảo Thắng có thể dùng ý niệm để lấy một trái táo ra khỏi một thùng sắt mà nắp đã bị hàn kín. Hầu Hi Quý có thể lấy xăng từ Bắc Kinh đổ vào chiếc xe hơi đang đậu ở hồ Mật Vân cách Bắc Kinh 50km. Những việc họ làm giống như thần thoại mà các nhà khoa học duy vật không thể hiểu nổi. Nhưng những việc đó hé lộ một điều quan trọng là những gì xảy ra với lượng tử (như tính bất định xứ) cũng có thể xảy ra với các vật thể lớn. Những sự kiện đó dẫn tới một khái niệm rất quan trọng mà cho tới bây giờ nhiều nhà khoa học vẫn chưa hình dung nổi, đó là vũ trụ là ảo, vũ trụ là số (số là thông tin là vạn pháp duy thức), giống như kinh điển Phật giáo đã nói từ hơn 2500 năm trước.

– Có những sự kiện mà khoa học không hiểu, chẳng hạn năng lực nào khiến electron cứ chạy vòng vòng chung quanh hạt nhân nguyên tử không bao giờ ngừng nghỉ ? Tại sao có hiện tượng giam hãm (confinement) là hiện tượng ba hạt quark dính chặt nhau vĩnh viễn trong hạt proton và hạt neutron, không một sức mạnh vật chất nào có thể tách rời chúng ra ? Từ xa xưa Đức Phật nói rằng những hạt vật chất cơ bản hạ nguyên tử đó (subatomic particles) chỉ là “hoa đốm trong hư không” tức là hạt ảo không phải thật, chúng phát sinh trong nhất niệm vô minh của tâm chúng sinh. Như vậy tâm chính là năng lực làm cho electron chuyển động. Tâm cố chấp vô cùng kiên cố của chúng sinh chính là năng lực tạo nên hiện tượng giam hãm của hạt proton và hạt neutron. Ngày xưa nhân loại chưa có khái niệm hoặc danh xưng về hạt proton và neutron nên Phật phải diễn tả cách khác, kinh điển dùng thuật ngữ “vô thủy vô minh” để diễn tả cấu trúc nguyên tử của vật chất, đó chỉ là một cấu trúc ảo. Thiền Trung Hoa lại gọi vô thủy vô minh bằng một danh từ khác là “thoại đầu”. Danh từ thoại đầu rất dễ gây hiểu lầm, nhiều người cứ nghĩ thoại đầu là câu thoại, chẳng hạn câu “khi chưa có trời đất, ta là cái gì ?” không ngờ rằng thoại đầu là muốn nói cấu trúc ảo của vũ trụ vạn vật và sâu kín hơn nữa chính là tâm bất nhị. Tham thiền là để chứng Niết bàn. Niết bàn là dừng bặt tư duy, giác ngộ tánh không của vạn hữu. Đến đây chúng ta mới thật sự hiểu tại sao Descartes nói “Je pense, donc je suis” (Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu). Tư duy chính là hiện hữu, dừng tư duy chính là niết bàn, là vắng lặng, không có gì cả. Hiển nhiên Descartes cũng đồng quan điểm là vạn pháp duy tâm. Vô thủy vô minh nằm sâu trong a-lại-ya thức, tức tàng thức, còn nhất niệm vô minh chính là ý thức của bộ não, cũng là cấu trúc ảo. Hai cấu trúc ảo tương tác với nhau phát sinh ra lục thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác tiếp xúc, ý thức) lục thức cũng chính là vạn pháp duy thức, là vũ trụ vạn vật mà chúng ta thấy. Các nhà đặc dị công năng đã chứng tỏ bằng thực nghiệm rằng hiện tượng giam hãm chỉ là ảo tưởng của các nhà vật lý học. Khi Trương Bảo Thắng dùng tâm niệm lấy trái táo ra khỏi cái thùng sắt bị hàn kín là đã phá vỡ hiện tượng giam hãm của hạt proton và neutron, cấu trúc nguyên tử của vật chất bị tan rã, vật chất đã biến thành phi vật chất, cấu trúc ảo của trái táo bị dời ra ngoài thùng sắt sau đó nó tức khắc hiện trở lại thành trái táo như cũ. Khi Hầu Hi Quý dùng tâm niệm phục nguyên chiếc đồng hồ đeo tay bị đập bẹp của Phó chủ tịch Công đoàn tỉnh Hồ Nam Long Quỳ, là ông đã dùng Chánh biến tri để tái cấu trúc chiếc đồng hồ bị hư hỏng hoàn toàn thành nguyên vẹn giống như cấu trúc ban đầu của nó, phá vỡ mọi quy luật của vật lý học kể cả hiện tượng confinement (giam hãm).

Những việc kể trên cho thấy tri kiến của Đức Phật là không thể nghĩ bàn, tri kiến của Einstein không thể nào sánh kịp với Thích Ca.

Tóm lại, chỉ xét riêng về phương diện thuần túy khoa học, chưa cần xét tới sự nghiệp đối với nhân loại, trí tuệ, hiểu biết về thế giới của Einstein cũng không sánh kịp Thích Ca. Einstein chỉ hiểu thế giới trên nền tảng vô minh cục bộ, còn Thích Ca ngộ Tâm bất nhị chính là vũ trụ vạn vật. Thích Ca thoát khỏi sinh tử luân hồi, xứng danh Như Lai, vô lượng quang, vô lượng thọ (khắp không gian thời gian) vô thủy vô chung. Trong khi đó, Einstein loay hoay không giải quyết được lý thuyết trường thống nhất. Vì vậy nên tôi chọn Thích Ca là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại.

Truyền Bình

Advertisement

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Bài viết. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

102 Responses to AI LÀ NHÀ KHOA HỌC VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI ?

  1. Khách nói:

    Như Lai không phải là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại vì nói như thế là đã chấp vào cái có rồi, phải nói Như Lai là biểu hiện của chân lý tuyết đối. Chúng ta nên biết rằng từ vô lượng qua khứ đén vô lượng tương lai không chỉ có một đức phật Thích Ca mà có vô số đức phật, các đức phật đều có giáo pháp như nhau.

    • Thưa bạn, chúng tôi không nói về Như Lai, mà nói về Thích Ca, Đức Phật lịch sử. Chúng tôi đối chiếu riêng về khía cạnh khoa học của Giáo thuyết Thích Ca với các lý thuyết khoa học của Einstein để đi đến nhận định (trong cõi tương đối) rằng khám phá của Đức Phật (phát hiện bản Tâm) là vô cùng vĩ đại, xứng đáng với danh hiệu Nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, mặc dù Thích Ca không phải là nhà khoa học, nhưng khám phá của Thích Ca sâu xa rộng lớn hơn tất cả mọi khám phá của các nhà khoa học. Khoa học có giới hạn, ngày nay nhiều người đã thấy rõ, vì những hạn chế đó, khoa học không thể mang lại an lạc đ1ch thực cho chúng sinh, còn Tâm do Thích Ca khám phá là vô hạn, có thể đem lại an lạc cho tất cả chúng sinh.

    • Kim nói:

      Khach: “Chúng ta nên biết rằng từ vô lượng qua khứ đén vô lượng tương lai không chỉ có một đức phật Thích Ca mà có vô số đức phật, các đức phật đều có giáo pháp như nhau.”
      Sao ban co the chung minh duoc ? Hay ban chi lap lai cau trong sach vo?

  2. Minh Chánh nói:

    ok rồi, không có gì phải tranh cãi, tất cả do duyên mà sinh, vì duyên mà diệt, ai cũng đúng cả, mà cũng có ai sai đâu, cái ta còn không có cơ mà, hihi, thank số liệu của bài viết nhé!

  3. 25041990truong nói:

    nếu như lời sơ thầy nói tthi các đạo khác cũng nói người sáng lập là nhà khoa học vi đại nhất vd; thiên chúa ,hồi bà la môn …

  4. ngay moi nói:

    hi. tôi thì nghĩ khoa học là khoa học thôi. không thể đánh đồng khoa học với triết lý phật pháp được. mặc dù không biết ai là vĩ đại nhất nhưng nếu so sánh như thế thì không ổn đâu. một người đưa ra lý luận chính xác còn một người thì không có bằng chứng gì ngoài kinh phật đã được truyền lại từ xưa. ai có thể khẳng định đây là thích ca mô ni viết. bao nhiêu đời đức phật vun đắp lên cơ mà

    • Trong hiện tượng rối hay vướng víu lượng tử (quantum entanglement) Einstein không hiểu tại sao một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau, mà nếu một photon bị tác động thì tức khắc photon kia bị tác động y hệt không mất chút thời gian nào. Vì không hiểu nên Einstein nói rằng đó là tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance. Đức Phật nói đó là vì tánh Không của vũ trụ vạn vật, tánh Không cũng có nghĩa là không gian, thời gian, số lượng đều chỉ là ảo là duy thức chứ không phải thật. Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới nhất trí với Thích Ca.
      Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922) nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).
      Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
      Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại). Khi các nhà khoa học đưa ra thuyết lượng tử với đặc tính bất định và bị ảnh hưởng bởi ý thức của người quan sát. Einstein cố chấp rằng thế giới là khách quan, là có thật, không biết thế giới chỉ là ảo qua mẩu đối thoại sau với Niels Bohr. [Niels Bhor, asked Einstein “Does the moon exist if no one observes it?” Einstein responded: “I like to think that the moon is there even if I am not looking at it. … God does not play dice with the cosmos”. (Eistein hỏi Niels Bhor : “Mặt trăng có tồn tại không khi không có ai quan sát nó ?” và ông đã tự trả lời : “Tôi thích nghĩ rằng mặt trăng vẫn ở đó nếu tôi không phải đang nhìn nó…Chúa không chơi trò xúc xắc với vũ trụ.”)]. Nhưng Einstein không ngờ rằng chẳng những Chúa chơi trò xúc xắc với vũ trụ mà còn chơi trò xúc xắc với cả bộ môn khoa học chính xác nhất của loài người là toán học, nghĩa là toán học vẫn là chủ quan, ngẩu nhiên tùy tiện (hãy đọc viethungpham.wordpress.com). Tại sao Trương Bảo Thắng có thể đi xuyên qua tường ? theo lý Tánh không của Thích Ca thì thân thể con người và bức tường cũng chỉ là ảo nên không trở ngại. (Kinh Hoa Nghiêm nói là Sự Sự vô ngại). Mặt trăng sẽ không hiện hữu đối với người đã phá được sự chấp thật. Công năng đặc dị của những con người đương đại như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý đều chứng tỏ rõ ràng tánh Không của vạn vật. Như vậy chúng ta thấy rằng chỉ riêng về mặt thuần túy khoa học, Thích Ca hiểu sâu về vũ trụ vạn vật hơn Einstein rất nhiều.

  5. Kim Morris nói:

    Gautama – Thich Ca khi còn là một Hoàng Tử, Ngài đã có rất nhiểu câu hỏi về vũ trụ và sự sống…Các nhà khoa học cũng có những trí óc tò mò nên họ “Question everything” qua các con số toán học. Nếu các nhà khoa học gia thực tập thiền định để chứng minh thuyết “Universe from nothing” thì hay biết mấy. Còn chúng ta chỉ đọc cho biết vậy thôi….Cám ơn TB đã có những bài hay trên blog này…tôi sẽ ráng đọc hết từng bài. Các qúi vị mở YouTube xem các videos cuả khoa học gia Neil deGrass Tyson, Lawrence Krauss, Michio Kaku v.v. rất hay…

  6. Pingback: Danh sách chuyên mục Bài Viết của Duy Lực Thiền | Duy Lực Thiền

  7. Thái Kinh nói:

    Einstein là nhà khoa học lớn nhất mọi thời đại. Ta vốn không thể so sánh con người vĩ đại kia với một nhân vật trong tôn giáo. Nếu không có Einstein thế giới sẽ mập mờ trong một không-thời gian mà Newton đã sai lầm tạo ra. Không có ông sẽ là một thiếu sót to lớn của khoa học hiện đại, thậm chí là sẽ làm sụp đổ khoa học hiện đại. Khi nhận xét về một người có là nhà khoa học vĩ đại nhất hay không ta cần xem ảnh hưởng của người đó đến thế giới này. Và vì lẽ đó tôi khẳng định rằng Einstein là nkhvdntgmtd vì không một nhân vật nào từ cổ chí kim có ảnh hưởng to lớn đến khoa học bằng ông. Thích Ca có công ngộ ra Phật giáo làm cho thế giới tốt đẹp hơn nhưng ông không làm thế giới phát triển hơn. Theo triết học Mac thế giới không ngừng vận động phát triển, thế giới chỉ tốt đẹp khi nó phát triển không ngừng. Vậy cái nền để thế giới tốt đẹp hơn là thúc đẩy nó phát triển.Nhớ khi ở thời phong kiến vốn đã có phật giáo nhưng xã hội cũng chẳng tốt đẹp gì. Nhờ cách mạng công nghiệp-khoa học mà xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Einstein góp phần to lớn không ai sánh kịp để khoa học, xã hội phát triển. Không một người nào có thể so sánh với ông để giữ vị trí nhà khoa học lớn nhất mọi thời đại ngay cả Thích Ca!

    • Bạn có quyền bầu chọn Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, cũng như tôi có lý lẽ để không bầu cho ông vì :
      1/Nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời thời đại phải nhận ra mức tột cùng bất nhị của vũ trụ vạn vật, đó là Tánh Không, là Tâm như hư không vô sở hữu. Không gian, thời gian và số lượng là ảo hóa chứ không phải thật. Einstein chưa nhận ra điều này. Trong hiện tượng rối hay vướng víu lượng tử (quantum entanglement) Einstein không hiểu tại sao một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí khác nhau, mà nếu một photon bị tác động thì tức khắc photon kia bị tác động y hệt không mất chút thời gian nào. Vì không hiểu nên Einstein nói rằng đó là tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance. Đức Phật nói đó là vì tánh Không của vũ trụ vạn vật, tánh Không cũng có nghĩa là không gian, thời gian, số lượng đều chỉ là ảo, là duy thức chứ không phải thật. Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới nhất trí với Thích Ca.
      Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922) nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).
      Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
      Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại). Khi các nhà khoa học đưa ra thuyết lượng tử với đặc tính bất định và bị ảnh hưởng bởi ý thức của người quan sát, Einstein cố chấp rằng thế giới là khách quan, là có thật, không biết thế giới chỉ là ảo qua mẩu đối thoại sau với Niels Bohr. [Niels Bhor, asked Einstein “Does the moon exist if no one observes it?” Einstein responded: “I like to think that the moon is there even if I am not looking at it. … God does not play dice with the cosmos”. (Eistein hỏi Niels Bhor : “Mặt trăng có tồn tại không khi không có ai quan sát nó ?” và ông đã tự trả lời : “Tôi thích nghĩ rằng mặt trăng vẫn ở đó nếu tôi không phải đang nhìn nó…Chúa không chơi trò xúc xắc với vũ trụ.”)]. Nhưng Einstein không ngờ rằng chẳng những Chúa chơi trò xúc xắc với vũ trụ mà còn chơi trò xúc xắc với cả bộ môn khoa học chính xác nhất của loài người là toán học, nghĩa là toán học vẫn là chủ quan, ngẩu nhiên tùy tiện (hãy đọc viethungpham.wordpress.com). Tại sao Trương Bảo Thắng có thể đi xuyên qua tường ? theo lý Tánh không của Thích Ca thì thân thể con người và bức tường cũng chỉ là ảo nên không trở ngại. (Kinh Hoa Nghiêm nói là Sự Sự vô ngại). Mặt trăng sẽ không hiện hữu đối với người đã phá được sự chấp thật. Công năng đặc dị của những con người đương đại như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý đều chứng tỏ rõ ràng tánh Không của vạn vật. Có những nhà khoa học nổi tiếng khác cũng nhất trí với Thích Ca. David Bohm nói vũ trụ là một toàn ảnh tức là vũ trụ chỉ là ảo ảnh xuất hiện trong không gian 3 chiều, xuất phát từ toàn ảnh ghi trên mặt phẳng 2 chiều. Craig Hogan nói vũ trụ chỉ là thông tin, tức là số (digital) nghĩa là nhất với Thích Ca nói rằng vạn pháp duy thức.
      2/ Einstein không thể làm chủ được bản thân mình, tức là vẫn còn bị cuốn trôi trong luân hồi sinh tử.
      3/ Einstein không thể mưu cầu được hòa bình thế giới vì ông còn chấp thật. Chấp cái ta có thật (hữu ngã) chấp vật chất có thật. Thái độ chấp như vậy sẽ dẫn đến tranh giành và chiến tranh.
      4/ Einstein không thể du hành trong khắp không gian vô tận và thời gian vô cùng.
      Như vậy chúng ta thấy rằng chỉ riêng về mặt thuần túy khoa học, Thích Ca hiểu sâu về vũ trụ vạn vật hơn Einstein rất nhiều. Để giúp Khoa học kỹ thuật tiến bộ, xã hội loài người phát triển thì trong nhân loại có rất nhiều người có thể đóng góp, nhưng giáo pháp để giúp loài người hiểu rõ bản chất của vũ trụ vạn vật, thoát khỏi sinh tử luân hồi, an lạc hòa bình vĩnh cửu, tự do tự tại trong Tam giới, thì không có ai qua được Thích Ca.

  8. Kim nói:

    Thai Kinh says:
    “Theo triết học Mac thế giới không ngừng vận động phát triển, thế giới chỉ tốt đẹp khi nó phát triển không ngừng. Vậy cái nền để thế giới tốt đẹp hơn là thúc đẩy nó phát triển.Nhớ khi ở thời phong kiến vốn đã có phật giáo nhưng xã hội cũng chẳng tốt đẹp gì. Nhờ cách mạng công nghiệp-khoa học mà xã hội phát triển tốt đẹp hơn.”
    Thực ra thế giới này về vật chất ta có thể cho rằng “ tốt đẹp”, nhưng nó không là tuyệt đối. Hôm nay nó tốt đẹp ngày mai nó không còn nữa khi mà “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” . Nhân loại luôn luôn sống trong sợ hãi của đói kém, thế giới chiến tranh, hạn hán, thiên tai…bạo quyền, độc tài, kẻ nắm quyền đe doạ người yếu thế…không bao giờ ngừng. Sự tiến triển của khoa học trở thành phương tiện mới để lừa nhau một cách tinh xảo hơn thôi. Mục đích của tiến triển khoa học không bao giờ ngừng, mục đích cuối cùng là gì? Có khi nào người ta tiến tới mục đích cuối cùng không? Chúng ta sống trên thế giới này bị kìm hãm như ở chung với nhau trong một cái thúng tròn, ‘ăn lẫn nhau mà sống’…Phật thích ca thấy xa hơn nên khuyên nhủ chúng ta hãy tự mình giải thoát khỏi cái thúng này…

  9. thái kinh nói:

    1)Ta vốn nhận thấy quan điểm của Duy Lực Thiền là chủ quan là tự tin vào mình hay nói đúng hơn là đưa đức tin của mình lên tột bật và thầm cho rằng ”đức toàn năng” luôn đúng. Điều đó là chủ quan,là tự phụ. Nhân loại vốn quá thông minh nên mới tự đặt ra những đấng toàn năng để lý giải cho lòng thầm tin vào một ”chân lí” sai lầm của mình. Điều đó là không thực tế dù nó hướng tới mục đích tốt hay xấu. Lịch sử loài người đã không ngừng phủ nhận những tư tưởng sai lầm vốn bị tầng tầng lớp lớp các tôn giáo phủ kín. Người cho rằng Thích ca toàn năng luôn đúng là hoàn toàn đi trái với hiện thực khách quan vốn có. ”Thế giới là khách quan”. Tam giới là không tồn tại. Vốn chỉ có vũ trụ không ngừng vận động mà thôi. Kim says: ”sự tiến bộ của khoa học … tinh xảo hơn thôi ” là sai. Ngày ngày người ăn gì,sống ở đâu. Người không thể dùng bất cứ lý do gì để phủ nhận giá trị khôn cùng của khoa học. Nếu thực là khoa học chỉ để”ăn lẫn nhau mà sống” thì con người chỉ có thể chết đi khi mới sinh ra, chứ nếu chỉ cần tồn tại một giây trên cõi đời này người cũng đã phụ thuộc vào khoa học. Không gian thời gian là có thực , chỉ có Tam giới, tây phương là ảo giác của con người với mong ước tìm được nơi cứu rỗi khi cùng đường. Con người như vậy là tự ti,nhược giả. Thích ca cũng thấy đời cùng túng nên mới cố tìm nơi an lạc. Tóm lại thích ca khó mà đứng ở vị trí cao nhất trong khoa học được. Người cũng vì rối đời mới tìm tây phương, vậy người cũng có điều chưa giải quyết được. Với lại khó biết là thích ca có tồn tại hay không! Khoa học không tồn tại lẽ vô chứng ( không có bằng chứng) như thích ca mà chỉ tồn tại lẽ hữu chứng như Einstein. Thích ca có sống mãi? Thích ca có tồn tại? Thích ca khó mà thông hiểu điều Einstein.

    • Thưa bạn, tôi đã nói rất rõ ràng, thậm chí dẫn chứng nguyên văn của các nhà khoa học để thấy rằng tâm thức đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành thế giới. Thế giới mà chúng ta đang sống cũng là thế giới ảo nhưng nó cao cấp hơn rất nhiều so với thế giới ảo của máy vi tính. Do sự đồng bộ cùa lục căn, lục trần và lục thức mà chúng ta không biết đó là ảo. Einstein không thừa nhận thế giới là ảo nên không hiểu được hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) và cũng thất bại trong việc thành lập lý thuyết Trường Thống nhất (Unified Field Theory). Phát hiện vĩ đại của Thích Ca là thế giới do tâm thức (A-lại-da thức) tạo ra và tất cả mọi sướng khổ của chúng sinh đều do tự mình tạo ra cả. Tôi thấy rằng dẫn chứng đã đầy đủ và rõ ràng nên sẽ không tiếp tục tranh cãi.

      • Hoang Ngoc Tuan nói:

        Có những cái nói người ta cũng không tin đâu. Bởi vì người ta có cái biên kiến + Bản ngã của người ta Duy Luc Thiền à. Hơn nữa năng lực của Tâm không phải ai cũng tin cũng hiểu đâu. Hồi đó Sư phụ từng nói Môn Tổ Sư Thiền rất khó hoằng dương chính là ở chỗ người ta khó tin tự tâm mình đầy đủ sẵn sàng, chỉ thích tìm cầu bên ngoài thôi. Vài lời chia sẻ với người có tâm huyết Tổ Sư Thiền.

      • Cám ơn Hoang Ngoc Tuan. Mình chỉ cố gắng trình bày cơ sở, chỗ dựa của niềm tin. Đọc xong có người tin, có người không tin, có người phản đối quyết liệt. Nhưng người phản đối càng quyết liệt bao nhiêu càng chứng tỏ tâm thức, niềm tin trước nay đã bị chấn động mạnh, lung lay cũng không chừng, có thể trong tương lai sẽ hiểu.

  10. Kim nói:

    Tôi trích câu nói ”ăn lẫn nhau mà sống” từ một bài của BS T N Ninh. Nó cũng chẳng khác chi câu “ cá lớn nuốt cá bé”.
    Khoa học chỉ hiện hữu vài trăm năm nay, trong khi Đức Phật Thích Ca ra đời hơn 2500 năm trước. Tin hay không tin vào lịch sử của Đức Phật tuy ban, nhưng Ngài là người được tôn sùng hơn hết trên toàn cầu này, bao nhiêu đền thờ, tượng đúc… tuy chính Ngài không muốn ai tôn thờ Ngài . Và hiện nay nhân loại lại đang hướng về Ngài nhiều hơn nữa.
    Hiện đại người ta hay tôn thờ thần tượng một cách quá đáng… Nhưng ai là người đã từng dám nói: “đừng tin những gì ta nói, những gì người khác nói…hay sách vở…mà nên tự trắc nghiệm bản thân”?
    Những gì Đức Phật nói chỉ là nắm lá trong lòng bàn tay. Những gì khoa học đang tìm kiếm cũng chỉ như vậy thôi. Khoa học dựa vào phương trình của Einstein sẽ làm cho con người ra ngoài không trung du ký tới các hành tinh khác…Và lòng tham con người bám víu lấy sự tồn tại của cái aỏ ảnh này sẽ tạo ra bao nhiêu vấn đề…chiến tranh trên không có thể tránh được không?
    Khoa học questions everything. Thich Ca Gautama cũng vậy, nhưng trong thời buổi đó không có khoa học. Vì nhờ thiền định mà Ngài tìm ra chân lý của tánh không và cause and effect, hay luật nhân quả, natural laws.
    Tôi không phủ nhận những phát minh diệu kỳ do khoa học hiến dâng cho nhân loại…nhưng con người là loài cao nhất trong chúng sinh, họ có những cái mind riêng biệt…không ai giống ai.
    Đức Phật đã cho chúng ta một phương pháp rất khoa học đó là “thiền định” để tự mình tame cái mind của minh đó.
    Đức Đa Lai La Ma thường có những buổi họp riêng với các nhà khoa học gia về nhiều vấn đề liên quan tới Phật pháp, Dharma quy vi nen Google trang web cua Ngai ma tham khao.
    Tôi muốn biết có nhà khoa học gia nào đã từng thực hành thiền định cao cấp chưa? Và nếu các khoa học gia cũng tập thiền định thì quả phúc thay cho nhân loại.
    Xin cham dut noi day.

  11. thái kinh nói:

    Đúng là chấp mê bất ngộ. Khó lòng mà giải thích được.
    Tôi không mong xung đột xảy ra!

  12. Tùng huỳnh nói:

    Thái kinh, chỉ có vài còm thôi bạn chứng tỏ là người có kiến thức sâu rộng.

  13. Kim nói:

    ” Do sự khác biệt về truyền thống tư tưởng đó, dù vật lý hiện đại có nhiều bước tiến gần với thế giới quan đạo Phật thì giữa hai bên còn cách nhau rất xa; và ta không nên chờ đợi là triết học Phật giáo sẽ cung cấp một cơ sở nào đó cho vật lý. Thực tế là cơ sở tư tưởng của Phật giáo là những tri kiến được con người chứng thực trong một dạng phi thường mà ta gọi là thiền định. Ngược lại không có nhà vật lý nào tuyên bố mình phát kiến ra một cái gì mới là nhờ thiền định, họ vốn có một cách tư duy khác .”
    Trích từ “Lưới Trời Ai Dệt” của Nguyễn Tường Bách .

  14. Thần cung nói:

    Ụa vậy cuối cùng ai đúng ai sai? Thái kinh đúng hay Duy lực thiền đúng? Còn Tùng huỳnh có ý gì vậy?
    Sao cuối cùng mà không có kết quả?

    • Mỗi người có sự bầu chọn của riêng mình. Duy Lực Thiền chỉ trình bày cơ sở khoa học tại sao bầu chọn Thích Ca mà không bầu chọn Einstein chứ không có ý áp đặt là mình đúng người khác sai. Cũng không cần thiết phải xác định đúng sai. Lúc bình thường hạnh phúc, mọi người cứ cho là thế giới là có thật chứ không phải ảo và cứ thoải mái hưởng hạnh phúc. Chỉ khi nào quá đau khổ tuyệt vọng mới cần tìm đến Phật giáo để suy xét là cuộc đời là thật hay ảo. Điển hình là nhà văn tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Kim Dung. Ông nói :
      “Tháng 10 năm 1976, con trai trưởng 19 tuổi của tôi Truyền Hiệp đột nhiên tự tử tại trường đại học Colombia New York – Mỹ. Điều này quả thực là quá đột ngột đối với tôi, giống như tiếng sét giữa trời quang. Tôi đau lòng đến nỗi muốn tự tử theo con trai. Lúc bấy giờ, tôi có thắc mắc rất mãnh liệt: “Vì sao phải tự tử? Vì sao bỗng nhiên lại chán sống?” Tôi muốn đến cõi âm và gặp mặt con trai Truyền Hiệp, tôi phải giải thích với con trai về điều thắc mắc này…Về sau tôi lĩnh ngộ được (hoặc nói cách khác là chân thành hy vọng) linh hồn của người đã mất không hề mất đi, thế là tôi đi tìm đáp án trong thư tịch của Phật giáo….Thế là tôi đặt Hội văn học Pali – Luân Đôn, mua toàn bộ bản dịch tiếng Anh “Nguyên thuỷ Phật kinh”. Cái gọi là “Nguyên thuỷ phật kinh” tức là chỉ các nhà nghiên cứu phật học cho rằng đây là tài liệu ghi chép sớm nhất và gần với những điều mà phật Thích Ca Mâu Ni đã nói nhất, Vì truyền từ phía nam Ấn Độ, vùng Sri lanka, cho nên còn gọi là “Nam Truyền Phật Kinh”. Các nhà phật học Đại thừa và các Tông phái Đại thừa hay gọi là kinh phật “Tiểu Thừa”.

      Hoá ra là như vậy, cuối cùng tôi cũng đã hiểu.” Thế đó, Kim Dung vì quá đau khổ đã tìm đến Phật giáo và cuối cùng đã hiểu cuộc đời là vô thường, huyễn ảo và ông đã bình an trở lại.

    • Tùng huỳnh nói:

      Đồng ý với Thái Kinh.! Xem còm hiểu ý.

  15. Kim nói:

    Con người luôn luôn đáp ứng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để sinh tồn.
    Các nhà khoa học trên hoàn cầu chưa hẳn cho Einstein là đúng hoàn toàn…hãy theo dõi những công trình chứng minh và đả phá của họ. Einstein và các nhà khoa học trên thế giới ngày nay theo thiển nghĩ họ là những vị Bồ Tát để lại cho nhân loại những suy tư không bao giờ được thoả mãn. Khoa học là sản phẩm của những suy tư triết học .
    Trên thế giới này vẫn còn có những bộ lạc vùng Amazon không hề có tham vọng “khoa học” làm năng triển đời sống của họ, họ không hề cần đến phương trình của Einstein mà họ vẫn sống một cuộc sống thiên nhiên mà chúng ta đôi khi ước muốn được như vậy.
    Chính ‘tâm’ con người là chủ động tất cả…các chủng tử tích luỹ từ vô thỉ giúp cho sự tiến hoá của nhân loại…nếu không chúng ta vẫn chỉ là loài có hai chân biết đi như khỉ vậy thôi.
    Tất cả trên đời này chỉ là một trò chơi trên một sân khấu của luân hồi, samsara…ai cũng là diễn viên xuất sắc trong vai trò họ đang làm.
    Xin mời đọc những bài của Achema trên trang blog:
    http://kim-kmbm.blogspot.com/2011/11/achema-life-and-death-song-va-chet-k-hi.html

  16. thần cung nói:

    ta cần phải xét đúng sai chứ

    • Lý là vô cùng, chúng ta không có hy vọng tất cả mọi người đều nhất trí với nhau. Chẳng hạn cuộc đời là thật hay là ảo ? Con người đã tranh luận với nhau mấy ngàn năm rồi mà không thể nhất trí. Thích Ca, Niels Bohr, David Bohm, Craig Hogan nói cuộc đời là ảo, còn Einstein, Thái Kinh, Tùng Huỳnh nói cuộc đời là thật…

  17. Tùng Huỳnh nói:

    Hãy giải thích “cuộc đời là ảo” bằng chứng lý khoa học và tâm linh rồi chúng ta nói chuyện tiếp.

  18. Kim nói:

    Có gì để nói và tranh luận nữa? Hay như người ta thường nghe câu “khi ta nói ra là đã có người hiểu sai rồi”
    Hơn nữa các kiến thức của chúng ta chỉ là những kiến thức nhai lại…
    Tốt hơn hết chúng ta nên theo dõi các chương trình vũ trụ học của các nhà khoa
    học nổi tiếng trên thế giới. YouTube co nhieu videos để sưu tầm và theo dõi.
    Nhưng tôi nghĩ quí vị nên đọc cuốn sách “Lưới trời ai dệt” của Nguyễng tường Bách
    Trong đó có nhiều dẫn chứng khoa học và tâm lý .

    Lưới Trời ai Dệt:
    http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=239487

    Prof. Dr. Thomas Metzinger – The Ego Tunnel
    Why there is no such thing as a self?

    The self is not a thing but an interesting and fascinating process
    that give you a conscious experience of being someone:

    Lawrence Krauss:
    Life, Universe and Nothing

    Thanks TB/DLT

  19. thái kinh nói:

    lý tưởng của tôi và của 2/3 thế giới này cũng giống như tôi. Không tin nhưng gì không có bằng chứng và mặc định rằng điều đó là sai. Thầy có nghĩ thế không. ? Thầy đừng cố thuyết phục 2/3 kia, bởi vì đó là điều không thế!

  20. Kim nói:

    TB/DLT có muốn thuyết phục 2/3 thế giới kia không? Đức Phật cũng đâu có muốn thuyết phục ai kia mà ? Sống chết chỉ cách nhau một hơi thở, đúng sai có nghĩa gì? Ngày hôm qua có còn đây không, những gì ta cho là hiện tại thì nó cũng đã từng là quá khứ và tương lai chính là hiện tại, chì trong một sát na.

    Yahoo questions and answers
    “Who do you think is a bigger genius: Einstein or Buddha?
    Einstein’s genuis however great it is, doesn’t help a man see beyond his death. It doesn’t at all address the fact that we are going to die one day and all the great name & fame or scientific credits we may earn is of no use after death.”

    Quotes from Yahoo Ask:
    Best Answer – Chosen by Asker

    “First of all, Buddhism is a philosophy, not a religion. The Buddha (Siddhartha Gautama) was a man. He had no supernatural powers. He couldn’t perform miracles, or raise people from the dead. He was not a god. In fact, he explicitly rebuked those who sought to treat him as one.

    The Buddha used his own powers of observation, intellect and reasoning, grounded in reality, to guide him to his enlightenment, and he spent his life explaining to others what he had learned. While he was doing this, he was also advising his followers NOT to accept what he was teaching or telling them at face value or to take his beliefs “on faith.” Rather, he counseled them to test his theories for themselves, and if they didn’t prove true, then reject them.

    That is exactly what Albert Einstein did. He said, basically, “Here’s what I have come up with. Test it for yourselves and see if it is wrong.” No “religious” leader or founder – not even Jesus himself – has ever invited his disciples to be that skeptical of the beliefs and truths he was teaching them. For the Buddha and scientists, such skepticism is an essential ingredient in arriving at the truth.

    In this respect, the Buddha and Albert Einstein are very much alike. Both relied on the power of the human intellect – not voodoo, flashy miracles or faith – to shed light on the mysteries of the universe and what it means to be human. Both are geniuses, and the rest of us would do well to study them.”

    TB/DLT có thể dịch sang Việt Ngữ ?

    Thanks

    • Tôi không cố thuyết phục ai, vì thuyết phục để làm gì ? Nhưng những ai đang đau khổ dằng dặc thì có thể dựa vào đó để giải quyết nỗi khổ tâm của mình. Bằng chứng có rất nhiều, đó là phát biểu của các nhà khoa học như Niels Bohr, Von Neumann, David Bohm, Craig Hogan…và thực nghiệm của các nhà đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý, Nghiêm Tân. Dường như ông chưa hay biết về cuộc khủng hoảng hiện tại của khoa học nói chung và Vật lý học nói riêng ? John Horgan đã viết cuốn The end of Science (Sự kết thúc của Khoa học). Còn nhà khoa học nổi tiếng nhất hiện nay là Stephen Hawking thì viết bài Gödel and the end of physics (Gödel và sự kết thúc của Vật lý học) ý họ muốn nói là lâu đài khoa học xây dựng trên cơ sở không có gì vững chắc. Tóm lại tôi chỉ muốn trình bày lại Phật pháp dưới cái nhìn khoa học để ai cần thì sử dụng, ai không cần thì thôi, chứ không cố thuyết phục ai, vì như đã nói, lý là vô cùng.

    • Kim đã trích thì Kim nên dịch cho mọi người cùng xem. Thanks

  21. Kim nói:

    There will be another Einsteins to be born into this world and many Buddhas to be in the future. But suffering is always still there no matter what. Because if there is no suffering there will be no Buddhas to be born.

    Trong tương lai sẽ có nhiều Einsteins mới ra đời cũng như sẽ có vô số Phật đang và sẽ thành. Nhưng Dukha – hay khổ não vẫn còn đó mãi mãi. Khi nào không còn khổ đau, hay không hài lòng – unsatisfactory – thì sẽ không có ‘Phật’ ra đời hay nói ngược lại đã thành ‘Phật ‘rồi thì Dukha cũng biến mất, thế giới của 5 uẩn này cũng chẳng còn hiện hữu.

  22. Tùng Huỳnh nói:

    Thực tế thì người ta cố chứng minh triết lý phật giáo bằng những kiến thức khoa học hiện tại , chưa có ngược lại, những gì khoa học hiện đại chưa phát kiến thì triết lý đạo phật chưa được minh chứng.
    Xin mời “TÁNH KHÔNG, THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VÀ VẬT LÝ LƯỢNG TỬ ”
    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-87_4-7482_5-50_6-1_17-68_14-1_15-1/tanh-khong-thuyet-tuong-doi-va-vat-ly-luong-tu-duc-dat-lai-lat-ma-tran-uyen-thi-dich-va-chu-giai.html

    • Đạt Lại Lạt Ma nói khá dài nhưng cũng chưa rõ ràng lắm, tôi xin tóm tắt như sau :
      Vật lý lượng tử nói rằng thân thể của ta, nhà cửa xe cộ mà ta đang sử dụng, thế giới ta đang sống cũng chỉ là ảo hóa chứ không phải là thật. Sự thật chỉ co vài loại hạt như quark, electron, higgs (đem lại khối lượng cho vật chất) và forces (lực tương tác để giữ cho cấu trúc nguyên tử bền vững). Mà các loại hạt đó cũng chỉ là hạt ảo, nghĩa là nếu tách riêng một mình thì chúng không tồn tại. Và người quan sát có góp phần quan trọng tạo ra chúng. Đó chính là cuộc khủng hoảng của Vật lý học hiện đại, nghĩa là khi đi tìm sự hiểu biết tận cùng về sự vật thì thấy rằng vật không có gì là thật cả. Thích Ca từ hơn 2500 năm trước đã nói đó là tánh Không của vũ trụ vạn vật. Còn Einstein thì nói rằng đó là sự tương đối, nhưng Einstein còn vướng ở chỗ cho rằng không gian là có thật, chỉ có thời gian và vật thể, khối lượng là tương đối nghĩa là có thể co dãn. Nhưng hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) làm cho ông bối rối vì không hiểu sao hai photon ở cách xa nhau mà lại có thể truyền tín hiệu cho nhau tức thời không mất chút thời gian nào. Ông nói lên sự bối rối của mình bằng câu “Spooky action at a distance” (Tác động ma quái từ xa).

      • KM nói:

        Interesting to read about Einstein:
        Is it true that Albert Einstein failed in mathematics many times during his school days?
        http://www.quora.com/Albert-Einstein/Is-it-true-that-Albert-Einstein-failed-in-mathematics-many-times-during-his-school-days

      • Einstein failed in mathematics many times during his school days, it’s alright, but his errors during his life as a scientist are just more important. Those are : Chronology of Einstein’s Mistakes
        1. 1905 Mistake in clock synchronization procedure on which Einstein based special relativity
        2. 1905 Failure to consider Michelson-Morley experiment
        3. 1905 Mistake in transverse mass of high-speed particles
        4. 1905 Multiple mistakes in the mathematics and physics used in calculation of viscosity of liquids, from which Einstein deduced size of molecules
        5. 1905 Mistakes in the relationship between thermal radiation and quanta of light
        6. 1905 Mistake in the first proof of E = mc2
        7. 1906 Mistakes in the second, third, and fourth proofs of E = mc2
        8. 1907 Mistake in the synchronization procedure for accelerated clocks
        9. 1907 Mistakes in the Principle of Equivalence of gravitation and acceleration
        10. 1911 Mistake in the first calculation of the bending of light
        11. 1913 Mistake in the first attempt at a theory of general relativity
        12. 1914 Mistake in the fifth proof of E = mc2
        13. 1915 Mistake in the Einstein-de Haas experiment
        14. 1915 Mistakes in several attempts at theories of general relativity
        15. 1916 Mistake in the interpretation of Mach’s principle
        16. 1917 Mistake in the introduction of the cosmological constant (the “biggest blunder”)
        17. 1919 Mistakes in two attempts to modify general relativity
        18. 1925 Mistakes and more mistakes in the attempts to formulate a unified theory
        19. 1927 Mistakes in discussions with Bohr on quantum uncertainties
        20. 1933 Mistakes in interpretation of quantum mechanics (Does God play dice?)
        21. 1934 Mistake in the sixth proof of E = mc2
        22. 1939 Mistake in the interpretation of the Schwarzschild singularity and gravitational collapse (the “black hole”)
        23. 1946 Mistake in the seventh proof of E = mc2

    • Kim nói:

      Theo Kim thi quí vị có kiến thức bàn về khoa học vật lý phai co căn bản English…Tôi không nghĩ các khoa học gia có ý định chứng minh triết lý Phật Giáo…họ có óc tò mò tìm tòi nhưng dùng toán học chứng minh ngược xuôi, xuôi ngược để không còn có sự ngờ vực nào…Đó cũng là đều nhân loại nên hánh diện. Việc so sánh khoa học vật lý và Phật giáo chỉ có trong trí tưởng tượng của con người…không ngoài cái bản ngã bé nhỏ của họ. Nghe nói có bao nhiêu câu hỏi do một tì kheo chất vấn mà Đức Phật từ chối không trả lời vì chúng không liên quan và giúp cho mục đích cứu khổ, giải thoát nhân loại của Ngài.
      “Science without Buddhism,Wild goose chase
      Buddhism without Science,Buddhism
      Buddhism with Science, Broader based Buddhism
      Science with Buddhism, Moral based Science”

  23. thái kinh nói:

    nếu ai nói đức phật không muốn thuyết phục người khác thì đúng là sai lầm. Đức phật vốn muốn thuyết phục người khác làm theo mình tức là làm điều thiện tránh điều ác.Còn những người có đặc dị công năng thì dù không giải thích được nguyên nhân nhưng cũng không thể quả quyết rằng điều đó là do phật pháp. Những chuyện hoang đường cũng thường xảy ra vào thời xưa như việc coi trái đất là trung tâm vũ trụ. Không sớm thì muộn cũng có một người như côpecnic mà thôi. đó là chân lí không bao giờ lay chuyển , rồi ngày nào đó sẽ có một người chứng minh được Đặc dị công năng chẳng phải là môt điều gì đó phi phàm mà là một chân lý khả dĩ! Nếu ai nói điều tôi nói là không đúng thì hãy tự xét xem mình đã chắc chưa?

    • prokhanh nói:

      Thái kim thân mến tôi rất muốn chia sẻ hiểu biết của bạn và của tôi trên tinh thần học hỏi nhau.và tuyệt đối không cóSự chê bai hiềm khích nhau làm gì.chỉ một mục đích tranh luận lí luận nói chung là chỉ trao đổi kiến thức cho nhau mà thôi theo tinh thần không bit thì hỏi chứ không phải mạt sát kiến thức của nhau là ai hơn ai thua.những câu hỏi không loại trừ những câu hỏi hóc búa khó hiểu vì như vây mới hiểu nhau được.nhưng mình sin nhắc lại là trên tinh thần thiện chí bạn nhé!

  24. Kim nói:

    Xin lỗi ạ. Tại sao chúng ta cứ phải thay lời Phật Thíc Ca nói thế này nói thế kia? Hãy tự nhìn vào tâm tư của chính ta. Những ngôn từ danh nghĩa không bao giờ diễn tả được chân lý. Nếu bạn cho bạn là đúng thì tốt cho bạn nhưng chưa chắc chúng tôi hiểu hết ý của bạn là như thế nào cũng như bạn quả quyết 1/3 thé giới này là sai, sai cái gì? 2/3 thế giới kia cùng quan điểm của bạn, chứng minh khoa học dùm? cái 2/3 và 1/3 này cũng chỉ là một. Nó vô thường lên xuống chứ không vĩnh viễn là như thế.
    Nếu tôi nói bạn là người chủ quan hơn ai hết thì bạn nghĩ ra sao? Cái đó cũng không ảnh hưởng gì tới ai cả có đúng không? Muôn sinh vật vẫn trải qua sinh lão bệnh tử cái đó có cần chứng minh khoa học không?
    Thuở xa xưa tâm con người không bị vật chất tham ngã chi phối nên có nhiểu triết gia …Bây giờ người ta không tin ai cả , nếu Jesus and Buddha có mặt trên thế gian này giảng Pháp chắc cũng bị nhiều người chê bai, chất vấn và buộc tội nữa…..
    Chủng tử của muôn loài trên thế gian đã bị loãng nhiều và trộn hợp lẫn nhau nên ngày nay tiến triển khoa học là do tất cả chúng sinh trên thế gian đều góp phần. Nhĩ thông nay có telecommunication, nhãn thông có kính hiển vi ,viễn kính nhìn vũ trụ as far as the mind can develop the tools…con người dùng máy bay c̃ung bay như loài chim…Ý thức hay consciouness là những sự thu thập và trao đổi ý tưởng, không có ý định thì không có gì thành. What you think you become. Chủng tử có thể ví như khi ta chích ngừa polio vài lần, thì trong hết cụộc đời của ta ta sẽ không bị mắc chứng bịnh này nữa…thật vậy, trong lượng thuốc nhỏ bé sao các hoá chất có thể phân tán ra thật siêu vỉ trong máu, tế bào mà không bị huỷ hoại?
    Có thể chứng minh trong khoa học có triết lý nhưng để chứng minh triết lý ta phải kinh nghiệm bản thân…Kinh nghiệm bản thân, personal experience, không cần ai phải tin ai cả.
    Câu này trích từ phim Tây du kí 2011 thấy hay hay:
    “Khắp chốn chúng sinh tin rằng tán dương không phải ý nghĩa công đức.
    Tất cả chư Phật phải niệm Kinh.
    Đấy là Phật Pháp mà cũng không phải là Phật Pháp.
    Cho nên Phật Pháp ta nói chỉ là một cách diễn đạt bằng ngôn ngữ chứ không phải Phật Pháp thật. Vì vậy cũng không thể nói Pháp ở bên ngoài, Phật ở trong Tâm. Phải tự bản thân giác ngộ mới là Phật Pháp.
    Đệ tử xin nghe.”
    Nếu nói rằng Đức Phật ‘ muốn thuyết phục’ thì bạn có nghe truyền lại là nếu người nào không muốn nghe Pháp thì Phật nói hãy để yên họ không? Có khi nào bạn đem con ngựa tới giòng suối để bắt nó uống nước được không? “People, like horses, will only do what they have a mind to do.”
    Tôi đã tư bảo không bàn luận nữa mà sao vẫn cứ dài giòng văn tự. Dầu sao cũng cám ơn quí vị cho tôi cơ hội ôn lại kiến thức lượm lặt từ bao lâu nay nhưng tôi không dám thuyết phục ai hết.
    kim

  25. NguyenTam nói:

    Chào Truyền Bình và các bạn, tôi mới biết trang này nhưng cũng như những bài mà tác giả TB có viết. Tôi thấy sự tranh luận để tìm hiểu vấn đề khoa học trong bất kỳ lĩnh vực gì cũng cần phải có và có lẽ trong Phật giáo cũng vậy. Đức Phật không lan man đến vấn đề giải quyết tranh luận cái nào có trước, cái nào có sau điều này phải chăng Đức Phật đã nhìn ra bản chất thực của vũ trụ là không có thật hoặc Đức Phật không nhìn ra nên sự giải thích của ngài không đi sâu vào vấn đề này nhưng Đức Phật không đưa ra cách giải thích mà chỉ hướng đến chân lý tìm sự giải thoát đó là giác ngộ, điều này qua các giai đoạn lịch sử thìcác quan điểm vật chất có trước hay ý thức có trước, thuyết trung dung của các triết gia đã tồn tại hàng nghìn năm nay và tranh luận đến tận bây giờ… Vật lý hiện đại thì như Truyền Bình đã viết cũng không đi đến tận cùng của bản chất vậy thì thuyết duy tâm tức ý thức có trước phải chăng là đúng? Tôi tin vào Đức Phật vì theo như bài viết thì Đức Phật đã nhìn ra bản chất thực của thế giới chỉ là ảnh và các sự tồn tại hay kết hợp phải có sự liên kết mà tạo thành giống như hạt quark nếu đứng đơn lẻ thì không thể tạo hạt lớn hơn proton và neutron và sẽ không có nhà, xe, máy bay, du thuyền … nhưng hạt quark là hạt cơ bản tạo nên 99,9% vật chất bình thường, tuy nhiên không thể nghiên cứu một hạt quark đơn lẻ trong phòng thí nghiệm. vậy thì phải có sự kết hợp nhà Phật nói đó là tuỳ duyên đều là do ý thức cả thôi “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Đức Phật đã tìm ra bản chất của vũ trụ là không có thực do vậy ngài chỉ dẫn chúng ta đến đạo giác ngộ. Mong được làm quen với Truyền Bình nếu có thể xin hãy liên lạc qua địa chỉ Email: nguyenhqv@gmail.com hoặc nghqv@yahoo.com.
    Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

    • Cám ơn NguyenTam đã có phản hồi tích cực. Đức Phật không có kiến lập chân lý, vì như Long Thọ nói “Tâm như hư không vô sở hữu” (Tâm giống như hư không chỉ là ảo chứ không phải thật) Trong Tam giới chỉ toàn là ảo hóa chứ không có gì là thật cả. Đúng sai cũng chỉ là ảo tưởng. Chân lý khoa học cũng chỉ là ảo tưởng. Kinh Phật nói Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, nhưng chúng ta cũng đừng cho là ý thức có trước, bởi vì thời gian là không có thật, sự phân chia quá khứ hiện tại tương lai cũng chỉ là ảo tưởng, nói tâm có trước hay vật có trước cũng chỉ là ảo tưởng. Kinh điển nói rất nhiều, nhưng không phải là tuyên thuyết chân lý mà chỉ nhằm phá sự chấp thật của con người để chúng giác ngộ, thoát khỏi khổ ách do chính mình tạo nên. Khoa học ngày nay đã nhìn ra điều đó. Niels Bohr nói quark, electron chỉ là hạt ảo vì khi bị cô lập chúng không tồn tại. Heisenberg nói nguyên tử không phải là vật (“Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” _ Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật). Vậy thì chủ nghĩa duy vật đã bị phá sản vì không còn vật để “duy”. Còn Phật nói duy tâm không giống như Marx nói duy vật. Vì như Bát Nhã Tâm Kinh nói “Sắc bất dị không, Không bất dị Sắc…” (Vật chất không khác Không, Không không khác vật chất. Nên hiểu rằng Không cũng tức là Tâm, như vậy Tâm và Vật cũng không khác nhau). Còn Marx thì chẳng bao giờ nói Vật chất chính là Ý thức.

      • NguyenTam nói:

        Kiến giải Duy Lực Thiền rất ý nghĩa nó mở cho tôi hiểu hơn về Đạo Phật, tôi có đọc nhiều bài viết của tác giả TB nên có cảm nhận được nhiều điều, có những vấn đề còn chưa sáng tỏ rất mong được trao đổi với TB. Nhưng với tôi nếu không có Đạo Phật là một bất hạnh cho nhân loại bởi Đạo Phật hướng con người đến lòng từ bi, từ bỏ Tham, Sân, Si tự mình tinh tiến trên con đường học hỏi đạt được giác ngộ không ai ngoài chính bản thân mình. Tiếc rằng xã hội ngày nay vàng thau lẫn lộn không biết đặt niềm tin vào đâu mọi thứ đều nghi ngờ lòng từ bi cũng bị nghi ngờ…tâm lý đám đông thậm chí cả quốc gia cứ như lên đồng, đi chùa lễ Phật cầu tài lộc, công danh, quan chức, tiền vàng mua bán thánh thần các lễ hội tiền vây quanh tượng Phật, tệ nạn đốt tiền vàng hương… gây lãng phí của cải vật chất. Tại sao không có một diễn đàn lớn tuyên truyền cho ngươi dân hiểu về Đạo Phật phải chăng thời kỳ mạt pháp là đây.
        Kính bút!
        Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

      • Cám ơn bạn NguyenTam đã thấy DLT có chút lợi ích. Nếu bạn có nhu cầu trao đổi thì hoặc phản hồi trên DLT hoặc viết thư riêng theo địa chỉ lathieutsinh@yahoo.com.vn. Thân mến.

  26. cute nói:

    Tại sao ta lại có hỉ nộ ái ố vậy

  27. Đỗ Sơn nói:

    DUY LỰC THIỀN, bác này là thầy tu à ? 🙂

  28. Phan Thuan nói:

    1. Sai thuật ngữ chuyên ngành: thuyết tương đối rộng và thuyết tương đối hẹp chứ không phải thuyết tương đối đặc biệt.
    2. Chưa hiểu được từ “nhà khoa học”. Từ khoa học là nói đến tính chính xác, nói có dẫn chứng, có công trình. Không thể so sánh một nhà khoa học chân chính như vậy được.
    “Các nhà khoa học mơ tưởng đi tới Sao Hỏa, là việc hết sức khó khăn. Nhưng Thích Ca chỉ một niệm là có thể đến bất cứ đâu trong Tam giới”. Xin hỏi tác giả: Thích Ca đã biết vũ trụ hình thù thế nào chưa? Đã đáp xuống những hành tinh gì? Có lấy được mẫu vật về không mà gọi là nhà KHOA HỌC? Thích Ca là nhà Khoa học vậy đã có những công trình nào? Đóng góp gì cho sự phát triển của xã hội loài người? Nghĩ như vậy có mấy chục giời tôi cũng mất vài giây nghĩ thôi, chứ không cần đến Thích Ca.
    Bạn có biết cái ý niệm mà bạn nói suýt nữa thiêu sống một nhà khoa học không? Galileo là nhà khoa học chân chính, đo đạc thực sự, đưa ra dẫn chứng thực sự để kết luận Trái Đất quay quanh Mặt Trời nhưng mấy cái ý niệm (ngồi nghĩ) ấy lại cho rằng Trái Đất đừng yên! Chắc bạn biết câu chuyện này!??
    Nếu sống trên ý niệm ấy thì có lẽ tôi và bạn giờ có thể đang trèo cây hái quả ăn đấy!
    Viết gì thì viết nhưng đừng đưa những nhà khoa học chân chính ra để so sánh. So sánh như vậy là khập khiễng và vô vị! Người ta lại cười cho kiến thức của mình!

    • Tôi có trả lời phản hồi của bạn. Nhưng vì quá dài nên câu trả lời tôi đưa thành một entry mới nhan đề “Phật pháp là khoa học tâm linh có đóng góp lớn cho nhân loại” cũng đăng trên blog này.Thanks.

  29. thái kinh nói:

    thế gian hiếm có người sáng suốt để nhận ra đâu là tôn giáo và đâu là khoa học như Phan Thuan

  30. vo danh nói:

    cuoi cung van la co 2 phe neu noi ve mat khoa hoc la nhu hai so doi xung qua diem 0 tren truc so , chan ly thi khong can phai bao ve , cung khong can phai giai

    • Đúng là điều gì có thể nói được, diễn giải được đều không phải chân lý, không phải nghĩa thật. Nhưng khoa học vẫn phải cố gắng tìm kiếm sự thật, Đức Phật vẫn phải thuyết giảng hàng ngàn bộ kinh. Thế giới chỉ là ảo tưởng, nhưng hàng ngày con người vẫn phải đi cày để kiếm sống qua ngày.

  31. vodanh nói:

    neu da la ao tuong thi tai sao lai phai tao ra no viec gi phai ton cong vo ich vay?

    • Đó là sự mê muội của nghiệp chướng, phải giác ngộ mới có khả năng buông bỏ, mới thoát được sinh tử luân hồi, mới hiểu tất cả việc làm đều là vô vi, không có người làm, cũng không có việc làm.

    • Kim nói:

      Có nhiều người cố tình không muốn tìm hiểu về vô ngã, vô thường, tuy họ có khái niệm đời là bể khổ, về sinh lão bệnh tử. Tìm hiểu triết lý này để giúp con người không còn tham vọng bám víu vào cái ‘ngã’ giới hạn trong thời gian ngắn là khoảng 100 năm. Khi đã bám víu lấy ‘ngã’ thì có tham, có sân, có si vì ai cũng sợ chết cả. Người đã có ý muốn tìm hiểu thêm thì đề tài rất là hữu ích và very interesting. Xin DLT tiếp tục.

  32. Thanh Yên nói:

    “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” (Lão tử – Đạo đức kinh). Quý vị tranh luận, gắng thuyết phục người, bảo vệ cho quan điểm của mình suy cho cùng vẫn là việc làm không cần thiết. Vì rằng mỗi người có tri kiến & ngã chấp riêng, nghiệm & tin, theo tinh thần nhà Phật há chẳng phải là ở chỗ tự thân tâm mỗi người ngộ sao (tướng tại tâm sinh), nên khó có thể khiến người phải tin theo ý kiến của mình lắm! Rộng hơn, tỷ như cá làm sao diễn tả cho kiến hiểu đúng được cảm nhận dưới nước của cá, cũng như ngược lại, kiến là sao có thể cho cá hiểu cuộc sống trên cạn của kiến!?
    – Khoa học: chứng minh & thực nghiệm, suy lý logic
    – Phật học: tự chứng nghiệm bằng bản thân
    Dùng 2 “hệ quy chiếu” khác nhau để tranh luận sự đúng đắn của một “nghiệm số” phải chăng là việc làm ko thể?!

  33. Thanh Yên nói:

    Cảm nhận của riêng tôi:
    Các bài viết của TB rất hay, rất đáng để đọc & suy ngẫm. Nhưng các luận cứ trả lời những ý kiến phản biện của DLT vẫn chưa thật sự thuyết phục lắm! Vì rằng, khi thì vận dụng trích dẫn những ý kiến của các nhà VL học hiện đại, khi thì nói theo kiểu “tín điều” không có căn cứ chứng thực… thì làm sao đủ sức thuyết phục được người khác, nếu theo tinh thần khoa học!? Còn nếu theo tinh thần đạo học thì lại càng không thể, vì cái chứng nghiệm của riêng mình đâu thể diễn đạt được cho người khác hiểu & tin nếu họ chưa chứng nghiệm như mình!?

    • Lý là vô cùng nên tất nhiên không thể tranh luận cho thống nhất được. Tuy nhiên mọi người có thể phát biểu ý kiến của mình một cách ôn hòa. Thật sự là tôi không muốn cố thuyết phục mọi người nên chỉ trả qua loa mà thôi vì các lập luận đã trình bày đầy đủ trong các bài viết.

      • Kim nói:

        Thanh Yen: “Còn nếu theo tinh thần đạo học thì lại càng không thể, vì cái chứng nghiệm của riêng mình đâu thể diễn đạt được cho người khác hiểu & tin nếu họ chưa chứng nghiệm như mình.”
        Đúng thế gíác ngộ chì có thể đạt được cho chính bản thân cá nhân. Đức Phật Thíc Ca không đạt giác ngô cho ai cả, Ngài chỉ khai thị cho mọi người tới nghe và thấy những gì Ngài làm. khi người học trò ở đâu, người thầy có mặt ở đó, nhưng người thầy không làm gì cả,nếu thầy làm gi thì người học tro sẽ bị lệ thuộc vào thầy, va nghiệp sẽ tạo nên.
        Thầy chỉ là một sự trợ giúp thầm lặng, không liên hệ và vướng víu với nghiệp của ta. Tất nhiên, thầy cũng không tạo ra bất cứ một nghiệp mới nào, Thầy chuyển hoá ta mà không cần chạm tới ta.

      • Phật nói tất cả đều là tưởng tượng (thế lưu bố tưởng) nên dù là Phật cũng không thể can thiệp vào tưởng tượng của chúng sinh. Nhưng đôi khi Phật cũng thị hiện cho người khác thấy một vài cảnh giới mà họ chưa từng thấy trong hiện kiếp, giống như chúng ta trình chiếu một video cho người khác coi, coi xong tin hay không là tùy ở họ.

  34. Khang nói:

    Phật nói tất cả là không rồi, một khi nói ra là đã sai với sự thật, vì vậy không cần nói gì thêm nữa. mọi chuyện vẫn là Như thế thôi.

  35. Kim nói:

    Moi nghe :Holographic noise
    The ‘AUM’…by Alan Watts

    • Alan Watts muốn mô tả thực tại nhưng ông biết ngôn ngữ có giới hạn không thể mô tả đúng thực tại. Diễn tả bằng video kết hợp với ngôn ngữ thì chính xác hơn nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng. Chỉ có giác ngộ tức mình chính là thực tại đó thì mới hoàn toàn.

  36. Phi Long nói:

    chi vì cái link liên quan đến Holographic noise mà làm cái 3g của tôi chạy hết tiền vừa đi nạp về 😀 Holographic noise nghĩa là thực tại là holographic trong quá khứ ?

    • Holographic noise (tiếng ồn toàn ảnh) là độ nhòe do thổi phồng từ hình ảnh 2 chiều lên thành lập thể 3 chiều, chứng tỏ vũ trụ vạn vật là số, là duy thức. Nó chứng tỏ không gian, thời gian và số lượng vật chất cùng một bản chất như nhau, đó là số, cũng có nghĩa tất cả chỉ là ảo hóa, giống y chang như thế giới ảo của tin học nhưng cao cấp hơn, thay vì 3 chiều (dài, rộng, thời gian), thế giới đời thường có 4 chiều (dài, rộng, sâu, thời gian). Dù tiếp xúc được bằng 6 giác quan, nhưng vật chất cũng là số, là ảo giống như bit tin học.

  37. Kim nói:

    @PhiLong: Tiếng ngâm ‘AUM’ đó là của Alan Watts.

  38. Phi Long nói:

    Duy Sư phụ quả là 1 cao thủ !
    … gì cũng biết
    Lãng mạn mà xin hỏi Duy sư phụ vài câu ạ
    1 . độ nhòe do thổi phồng từ hình ảnh 2 chiều được thổi từ đâu ?
    2 . Vũ trụ vạn vật là số , duy thức thì 2 khả năng về thực tại – thứ nhất là vũ trụ vạn vật đều có tinh thần trải khắp nơi ” xuyên qua nó ” để nó hiện hữu ; thứ hai vũ trụ vạn vật không hiện hữu và nó chỉ là sóng ,là hư vô và khi ta nhìn thấy nó ,khi mà tinh thần ta ở gần đó thì nó mới hiện hữu . Vậy ta đang ở khả năng nào của thực tại ?
    3 . cái gì đã làm lên sự đột sinh từ 2D lên 3D và 3D lên 4D ?
    4 . Có sự tác động ngược từ (n+1)D lên nD không ?
    5 . Tâm, thức , tinh thần con người có được thể hiện trên 2D ” nguyên thủy ” không (nghe nói bản 2D nguyên thủy này thấy được ở chân trời sự cố của hố đen) ?
    6 . Cái gì tạo nên bản 2D đó ?
    … Đến số 6 nó mới lãng mạn Duy Sư phụ ạ 😀
    Thank you, Duy Sư phụ

    • Tôi không không dám nhận mình cái gì cũng biết. Do đó tôi chỉ trả lời theo sự hiểu biết hữu hạn của mình. Xin trả lời chung cho cả 6 câu hỏi của bạn vì các câu đó có liên quan với nhau.
      Vũ trụ vạn vật là ảo ảnh 3D, nó có thể được ghi lại trên mặt phẳng 2D theo nguyên lý toàn ảnh. Từ 2D nó có thể phóng hiện trở lại thành 3D,4D động lực để nó phóng hiện theo Phật pháp là nhất niệm vô minh. Theo mô tả của khoa học thì khi chuyển từ 2D lên 3D nó sẽ có độ nhòe giống như khi ta phóng đại một tấm ảnh lên quá lớn thì nó bị nhòe, độ nhòe đó biểu hiện thành tiếng ồn toàn ảnh.
      Tất cả mọi động lực để chuyển từ 1D (điểm kỳ dị có kích thước Planck)lên 2D, 3D, nD đều là Tâm thức cả. Tâm theo PG thì bao gồm 8 thức trong đó cơ bản nhất là A-lại-da thức. Có rất nhiều vũ trụ song song tồn tại nhưng phần lớn con người không tiếp xúc được vì ở những chiều kích nD đó, các vũ trụ không hiển hiện mà bị cuốn lại, chỉ khi con người khai mở được các khả năng ngoại cảm thì mới tiếp xúc được, ví dụ các nhà ngoại cảm tiếp xúc được với vong linh chẳng hạn.
      Theo PG thì tâm thức cũng không phải nằm trong phạm trù 2D, cả 8 thức đều là không cả. Phật tánh cũng là tánh không, nó không là gì cả nhưng lại bao hàm tất cả Tam giới, tất cả chỉ là ảo nên không trái với tánh không nhưng khi nó tạo được một cấu trúc ảo là con người và con người khởi lên nhất niệm vô minh thì vũ trụ vạn vật theo đó mà xuất hiện.
      Tôi dự đoán là tuy khoa học nhận thức được vũ trụ là số (digital) nhưng các khoa học gia không thể điều khiển được vũ trụ theo ý muốn, đó là do khoa học duy vật có giới hạn, khả năng duy lý của bộ não có giới hạn. Vũ trụ không phải là khách quan mà là do tâm tạo, do đó phải làm chủ được tâm mới làm chủ được vũ trụ. Mỗi người có một vũ trụ riêng và họ sống trong vũ trụ của mình. Do có cùng cộng nghiệp nên 7 tỉ người trên địa cầu thấy họ sống trong cùng một vũ trụ nên tưởng là khách quan, chẳng qua là họ tưởng tượng giống nhau nhưng thật ra cũng không phải hoàn toàn giống nhau. Nhận thức của họ luôn luôn có bất đồng. Tôi bầu chọn Thích Ca là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại vì Ngài đã khám phá ra Tâm là nguồn gốc của Tam giới, chỉ có giác ngộ mới giải quyết được mọi vấn đề của nhân sinh, hiểu ra là không một vấn đề nào là có thật.

  39. Kim nói:

    Câu hỏi rất hay và những câu bàn diễn rat thich thu. Đạo Phật thật màu nhiệm vì nó dẫn con người tới sự mở mang trí tuệ, tự mình tìm hiểu và kinh nghiệm bản thân, cùng một lúc khuếch trương tình nhân aí giữa người và người giữa người và vạn vật thiên nhiên trong vũ trụ này. Con đường tới hợp nhất và đồng nhất còn dài…Khoa học ngày nay chỉ là một phần của tâm linh. Cám ơn qúi vị. Xin tiếp tục…

  40. Phi Long nói:

    Thank you,Duy Sư phụ

  41. Minh Duc nói:

    Tâm Thức tạo ra vũ trụ vậy cái gì tạo ra tâm thức vậy thưa Duy Sư Phụ,cái này thật khó mà hiểu được.Cái gì cũng phải có khởi đầu của nó chứ nhỉíât mong Duy sư phụ giải thích cho em hiểu.Vì em thấy triết lý PG cao thâm quá,mơ hồ nhưng rất hấp dẫn.Và Muốn hỏi không biết bằng sự trải nghiệm tâm linh của mình Duy sư phụ đã có những phút nhập định và nhìn thấy được dù chỉ rất nhỏ trong những điều Đức Phật nhìn ra chưa ạ??

    • Bồ Tát Long Thọ nói : Tâm như hư không vô sở hữu (Tâm giống như hư không, không có thật). Đã không có thật thì làm sao có bắt đầu, làm sao có ai tạo ra nó, chỉ là tưởng tượng mà thôi, mà cũng không có ai là người tưởng tượng thực sự. Bộ não của ta giả lập ra sự tưởng tượng thì rõ ràng cũng chỉ là ảo tưởng. Mặc dù thầy Duy Lực chỉ muốn dạy Tổ Sư Thiền, nhưng tôi thú thật là chỉ hành Như Lai Thiền, dùng quán tưởng để xem xét những điều sâu kín trong kinh điển, và blog Duy Lực Thiền chính là nơi tôi giải bày quán tưởng của mình cho độc giả cùng thể nghiệm. Bạn nên xem thêm các video khoa học ở cuối bài “Vật chất, Năng lượng cũng là thông tin” để hiểu rõ thêm Phật pháp.

  42. laitran247 nói:

    Nếu như có thể xuất hiện đồng thời giữa hai photon thì có lẽ những ai đang niệm Phật phát nguyện vãng sanh cũng đang ở Cực Lạc mà không hay biết chăng ? Con có nghe Ấn Tổ nói là người tạo ác nghiệp thân tuy nằm giường bệnh nhưng tâm thức đã ở nơi địa ngục …hơi thở vừa dứt liền thấy ở nơi địa ngục mà không cần trải qua bất cứ không gian thời gian khoảng cách …phải nói dường như là đồng thời.

  43. Minh nói:

    Tác giả bài viết (Duy Lực Thiền) đã dựa một phần vào các dữ kiện khoa học trong cơ học lượng tử để củng cố thêm cho các tri kiến giác ngộ Phật pháp. Như vậy là có sự “dựa vào nhau” để chứng tỏ/sáng tỏ nhau rồi.
    Ngoài ra, khoa học có thể không đến được với chân lý tuyệt đối, nhưng bù lại có thể phổ biến rộng rãi nhờ có toán học. Còn giác ngộ Phật giáo thì đến được với chân lý tuyệt đối, nhưng bù lại thì rất hiếm người đat tới, đó là nhược điểm.

    Sự đánh đổi giữa số lượng và chất lượng là ở đây.

    • Hiện tượng rối, vướng víu lượng tử (quantum entanglement) chứng tỏ rằng số lượng không có thật. Một cũng là Tất cả. Hơn 7 tỉ người trên thế giới cũng chỉ là một Tâm mà thôi.

    • Kim nói:

      “Còn giác ngộ Phật giáo thì đến được với chân lý tuyệt đối, nhưng bù lại thì rất hiếm người đat tới, đó là nhược điểm.” Chữ “Nhược điểm” có lẽ dùng sai. Đức Phật đã từng nói “ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành.” Cho thời gian là tưởng tượng, thì thời gian là vô tận, việc chúng ta đạt tới chân lý cũng không xa lắm…vài ngàn kiếp nữa cũng không sao cả…không ai tới trước và cũng không ai đi sau. Cười thôi.

      • Kim nói:

        Xin sửa lại : ‘Cho thời gian là tưởng tượng, không gian là vô tận ….việc chúng ta đạt tới chân lý cũng không xa lắm…vài ngàn kiếp nữa cũng không sao cả…không ai tới trước và cũng không ai đi sau. Cười thôi.

      • Có cũng không thật là có, Không cũng không thật là không, Trung cũng không thật là ở giữa. Rốt cuộc thì Ưng vô sở trụ mà thôi !

  44. AHung nói:

    Mình thích nhất là được bác Truyền Bình giới thiệu loạt video về hologram. Tuy nhiên hiện tại quá ít thông tin về cái này quá, mong bác có thông tine nào thêm về hologram thì chia sẻ cho mọi người được mở rộng tầm hiểu biết, cảm ơn bác nhiều

    • Loạt video về hologram universe có ý nghĩa về triết học rất sâu rộng và nó cũng có tác dụng chứng thực cho những điều được tuyên thuyết trong kinh điển Phật giáo mấy ngàn năm qua. Nếu bạn thích thì hãy xem đi xem lại cho kỹ và rút ra những ý nghĩa đó. Chúng có thể hướng cuộc đời của bạn đi theo một hướng khác nhiều thức tỉnh hơn.

  45. Hieu Dao nói:

    Xin hỏi bài viết này được post ngày 25/11/2011, sao lại có nhắc đến sự kiện máy bay MH370 mất tích (ngày 085/03/2014) được vậy ạ?

    • Có gì lạ đâu bạn, bài viết post lên xong đâu phải nằm chết dí, vẫn còn tiếp tục sửa đổi bổ sung dài dài. Mỗi bài viết cũng có đời sống của nó nên thay đổi bổ sung là bình thường mà.

  46. Thuận Quách nói:

    Mình cảm ơn bạn đã chia sẻ

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s