SỰ BẮT ĐẦU CỦA KHOA HỌC TÂM LINH

Nhân loại đã bước qua thế kỷ 21, tri thức của nhân loại đã đạt tới chỗ hiểu được tính chất duy vật khách quan của khoa học đã kết thúc, không còn nữa, thực tế là không có thật.

Tiến trình này đi từ việc khám phá sự bất định của hạt photon (ánh sáng) do De  Broglie, nhà vật lý Pháp, nêu ra năm 1923 (hạt photon có biểu hiện khi thì là hạt khi thì là sóng, mà hạt và sóng có thể coi là một cặp phạm trù mâu thuẫn giống như vật chất và tinh thần, nên nhớ nhà vật lý David Bohm coi ánh sáng là hiện tượng tâm lý chứ không phải là vật lý). Khám phá này kết thúc cuộc tranh luận về bản chất của vật chất là hạt hay là sóng, (hạt do Newton chủ trương và sóng do Huygens ủng hộ) đến việc khám phá ra nguyên lý bất định của Heisenberg (Heisenberg presented his discovery and its consequences in a 14-page letter to Pauli in February 1927. The letter evolved into a published paper in which Heisenberg presented to the world for the first time what became known as the uncertainty principle _ Heisenberg trình bày khám phá của mình và các hệ quả của nó trong bức thư dài 14 trang cho Pauli trong tháng 02-1927. Bức thư được công bố trong đó Heisenberg lần đầu tiên trình bày với thế giới về cái mà về sau trở thành nguyên lý bất định) điển hình là không thể xác định đồng thời xung lượng và vị trí của hạt electron,. Những phát hiện này hình thành môn cơ học lượng tử, nhận thức về thế giới chẳng những khác với Newton mà còn khác với Einstein. Rồi đến định lý bất toàn do Kurt Godel khám phá năm 1931, nêu ra sự giới hạn của tất cả tư duy lô gích, tất cả lý học. Einstein cực lực phản đối cơ học lượng tử, ông và hai nhà khoa học khác (Podolsky và Rosen) viết ra bài báo nổi tiếng mà sau này gọi là nghịch lý EPR, họ làm một thí nghiệm ảo để vạch ra sự không hoàn thiện của cơ học lượng tử. Einstein tuyên bố một câu rất nổi tiếng “Chúa không chơi trò xúc xắc với vũ trụ” (God does not play dice with the cosmos), ý ông muốn nói là vũ trụ được sắp xếp theo qui luật trật tự chứ không phải ngẫu nhiên, bất định. Nhưng những thí nghiệm thật tế, chặt chẽ và những khám phá về sau, cho thấy Einstein sai lầm. Alan Turing phát hiện sự ngẫu nhiên trong hiện tượng mà ông gọi là Sự Cố Dừng máy computer (The Halting Problem) Chaitin tiếp tục nghiên cứu sự cố dừng máy và khám phá ra số Omega, đó là một số thực (real number) xuất hiện ngẫu nhiên và không thể tính toán được. Như vậy, người ta có thể nói rằng Chúa chơi trò xúc xắc trong mọi lĩnh vực, từ vật lý (nguyên lý bất định) đến toán học (số omega) và cả trong sinh học (sinh vật đột ngột xuất hiện rất nhiều trong kỷ Cambri, phủ định Cây Sự Sống cũng tức là phủ định thuyết tiến hóa) nhiều sinh vật xuất hiện hàng trăm triệu năm mà không thấy có sự tiến hóa nào.

Các phát hiện lớn trên dẫn tới sự kết thúc của khoa học với tính cách là một bộ môn duy vật khách quan. Vì người ta nhận thấy khoa học vẫn là tùy tiện, ngẫu nhiên, chọn lấy một cái gì đó phù hợp với nhận thức chủ quan của con người rồi nói đó là quy luật khách quan, không hiểu là con người bị các giác quan của mình đánh lừa. Newton, Darwin và Einstein là những trường hợp điển hình. Sai lầm của Einstein chứng tỏ rằng tuy ông nhận thức sâu rộng hơn Newton rất nhiều nhưng vẫn còn chủ quan.

Nhân loại sắp bước vào một cuộc cách mạng khoa học mới. Đó là khoa học tâm linh có liên quan nhiều tới đặc dị công năng. Trước khi đề cập tới cuộc cách mạng khoa học mới, chúng ta hãy điểm lại tình hình nghiên cứu về khoa học tâm linh trên thế giới và cuộc tranh luận dữ dội về vấn đề này qua bài viết của tướng quân Trương Chấn Hoàn (Hội trưởng Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc), một người triệt để duy vật chủ nghĩa nhưng cũng sẵn lòng mở cửa cho khoa học tâm linh.

TruongChanHoan

Tướng quân Trương Chấn Hoàn

Sách Trung Quốc Bách Khoa Niên Giám năm 1981, trang 367 có giới thiệu tình hình phát triển của đặc dị công năng trong cơ thể con người trong hai năm trở lại, và chỉ ra : “Việc nghiên cứu này được sự quan tâm và đóng góp của không ít các khoa học gia Trung Quốc như Tiền Học Sâm, Kiến Thời, Vương Xương, Triệu Trung Nghiêu…Nhưng cũng có một số người vẫn còn thái độ hoài nghi đối với tính chân thực của đặc dị công năng nhân thể. Sự thực đúng là như vậy.

Mùa thu năm 1981, cuộc nghiên cứu tranh luận về đặc dị công năng nhân thể bộc phát dữ dội. Thực ra hiện tượng nhân thể đặc dị công năng, trong thư tịch cổ của Trung Quốc có ghi chép, trong dân gian cũng có truyền thuyết. Nhiều thầy thuốc Trung Y, sử học gia, nhà khí công đã sớm biết hiện tượng này. Vả lại, cũng không phải chỉ Trung Quốc mới có.

A/ Tình hình chung trên thế giới

Tại Mỹ, việc nghiên cứu về đề tài này đại khái đã bắt đầu từ thập niên 40 của thế kỷ 20, đến thập kỷ 70 đã phát triển khoảng 10 đơn vị tập thể nghiên cứu. Việc nghiên cứu đại thể chia làm ba loại, một là sau khi sự kiện phát sinh, điều tra tại hiện trường; hai là có người cụ thể có công năng đặc dị, biểu diễn tại hiện trường, thậm chí diễn xuất trên vũ đài; ba là trong phòng thực nghiệm, trong điều kiện hết sức nghiêm nhặt, dùng thiết bị khoa học quan sát trắc nghiệm nhân thể đặc dị công năng. Hiển nhiên là loại thứ nhất và loại thứ hai không đạt yêu cầu thực nghiệm khoa học. Nhưng từ thập niên 70 trở về sau, do nguyên nhân xã hội tại Mỹ, người Mỹ ngày càng thích xem biểu diễn và diễn xuất nhân thể đặc dị công năng, đại đa số là săn tìm sự kỳ lạ, khiến cho loại hai nhất thời bộc phát, nhưng người biểu diễn hoặc diễn xuất đặc dị công năng tranh nhau hơn thua ở việc kỳ lạ, lấy giả làm loạn chân, lừa dối người mà thôi. Ở Mỹ lại có một số báo chí trên trang bìa hoặc trang nhất đăng những tít thật kêu, càng tô đậm sự quái lạ, quảng cáo ầm ĩ. Sự việc này phát triển khiến cho các khoa học gia Mỹ phản ứng. Thêm nữa, nhân thể đặc dị công năng phát sinh trên cơ thể người sống, con người bị nhiều nhân tố ảnh hưởng, công năng đôi khi không ổn định, có lúc trắc nghiệm thành công, có lúc thất bại, không giống trắc nghiệm trên vật lý, hóa học hoặc trên vật chất không có đời sống mà trăm lần thí nghiệm đều cho kết quả giống nhau; đối với đặc dị công năng, sự lặp đi lặp lại không phải lúc nào cũng thực hiện được. Ngoài ra đối với các khoa học gia, nhân thể đặc dị công năng vì có tính “quái đản” nên khó tiếp thu.

Tại Tây Âu, khoa học cận đại sau thế kỷ 16,  đã kinh qua nhiều lần biến đổi, giống như lực học lượng tử, biến cách của thuyết tương đối, cuối cùng cấu thành hệ thống lý luận khoa học hiện đại, thế nhưng nhân thể đặc dị công năng xem ra vẫn còn xa cách, chưa hội nhập vào khoa học hiện đại. Vì vậy không ít khoa học gia vẫn còn hoài nghi về việc nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng. Mặc dù tại Mỹ có thành lập tổ chức học thuật gọi là Hiệp hội Cận tâm lý học (Parapsychological Association). Năm 1969, hội này đã được kết nạp vào Hội Xúc tiến Khoa học Mỹ Quốc (American Association for the Advancement of Science) cũng tức là Hội Khoa học Kỹ thuật Mỹ Quốc. Nhưng cũng giống như Hội Người Mỹ Khoa học (Scientific American), hiệp hội phổ biến khoa học nghiêm túc, cao cấp này lại một mực phản đối việc nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng, bài xích cho rằng đó là ngụy khoa học. Vì vậy tại Mỹ, khoa học gia nghiên cứu đặc dị công năng tương đối gặp khó khăn vì không được ủng hộ. Có người nói trong năm 1973, chính phủ Mỹ dành ngân khoảng từ 1 tới 1.5 triệu đô la cho nghiên cứu, còn hiện tại mỗi năm dành 6 triệu đô la cho đề tài này. Hiện tại, 6 triệu đô la chưa bằng một nửa giá của một phi cơ tiêm kích, không phải là kinh phí lớn cho nghiên cứu. Tình hình của các quốc gia tây phương khác cũng tương tự như Mỹ.

Kể từ đầu thập niên 60 , liên tục có người nghiên cứu về nhân thể đặc dị công năng tại các quốc gia tây phương (trong số đó có người là khoa học gia, có người là phóng viên báo chí), phỏng vấn tại Liên Xô và tại các quốc gia Đông Âu khác. Theo giới thiệu của họ, tình hình tại Liên Xô và tại các quốc gia tây phương là giống nhau. Việc nghiên cứu về nhân thể đặc dị công năng chưa được quốc gia thừa nhận. Báo chí tại Liên Xô giới thiệu về hiện tượng đặc dị công năng không phải ít, nhưng các báo này đa số là báo khoa học phổ thông hoặc báo địa phương. Công tác nghiên cứu đều chỉ là hoạt động nghiệp dư của các nhà khoa học, không có sự chi viện của chính phủ. Không chỉ có thế, các báo có uy quyền của nhà nước như báo Sự thật (Pravda) thường có bài lên tiếng bài xích, tình huống bài xích thì tại Mỹ và các quốc gia Tây Âu không có. 

B/ Tình hình tại Trung Quốc

Tháng 5-1981, hội nghị thảo luận khoa học về nhân thể đặc dị công năng toàn quốc triệu tập tại Trùng Khánh. Ngày 8-8-1981, có người tại Đại học Nhân dân Trung Quốc trong khóa giảng mùa hè về “nguyên lý biện chứng duy vật chủ nghĩa” phát biểu diễn giảng về : “Dùng thái độ khoa học đối đãi triết học, giáo dục học_ kiêm luận dùng lỗ tai nhận thức chữ, loại phương pháp đấu tranh này là làm sao có thể khiến một số người công tác trong ngành triết học rời xa biện chứng duy vật chủ nghĩa”. Ngày 11-8-1981, người này tại hội nghị thường niên toàn quốc phổ biến báo chí khoa học và quảng bá học thuật truyền hình, phát biểu phê phán việc tuyên truyền giảng thoại về  “lỗ tai nhận thức chữ”. Việc này nhiều lần gây ảnh hưởng tới việc công khai tranh luận về nhân thể đặc dị công năng.

Tình hình này, một mặt, có người trên các tạp chí : “Tri thức là sức mạnh”, “Bách khoa tri thức”, “Nghiên cứu Triết học” , “Trung Quốc Xã hội Khoa học”, đó là các báo toàn quốc, phát biểu một loạt bài đặc biệt, như : “Bình luận về việc tuyên truyền ‘lỗ tai nhận thức chữ’ hơn hai năm nay”, “Duy linh luận, nghiên cứu tâm linh, siêu tâm lý học, nhân thể đặc dị công năng”, “Parapsychology và biến chủng của nó, nhân thể đặc dị công năng”. Và có người còn tự tổ chức xuất bản “Tư liệu điều tra nghiên cứu về vấn đề nhân thể đặc dị công năng” để làm cơ sở cho tiến hành nghiên cứu, phủ định và phê phán. Ngày 24-02-1982 tại Bắc Kinh có triệu tập một hội nghị báo cáo khoa học, có người báo cáo chuyên đề “Phân tích khoa học đối với cái gọi là lịch sử của nhân thể đặc dị công năng”. Ngày 25-02-1982 trên Nhân dân nhật báo có đăng bài tham luận chuyên đề : “Phê phán cái gọi là ‘nghiên cứu và tuyên truyền nhân thể đặc dị công năng’” và đề xuất phê bình bằng hình thức “án đối với kẻ lừa gạt” về “nhân thể đặc dị công năng”. Cho đến nay “Tư liệu điều tra nghiên cứu về vấn đề nhân thể đặc dị công năng” đã xuất bản được 8 kỳ. Ngày 10-07-1982 sau khi xuất bản kỳ thứ 7 và thứ 8, lại có người trên tạp chí “Tri thức là sức  mạnh” đăng xong phần thứ 5 và thứ 6 của bài “Bình luận tình hình tuyên truyền hơn hai năm qua về ‘lỗ tai nhận thức chữ’”.

Mặt khác, trên “Tạp chí Tự nhiên” kỳ 7 năm 1981, các đồng chí Tiền Học Sâm, Nhiếp Xuân Vinh, Hạ Sùng Dần có luận văn phát biểu về nhân thể đặc dị công năng, nói rằng đó là tồn tại khách quan. Ban biên tập của Tạp chí Tự nhiên phát hành tài liệu : “Thông tin về nhân thể đặc dị công năng”. Ngày 12-09-1981, Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc triệu tập đại hội  trù bị toàn thể lần thứ hai tại Thượng Hải. Tháng 12-1981 phân bộ Vân Nam, Tân Cương đề xuất đề án cho hội nghị lần thứ tư, dự bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5, yêu cầu chính phủ phê chuẩn, ủng hộ công tác triển khai nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng. Tháng 1-1982 tại Bắc Kinh Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc cử hành hội nghị, trù bị thảo luận về Vật lý chuyên nghiệp học thuật liên quan đến nhân thể đặc dị công năng. Từ ngày 16 đến ngày 21-08-1982  đáp ứng theo yêu cầu của Tiến sĩ Puthoff thuộc trung tâm nghiên cứu Đại học Stanford của Mỹ và được sự ủy thác của những nhà nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng Trung Quốc, hai người làm công tác khoa học của Trung Quốc, tham gia hội nghị năm thứ 25 của Hội Liên hiệp Tâm lý Đặc dị Mỹ Quốc, triệu tập tại Đại học Cambridge của Anh Quốc. Hai học giả này, tại hội nghị, giới thiệu về nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng tại Trung Quốc, được người tham dự nhiệt liệt hoan nghinh và rất coi trọng. Từ ngày 16 đến ngày 20-10-1982 Hội Nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc trù bị hội nghị toàn thể lần thứ ba mở rộng, triệu tập tại Bắc Kinh.

Tiêu điểm tranh luận về nhân thể đặc dị công năng tại Trung Quốc là :  

1/ Hiện tượng đặc dị công năng trên cơ thể con người có phải là tồn tại khách quan không ?

Người phản đối cho rằng : “Nhân thể đặc dị công năng căn bản là không thể được, không cần tiến hành thực nghiệm mới phán đoán được” (“Trung Quốc Xã hội Khoa học” năm 1982, kỳ 2, trang 41). “Các hiện tượng đó căn bản không phải là sự thật, là những sự việc căn bản không thể xuất hiện trong thế giới của chúng ta. Chúng ta là những người theo chủ nghĩa duy vật chỉ thừa nhận thế giới này của chúng ta. Đồng thời, các hiện tượng đó là phản vật lý học (từ đó phản nhân thể giải phẫu học, phản sinh lý học, phản tâm lý học). Các hiện tượng đó chẳng những phản lại các quy luật phổ biến của vật lý học, mà còn phản lại chủ nghĩa duy vật đặt cơ sở trên bản thân vật lý học” (tài liệu “Thảo luận nội bộ” năm 1982, kỳ 7, trang 13 của Phòng nghiên cứu chính sách thuộc Ủy ban Khoa học quốc gia)

Ngược về tháng 3-1979 khi “Tứ Xuyên nhật báo” đăng bài về sự kiện tồn tại nhân thể đặc dị công năng (Em bé Đường Vũ 12 tuổi, dùng lỗ tai nhận thức chữ), sau đó có người phê phán trên báo.

Kể từ tháng 9-1979, “Tự nhiên tạp chí” nhiều lần tường thuật các nghiên cứu trắc nghiệm về nhân thể đặc dị công năng của những người làm công tác khoa học. Ban đầu, tôi cũng không tin rằng lỗ tai có thể nhận ra chữ, đã có tranh luận, nhưng với tinh thần muốn biết mùi vị của trái lê như thế nào thì phải nếm thử, bèn làm trắc nghiệm. Ngày 27-11-1981, tôi làm trắc nghiệm đối với hai thanh thiếu niên, quả nhiên chúng có thể “dùng lỗ tai nhận ra chữ”. Trong các ngày 25 tháng 2, 27 tháng 2, và ngày 9 tháng 3 năm 1982, tại Bắc Kinh, 3 lần tổ chức trắc nghiệm nhân thể đặc dị công năng. Do quần chúng đề nghị dạng thức và trong điều kiện có giám sát, lần thứ nhất, về lỗ tai nhận chữ, viết ra chữ “đinh” , biện nhận không được. Lần thứ hai tăng gia thấu thị nhân thể thì biện nhận được. Lần thứ ba, tiến hành trắc nghiệm với 6 thanh thiếu niên có nhân thể đặc dị công năng khác nhau, phân thành 3 loại công năng : nhận thức chữ, thấu thị cơ thể và di chuyển vật thể, hoàn toàn thành công. Thí nghiệm có hơn 100 đồng chí chính mắt quan sát, sự thực chứng minh nhân thể đặc dị công năng là tồn tại khách quan. Những người phê phán người khác “lấy tai thay cho mắt”, thì rõ ràng chính họ mới là người “lấy tai thay cho mắt”.

Có đồng chí nói với tôi, người tiếp nhận thí nghiệm có người làm giả dối, đó là điều chúng tôi phản đối, cần giáo dục họ thực sự cầu thị, không nên làm giả, không cần phải làm giả. Ngoài ra, trong phương pháp trắc nghiệm, nên làm sao cho căn bản không thể làm giả được.

Có người dựa trên tư liệu điều tra nghiên cứu, chuyên đăng tường thuật những trường hợp làm giả, rốt cuộc cũng không khẳng định được sự thực khách quan tồn tại, phần lớn mang tính phiến diện. Lý luận chắc chắn là rất trọng yếu, nhưng lý luận từ đâu mà ra ? nếu lý luận của bạn không phù hợp với thực tế khách quan, thì phải sửa đổi lý luận cho phù hợp với thực tế khách quan, chứ không phải bẻ cong thực tế khách quan cho phù hợp với lý luận, đúng không ? Nếu tự mình không chịu tiếp xúc với thực tiễn một lần, chỉ lo phí sức phê phán, đề cao tác dụng trọng yếu của lý tính, của tư duy, thì có được sức mạnh gì ?

Không phải nói : “Làm lại một lần trắc nghiệm cũng chẳng hại gì sao ?” (mục đích này là rất rõ ràng). Được rồi, nếu có một ngày, dưới sự giám sát công minh chính trực của những người có trách nhiệm, dựa trên sự đồng ý của hai bên với thái độ khoa học nghiêm túc, làm một thực nghiệm với trình tự phương pháp bài bản. Nếu không thành, chúng tôi sẽ tự nhận sai lầm, thất bại nghiêm trọng. Nếu thành công, các anh tính sao ? sẽ tự xử lý thế nào ? Chân lý phải dựa trên kiểm nghiệm thực tiễn ! (Xem hồi 14 sách Siêu nhân Trương Bảo Thắng)

2/ Cho phép hay không cho phép tiến hành tìm tòi nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng ?

Người phản đối nói : “Nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng, kể từ tháng 3-1979 tại Trung Quốc lưu hành một loại linh học trong một thời kỳ” (“Bách khoa tri thức” năm 1982, kỳ 1, trang 22). “ Nghiên cứu cận tâm lý (Parapsychology) và nhân thể đặc dị công năng là ngụy khoa học. Những người nghiên cứu và tuyên truyền chúng đều gọi chúng là khoa học, nhưng mà giới khoa học chúng ta không thừa nhận. Tại nước ngoài, bộ môn ngụy khoa học này tìm cách chen vào hệ thống khoa học, và trường kỳ ‘phấn đấu’ cho mục tiêu này, nhưng trước sau đều không được giới khoa học công nhận”

“Nếu muốn chúng ta, đối với Parapsychology và nhân thể đặc dị công năng, bày tỏ một thái độ về địa vị của chúng trong công tác khoa học tại nước ta, thế thì từ các chi tiết tường thuật giản yếu trên, chúng ta cho rằng có thể đưa ra câu trả lời là hoàn toàn phủ định” (“Trung Quốc Xã hội Khoa học” năm 1982, kỳ 2, trang 39-40)

Nhưng với những người làm công tác khoa học mà đại biểu là Hội nghiên cứu Khoa học Nhân thể Trung Quốc (dự bị) ắt là yêu cầu quyền lợi chính đáng cho những người tòng sự nghiên cứu khoa học nhân thể. Tại Đại học Bắc Kinh, Học viện Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Tứ Xuyên, Đại học Trùng Khánh, Đại học Vân Nam, Đại học Vũ Hán, Đại học Cát Lâm, Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, Đại học Hắc Long Giang, Đại học Giao thông Thượng Hải, Học viện Trung Y Liêu Ninh, Học viện Trung Y Trường Xuân, Học viện Trung Y Vân Nam, Y Học viện Giai Mộc Tư, Đại học Y Khoa Bạch Cầu Ân, và nhiều đơn vị khác, đều có hoạt động nghiệp dư liên quan đến nhân thể đặc dị công năng, được các nhân sĩ hữu quan đồng tình tán thành và trợ giúp.

Liên quan tới việc tranh luận về nhân thể đặc dị công năng, cũng có sự quan tâm của một số học giả nước ngoài. Hong Kong “Đại Công Báo” ngày 23-01-1982 bản thứ tư, tường thuật, tại Hong Kong, trong một tụ điểm ăn trưa “có thực khách đề xuất vấn đề ‘nhân thể đặc dị công năng’dẫn đến tranh luận. Giáo sư Dương (chỉ Dương Chấn Ninh, giải Nobel Vật lý 1957) cười nói, thực ra về phương diện này tại Mỹ Quốc, đã tiến hành nghiên cứu hơn 30 năm rồi, cho đến nay vẫn chưa đưa ra được một vài căn cứ đủ để giúp làm sáng tỏ vấn đề. Ông cho rằng Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng cũng chẳng hại gì, nhưng tốt nhất là hạn chế trong phạm vi dân gian và nghiên cứu khoa học, các nhân sĩ tầng lớp trên có lẽ không cần biểu thị nhiều ý kiến, để khỏi “nghiêm trọng hóa” vấn đề.  

C/Tổng Kết

Tóm lại, cuộc tranh luận về nhân thể đặc dị công năng tại Trung Quốc và nước ngoài cũng có những chỗ giống nhau, việc phát sinh tranh luận trong nước cũng không có gì lạ. Nhưng Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác làm tư tưởng chỉ đạo, có trung ương đảng lãnh đạo xác đáng, không cần tranh luận tới vài chục năm, mới giải quyết được hoàn toàn vấn đề. Đầu tiên cần phải xác minh, chúng tôi phản đối các hoạt động giả dối mê tín. Chúng tôi cũng phản đối các ấn phẩm xuất bản tường thuật khoa đại không có trách nhiệm, nhưng cũng không thể vì mắc nghẹn mà bỏ ăn. Cho rằng tuyên truyền và nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng có thể dẫn tới hoạt động mê tín, là lập trường không vững, việc này so với việc không thể để giai cấp tư sản tự do hóa, quy tội với lý do giải phóng tư tưởng là một kiểu giống nhau. Chúng tôi chủ trương nghiêm túc trong công tác nghiên cứu khoa học, khuyến khích, giúp đỡ và chi viện, làm tốt việc hỗ tương giao lưu. Công tác tuyên truyền cần thực sự cầu thị, hướng dẫn chính xác, chú ý hiệu quả về mặt xã hội. Rất nhiều người không tin nhân thể đặc dị công năng, việc này cũng không có gì lạ, đều có thể lý giải. Nhưng chúng tôi không đồng ý dùng phương pháp chụp mũ, cứ lấy ý riêng của mình mà nói thành ngụy khoa học. Phải xuất phát từ sự thật, xuất phát từ nguyên tắc khái niệm, đây là điểm phân kỳ trong tranh luận của chúng ta, lấy thủ đoạn hành chính can dự vào nghiên cứu khoa học là xuẩn động, không thể lặp lại mãi. Trong quá khứ lấy phê phán chủ nghĩa tương đối mà phê phán thuyết tương đối, còn phê phán di truyền học của Mendel (Gregor Johann Mendel_1822-1884) và Morgan (Thoman Hunt Morgan, nhà sinh vật học và di truyền học Mỹ), phê phán khống chế luận (systems control do Norbert Wiener _1894-1964_ chủ trương, ông là nhà toán học ứng dụng Mỹ, cũng được coi là người khơi nguồn cho điều khiển học_Cybernetics ), chúng ta vì vậy mà bị thiếu sót và đối với công tác nghiên cứu khoa học, bị tổn hại không ít.

Nhân thể đặc dị công năng phải chăng là tồn tại khách quan, chỉ cần tôn trọng biện chứng duy vật luận và nhất là tôn trọng thực tiễn, tìm người có đặc dị công năng, trắc nghiệm theo phương pháp khoa học là thật hay giả, kết luận không cần biện luận cũng tự rõ, không cần phải phí quá nhiều bút mực môi lưỡi. Khó khăn nhất và tốn nhiều công sức nhất là giải thích khoa học như thế nào về đặc dị công năng và ứng dụng nó cho lợi ích của chúng ta.

Có người nói, nếu như thực nghiệm là chân thực, vậy thì đối với toàn bộ lý luận khoa học phải bổ sung hoặc đánh giá làm mới lại, thậm chí toàn bộ hoặc một bộ phận phải sụp đổ, việc này đối với một số định luật khoa học là xung khắc toàn diện, đó không phải là việc tệ hại sao ? Chúng tôi cho rằng đó chính là ý nghĩa trọng yếu của nó đối với sự phát triển khoa học tự nhiên (bao gồm cả khoa học nhân thể). Việc này trong lịch sử phát triển của khoa học thường thấy không ít. Vì vậy không nhất thiết phải ôm mãi trong lòng là tất yếu phải có căn cứ “khoa học”(Bởi vì có những chỗ khoa học còn chưa hiểu hết).  

Có người nói, nó đối với triết học cũng tạo thành xung khắc toàn diện. Khoa học tự nhiên hiện đại, công trình kỹ thuật, cho đến sự tiến triển nhanh chóng của khoa học xã hội đều sớm hướng đến sự “khiêu chiến” với chủ nghĩa Mác chăng ? Không phải là có vấn đề trong thông tin học, hệ thống luận và khống chế luận đó sao ? Chủ nghĩa Mác Lê hoàn toàn có năng lực “ứng chiến”, hướng dẫn chỉ đạo khái quát, đồng thời tự phát triển. Nhân thể đặc dị công năng cũng không ngoại lệ, nó chung quy cũng do vật chất sản sinh thôi, là một loại sức mạnh vật chất, chỉ có điều là cần phải thâm nhập vào hình thức tồn tại và vận động của nó, và tìm ra dạng quan hệ giữa vật chất và tinh thần mà thôi. Sự việc này cũng cần theo sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lê, thực hành nghiên cứu tổng hợp nhiều bộ môn khoa học (như sinh lý, sinh vật, vật lý, hóa học, tâm lý, y học v.v…) tổ chức hiệp đồng công phá cửa ải, len lỏi thăm dò thực hiện công tác nghiên cứu khoa học.

Trung Quốc được trời hậu đãi, lịch sử lâu dài, nhân thể đặc dị công năng từ xưa sớm đã được ghi chép, di sản văn hóa vô cùng phong phú. Một số người làm công tác khoa học kỹ thuật, đem lý luận Trung Y, kết hợp với khí công và nhân thể đặc dị công năng mà nghiên cứu, vận dụng thành tựu của khoa học hiện đại, đối với việc phát huy di sản của tổ quốc, rất có ý nghĩa quan trọng.

Nhân thể đặc dị công năng, liệu có cống hiến cho chương trình 4 hiện đại hóa của Trung Quốc (công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật) không ? Cái đó do trình độ nỗ lực của chúng ta quyết định. Các dạng thức đặc dị công năng hãy còn chưa được hệ thống hóa, thu thập chỉnh lý và nghiêm túc giám định. Nếu cứ để trạng thái tự phát, sẽ không tránh khỏi có chỗ không thật hoặc khoa đại, vì vậy cần phải sàng lọc, khử thô thủ tinh, bỏ giả tồn chân, hạ thủ thêm công phu, nắm bắt điển hình để có đột phá. Ví dụ con người có thể sáng tạo máy tính điện tử có khả năng tính toán siêu việt hơn khả năng tính toán của bản thân con người, nhưng muốn làm nên một cỗ máy có kết cấu tinh xảo như bộ não của con người, cần nỗ lực rất lớn, việc này cũng không trở ngại, giống như chúng ta đem chẩn đoán Trung Y kết hợp đồng thời với máy tính điện tử vậy, khiến nó có thể khám bệnh. Nhân thể đặc dị công năng cũng nên làm như thế. Công năng thấu thị có thể cùng đối chiếu với các thiết bị y học hiện đại, chỉ cần chúng ta thâm nhập vào, tích lũy nhiều tư liệu, thăm dò về các phương diện, là rất có ý nghĩa. Thêm nữa, nghiên cứu nhân thể đặc dị công năng, quan trọng nhất là ý nghĩa khoa học của nó, khoa học nhân thể hãy còn nhiều lĩnh vực còn chờ khai phá, những chỗ chưa nắm được còn rất lớn, nhiệm vụ còn nhiều và gian nan.

Trung Quốc thực hiện bốn hiện đại hóa nhờ vào các công ty xí nghiệp đồng tâm hiệp lực, cùng nhau phối hợp, điều động tất cả nhân tố tích cực, hội thành dòng chảy chung khổng lồ, trong đó bao gồm nhân thể đặc dị công năng, đều phục vụ cho bốn hiện đại hóa, nhất định sẽ mở ra cục diện mới, thì có gì là không tốt chứ ? Xem thế thì sự bày tỏ của chúng tôi ắt là thích đáng.

Kiên trì lập trường của chủ nghĩa Mác, quan điểm, phương pháp, quán triệt chấp hành kỳ họp thứ ba của Đại hội Đảng lần thứ 11, cho đến các nghị quyết của Đảng trong Đại hội lần thứ 12, chỉ có những sự vật chưa biết, chứ không có sự vật không thể biết, đó là niềm tin kiên cường của chúng ta.

“Trong khoa học, không có con đường lớn bằng phẳng, chỉ có con người không sợ lao khổ men theo con đường cao chót vót, vịn vách núi mà đi, thì mới có hi vọng lên tới đỉnh cao đầy ánh sáng”, “Đi theo con đường của bạn chọn, mặc cho người khác nói gì thì nói!”

Nhân thể đặc dị công năng là một bộ môn liên quan tới tâm linh, nghiên cứu nó như một khoa học vật lý hay tâm lý thông thường không thể có kết quả, như Dương Chấn Ninh, nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 1957 đã nói. Điều trớ trêu là môn khoa học tâm linh này lại do một ông tướng duy vật chủ nghĩa phát động, lý do là vì tại Trung Quốc có sự xuất hiện của 3 nhà đặc dị công năng nổi tiếng là Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý và Nghiêm Tân, đủ sức thuyết phục Đảng Cộng sản.

Khoa học tâm linh hướng tới điều gì ?

– Mở ra những chiều kích mới của không gian thời gian, thấy được những cõi giới mà hiện nay chỉ có một số rất ít người thấy được, ví dụ cõi trời của chư thiên, cõi âm của vong linh người đã chết.

– Du hành được trên những chiều kích mà hiện nay là bất khả, ví dụ du hành tới thế giới quá khứ, du hành tới thế giới tương lai. Nên hiểu chiều kích mới của thời-không khác xa quan niệm hiện thời của chúng ta. Quá khứ không phải là đã qua không còn nữa, cũng như tương lai không phải là chưa xảy ra. Chính vì vậy mà con người mới có thể du hành ngược xuôi trong thời không.

– Mở ra khả năng chế tạo computer lượng tử và sử dụng công cụ này thực hiện vận tải lượng tử (quantum transportation). Nếu thành công thì con người đi tới Sao Hỏa cũng không mất thời gian vì ứng dụng được tính bất định xứ (nonlocality) của lượng tử, giống như trong hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement). Thân thể và đồ vật được phi vật chất hóa và chuyển đi với tốc độ của ý niệm. Các nhà đặc dị công năng đã thực nghiệm được điều này.

– Mở ra khả năng sử dụng năng lượng vô hạn. Vì như Craig Hogan nói, vũ trụ là số, như vậy năng lượng cũng là số. Con người sẽ sử dụng năng lượng như chúng ta hiện nay đang sử dụng các bit thông tin để tạo ra muôn vàn ứng dụng. Như vậy sẽ không còn lo thiếu năng lượng hay thiếu không gian sinh tồn, vì con người khi đó có khả năng tạo ra mọi thứ theo ý muốn. Một trong những phát minh kỳ diệu loại này đã manh nha. Đó là máy in 3D. Thay vì in hình ảnh trên tờ giấy, máy có thể tạo ra một mô hình hoàn chỉnh trong không gian 3 chiều bằng chất nhựa dẽo dựa vào ảnh toàn ký của vật (hologram).

Mayin3D Mayin3D-B

Máy in 3D tạo ra mô hình vật thể 3 chiều

Kết quả là con người không còn quan tâm tới việc tranh giành lãnh thổ, biển đảo hay nguồn năng lượng vì họ có khả năng tạo ra mọi thứ một cách vô hạn. Như vậy thế giới sẽ hòa bình vì không cần thiết phải tranh giành nữa. Không ai còn nghèo khổ, đói rách hay chết bất đắc kỳ tử, vì khoa học tâm linh là toàn năng, có thể điều khiển lượng tử theo ý muốn. Ví dụ một người bị chặt đứt đầu, không sao cả, khoa học tâm linh có thể ráp lại, hoàn hảo như chưa hề bị chặt. Điều này không phải là hoang đường, hiện nay một người có đặc dị công năng như Hầu Hi Quý cũng có thể làm được. Đây là câu chuyện có thật 100%.

Mùa thu năm 1984, Hầu Hi Quý cùng vợ là Hạ Linh Na đến Du Huyện thăm người bạn cũ, trước là đến nhà của Ngô Tam Dư. Hôm ấy, vợ của Ngô Tam Dư vừa mới sinh con không bao lâu, còn nghỉ hộ sản một tháng, ngẫu nhiên trùng hợp với lúc Lưu Tư Lý của Công an Cục Du Huyện đến thăm hai mẹ con. Thấy vợ chồng Hầu Hi Quý có vẻ phong trần bước vào nhà, mọi người rất vui mừng. Lưu Tư Lý đã sớm nghe Ngô Tam Dư kể qua về những chuyện “thần thoại” của Hầu Hi Quý, hôm nay may mắn được gặp, trong lòng thầm vui mừng. 

“Đã sớm nghe qua Tam Dư nói về đại danh của ông, hôm nay được gặp ông, thật là hân hạnh, xin cho tôi được mở rộng tầm mắt.” Lưu Tư Lý tràn đầy hi vọng, cười hi hi nhìn thẳng vào Hầu Hi Quý, nói.

Hầu Hi Quý từng có lúc bị giam tại Công an Cục thành phố Trường Sa vài tháng, nói gì thì nói, cũng có chút không tự nhiên, thấy Lưu Tư Lý mặc sắc phục công an, bỗng nhiên phát sinh ý nghĩ “hiển lộ công phu”, để cho anh ta khỏi coi thường người khác. Trong lúc chờ câu trả lời thì Lý Bỉnh Hiền của Cục Công an và Tạ Sơ Sinh cũng đồng thời bước vào, mọi người chào và thăm hỏi nhau rồi mới an tọa, Ngô Tam Dư mang trà ra.

“Các ông đến thật là tốt.” Hầu Hi Quý cầm chén trà để xuống bàn, sau đó nhìn thẳng vào Lưu Tư Lý, nói “Ông muốn tôi hiển lộ vài chiêu, cũng được, sẵn dịp để cho các ông thấy được một dạng công phu.”

Nói xong, Hầu Hi Quý đứng dậy, đưa bàn tay to lớn về phía Ngô Tam Dư : “Có dao xắt cải tốt không ? hãy mang ra một cây.”

Ngô Tam Dư không hiểu hết ý, vội vào nhà bếp lấy một cây dao xắt cải bén đưa cho Hầu Hi Quý.

“Có vị nào tình nguyện đến tham gia trò chơi này ?” Hầu Hi Quý quét mắt nhìn mọi người, nói, “Cây dao này rất bén, một dao chém rơi đầu là chuyện dễ dàng, nhưng mà đừng có sợ, bảo đảm là khi anh vào còn sống thì khi anh ra vẫn sống.”

Nghe Hầu Hi Quý muốn chơi trò chém đầu, mọi người nhìn nhau lấm lét, không ai dám đáp ứng.

“Nhát gan thế” Hầu Hi Quý khịt khịt mũi không thèm chấp, nhìn một vị khách trẻ tuổi của Ngô Tam Dư, nói “Anh đến đây, bảo đảm là anh không sao cả.”

Nói xong, một tay nắm đầu tóc anh thanh niên, một tay vung dao… …

Vợ của Ngô Tam Dư thấy Hầu Hi Quý muốn chém thiệt, sợ hãi, nhanh chóng quay mặt đi, quay lưng về phía mọi người.

Chỉ thấy ánh dao lóe lên, tay trái của Hầu Hi Quý đưa lên, anh thanh niên quả nhiên đầu lìa khỏi thân. Nhìn cái đầu, sắc diện không thay đổi, mắt nhìn tứ phía, trên cổ không có máu. Nhìn cái thân, vẫn ngồi thẳng trên ghế như cũ, trên cổ cũng không có vết máu. Mọi người vô cùng kinh hãi, lại thấy Hầu Hi Quý bỏ dao xuống, hai tay cầm cái đầu lâu đặt ổn định lên cổ anh thanh niên, sau đó dùng tay vỗ lên vết dao chém xoa một vòng.

“Xong rồi, đừng có sợ, có thể xem được rồi.” Hầu Hi Quý nhẹ nhàng nói, hiển nhiên là nói cho vợ của Ngô Tam Dư nghe.

Lúc nhìn anh thanh niên, anh ta đang đưa tay sờ vào cần cổ, mắt nhìn tứ phía, có vẻ như không hiểu rõ lắm đã phát sinh ra sự việc gì. Ngô Tam Dư hỏi anh ta có cảm giác thế nào, anh ta đáp giống như bị kiến cắn, còn những cảm giác gì khác thì hình như không cảm thấy. Lưu Tư Lý, Lý Bỉnh Hiền làm trong ngành công an đã lâu, thấy người chết không ít, còn việc giống như hôm nay, người bị chém đứt đầu mà vẫn sống, thì từ lúc sinh ra tới nay mới thấy lần đầu. Hai người vừa kinh ngạc vừa vui, chỉ nhìn chăm chăm vào anh thanh niên : Kinh ngạc vì sợ xảy ra sự cố, mừng vì được mở rộng kiến thức, không uổng công tới nhà họ Ngô.

HHQ-quyentien copy

Hầu Hi Quý 侯希贵 quyên tặng số tiền lớn để xây dựng quê hương Hồ Nam của mình

Hầu Hi Quý chém đầu thật chứ không phải làm ảo thuật, nhưng ông có khả năng dùng tâm linh điều khiển lượng tử để đạt được hiệu ứng mong muốn.

Tóm lại khoa học tâm linh có khả năng làm những điều mà hiện nay con người còn xem là chuyện viễn tưởng hay thần thoại.

Người Phật giáo tin rằng có một thế giới như vậy ở cõi Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà sáng lập. Trên đời cũng đã có người được phước phần đi đến đó rồi trở về kể lại. Đó là Pháp sư Khoan Tịnh.

Khoan Tịnh Đại Pháp Sư ra đời lúc 10 giờ mùng 7 tháng 7 năm giáp Tý (1924). Ngài ra đời trong căn nhà số 140 đại lộ Thành Quan Trấn Đông thuộc huyện Bồ Điền, Tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc.  Là một hộ cư sĩ Phật giáo tên thật là Phan Kim Vinh. Ngày 25-10-1967, đó là thời kỳ diễn ra cuộc “cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc, pháp sư nhập định trong động Di Lặc, núi Cửu Tiên, dãy Quế Lạc, Công Xã Thượng Dõng Huyện Đức Hóa Tỉnh Phước Kiến, và thấy mình được Bồ Tát Quán Thế Âm dẫn đến cõi Tây phương của Phật A Di Đà. Pháp sư thấy mình thăm viếng cảnh giới Tây phương chưa tới một ngày đêm (khoảng 20 tiếng đồng hồ) nhưng người trên thế gian thấy ngài bỗng nhiên mất tích từ ngày 25-10-1967 đến ngày 8-4-1973 mới thấy ngài xuất hiện trở lại, tính ra ngài đã biến mất trong 5 năm 6 tháng. Thế gian lúc ấy không thấy dấu tích Pháp Sư đâu, đổ xô đi tìm, tăng lục cả Chùa, tìm khắp cả núi, hằng trăm cái động, lớn có nhỏ có, vẫn không thấy tông tích của Pháp Sư, thậm chí huy động cả các đội trục vớt, đội cứu nạn bãi biển, cứu nạn thác ghềnh vẫn không thấy. Một số thiện tín nhiệt thành, còn tuôn ra các huyện thành, các chợ Tuyền Châu, chợ Hạ Môn, chợ Phước Châu, chợ Nam Bình kiếm tìm, còn gởi thơ nhờ các tỉnh huyện lân cận như huyện Vĩnh Thái, Huyện Vĩnh Xuân, Đức Hóa, Phước Thanh, lăng xăng cả mấy năm dài mà vẫn không tin tức gì cả.

Thế rồi, mọi người đều nghĩ Pháp Sư đã viên tịch trong lòng thương tiếc vô cùng. Thật ra từ đầu đến cuối, nhục thân Pháp sư chưa hề rời khỏi động Di Lạc nữa bước. Do được Phật hộ, nhục thể để trong động những sáu bảy năm mà không bị phát hiện, không bị mục hư, cũng không rõ là được giấu ở đâu (rất có thể ẩn ở một dạng không gian khác), về điểm nầy có các cư sĩ ở đây xác minh được, như cư sĩ Trịnh Tú Kiên chẳng hạn.

Du ký Tây phương Cực Lạc cảnh giới của Pháp sư Khoan Tịnh

Vậy trên thế gian có ai thành tựu được khoa học tâm linh đó không ? Xin thưa là có. Thích Ca là một trong những người đạt được thành tựu vĩ đại đó. Thích Ca để lại nhiều kinh điển trong đó chứng tỏ Ngài thông hiểu hết tất cả những vấn đề khoa học mà ngày nay con người mới nhận thức được. Ngài là người giác ngộ và có khả năng vân dụng được sức mạnh tâm linh vô hạn. Vậy tại sao ngài không giúp chúng sinh thoát khỏi khổ nạn ? Có, Ngài giúp bằng cách chỉ đường. Cuộc sống, sướng khổ của chúng sinh là hoàn toàn chủ quan, thế giới của mỗi người là do tâm của người đó tạo ra nên y phải giác ngộ và tự giải thoát, không ai giải thoát thay cho y được.

Ngoài Thích Ca, một số Bồ Tát cũng đạt thành tựu như Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Phật A Di Đà, Duy Ma Cật, Văn Thù Sư Lợi. Ngoài ra, một số thiền sư ngộ đạo như Vô Trước, Thế Thân, Long Thọ, Huệ Năng, Hám Sơn, Đơn Điền, Võ Khắc Minh, Võ Khắc Trường. Các cư sĩ ngộ đạo như gia đình Bàng Uẩn (4 người), nhà văn Hoàng Đình Kiên, vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…

Một số người khác tuy chưa đạt thành tựu tối thượng, nhưng cũng có một khả năng phi thường gọi là đặc dị công năng như Wolf Messing (người Ba Lan), Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý, Nghiêm Tân. Việt Nam cũng có, như Phan Thị Bích Hằng là người có khả năng giao tiếp với vong linh cõi âm.

Những nhân vật có thành tựu nêu trên chứng tỏ khoa học tâm linh không phải là không tưởng, đó là hiện thực cuộc sống đã có từ hàng ngàn năm nay. Điều mới mẻ hiện nay là giới khoa học thừa nhận và tham gia vào. Các nhà khoa học thường không tin Thượng Đế hay Chúa Trời, thật ra Chúa chỉ là nhân cách hóa cho người bình dân dễ hiểu một sức mạnh kỳ diệu, siêu nhiên, chính sức mạnh đó đã tạo ra vũ trụ, vạn vật và con người mà Phật giáo không nhân cách hóa, thì gọi là Chánh biến tri (cái biết cùng khắp). Như một biểu diễn sau đây của Trương Bảo Thắng chứng tỏ sức mạnh đó là có thật.

Một hôm, Trương Bảo Thắng đến nhà một vị thủ trưởng làm khách. Ngồi trên xe trên đường từ nhà thủ trưởng về, trong lúc nói đùa, cầm danh thiếp của một đồng chí khác xé nát, vo thành viên, rồi bỏ vào miệng nhai nát.

–        Chết rồi ! tấm danh thiếp này có ghi thông tin về mấy anh trong thông tấn xã, không có nó tôi không thể làm việc được… Vị này nói một cách hốt hoảng.

Một đồng chí khác trong đầu có sẵn số liệu, không hoang mang, nói với Bảo Thắng : “Anh lấy giấy ghi tên, địa chỉ, số điện thoại đây này !, không có những thứ này, người ở Bắc Kinh không thể làm việc được ” Trương Bảo Thắng vừa nhai vừa nói, “lấy danh thiếp gốc bằng giấy trên đó có địa chỉ, số điện thoại đầy đủ cả.”

–        Trương Bảo Thắng, xin lỗi, anh nói ai có thể chứng minh ? Giấy đã bị anh nhai nát rồi, không có cách nào phục hồi lại đúng y nguyên được. Đồng chí kia mau mắn nói

–        Không sai, tôi nói bảo đảm đúng…Bảo Thắng tự biện thuyết.

–        Thế này nhé, nếu anh có thể phục nguyên tấm danh thiếp để chúng tôi biết đúng thì mới có thể coi là anh nói đúng. Vị kia nói, cố ý “chiếu tướng” bắt bí

Việc “chiếu tướng” này khiến chân tướng việc anh định làm phải trụ được. Anh nói : “Để tôi thử xem”. Trong xe hơi vừa mới có không khí sôi nổi bỗng chùng xuống.

Chỉ thấy anh nhả giấy đã bị nhai nát như tương từ miệng xuống lòng bàn tay trái, nhìn trân trân một chút, rồi chú tâm thổi phù phù vào cục giấy nát đó, có vẻ vừa thổi vừa nghĩ tưởng việc gì. Sau đó dùng bàn tay phải úp lên cục giấy trên bàn tay trái, xoa xoa vài cái, rồi lại xoa vòng vòng, động tác càng lúc càng nhanh cho đến khi có tiếng tách tách, khi anh dỡ bàn tay phải lên, một tấm danh thiếp xuất hiện, chính là tấm danh thiếp đã bị anh xé nát nhai nhuyễn.

Trương Bảo Thắng sáng tạo kỳ tích này, nó được truyền đi nhưng nhiều người không tin có việc này. Một hôm, rất nhiều họa sĩ trứ danh tụ hội xem Trương Bảo Thắng biểu diễn thấu thị, di chuyển vật thể. Để tỏ lòng mến mộ anh, trong số họ có một họa sĩ xem biểu diễn xong, ngay tại hiện trường tặng anh một bức quốc họa do chính mình vẽ. Bảo Thắng tiếp nhận bức họa, xem sơ qua một cái, rồi xé nát bức họa. Lúc mọi người nghe tiếng giấy bị xé, nhìn lại thấy anh ung dung xé nhỏ từng mảnh, đều kinh ngạc đến ngây người. Mọi người biết tác phẩm của vị họa gia trung niên này có tiếng tăm tới nước ngoài, nhiều người muốn thu giữ tác phẩm của ông phải phí sức bôn ba tìm kiếm, thế mà Trương Bảo Thắng trước mặt đám đông xé hủy một tác phẩm lớn của ông, việc này khiến ông không thể bước xuống đài, ông không biết nên xử trí ra sao, nổi giận khiến mặt ông đỏ lên, không nói được tiếng nào.

Trương Bảo Thắng xé xong, dùng sức vo các mảnh vụn thành một cục tròn, ném vào chậu nước rửa mặt. “Bảo Thắng, anh làm sao vậy ?” một người bạn như ngủ mê sực tỉnh, cảnh báo anh. Chỉ thấy Bảo Thắng khom lưng vớt cục giấy từ trong chậu nước lên, dùng hai tay ép mạnh cho nước từ trong cục giấy chảy ra ngoài, sau đó để cục giấy giữa hai lòng bàn tay, xoa xoa, không lâu có tiếng sè sè phát ra, lúc anh thôi xoa, bức quốc họa khôi phục nguyên trạng như cũ. Chỉ thấy anh phất tay một cái, trải ra trên bàn, hoàn toàn đúng là bức họa đó, không chút hư hao, không sai tí nào. Lúc đó, mọi người tại hiện trường mới sôi động trở lại, nhiều người không dám tin ở mắt mình. Lúc đó có người vỗ tay, những người khác mới nhớ đến việc vỗ tay hoan hô. Vị họa sĩ đã tặng bức họa, thấy tác phẩm của mình đã bị phá hủy hoàn toàn lại phục hồi như cũ, vui mừng ra mặt, không còn giận nữa, ông mới hiểu ra là trách nhầm Trương Bảo Thắng.

Nguyên là để cảm tạ tình cảm của người tặng bức họa, đặc biệt là có ý động viên tinh thần của tác giả, anh đã dùng đặc dị công năng để đáp tạ. Vị họa gia chạy lên phía trước, nắm chặt tay anh, nói : “ Thần tiên ! thần tiên ! Tôi được xem thần tiên sống rồi !”

TBT+3ng copy

Trương Văn người biên tập sách của Quảng Đông Nhân Dân Xuất Bản Xã nơi in sách về Trương Bảo Thắng; Lâm Thanh Phó Tỉnh trưởng Liêu Ninh người viết lời tựa sách;  Gia Cát Hỉ Hán, tác giả sách về siêu nhân Trương Bảo Thắng.

Trước Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý cũng có biểu diễn công năng tương tự tại Cung Văn hóa Công nhân thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, TQ năm 1980  nhưng với chiếc đồng hồ đeo tay.

Hầu Hi Quý đến, anh không thoái thác, theo sự sắp xếp của Chu Hiệu Pháp, đồng ý biểu diễn tại Cung Văn hóa Công nhân. Đó là chủ ý hay của Chu Hiệu Pháp, ông biết rằng nếu dùng ảo thuật nhất định phải có sự phối hợp, chắc chắn phải có đạo cụ, phải đem người tới, cửa đóng chặt, không ai có thể ra vào, tự nhiên là không thể phối hợp được. Đến như đạo cụ, thì khi vào nơi biểu diễn, không cho mang bất cứ thứ gì vào, không cần phải quan tâm. Người được vào xem, thì ngoài Phó chủ tịch Công Đoàn tỉnh Hồ Nam, Long Quỳ và Trưởng ban tuyên truyền Văn Lực Sinh, còn có nhân viên tùy tùng của họ, những người lãnh đạo của Cung Văn hóa và vài vị cán bộ Công Đoàn của thành phố Tương Đàm, đều không phải là người thân quen với Hầu Hi Quý, không thể trợ giúp anh ta làm điều gian dối.

Tất cả chuẩn bị đâu vào đấy, Hầu Hi Quý hướng về Phó chủ tịch Long, hỏi mượn chiếc đồng hồ đeo tay. Ông mỉm cười không hiểu Hầu Hi Quý cần chiếc đồng hồ để làm gì, nhưng ông cũng lập tức cởi chiếc đồng hồ đưa cho anh ta. Hầu Hi Quý tiếp nhận đồng hồ, thuận tay xé một mảnh giấy, gói cái đồng hồ lại, quay đầu về phía một cán bộ ở gần đó ra dấu bảo anh ta đến giúp.

“Xin anh hãy nhặt nửa cục gạch tiểu đằng kia” Hầu Hi Quý chỉ chỉ cục gạch nằm dưới chân tường, nói với người cán bộ : “Hãy đập mạnh, đập bẹp cái đồng hồ này.”

“Đập đồng hồ ?” người cán bộ do dự, anh ta nhặt cục gạch lên nhưng không dám đập, mà nói :

“ Đập bẹp nó rồi, ai bồi thường ? Hay là anh cứ tự mình đập đi !”

“Được, tôi đập, nhưng” Hầu Hi Quý hướng về chủ tịch Long nói “Nếu đập bẹp xong, có cần bồi thường không ?”

“Đập bẹp thì cứ đập bẹp, thì nó sẽ là cái đồng hồ hư vậy, đeo nó đã lâu lắm rồi.” Long Quỳ là người phóng khoáng, nói “Không phải bồi thường đâu !”

“Vậy thì được, một lời đã định nhé.” Hầu Hi Quý giơ cao cục gạch, nhưng anh không đập xuống ngay. Những người vây quanh đều có chút căng thẳng, có người há hốc mồm, có người tròn xoe mắt nhìn, có người hít một hơi dài.

Hầu Hi Quý xuống tay xong, cục gạch đập mạnh vào gói giấy nghe một tiếng “bình !” kinh dị. Mọi người cảm thấy đáng tiếc, chiếc đồng hồ đẹp thế kia, tất yếu là vỡ ra mấy mảnh, không khỏi có tiếng xuýt xoa nổi lên.

“Mở gói giấy ra !” Hầu Hi Quý ra hiệu “xem đồng hồ !”

Không ai nhúc nhích. Cái bao giấy nhỏ cũng bị đập dẹp, phía trên hãy còn dấu vết những mảnh gạch vỡ vụn màu đỏ do sự va đập. Ai biết được cái đồng hồ đáng thương bị đập thì sẽ như thế nào ?

Hầu Hi Quý thấy không ai động thủ, dường như không sẵn sàng tình nguyện động thủ lắm. Anh chép miệng “chậc chậc !” hai tiếng, lại lắc lắc đầu, có tới 10 cặp mắt nhìn trân trân, anh cúi xuống nhặt gói giấy lên, nhẹ nhàng đặt lên lòng bàn tay, sau đó từ từ mở ra.

Cả 10 cặp mắt đều lộ vẻ khủng hoảng, đồng hồ quả nhiên bị đập bẹp, mặt kính vỡ nát, hư hỏng hoàn toàn, thành một cục sắt phế thải.

“Bẹp dí rồi, làm sao đây ?” Hầu Hi Quý hỏi to, tựa như anh cũng chưa từng dự liệu kết cục lại như thế.

“Đã tính rồi, đã tính rồi mà, đã tính là nó sẽ bẹp dí mà.” Phó chủ tịch Long Quỳ khẳng khái nói, tuy nét mặt không biến sắc, nhưng ngữ khí vẫn lộ chút vẻ bất lực không thể làm gì được.

Hầu Hi Quý khịt mũi một tiếng, gói lại cái đồng hồ bẹp dúm trước sự chú mục của 10 cặp mắt, để trong lòng bàn tay, nhè nhẹ xoa xoa một chút, sau đó thổi nhẹ một cái, đưa cho chủ nhân của chiếc đồng hồ.

“Không được, ‘ba điều kỷ luật lớn, tám đề mục phải chú ý’ đập bẹp thì phải bồi thường, đền cho ông một chiếc nè.”  Hầu Hi Quý nói một câu vui đùa, cười nhìn Long Quỳ.

Trưởng ban Văn tiếp nhận gói giấy, anh ta cũng không biết kết cục của màn biểu diễn của Hầu Hi Quý là như thế nào, chỉ biết theo thói quen bình thường là mở gói giấy.   

“Úi trời !” mọi người kinh ngạc kêu lên. Họ thấy trong gói giấy là chiếc đồng hồ hoàn toàn nguyên vẹn, bên cạnh vẫn còn vài mảnh vỡ màu đỏ của cục gạch. Chiếc đồng hồ vẫn chạy “tích tắc” đều đặn. Tâm lý của người xem trong giây phút đó ngẩn ngơ tê liệt. Trong số họ, đại đa số đều giống như Long Quỳ, Văn Lực Sinh, Chu Hiệu Pháp, là những người tin tưởng ở chủ nghĩa Mác Lê Nin, là những người triệt để duy vật chủ nghĩa, nhưng bất luận thế nào, họ không cách nào liên hệ được giữa hai tình huống, một phút trước là chiếc đồng hồ hư hỏng hoàn toàn, còn bây giờ là chiếc đồng hồ hoàn hảo không chút tổn hại. Nhưng sự thực vẫn là sự thực, tiếng “tích tắc” của chiếc đồng hồ vang lên trong bầu không khí im lặng hoàn toàn trong gian phòng tách biệt với bên ngoài. 

Ý thức của Hầu Hi Quý thật ra không có khả năng làm được việc đó, nhưng ông vận dụng được Chánh biến tri để làm cái việc phục nguyên cái đồng hồ.

Nhưng một điều mà khoa học tâm linh khác hẳn khoa học khách quan, là hành giả bắt buộc phải tuân thủ đạo đức, như trường hợp của Trương Bảo Thắng và Hầu Hi Quý cho thấy rõ. Nếu họ vi phạm đạo đức, công năng của họ sẽ không còn linh nghiệm, họ không thể làm lợi mình mà hại người.

Chánh biến tri chính là lời giải tại sao trong kỷ Cambri, thời kỳ khoảng năm 570 triệu đến năm 505 triệu trước đây, tức trong khoảng 65 triệu năm đó, có tới 100 ngành sinh vật xuất hiện đột ngột trên trái đất, cũng như khoảng 200.000  năm trước, con người bỗng nhiên xuất hiện. Thuyết tiến hóa của Darwin tuy giải thích rất có lý, nhưng sự thật không phải như vậy. Từ loài vượn cách nay 7 triệu năm đến loài gọi là người đứng thẳng (homo erectus) cách nay 1,8 triệu năm và người khôn ngoan (homo sapien) tổ tiên loài người cách nay 200.000 năm, còn thiếu nhiều mắt xích không thể lấp đầy.

Chính Darwin công nhận rằng, theo giả thuyết tiến hóa của ông thì số lượng hóa thạch các loài trung gian phải rất lớn, đến ngày nay trên tổng số khoảng 100 triệu hóa thạch sinh vật đã khai quật được ít ra phải có hàng triệu hóa thạch loài trung gian. Tuy nhiên con số hóa thạch “mắt xích thiếu” trong thực tế cực kỳ ít, chỉ có khoảng vài chục mà thôi. Kỳ dị thay, tất cả các hóa thạch loài trung gian ít ỏi ấy đều bị tranh cãi gay gắt, và một số đã bị chứng minh là đồ giả hoặc là sai lầm, sau nhiều năm nằm trong sách giáo khoa và các viện bảo tàng. Ví dụ :

“Piltdown Man”: Một quai hàm đười ươi + một cái sọ người

Năm 1912, một nhà cổ nhân loại học nghiệp dư đồng thời là một bác sĩ nổi tiếng tên là Charles Dawson tuyên bố rằng ông ta đã tìm thấy một mảnh xương hàm và một mảnh sọ trong một cái hố ở Piltdown, Anh Quốc. Mặc dù chiếc xương hàm rất giống hàm vượn, nhưng răng và hộp sọ lại giống như của người. Những mẫu vật này được dán nhãn gọi là “Piltdown Man”. Được tuyên bố là 500.000 năm tuổi, chúng đã được trưng bày như thể là một bằng chứng tuyệt đối của sự tiến hóa của con người trong một số viện bảo tàng. Trong hơn 40 năm, nhiều bài viết khoa học đã viết về “Piltdown Man”, nhiều bài diễn giải, nhiều bản vẽ đã được dựng lên, và hóa thạch này đã được coi là bằng chứng quan trọng cho sự tiến hóa của con người. Có tới hơn 500 luận án tiến sĩ đã lấy đề tài này để bảo vệ (!) Trong khi tham quan Bảo tàng Anh năm 1921, nhà cổ nhân loại học hàng đầu người Mỹ là Henry Fairfield Osborn đã tuyên bố “Piltdown Man” là “một khám phá có tầm quan trọng tối cao về thời tiền sử của loài người”.

Năm 1949, Kenneth Oakley thuộc Cục cổ sinh vật học của Bảo tàng Anh, đã cố gắng sử dụng Phương pháp kiểm thử flo, một phương pháp mới – để xác định niên đại của các hóa thạch. Một thử nghiệm đã được thực hiện trên các hóa thạch của “Người Piltdown”. Kết quả đã làm người ta hết sức kinh ngạc. Trong khi kiểm thử, họ đã nhận ra rằng xương hàm của “Piltdown Man” đã không chứa chút flo nào cả. Điều này chỉ ra rằng nó mới chỉ được chôn dưới đất trong vòng một vài năm mà thôi. Chiếc hộp sọ chỉ chứa một lượng nhỏ flo, cho thấy nó không quá một ngàn năm tuổi.

Người ta đã xác định được rằng các răng trong xương hàm là của một con vượn, đã bị mài mòn một cách nhân tạo. Người ta cũng xác định rằng các công cụ “nguyên thủy” được phát hiện cùng với các hóa thạch đó là những món đồ giả, được mài sắc bằng các dụng cụ thép. Trong tài liệu phân tích chi tiết của Joseph Weiner, vụ giả mạo này đã được phơi bày trước công chúng vào năm 1953. Hộp sọ “Piltdown Man” là của một người đàn ông sống vào 500 năm trước, và xương hàm là của một con khỉ vừa mới chết! Những chiếc răng đã được sắp xếp một cách đặc biệt rồi gắn vào quai hàm, và bề mặt các răng được mài giũa để trông giống như của một con người. Sau đó, tất cả các mảnh vụn này đã được nhuộm bằng hóa chất dicromat kali để cho nó trông thật là cổ xưa. Những vết nhuộm này dần dần biến mất khi người ta nhúng chúng vào acid. Sir Wilfred Le Gros Clark, người trong nhóm phát hiện ra vụ giả mạo này, đã không thể giấu nổi sự kinh ngạc và nói: “Các bằng chứng của việc mài mòn giả tạo ngay lập tức đập vào mắt. Thực tế quá rõ ràng như vậy mà tại sao – làm thế nào trước đây họ lại có thể dễ dàng qua mặt được công chúng?”.  Sau khi vỡ lở, “Người Piltdown” đã bị loại bỏ khỏi Bảo tàng Anh, nơi nó đã được trưng bày trong suốt hơn 40 năm trời.

Ota Benga, người pygmy bị đem làm bằng chứng sống của thuyết tiến hóa

“One of the most fascinating stories about the effects of evolution on human relations is the story of Ota Benga, a pygmy who was put on display in a zoo as an example of an evolutionarily inferior race. The incident clearly reveals the racism of evolutionary theory and the extent to which the theory gripped the hearts and minds of scientists.” ~Jerry Bergman, Ph.D. (Một trong những câu chuyện lôi cuốn nhất của hiệu ứng liên quan tới sự tiến hóa của con người là về Ota Benga, một người pygmy được trưng bày trong sở thú như một mẫu vật của giống người nền tảng của thuyết tiến hóa. Sự kiện này rõ ràng cho thấy chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của thuyết tiến hóa và phạm vi mà trong đó thuyết tiến hóa đã làm tê liệt trái tim và tâm hồn các nhà khoa học – Tiến sĩ Jerry Bergman).

OtaBenga-vo-con

Ota Benga được mang tới Mỹ bởi nhà thám hiểm Phi Châu Samuel Verner. Ông trưng bày Benga cùng với 6 đàn ông và phụ nữ người Pygmy của bộ lạc Mbuti tại Hội chợ thế giới St. Louis 1904.

Sau khi Darwin xuất bản cuốn sách “Dòng dõi con người ” (The Descent of Man), nói rằng con người tiến hóa từ những sinh vật gọi là “người  vượn”, ông bắt đầu tìm kiếm các hóa thạch để ủng hộ cho luận điểm này. Tuy nhiên, một số tín đồ của lý thuyết tiến hóa tin rằng những sinh vật “nửa người nửa vượn” đã được tìm thấy không chỉ trong các mẫu hóa thạch, mà còn tồn tại ở một số vùng đất khác nhau trên thế giới. Vào đầu thế kỷ 20, những cuộc tìm kiếm “những loài chuyển tiếp sống” đã dẫn đến nhiều sự việc đau lòng. Một trong những vụ việc tàn bạo nhất trong số đó là câu chuyện của một người lùn Pygmy có tên là Ota Benga.

Ota Benga bị bắt vào năm 1904 bởi một tín đồ tiến hóa ở Congo. Trong ngôn ngữ của người Pygmy, tên của anh có nghĩa là “người bạn”. Anh đã có một vợ và hai con. Anh bị xiềng xích và nhốt vào chuồng như một con vật, rồi bị đưa đến Mỹ. Ở đó, anh bị các tín đồ tiến hóa đưa ra trước công chúng tại Hội chợ Thế giới St Louis cùng với những con vượn, giới thiệu rằng anh là “loài chuyển tiếp gần với con người nhất”. Hai năm sau, họ đưa anh đến Sở thú Bronx ở New York và ở đó họ trưng bày anh như là “những tổ tiên cổ xưa của con người” cùng chuồng với một vài con tinh tinh, một con gorilla có tên là Dinah, và một con khỉ tên là Dohung. Tiến sĩ William T. Hornaday, giám đốc sở thú cũng là tín đồ tiến hóa, đã đọc nhiều bài phát biểu rất dài, về việc ông ta tự hào có “loài chuyển tiếp” đặc biệt này trong vườn thú của mình ra sao. Ông ta đối xử với Ota Benga – đang bị nhốt trong lồng – như thể anh là một con vật. Không thể chịu đựng nổi, Ota Benga cuối cùng đã tự sát.

Tính ngẫu nhiên trong toán học, tính ngẫu nhiên trong vật lý học, và tính ngẫu nhiên trong sinh vật học đã được xác nhận. Tính hợp lý, tính quy luật cũng có nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ, chỉ là phần thế giới chứng minh được như trong sơ đồ sau :

Khoahoc-gioihan

Đức Phật trong Bát nhã Tâm kinh, nói “phi nhân duyên, phi tự nhiên” là phủ định cả hai  quan điểm. Nói phi nhân duyên là phủ định sự bắt đầu của vũ trụ vạn vật, tức không có bắt đầu, vũ trụ chỉ là ảo, không có thật. Nói phi tự nhiên tức không phải khi không mà có vũ trụ, tức phải có nhân duyên, phải có bắt đầu từ đơn giản cho tới phức tạp, có nghĩa  tuy các vi trần là ảo, nhưng cấu trúc của chúng là thật, thật sự có cấu trúc, cấu trúc đó là vô thủy vô minh mà ngài Lai Quả thiền sư gọi là thoại đầu, đó là cấu trúc ảo vì làm bằng hạt ảo tức không có thật, nhưng khi xuất hiện một loại cấu trúc ảo khác là lục căn, phát sinh được nhất niệm vô minh thì lập tức cấu trúc ảo được nhận thức trở thành nguyên tử, phân tử vật chất, nói chung là thành vật. Một thế giới vật chất hữu hình bỗng nhiên có sẵn từ đời nào.

Chánh biến tri có khả năng tạo ra đủ loại cấu trúc ảo vô cùng kỳ diệu, vô cùng phong phú mà khả năng giới hạn của trí óc duy lý của con người không thể nhận thức nổi, đó mới chính là thế giới hiện thực, là con voi trong câu chuyện người mù sờ voi trong Kinh Đại Bát Nhã.

Truyền Bình

Đọc thêm :

Hành trình tìm mộ cố Tổng bí thư Hà Huy Tập

Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương tìm mộ em gái

Nhà khí công Nghiêm Tân

Advertisement

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Bài viết. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

50 Responses to SỰ BẮT ĐẦU CỦA KHOA HỌC TÂM LINH

  1. NguyenTam nói:

    Hiểu biết của TB thật sâu sắc, uyên bác đọc mở rộng tầm mắt, mong muốn gặp được tác giả qua đời thực quá.
    Kính chúc sức khoẻ mau tinh tiến trên con đường tu đạo.
    Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Cám ơn bạn. Có thể gặp dễ dàng qua mạng internet Skype, nói chuyện trực tiếp nhìn thấy hình qua user name binhthieula, hoặc gọi điện miễn phí qua internet Viber số 0946887047 Kính chúc thân tâm thường lạc.

  2. Trần Kim Hoàng nói:

    mình có 1 thắc mắc là liệu con đường đi của khoa học tâm linh có thể dẫn tới giác ngộ được hay không?

    • Theo Phật pháp thì khoa học tâm linh vẫn có thể đưa tới giác ngộ vì : toàn bộ nền văn hóa của nhân loại đều là thói quen mê lầm chấp thật, khoa học tâm linh là phá chấp thật, là dừng tư duy. Dừng được tư duy là giác ngộ. Còn khả năng vận dụng sự ảo hóa trong cuộc sống là sẵn có, chánh biến tri là sẵn có. Ảo hóa mới chính là công dụng của tâm bất nhị, kiến tánh là khả năng mà ai cũng có, tâm là chung cho tất cả chúng sinh, chỉ cần nhận ra và hòa nhập với nó thôi, cũng đâu có khó gì, kinh điển nói tất cả chúng sinh đều là Phật đã thành chứ không phải sẽ thành, vậy là chúng sinh căn bản là đã giác ngộ rồi, khoa học tâm linh thật ra chỉ là công phu từ bỏ thói quen nhận thức mê lầm chấp thật, từ bỏ càng sâu thì càng có nhiều thần thông hay đặc dị công năng.

      • Trần Kim Hoàng nói:

        vậy thì đâu cần phải nghiên cứu về đặc dị công năng làm gì mà lập ra các hội đồng nghiên cứu, vì đó cũng là tư duy, dành thời gian hạ thủ công phu để giác ngộ có hơn không?

      • Toàn bộ đời sống, toàn bộ văn hóa của loài người đều là mê muội cả. Tuy nhiên mê muội, ảo hóa mới chính là cuộc sống, chính là lối sống của mỗi người. Niết Bàn thì trống không vắng lặng, mê muội mới chính là cuộc sống của vũ trụ vạn vật và nhân sinh. Đó là công dụng của Tâm. Nhưng phải giác ngộ thì mới tiêu dao du trong tam giới được, nếu không thì phải chịu khổ thôi.

  3. vuhuytoan nói:

    Trích:
    Nhân loại đã bước qua thế kỷ 21, tri thức của nhân loại đã đạt tới chỗ hiểu được tính chất duy vật khách quan của khoa học đã kết thúc…
    Đó chỉ là những gì dành cho thứ “tri thức rởm” thôi bác ạ! Vật lý học thực thụ đã bị “khai tử” cách đây hơn một thế kỷ rồi nên những gì đang có đâu có còn là “khoa học” nữa đâu?
    Tôi không phủ nhận tâm linh, nhưng vật lý mà tôi xây dựng lại hoàn toàn khẳng định tính duy vật và tính tất định như tự nhiên vốn có – đó chính là Con đường mới của vật lý học (CĐM) ở link: http://vuhuytoan.wordpress.com/ . Sau khi nghiên cứu xong, bác sẽ thấy thế giới không quá phức tạp, siêu hình và hoàn toàn “bất khả tri” như người ta vẫn tưởng.
    “Tâm linh” hay “tinh thần” trong CĐM cũng là một dạng “vật chất” và cũng tuân theo các quy luật vận động phổ quát nhất, không hề là ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện tôi mớí đang trong giai đoạn hoàn thiện phần I, còn những gì liên quan tới “tinh thần” sẽ thuộc phần II (trong tương lai).
    Tôi hoàn toàn đồng ý rằng “thiền để đạt tới giác ngộ” là một phương pháp để nhận thức thế giới, nhưng chưa phải là “rốt ráo” hay là phương pháp duy nhất. Và điều cốt lõi, theo tôi, cần phải khẳng định rằng: “nhận thức chân lý chỉ là quá trình tiệm cận chứ không bao giờ đến được chân lý đó”, vì “nhận thức chân lý” là chủ quan thông qua các cơ quan thụ cảm, kể cả “giác quan thứ sáu”, “tư duy lô gíc”, hay “ngộ” nhờ thiền định. Tất cả thông tin nhận được trong tất các quá trình đó là cần thiết, song luôn luôn là chưa đủ, vì thực tại (cả khách quan lẫn chủ quan) là vô cùng, vô tận…
    Thân ái.
    Vũ Huy Toàn

    • Tôi đồng ý với bạn rằng “Tâm linh” hay “tinh thần” cũng là một dạng “vật chất”, nhưng tôi cũng nghĩ rằng vật chất cũng là một dạng tâm linh, tinh thần hay ý thức, tức vật chất cũng là do tâm linh tạo ra. Như thế nghĩa là tâm tức là vật, vật tức là tâm. Như thế mới đích thực là nhất nguyên luận. Nói duy vật hay duy tâm thật ra cũng không khác gì nhau. Theo Đạo Phật thì không có cái chân lý để mà nhận thức, vì vậy Đạo Phật không có kiến lập chân lý, Thích Ca có nói “Trong 49 năm qua ta không có nói một chữ” trong khi có hàng trăm quyển kinh do chính Thích Ca nói. Như thế thì nên hiểu lời nói hay mọi phương tiện diễn đạt khác như phương trình toán học hay các học thuyết về khoa học cũng chỉ là phương tiện, không phải là chân lý. Bạn không thể phủ định Định lý bất toàn của Kurt Godel. Thời gian không có thật đâu bạn ạ, nên nói “Vật chất có trước, ý thức có sau” không có mấy ý nghĩa. Ta không bao giờ có thể khẳng định con gà có trước hay cái trứng có trước. Ảo không phải là chân lý nhưng có công dụng, công dụng rất lớn. Đó là điều mà cả khoa học “khách quan” và khoa học tâm linh đều muốn khai thác.

      • vuhuytoan nói:

        Trích:

        ”Tôi đồng ý với bạn rằng “Tâm linh” hay “tinh thần” cũng là một dạng “vật chất”…”

        Tôi nói “tinh thần hay tâm linh cũng là một dạng vật chất” là bởi vì tôi “nhìn thấy” có hai dạng tồn tại khác nhau về nguyên tắc đó là:
        – Dạng tồn tại có cấu trúc, đó là các thực thể vật lý xung quanh ta trong đó có chính bản thân ‘thân xác” của ta, có thể gọi là “vật chất” theo ngôn ngữ từ trước tới nay vẫn dùng;
        – Dạng tồn tại không có cấu trúc đó là “phần hồn” có thể “nương” vào phần xác (một dạng tồn tại đặc biệt có cấu trúc), hoặc tách rời khỏi phần xác đó, có thể gọi là “tinh thần” hay “tâm linh”.
        Như vậy, khái niệm “Vật chất” mà CĐM đề cập tới chính là hai dạng tồn tại đó. Hiện tôi chưa tìm thấy sự chuyển hoá qua lại nào giữa hai dạng tồn tại này trong khi tương tác thì có. Nếu bác nói:

        Trích:

        ”…nhưng tôi cũng nghĩ rằng vật chất cũng là một dạng tâm linh, tinh thần hay ý thức, tức vật chất cũng là do tâm linh tạo ra.”

        Thì bác có dẫn chứng hay ví dụ cụ thể nào không?
        Tuy nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý với bác là:

        Trích:

        “Nói duy vật hay duy tâm thật ra cũng không khác gì nhau.”

        tức là cả hai đều phiến diện như nhau cả.
        Tuy nhiên, bác nói điều này tôi chưa hiểu lắm:

        Trích:

        ”Theo Đạo Phật thì không có cái chân lý để mà nhận thức, vì vậy Đạo Phật không có kiến lập chân lý”

        Vì theo chỗ tôi được biết, Đạo phật có phân biệt “chân lý tương đối” (là thế giới hiện hữu của chúng sinh) và “chân lý tuyệt đối” (là thế giới đã “giác ngộ” được)?

        Trích:

        “lời nói hay mọi phương tiện diễn đạt khác như phương trình toán học hay các học thuyết về khoa học cũng chỉ là phương tiện, không phải là chân lý.”

        Như tôi đã nói, đó (phần gạch dưới) chỉ là “sự nhận thức chân lý” của chủ quan chúng ta.

        Trích:

        ” Thời gian không có thật đâu bạn ạ,”

        Theo CĐM, “thời gian” chỉ là “độ đo sự vận động” – là sản phẩm của nhận thức chủ quan (khái niệm), chứ không phải là một tồn tại khách quan.

        Trích:

        “nói “Vật chất có trước, ý thức có sau” không có mấy ý nghĩa

        Chính xác là không có ý nghĩa! – Tôi đồng ý.

        Trích:

        . Ta không bao giờ có thể khẳng định con gà có trước hay cái trứng có trước. “

        Riêng điều này lại khác đấy.
        Ở đây, cần phải hiểu “phép biện chứng” của các triết gia kinh điển, hay tính “vô thường” của Đạo Phật. Nói “con gà” là con gà nào? Nói “quả trứng” là quả trứng nào? Không tồn tại “con gà” hay “quả trứng” chung chung được! Vì thế, trong từng trường hợp cụ thể, con gà có thể được nở ra từ một quả trứng cụ thể và một quả trứng cụ thể ấy cũng được đẻ ra từ một con gà cụ thể khác v.v.. Nếu truy nguyên nguồn gốc cho đến cùng, chắc chắn sẽ có một “con gà đầu tiên”, hay một “quả trứng đầu tiên” (ta tạm gác vấn đề “đầu tiên” này lại kẻo lạc đề 🙂 ).

        Trích:

        . “Ảo không phải là chân lý nhưng có công dụng, công dụng rất lớn. Đó là điều mà cả khoa học “khách quan” và khoa học tâm linh đều muốn khai thác.“

        “Ảo” – là “không thực” = “không phải chân lý” – người ta đã có sự lầm lẫn trong tư duy và đó cũng chính là một trong các lý do để vật lý học đi đến cáo chung như bác đã nhận xét rất đúng. Với CĐM, tất cả đều phải là “thực”, không có gì là “ảo” cả đâu bác ạ!

      • 1/Vật chất cũng là Tâm
        Về lý luận, Niels Bohr nói : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật). Điều đó có nghĩa quark, electron chỉ là hạt ảo. Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại). Như vậy ý thức của người quan sát có góp phần tạo ra vật.
        Về thực nghiệm, Hầu Hi Quý có thể đập bẹp một cái đồng đeo tay rồi phục hồi nó trở lại nguyên trạng như chưa hề bị đập bẹp chỉ bằng cách dùng ý niệm. Như vậy vật cũng chỉ là ý niệm nên có thể dùng ý niệm thay đổi nó. (Thực nghiệm này có trình bày trong bài viết).
        2/ Người giác ngộ không phải ngộ “chân lý tuyệt đối” mà là ngộ tánh không của vũ trụ. Tánh không là không có gì là thật cả, vũ trụ chỉ là ảo không phải thật, ta, ý thức của ta cũng là ảo thôi. Như vậy ta với vũ trụ và chúng sinh cũng cùng một tánh không đó thôi, không có gì phân biệt. Vì thế ngộ cũng đồng như chưa ngộ, vì có gì là thật đâu ? Vì vậy Bát Nhã Tâm Kinh mới nói không có Sinh Lão Bệnh Tử, không có Khổ Tập Diệt Đạo.
        3/ Không có con gà đầu tiên hay quả trứng đầu tiên.
        Trước kia tôi cũng tin vào thuyết tiến hóa của Darwin, sinh vật phải bắt đầu từ đơn bào tới đa bào, sinh vật cấp thấp rồi tới sinh vật cấp cao, phải có con gà đầu tiên. Nhưng khi hiểu ý nghĩa nguyên lý bất định của Heisenberg, số omega của Chaitin, xem kỹ các phản biện về thuyết tiến hóa, nhất là sự xuất hiện đột ngột của sinh vật ở kỷ Cambri, thì hiểu ra, “Chúa” chơi trò xúc xắc trong mọi lĩnh vực, sự ngẫu nhiên cũng chính là sự hợp lý. Cả ngẫu nhiên và hợp lý đều không phải là chân lý, không có thời gian thì không có sự bắt đầu, những cái chúng ta thấy chỉ là ảo. Ảo thì có thể xuất hiện bất kỳ, vì đâu phải là có thật. Các nhà đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý đều có thể từ tay không làm xuất hiện bất kỳ các vật thể như thuốc lá, kẹo, quả quýt, quả chuối, những thứ đó đều có thể dùng được. Vật lý học hiện nay cũng diễn tả cái thực tại ảo đó bằng lý thuyết RQM (Relational Quantum Mechanics). Họ nói :
        Thực tế khách quan không phải là một thực tế tuyệt đối cũng không phải là một thực tế độc lập mà chỉ là một thực tế tương quan.

        Thực tế tương quan đó tương tự như thuyết nhân duyên của Phật giáo. Nhưng Phật phủ định cả thuyết nhân duyên và thuyết ngẫu nhiên (phi nhân duyên, phi tự nhiên). Chân lý là cái gì không thể nghĩ bàn, không thể dùng trí óc duy lý để nhận thức. Tánh không không đơn giản chỉ là hư không, nó giống hư không nhưng không phải hư không vì nó có khả năng tạo ra vũ trụ vạn vật.

        Bạn cho rằng tất cả đều là thực, cũng không sai, vì thực và ảo là không dễ phân biệt. Trang Chu không biết mình là bướm hóa thành Chu hay là Chu hóa thành bướm, không phân biệt nổi. Descartes cũng vậy, nhưng ông muốn chứng minh sự hiện hữu của mình bằng câu “Tôi tư duy tức tôi tồn tại” (Je pense, donc je suis). Khi bạn cho rằng tất cả đều là thật, chắc là bạn theo chủ nghĩa thực chứng (positivism), hễ cái gì các giác quan của tôi tiếp xúc, cảm nhận được đều là thật. Nhưng coi chừng đó bạn, cái khổ, phiền não sẽ đeo theo !

  4. vuhuytoan nói:

    Trích:

    ”Về lý luận, Niels Bohr nói : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật). Điều đó có nghĩa quark, electron chỉ là hạt ảo. Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại). Như vậy ý thức của người quan sát có góp phần tạo ra vật.

    Tất cả những nhận thức này xuất phát từ cơ học lượng tử đều là “những thứ bỏ đi cả”, bác dẫn chứng ra làm gì?
    – Vật lý cho tới nay đều nghiên cứu các “vật thể cô lập” – là những thứ không bao giờ tồn tại trong thực tế – chúng đúng là “ảo” như bác nói. Nhưng điều đó không có nghĩa là thế giới khách quan cũng là “ảo” – đừng nên gán ý nghĩ của chủ quan cho thực tại khách quan. Không lẽ bác nghĩ “anh A giết cô B” thì trong thực tế, anh A nhất định phải giết cô B thật sao? Khi đó cần gì đến cảnh sát điều tra? Cần gì đến toà án? Cùng một sự vật, mỗi người có thể “nhìn nhận” một cách khác nhau và tất cả kết quả nhận được chỉ là “nhận thức chủ quan” về sự vật đó thôi, chứ tuyệt nhiên không phải là chính bản thân sự vật đó! Nhầm lẫn giữa “nhận thức chân lý” với chính bản thân “chân lý” là cốt lõi dẫn đến nhầm lẫn về “thế giới quan” của các nhà triết học siêu hình.
    – Quan niệm của Eugene Wigner như bác trích dẫn ở trên tuyệt nhiên không phải là chân lý, mà trái lại, là một sai lầm của cơ học lượng tử khi người ta đã hiểu sai các kết quả nhận được từ các rhí nghiệm, trong đó phải kể đến thí nghiệm khe Young đối với ánh sáng và sau này là đối với electron, đã dẫn đến một khái niệm phi thực tế, phi lô gíc: “lưỡng tính sóng-hạt”! Tôi đã có bài chỉ trích các thí nghiệm này ở link: Xem xét lại cơ sở thực nghiệm của Vật lý học. Tuy nhiên, lỗi không phải là ở những người làm thí nghiệm, mà là ở người diễn giải kết quả thí nghiệm.
    Trích:

    ”Về thực nghiệm, Hầu Hi Quý có thể đập bẹp một cái đồng đeo tay rồi phục hồi nó trở lại nguyên trạng như chưa hề bị đập bẹp chỉ bằng cách dùng ý niệm. Như vậy vật cũng chỉ là ý niệm nên có thể dùng ý niệm thay đổi nó. (Thực nghiệm này có trình bày trong bài viết).”

    Đó chỉ là ảo thuật thôi mà bác? Coperfin còn làm biến mất cả tượng Thần tự do, cả Vịnh Hạ Long… nữa kia! Đừng đồng nhất “nghệ thuật” với “kỹ thuật và khoa học”. Hơn nữa, nếu chỉ là từ một thí nghiệm đơn lẻ, đặc biệt… mà vội vã tổng quát hoá lên thành một quy luật thì đó chính là căn bệnh ấu trĩ đã đưa vật lý học nói riêng, và khoa học nói chung tới khủng hoảng, hay như bác nói: “Sự kết thúc của vật lý học”, “Sự kết thúc của khoa học”… Và hơn thế nữa, nó cũng là nguyên nhân dẫn đến kết luận thứ 2 của bác:
    Trích:

    ”Tánh không là không có gì là thật cả, vũ trụ chỉ là ảo không phải thật, ta, ý thức của ta cũng là ảo thôi.”

    Tuy nhiên, tôi không thật sự hiểu khẳng định sau đây của bác:
    Trích:

    ”Vì thế ngộ cũng đồng như chưa ngộ, vì có gì là thật đâu ? Vì vậy Bát Nhã Tâm Kinh mới nói không có Sinh Lão Bệnh Tử, không có Khổ Tập Diệt Đạo.”

    Điều này dường như trái với Đạo Phật?

    Trích:

    ”Nhưng khi hiểu ý nghĩa nguyên lý bất định của Heisenberg, ”

    Nguyên lý này được chứng minh từ “lưỡng tính sóng-hạt” thôi mà bác? Nhưng làm gì có lưỡng tính đó? Sóng là sóng. Hạt là hạt. Đơn giản chỉ có thế thôi mà bác? Tức là cái được gọi là ”nguyên lý bất định” đó chỉ là một sự nhầm lẫn trong tư duy, không hơn, không kém! Và vì vậy, mọi hệ quả sai lầm của nó phải được gột rửa để tri thức của nhân loại được trở nên trong sáng hơn, thoát khỏi u mê và lầm lỗi. CĐM đã làm được việc đó rồi bác ạ!

    Trích:

    ”Bạn cho rằng tất cả đều là thực, cũng không sai, vì thực và ảo là không dễ phân biệt.”

    Tôi nghĩ là ngược lại chứ bác? giữa „thực“ và „ảo“ luôn luôn có thể phân biệt được, miễn là hãy cho nó một khái niệm, một định nghĩa, bởi chúng là một cặp đối lập giống như „A“ và „không A“. Có lẽ bác đang bị các kết luận của cơ học lượng tử làm rối trí nên mới nói như vậy thôi, như „con mèo Shrodinger“, các cặp photon „ảo“ thuắt ẩn, thắt hiện… chẳng hạn?

    Trích:

    ”Khi bạn cho rằng tất cả đều là thật, chắc là bạn theo chủ nghĩa thực chứng (positivism), hễ cái gì các giác quan của tôi tiếp xúc, cảm nhận được đều là thật.”

    Nếu bác chịu khó đọc những gì tôi đã viết trong link mà tôi đã giới thiệu lần trước về CĐM, đặc biệt trong đó có bài Cơ sở của Vật lý học hiện đại hay bài Phân tích các phạm trù triết học cơ bản – The analyse of fundamental category of philosophy thì tôi nghĩ chắc bác sẽ không nghĩ như vậy đâu. Bởi vì khác với các triết gia duy tâm còn ấu trĩ thời cổ đại, khái niệm „tồn tại“ trong CĐM đồng nghĩa với „tương tác“, chứ không phải là „tư duy“ – một cách ngắn gọn „có tương tác tức là có tồn tại“, mà „độ đo“ của tương tác trong vật lý chính là „lực“. Song, đã là „tương tác“ thì ít nhất phải có từ hai vật trở lên, mà trong thực tế, mọi vật đều „tồn tại phụ thuộc lẫn nhau“ và vì vậy, nếu đã là „thực“ thì phải „tồn tại“, tức là phải „tương tác“ với tất cả phần còn lại của vũ trụ – đây là điều kiện cần và đủ để phân biệt „thực“ với „ảo“.
    Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại một điều rằng: Vật lý học thực thụ đã bị “khai tử” cách đây hơn một thế kỷ rồi nên những gì đang có đâu có còn là “khoa học” nữa đâu? và vì vậy, bác không nên lấy nó làm các „bằng chứng“ để chứng minh một điều gì đó. Hy vọng thì điều này bác hiểu?
    Thân ái.
    Vũ Huy Toàn.

    • Bạn Vũ Huy Toàn mến, lý là vô cùng nên dù có tranh luận mãi cũng không kết thúc được đâu. Bài viết của tôi chỉ là phương tiện dành cho các phật tử để bỏ bớt chấp thật, từ đó giảm bớt đau khổ bởi vì trên đời có rất nhiều chuyện thương tâm, bất hướng không môn hà xứ tiêu ? chứ không nhằm tranh luận để tìm chân lý bởi vì không có cái chân lý tuyệt đối, Thích Ca đã phủ định từ lâu rồi. Bạn cứ đi con đường của bạn nhưng lý của bạn cũng không phải là chân lý đâu. Tôi sẽ không tiếp tục tranh luận.

      • vuhuytoan nói:

        Bác Truyền Bình ạ. Vì tiêu đề bài này của bác có chữ “Khoa học” và bác lấy các kết luận của cơ học lượng tử (được xem là “khoa học”) để chứng minh cho các luận điểm của mình, hơn nữa, tôi vốn coi Phật giáo là “khoa học” chứ không phải là “đức tin” như các tôn giáo khác, nên mới có đôi lời luận bàn. Còn bản chất của khoa học là “” và “lẽ“; “lý” là “lý luận” = “lý thuyết”; còn “lẽ” là “lẽ phải” = “thực nghiệm”. Hy vọng một ngày nào đó, “khoa học tâm linh” sẽ được thừa nhận để làm phong phú thêm nhận thức của nhân loại, hầu đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi chúng sinh.
        Chào thân ái.
        Vũ Huy Toàn.

  5. Kim nói:

    Xin góp thêm một bài về Bát Nhã Tâm Kinh mà tôi xem rất là giác ngộ do một vị Bác sĩ viết năm 2003 đăng trên wordpress: http://ebookbrowse.com/nghi-tu-trai-tim-do-hong-ngoc-pdf-d284304396

    • Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết về Bát Nhã Tâm Kinh lan man hơi nhiều. Ông nói câu “Độ nhất thiết khổ ách” do Huyền Trang tự ý thêm vào, điều đó không đúng. Trong bản dịch từ tiếng Phạn do Đại Đức Nhất Hạnh dịch vẫn có câu đó. Huyền Trang vốn rất cẩn thận dịch rất sát không bao giờ thêm bớt, không giống như Cưu Ma La Thập. Bạn hãy xem kỹ bản tiếng Phạn được diễn ca và theo dõi lời dịch thì thấy.
      Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (lời hát tiếng Phạn) Dạ Lai Hương xướng có dịch nghĩa tiếng Việt.
      Phải hiểu “Thoát tất cả mọi khổ nạn” là vì ngộ tánh Không, biết tất cả mọi khổ nạn đều không có thật, chứ không phải có khổ nạn thật nhưng rồi giải thoát được.

      • Kim nói:

        Thank you DLT. Nhiều khi cứ tưởng là hiểu được tính ‘Không’ , thì ngay lập tức sang sat na kế tiếp lại bị vướng mắc vào cái nhận thức của ‘ngã.’ Phải vượt ra ngoài 5 uẩn và không còn ngã giả vướng mắc trong nhận thức thì chắc mới nắm vững chân lý của Bát Nhã Tâm Kinh.

      • Hiểu tánh không thì tâm mình cũng trống rỗng không còn ý niệm nào, không có đối tượng để hiểu, hiểu cũng như không hiểu. Mến.

  6. Duyên Hà Nội nói:

    Tôi thấy không có khoa học tâm linh, mà chỉ có tâm linh khoa học.Vì tột đỉnh ngưỡng của thế giới tâm linh, là cả một thế giới công trình khoa học.

    • Vâng, theo ý bạn phải chăng tâm linh khoa học có nghĩa là tâm linh được các công trình nghiên cứu khoa học soi sáng. Còn từ khoa học tâm linh thì có nghĩa là khoa học nghiên cứu về tâm linh. Khoa học không bao giờ hiểu hết về tâm linh vì khoa học là có giới hạn. Trước kia giới khoa học không thừa nhận tâm linh mà chỉ thừa nhận ý thức và họ có môn tâm lý học. Nhưng khi trình độ của khoa học ngày càng cao, họ đã đi gần tới tận cùng của vật chất và bắt đầu thấy tâm linh không phải chỉ là ý thức, nó rộng lớn và có năng lực hơn ý thức hàng tỉ tỉ lần.

      • Duyên Hà Nội nói:

        Không phải vậy,cái mà các bác gọi là tâm linh, nó chỉ là sự sống,và sức mạnh của thế giới vô hình ,chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi từ trường quanh ta ,còn tâm linh là tiếng nói từ trong tâm thức phát ra ,chịu sự ảnh hưởng của địa tầng trái đất,dưới ánh sáng phật ,người có khả năng ,đạt ngưỡng sẽ tiếp cận được xa số hằng hà những trang kinh nói về khoa học,thông minh hơn khoa học hiện nay rất nhiều.

  7. Duyên Hà Nội nói:

    Đã là tâm linh thì phải có ánh sáng của khoa học,còn khoa học đương đại cũng chỉ là đang nghiên cứu về sự sống vô hình quanh ta thôi , không nên đổ đồng làm một.

    • Kim nói:

      ” Ánh sáng của khoa học”? – Xin diễn giải thêm, ánh sáng này là như thế nào ???
      Khoa hoc trong tuong lai se di toi dau ???

  8. Duyên Hà Nội nói:

    khoa học hiện nay là khoa học vật lý ,dưới dạng vật chất.Còn khoa học trong tâm linh ,là khoa học dưới dạng năng lượng ánh sáng phật.Tương lai khoa học tâm linh , trở thành não bộ của khoa học vật lý,cả 2 song hành thì cứu được nhân gian.

  9. Hình như Bác Truyền Bình quen biết với GS. Phạm Việt Hưng thì phải.
    Không biết Bác biết tới Định lý bất toàn, số Omega do độc lập tìm ra, hay là được Gs. Hưng giới thiệu.

    • Vâng, tôi có quen với GS Phạm Việt Hưng và có đến nhà thăm ông năm 2012 nhân dịp đi Hà Nội. Tôi biết đến Định lý bất toàn, số Omega là do đọc những bài viết của Gs Hưng.

  10. Có thể tạm hiểu Niết-bàn của Phật là trạng thái tâm “bất nhị” mà Bác đã nêu. Nhưng tui thấy chỗ khác nói A-la-hán vì Định lực nhiều nên không thấy “Phật tánh”, theo đó thì A-la-hán chưa ngộ “tâm bất nhị”. Vật không hiểu trạng thái Niết-bàn của A-la-hán như thế nào?
    Theo như Bác nói “người đắc alahan hoặc thấp hơn thì tôi biết có Hầu Hi Quý, Trương Bảo Thắng”. Tui nghĩ bọn họ chỉ là phàm phu có công năng đặc dị chứ chưa phải Thánh.

    • A La Hán là quả vị tiểu thừa, có chứng, có đắc tức chưa phải triệt ngộ. Trạng thái của họ là phá được ngã chấp nhưng còn pháp chấp (tương ứng với câu Đoạt nhân bất đoạt cảnh). Tôi nghĩ Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý có thể chưa kiến tánh, chưa phải thánh (chỉ Phật, Bồ Tát) nhưng trên mức phàm phu.

      • Kim nói:

        “Quả A La Hán: Một người hiểu biết không thể nói ra, một người thật sự đạt được thành quả A La Hán không thể nói ra, vì chính sự hiểu biết mới nhất cuối cùng đó lại tan biến mất. Ai sẽ trở nên hiểu biết? Không có ai. Không có gì giống như sự hiểu biết về Thượng Đế hay thánh A La Hán; cho là hiểu biết chỉ có trong trí óc của những người kém hiểu biết. Người hiểu biết biết rằng Thượng Đế hay cái “Tôi” tan biến mất, nhị nguyên cũng biến mất, cái biết vẫn còn đó nhưng người hiểu biết và cái được biết thì không còn đó nữa.” Xin trích dịch lại một bài của Achema.

      • Phật tánh hay Tâm giác ngộ là tánh biết bất nhị tức là không có người biết cũng không có đối tượng được biết. Nhưng A La Hán chưa đạt tới mức đó. A La Hán phá được ngã chấp nên không còn sinh tử (không có ngã thì ai sinh tử ?)nhưng chưa phá được pháp chấp (vẫn còn tưởng thế giới là có thật). Đến Duyên Giác hay Bích Chi Phật ngộ được lý Nhân Duyên, hiểu thế giới chỉ là nhân duyên sinh, nhưng vẫn chưa tới bất nhị. Đến Bồ Tát thì cao hơn một bậc nhưng vẫn còn tập khí vi tế, vẫn còn phải trải qua 10 cấp bậc phá chấp nữa mới đạt tới vô thượng tương đương với Phật. Hoàn toàn giác ngộ rồi mới biết Nhân Quả cũng không có thật, tất cả các quả vị cũng đều là chiêm bao, tất cả chúng sanh đều là Phật đã thành từ vô lượng kiếp, vô tu vô chứng, tất cả đều chỉ là tưởng tượng.
        Hãy nghe Lai Quả Thiền Sư nói trong Tham Thiền Phổ Thuyết :
        “Đức Thế Tôn quở hàng Duyên Giác, Thanh Văn rằng trên chẳng học Phật thừa, dưới chẳng độ chúng sanh, tiêu dao ngoài tam giới, tự cho giữa đường là nhà ở, chẳng chịu bỏ Hóa thành để đi đến Bảo sở, trụ nơi Niết Bàn Tiểu Thừa, cam làm hạt giống cháy mà chẳng tự phát giác. Sao ngu vậy!

        Thử xem : Phật quở La Hán được chút ít cho là đủ, La Hán còn có mười tám thứ thần thông, có thể hiện ở hư không, ẩn dưới đất, hiện ở trong nước, ẩn trong lửa, trên đầu phun nước, dưới chân phun lửa, cộng chung mười tám thần thông mà còn bị nói là “phần ít”! Bị quở trách nặng là trên không có Phật đạo để thành, dưới không có chúng sanh để độ, tự hưởng an lạc, chẳng cầu tiến lên, chán các khổ, chẳng nguyện độ chúng sanh, cho nên nói : ‘chẳng đủ’.”

      • Kim nói:

        “Hoàn toàn giác ngộ rồi mới biết Nhân Quả cũng không có thật, tất cả các quả vị cũng đều là chiêm bao, tất cả chúng sanh đều là Phật đã thành từ vô lượng kiếp, vô tu vô chứng, tất cả đều chỉ
        la tưởng tượng.”
        Ai tưởng tượng? Tâm tưởng tượng… Phật là một trạng thái của tâm . Một trạng thái có một lòng từ bi vô lượng…một là tất cả tất cả là một.
        Không có lòng từ bi vô lượng naỳ, không thể gọi là Phật được. A la Han bị goi la ich kỷ nhưng cái ích kỷ này không hề đụng chạm và gây nghiệp cho bản thân và cho tất cả mọi chúng sinh khác.

      • Chúng sinh tưởng tượng. Toàn thể Tam giới đều là do chúng sinh tưởng tượng, mê ngộ, từ bi bác ái gì cũng là tưởng tượng cả. Phật tánh bất nhị thì không thể nói được (bất khả tư nghị) không thể khẳng định là Có, cũng không thể khẳng định là Không (Ưng vô sở trụ).

      • Kim nói:

        Theo như hiểu đúng, hay còn gọi là chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm, thì tâm vô sở trụ. Theo tiếng Việt là không bám víu vào một cái gì cả…cũng không bám víu vào cả cái tâm Phật hay tâm Bồ tát…no clinging, no attaching to anything, anythought. Không bám víu vào cả cái “Không” …tuy mọi diễn biến vẫn xảy ra xung quanh ta….

      • Long Thọ nói “Tâm như hư không vô sở hữu” (Tâm giống như hư không, không có thật, nhưng không phải là hư không, không phải Có cũng không phải Không, không có chỗ để bám víu, nắm bắt, không phải là đối tượng của biết).

      • kim nói:

        Tóm lại : Sự giảng dạy của các bậc vĩ nhân là muốn cho mọi người an vui tự tại…không tranh dành, tự làm khổ mình và làm khổ người.

      • Kim nói:

        Giới súc sinh sanh ra để trả nợ nghiệp sát sinh…Những con vật đặc biệt như chó đã có sư tiến triển về tâm linh… Con người từ thủa ăn thô ở lỗ đã từng ăn thịt lẫn nhau…và có vài bộ lạc ngày nay vẫn còn như thế…Tới nay nhờ tu sửa con người đã giảm bớt ăn thịt …
        dv nói :
        “Nếu như con người chỉ sinh ra 1 lần duy nhất, Chết là Hết. Thế thì làm người tốt uổng công .” Tại sao câu này không thể được phát biểu như sau: “Nếu như con người chỉ sinh ra 1 lần duy nhất, Chết là Hết. Thế thì nên làm nhiều điều tốt lợi ích cho chúng sinh cho khỏi uổng công.”
        Lý luận cua dv đã lỗi thời, và chứng tỏ lý luận nhàm chán, không có ích cho sư mở mang trí tuệ. Hoac dv chi muon choc gheo DLT ma thoi.

      • Kim nói:

        Tin mới nhất…Có nên tin không hay phải tự mình ra nhìn hay tự mình sáng chế ra máy viễn kính mới tin ? VŨ TRỤ CÓ HÀNG TỶ QUẢ ĐỊA CẦU CÓ THỂ Ở ĐƯỢC
        http://www.cnn.com/2013/11/05/tech/innovation/billions-of-planets

        Bản Việt ngữ

        Lời giới thiệu: “nạn nhân mãn” ư? Khỏi phải lo, vũ trụ này hiện đang còn vô số hành tinh tựa như trái đất chúng ta đang sinh sống bao đời nay. Thật vậy, các nhà thiên văn học đang khám phá ra rất nhiều quả địa cầu tương tợ như quả đất, vô số kể… người ta ước đoán dư đủ để “phát” cho mỗi người đang sống trên quả đất này một “quả đất kia” để mỗi người một-mình-một-cõi tha hồ mà tự tung tự tác. Dĩ nhiên với số lượng bằng ấy quả địa cầu, nhân loại sẽ không còn phải tranh nhau đất đai lãnh thổ, nguồn tài nguyên, thực phẩm… và chiến tranh sẽ vĩnh viễn bị triệt tiêu. Kính mời quý vị theo dõi bài tường thuật sau đây của phóng viên/ký giả Brad Lendon thuộc đài truyền hình CNN, Hoa Kỳ thực hiện.–BKT.
        http://www.cnn.com/2013/11/05/tech/innovation/billions-of-planets:
        Xin tiép tục research on Google.
        Và xin giới thiệu cuốn sách Vũ trụ và con Người, có thể download qua dạng pdf. files :
        http://thongthienhoc.net/Sach.htm
        Kim

      • Tin tức mà Kim giới thiệu cũng không phải lạ. Kinh điển từng nói Thích Ca đang đồng thời thuyết pháp tại vô lượng thế giới. Một hạt photon cũng có thể đồng thời xuất hiện ở vô số vị trí trong không gian. Vậy thì có vô số hành tinh giống như quả Địa cầu không phải chuyện lạ. Vấn đề là làm sao đi đến những nơi đó ? Dù cho có chế tạo được phi thuyền bay nhanh bằng vận tốc ánh sáng cũng không đến được trong kiếp người, chỉ có cách là đi bằng tâm niệm.

      • kim nói:

        Tôi đồng ý với DLT. Nhưng con người càng ngày càng thông minh…và tôi tin là có sự giúp đỡ của hành tinh khác…trái đất này sẽ bị tàn ḷui…con người phải tìm cách di cư ra khòi cái thúng đ̣ia cầu nay.

      • Kim nói:

        dv: Đức Phật nói Hãy tới đây, nghe ta, và quan sát ta rồi về kiểm chứng, làm như ta đã làm. Vậy bạn có tin lời Phật không? Hãy Thiền định. Thiền định như đức Phật thì bạn sẽ tìm ra những câu trả lời tôi nghĩ đó là một cách hữu hiệu nhất. Còn các khoa học gia tìm tòi chỉ là do khiếu và khả năng giỏi về toán vật lý, và thiên văn hoc̣. Họ có trí tò mò chứ không phải họ muốn chứng minh lời Phật . Đức Phật cũng vì do trí tò mò nhưng Ngài không cần đến dụng cụ khoa học, thời đó chỉ dùng Thiền định quan sát, thấy và biết…dùng tất cả năng lực thiên nhiên nên mở rộng ngũ giác cộng thần giao cách cảm….Thời này có ai làm như đức Phật được không ? Đạo Phật không cần khoa học chứng minh…Khoa Học cần Đạo Phật dẫn lối trên con đường đạo đức. Những kinh nghiệm hoặc các học hỏi thời nay sẽ được tiếp tục sang kiếp sau, nếu không thi sao các bé sinh ra đã có một trí thông minh hơn thời của ông bà cha mẹ chúng ???? Không thông minh thì sao biết chơi computers, video games lúc 2 tuổi…sau lớn lên lái phi thuyền lên được Mars, Moon, ra ngoài vũ trụ tìm Thượng đế ? Biết đâu các nhà khoa học gia lẫy lừng ngày nay là người của Kim Tinh giáng trần hướng dẫn chúng ta tìm hiểu về vũ trụ? Noi cho vui nhé…con cãi chầy cãi cối thì không đủ giấy mực.
        Tuy nhien tôi đồng ý với bạn là cuộc đời này chỉ là một vở tuồng…ai nấy chỉ cố gắng hoàn thành vai trò của họ thôi…rốt cuộc, vô thường..tay trắng..khổ nhiều vui ít. Kim

  11. dv nói:

    Xin hỏi Bác là trong Tam giới thì những cõi nào có thể tiến hành tu được. Tôi chỉ có biết cõi súc sinh không tu được! Giả sử chết xong mà xuống địa ngục, lúc đó khổ quá muốn tu không biết có tu được không?
    Hay là có thể tu chứng Sơ thiền rồi chết đi tái sanh lên trời Sơ thiền rồi lại tu tiếp được Nhị thiền,Tam Thiền…, hay lại phải đợi hết phúc báo Sơ thiền xuống làm người thì mới tiếp tục tu được!
    Nhân đây xin hỏi sát sinh 1 mạng súc sinh so với 1 mạng người thì tội như nhau hay thế nào. Cụ thể sát sinh 1 con gà thì có bị địa ngục không? Trong 1 đời người ăn không biết hàng nghìn…con vật, nếu thế thì tội lỗi vô biên à. Phần lớn con người ăn thịt, nếu thế xuống địa ngục gần hết (khổ quá).

    Nếu có địa ngục thì tôi cá chắc là cả tôi và Bác Truyền Bình đã từng có kiếp chịu thiêu đốt dưới đó rồi (đâu có ai tốt đẹp cả). Bây giờ lại chẳng nhớ gì, nếu thế làm gì biết sợ địa ngục mà tránh ác!

    Mà chốt lại thì tôi vẫn không chắc có luân hồi không (khoa học cũng không chính thức công nhận luân hồi). Nếu như con người chỉ sinh ra 1 lần duy nhất, Chết là Hết. Thế thì làm người tốt uổng công à ???????????????????????????????????????????

    • Bạn quên là Phật pháp nói rằng Tam giới duy tâm sao ? Luân hồi, thiên đường, địa ngục cũng chỉ là ảo nhưng không phải là không có, sự hiểu biết của khoa học cũng có giới hạn. Đúng như bạn nói, chỉ trong một đời người, một cá nhân cũng đã ăn không biết bao nhiêu thịt, cá, tôm tép, vậy thì nợ đó phải trả đến đời kiếp nào mới hết ? Giết một con muỗi thì phải làm thân muỗi để trả nợ trong một hai tháng, tương ứng với vòng đời của muỗi, nhanh hơn so với giết một người phải đầu thai làm người để bị giết lại ít ra cũng vài chục năm. Cho nên tu hành giác ngộ là ngộ được lý vô thường, vô ngã, thế gian chỉ là chiêm bao, chỉ cần thức tỉnh thì mọi tội phước cũng chỉ là giấc mnộng phù du. Nhưng mà để thực sự giác ngộ thì con người cần phải thực hành tiến trình giới, định, huệ. Đó là ý nghĩa của tu hành. Tu hành cũng là một tập quán, trên nguyên tắc thì cõi nào trong tam giới cũng tu được, khi tập quán đẵ rất sâu dày thì dù ở cõi súc sinh nó vẫn còn tiếp tục. Nhưng nói chung cõi người dễ tu nhất vì có vui có khổ, có chút trí tuệ; còn cõi súc sinh ngạ quỹ thì mê muội quá không biết đường tu; cõi trời thì vui nhiều khổ ít chỉ lo hưởng phước, quên tu. Vì vậy mới có câu : “Nhân thân nan đắc” con người chớ nên mê muội phụ bạc mình.

  12. dv nói:

    Gửi cho Kim:
    Theo mình thì vũ trụ này có luật chơi nhất định của nó, ai khôn ngoan biết tuân theo luật chơi thì thắng, còn kẻ nào ngu si thì chuốc lấy thất bại, đau khổ. Bạn nên nhớ yếu tố khác giữa Phật và chúng sanh là ngu si và giác ngộ chứ không phải thiện hay ác. Làm thiện mà ngu thì vẫn trong mê thôi. Cái gọi là Thiện chẳng qua là hợp với chân lý, còn ác là trái với chân lý mà thôi.
    Cái thiện chẳng qua chỉ là bắt trước chân lý thôi, các vị giác ngộ sống với chân lý nên làm thiện mà chẳng nghĩ mình làm thiện, bởi cái thiện là biểu hiện của chân lý.

    Theo mình thì đời là 1 cuộc chơi, phải nắm rõ luật chơi trước khi chơi thì mới không bị thiệt!
    Nếu quả thực chết là hết, không có nhân quả, kẻ nào mạnh kẻ đó thắng thì hãy sống ích kỷ, kệ mọi người, cố gắng ăn chơi thật nhiều cho khỏi uổng.
    Nếu quả thực có luân hồi thật, có quả báo thì phải sống thiện cho kiếp sau đỡ khổ, tất nhiên có thể ác nhưng mà kiếp sau sẽ khổ thôi. Nếu quả thực đây là mơ thì hãy mau tỉnh dậy, thèm gì mơ!
    Nếu luật chơi là vô ngã thì chấp ngã là ngu si.

    Tóm lại bạn nên nhận rõ luật chơi, “khôn thì sống, bống thì chết”. Trước kia quan niệm của mình là con người đơn giản là các hạt cơ bản nhảy múa tạo nên, đấu tranh là động lực tiến hoá, kẻ nào mạnh kẻ đó thắng, chết là hết nhưng gần đây đọc đạo Phật thấy hơi nghi nghi nên đang xác nhận không biết có luân hồi không? (nhưng mà nửa tin nửa nghi, không biết thế nào)

    Bạn Kim có bằng chứng, lý lẽ nào thuyết phục có luân hồi thì xin hãy chỉ bảo cho mình!

    • Kim nói:

      dv: Tin hay không tin là quyền của bạn. Chắc chắn một cuộc đời trong 100 năm dài hay ngắn ,tuỳ theo bạn tưởng, bạn cũng không thể nào có đủ tự kinh nghiệm biết thực hư hay ‘chân lý’ là gi. Bạn cũng không thể hoạch hoẹ , đòi hòi người khác có bằng chứng luân hồi. Trong các truyện Phật, Đức Phật Thích Ca từng thấy 500 tiền kiếp của chính mình…Các đệ tử của Phật ghi chép lại…thế có ai nghi ngờ Đức Phật không ??? Nên nhớ một điều không nên làm trong 5 “giới cấm” là “Nói dối “. Nếu không tin Đức Phật thì có phải là cho đức Phật ba xạo ???? À , mà thực ra Đạo Phật không có cấm đoán chi cả. Ai làm tội người nấy chịu…cũng như ngoài đời thôi. Karma.

      • dv nói:

        Phật bảo tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Ngài còn nói chỉ tin những gì đã qua chiêm nghiệm, như chỉ tin vàng đã qua thử lửa.
        Nếu ai muốn báo ơn Phật thì hãy tìm cách chứng minh lời Phật nói phù hợp với khoa học. Khi lòng nghi ngờ đã được giải toả thì tín tâm sẽ tăng gấp bội so với người chỉ tin xuông.

  13. dv nói:

    Thưa DLT, cháu thấy là giết 1 mạng không đơn giản chỉ đền 1 mạng đâu, đó chỉ là quả báo tàn dư thôi. Cháu đọc Lăng nghiêm thấy nói tội nhân sau khi chết phải vào địa ngục chịu khổ rất lâu, bao giờ nghiệp nhẹ rồi thì nên làm quỷ, hết nghiệp quỷ rồi thì mới nên làm súc sinh, hết súc sinh rồi thì mới trở lại cõi nhân, cùng người mắc nợ, mặt đối mặt trả nghiệp.

    Dạ thưa DLT có cách nào khiến cháu tin sái cổ là có luân hồi, nghiệp báo không ạ. Không thể chỉ tin 1 phía vào lời Phật. Khoa học có xác nhận luân hồi không?
    Theo nhà thông thái Stephen Hawking thì ông nói : “Tôi coi bộ não như một máy tính mà nó sẽ ngừng làm việc khi các bộ phận của nó hỏng hóc. Không có thiên đàng hay thế giới bên kia cho những chiếc máy tính bị hỏng, đó là một câu chuyện cổ tích cho những người sợ bóng tối”

    • Tôi biết chắc là Stephen Hawking không có thần thông. Có nhiều cái ông ấy không thấy được nên không tin, ví dụ ông ấy đâu có biết Phật tính là gì nên tưởng bộ não chỉ là một cái computer trong khi kinh điển Phật giáo đã nói kiến văn giác trị không phải chỉ do mắt tai mũi lưỡi thân ý. Phật giáo nói lục căn, lục trần, lục thức đều là do tâm tạo trong khi phái duy vật nói ý thức là do hoạt động của bộ não. Khoa học ngày nay đã hiểu rõ chủ nghĩa duy vật đã phá sản vì không biết thực chất của vật chất là gì. Đọc kinh điển nên hiểu ý chứ không nên chấp vào lời. Chứng cớ về luân hồi có rất nhiều, ở VN, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây phương đều có. Bạn chỉ cần vào Google tìm thì thấy.

  14. Kim nói:

    Kim xin kể một chuyện có thực vì chính tôi là người có mặt và chứng kiến.
    Trong một chuyến Hành Hương các Phật tích bên Ấn Độ 2010.. .
    Khi tới vườn của Ông Cấp Cô Độc, chúng tôi cùng ngồi xuống trước cây Bồ Đề do Ngài Ananda trồng để tưởng nhớ tới Đức Phật khi Đức Phật đi giảng Pháp nơi xa.Trong lúc đoàn chúng tôi ngồi tụng kinh và thiền định có xảy ra hai sự kiện khác thường. Một trong hai sự kiện này, là do chính tôi chứng kiến và quan sát.
    Trên đường phố, trong công viên Ấn Độ, có nhiều súc vật như chó, heo, dê, bò trâu, gà…sống lẫn lộn với người dân một cách hiền hoà như một đại gia đình.
    Khi bước tới cội cây bồ đề, tôi có thấy vài chú chó lảng vảng trong đó. Sau khi hết tụng kinh và bắt đầu thiền định, tôi thấy một con chó đen, có vài điểm lông trắng, rong ruổi bước tới trước hàng ngồi của sáu phật tử hàng sau cùng. Trong đó có tôi ngồi chính giữa. Anh chó này đến qùy hai chân sau, trước một Phật tử ngồi bên trái của tôi. Anh ấy lấy tay trước khều mặt cô lấy sự chú ý, rồi để tay của anh lên tay lòng bàn tay trái của cô một vài giây lâu, sau đó anh ta đổi sang tay phải thiền vài giây với cô ta. Vẻ mặt của anh chó này rất là hiền từ và sống động lắm. Anh chuyển sang một Phật tử cuối hàng, dừng đó không lâu như thể chào thăm rồi trở lại nơi bà ngồi bên cạnh bên phải tôi. Bà này là mẹ của cô ngồi bên trái tôi. Anh chó tới trước bà, cúi đầu kính cẩn, dung mạo rất thuần thục, bà vuốt mặt anh, cầm tay anh chú niệm vài giây nữa. Anh lại đi ngang tôi, không dừng mà tiến tới cô nơi đầu hàng và cũng ngồi thiền một chút rồi đi ra ngoài.
    Có phài đây là một luân hồi dữ kiện hay một ESP giữa vật và người?
    Tại sao anh chó này lại không say hello với tôi nhỉ ?
    Kim

    • Chú chó có thể là hóa thân của một vị Bồ Tát, đến chào mừng các Phật tử đang chiêm bái thánh tích. Chú không say hello với Kim vì Kim hữu tâm đang chăm chú quan sát chú còn những người kia vô tâm. Đây có thể là một giao lưu ESP không dùng tới ngôn ngữ bình thường.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s