Tỉnh Liêu Ninh có huyện Hoàn Nhân giao thông khá bất tiện, nơi có phần đuôi của dãy núi Trường Bạch. Từ thị trấn Bổn Khê đến huyện Hoàn Nhân không có đường đi, chỉ có đường mòn, xe hơi chạy một ngày mới đến. Một khi đi vào huyện lỵ, khắp nơi chỉ thấy núi xanh đứng sừng sững, suối chảy quanh, khiến người ta có cảm giác giống như câu thơ “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ”. Tại đây có thể thấy cảnh đại sâm lâm nguyên thủy, xa tít không có khói sinh hoạt của con người, càng có thể thấy rừng cây nhân sâm treo trên núi giống như họa. Có nhiều người già sống tại vùng núi này, cả đời không hề nhìn thấy xe lửa. Xuất phát từ huyện thành, đi vài chục cây số mới đến một nơi có hơn ngàn người khai thác mỏ chì. Huyện Hoàn Nhân xưa nay là huyện ở cuối đường, có điều may mắn là có khoáng sản nên có công nhân khai khoáng kiếm sống qua ngày, tiền công so với nông dân, hơn nhiều. Do đó có nhiều người vốn là nông dân nhưng thích khai hộ khẩu là công nhân công nghiệp. Người cư trú tại thị trấn Bổn Khê đương nhiên không thể thích công tác tại mỏ chì Hoàn Nhân để mang danh “ người trong núi”.
Thời kỳ “Văn hóa đại cách mạng” một số nhà cầm quyền muốn trừng phạt những người “lý lịch có vấn đề”, người “phạm sai lầm”, hoặc là bọn họ muốn tiếp thu công nhân, nông dân thuộc diện “tái giáo dục” bèn đưa họ tới vùng sơn thôn huyện Hoàn Nhân để thi hành tái giáo dục. Có một số người bị bọn họ cho là có sai lầm nhưng không nặng, thì bị đưa tới nơi khai thác mỏ chì. Cả gia đình của Trương Bảo Thắng chính là loại đối tượng này, là người thành thị bị đưa về nông thôn rồi bị đưa đến nơi khai khoáng này.
Theo tuổi tác dần lớn lên, Trương Bảo Thắng nên đi học cho biết chữ. Cả nhà Trương Tây Nghiêu tuy đời sống khó khăn, nhưng vì tương lai của con trẻ, họ tiết kiệm trong ăn uống và chi tiêu, cương quyết đầu tư cho con cái được đi học giống như những nhà khác. Trương Bảo Thắng cũng không ngoại lệ.
“Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên” (từ xưa tính chất anh hùng biểu hiện từ lúc thiếu niên). Có người từ lúc tuổi còn rất nhỏ, đã biểu hiện bản sắc anh hùng, lớn trở thành anh hùng hoặc danh nhân, như Nhạc Phi. Có người khi trưởng thành mới thành anh hùng hoặc danh nhân, khi truy nguyên đến thời thiếu niên thì thấy y gan dạ hơn người hoặc có biểu hiện vượt xa người thường, như Tư Mã Quang đập vỡ lu cứu người bị té trong lu đầy nước.
Khi Trương Bảo Thắng đi học, có những việc kỳ lạ xảy ra. Mỗi khi thầy giáo giảng bài, em có một loại cảm nhận kỳ lạ, nó khiến em sau khi lên lớp một hồi thì biết được toàn bộ nội dung thầy muốn giảng. Vì vậy trong một tiết học, em chỉ có thể ngồi yên 15 phút, sau đó em không thể an tâm nghe giảng, không chỉ nói chuyện, tay chân còn táy máy, ảnh hưởng trật tự trong lớp. Các bạn khác nói chuyện, thầy giáo cảnh cáo một hai lần thì sửa đổi, với Bảo Thắng thì không, bạn học nói rằng em : “ Lên lớp thì nói chuyện, xuống lớp thì cãi lộn”. Giáo viên chủ nhiệm không có biện pháp đối trị. Vì vậy trong lớp chỉ có một mình em không một lần nào được nhận cờ đỏ về chấp hành kỷ luật. Để khắc phục việc em nói chuyện trong lớp, chủ nhiệm lớp từng điều em ngồi bên cạnh bạn học có kỷ luật tốt, nhưng cũng vô hiệu, điều đi khắp lớp rồi nhưng vẫn không hiệu quả. Em không có hứng thú đối với môn toán, bài tập toán em toàn nhờ bạn làm giùm, sau đó làm đồ chơi để đền đáp cho bạn. Thế nhưng em lại thích môn văn, từ ngày đầu đi học, em đã viết nhật ký, tuần ký. Thầy giáo cảm thấy kỳ lạ, mỗi buổi chỉ học vài chữ, sao em lại có thể viết nhật ký, tuần ký chứ ?
Thầy giáo cho rằng người lớn trong nhà có dạy em, sau có đến nhà hỏi, người lớn cơ bản là không hề dạy cho em chữ nào. Sau thầy giáo cho rằng hai cô chị của em đã dạy cho em. Nhưng hai người đều nói rằng không biết em mình có viết văn chương.
Thầy giáo dạy ngữ văn dẫn Trương Bảo Thắng đến báo cáo với chủ nhiệm bộ môn về khả năng phi thường của em, chủ nhiệm bộ môn báo cáo với hiệu trưởng, họ đều bán tín bán nghi. Vì vậy họ bàn với nhau mở một cuộc kiểm tra để khảo sát xem hư thực thế nào. Họ gọi Bảo Thắng lên văn phòng, yêu cầu em làm một bài văn xoay quanh đề tài ánh trăng. Bảo Thắng ngồi trước trang giấy trắng suy nghĩ một chút rồi viết bài “Trăng thu” như sau :
Đang lúc sen thu nở đầy ao, tôi theo mẹ về nhà bà ngoại ở Hà Liên thôn. Ban ngày mọi người đều ra đồng gặt lúa. Tối đến mới có thời gian rảnh nói chuyện, chúng tôi ngồi bên ao sen, nhìn mặt trăng dưới nước, trăng thật đẹp, chiếu xuống ngàn dặm, không phân thôn giới, không phân quốc giới, đem toàn bộ ánh sáng cống hiến cho thế gian, trăng là thiên sứ vô tư nhất trong cõi nhân gian…
Thầy giáo nhìn đồng hồ, chưa đầy năm phút, Bảo Thắng đã giao bài.
Những người tại hiện trường đều kinh ngạc. Ai trong số họ cũng khó tin : cả trường sàng lọc trong số học sinh giỏi lớp một cũng không thể có, một học sinh không chăm chú nghe giảng bài trong lớp, lại có thể trong vài phút múa bút viết ra bài văn có tư tưởng sâu sắc, có năng lực tưởng tượng phong phú đến thế.
Hiệu trưởng không tin ở mắt mình, nói với Bảo Thắng : “Học sinh Trương Bảo Thắng, bài văn về mặt trăng của em tả rất hay, có thể viết thêm một bài nữa không ?”
Bảo Thắng không chút khách sáo, phủi tay nói “Không viết đâu !” Hiệu trưởng nghi ngờ hỏi : “Vì sao ?” Trương Bảo Thắng đứng lên trịch thượng nói : “ Tôi tả một bài là đủ chứng minh trình độ của mình. Hà tất phải tả bài thứ hai, bài thứ ba ?”
Còn nhỏ tuổi mà nói năng như thế, mọi người nghe xong đều kinh sợ. Để một lần nữa chứng thực năng lực viết văn của Bảo Thắng, để cho hiệu trưởng thấy đáng công rời khỏi ghế ngồi, thầy giáo ngữ văn khuyên giải : “Học sinh Bảo Thắng, chúng tôi yêu cầu em viết thêm một bài nữa thì cứ viết thêm một bài đi”. Bảo Thắng thấy thầy giáo dạy văn của mình đích thân khuyên giải, bèn liếc mắt nói : “Viết gì ?”. Thầy giáo nói : “Viết một bài văn về mặt trời”.
“Vậy thì vì thầy mà viết vậy, nhưng mà bài thứ hai này không cần động bút”. Bảo Thắng mỉm miệng cười hí hí bày tỏ : “Vừa rồi viết về mặt trăng là viết về chính tôi, ánh sáng của tôi là ánh sáng của ông mặt trời phản xạ lại đó nha ! ông càng vô tư, ánh sáng và hơi ấm càng rải xuống nhân gian, chiếu sáng cho vạn vật trên thế gian thành trưởng !”
Mọi người càng thêm kinh ngạc. Đứa trẻ nhỏ tuổi này sao lại có tri thức về thiên văn địa lý thế ! lại còn biểu diễn xuất khẩu thành văn, thật là hài hòa, kỳ tích ! thật là kỳ tích !
Tin tức về việc Bảo Thắng biết làm văn làm phú lan ra khắp trường. Thầy cô giáo bàn tán với nhau : kỳ tài, kỳ tài, tận tâm bồi dưỡng, tương lai khẳng định sẽ thành đại văn hào, đại tác gia !
Do em làm văn rất hay nên về sau có lần từng làm đại biểu học sinh của trường đi dự thi cấp huyện. Kết quả thi, môn toán làm hỏng 3 phần nên không đoạt giải nhất, nhưng cộng chung văn và toán thì đoạt giải ba. Do đó em được phê chuẩn vượt cấp, từ lớp một nhảy lên lớp ba.
Nhưng vì em không có hứng thú đối với việc đọc sách, lại thêm gia cảnh khốn quẫn, chưa học xong lớp ba thì em đã học khóa trình của lớp bốn, chưa học xong lớp 5, lớp 6, em đã học chương trình của sơ trung, chưa hoàn thành sơ trung thì em bỏ học. Để dễ tìm việc làm trong tương lai, chị của em đã nhờ người chạy cửa sau, lo cho em có được văn bằng tốt nghiệp tiểu học.
Tính tình kỳ quái của em càng lúc càng quái. Em đối với tất cả mọi việc trên thế gian giống như không hề tồn tại, chỉ có một điểm, em đối với con gái có một cảm giác thần bí đặc biệt, chỉ cần gặp cô gái mà em thích, thì em nhìn ngó không chớp mắt, rồi cười. Có lúc bị con gái phát hiện, người ta trừng mắt nhìn em thì em mau chóng bỏ đi, nhưng vẫn ngồi ở góc tường, hoặc nấp sau cây to, thò nửa mặt ra tiếp tục nhìn người ta, và cười người ta. Đối với việc này, có người đoán rằng đứa con trai này đã trồng cây si !
Trương Tây Nghiêu là người cha rất nghiêm khắc. Ông không cho phép con cái của mình làm điều gì thương tổn đến thanh danh nhà họ Trương. Bảo Thắng đã không học hành đàng hoàng, lại không nghe quản giáo, lại theo đuổi cười đùa con gái. Điều đó khiến ông cảm thấy thương tổn. Ngoài ra, chính ông cũng đang trong hoàn cảnh bất hạnh. Vì vậy có lúc ông như sư tử nổi giận, đánh mắng Bảo Thắng một cách dữ dằn. Cứ thế, tâm lý đối kháng giữa Tây Nghiêu và Bảo Thắng ngày càng cường liệt, tính cách của em thay đổi, ngày càng quật cường.
Quật cường khiến người ta phấn chấn. Phấn chấn khiến người ta sẵn sàng đương đầu. Bảo Thắng mong muốn sớm thực hiện điều mà thầy bói già đã phán, tranh thủ thực thi “một người không ai bì kịp”.
Do gia cảnh khốn quẫn, cũng do Bảo Thắng không chịu học, Trương Tây Nghiêu quyết định tìm việc làm cho em, một là giải quyết vấn đề ăn cơm, hai là giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Về sau do người quen giới thiệu, Trương Bảo Thắng đến mỏ chì Hoàn Sơn làm việc lặt vặt.
Thấm thoát đã 18 năm. Trương Bảo Thắng đã đến tuổi thanh niên. Em đã biết dựa vào chính mình để tự nuôi sống, em cảm thấy nếu cứ ở mãi nơi góc núi có mỏ chì này, sợ rằng tự mình nuôi mình cũng không nổi. Bởi vì bản thân, một là không có tay nghề kỹ thuật, hai là không có trình độ văn hóa. Vì vậy, em cũng giống như một số thanh niên khác, có ý nghĩ chuyển đi nơi khác.
Từ lúc em rời khỏi Nam Kinh, biết rằng mình cũng có gia đình ở Nam Kinh. Cha hãy còn khỏe, ba người anh và ba người chị đang làm việc. Nam Kinh so với mỏ chì ở góc núi này thì rộng lớn hơn. Vì vậy em quyết định tìm đến với họ.
Tại Bổn Khê, nơi phòng bán vé xe lửa, Trương Bảo Thắng cúi đầu, lúc thì nhìn vào cửa sổ bán vé, lúc thì buồn rầu đút hai tay vào túi áo, em không có đủ tiền mua vé.
“Mua vé đi Thẩm Dương” em lớn tiếng nói…
Trước bến xe lửa thành phố Thẩm Dương, em đi chầm chậm trong đám đông, đợi chuyến xe lửa đi Nam Kinh. Em chỉ mua loại vé hơn một nguyên (nhân dân tệ), lòng nghĩ : miễn sao có thể lên được xe lửa là được rồi.
Xe chuyển bánh, luồng suy nghĩ của em lúc lên lúc xuống, lâu lâu rồi mà không thể bình tĩnh, trước mắt chuyện gì đang đợi em. Việc kiểm soát vé bắt đầu. Một nữ nhân viên đi đến trước mặt Trương Bảo Thắng, chỉ thấy em đàng hoàng rút vé xe ra đưa cho nữ nhân viên.
-Không được, phiếu của anh chỉ tới trạm đã qua lâu rồi
-Tôi đi Nam Kinh, nhờ người khác mua giùm vé
-Nhờ ai mua giùm vé ?
-Tại bến xe Thẩm Dương tôi chen không nổi , bèn đưa tiền cho một người cao lớn nhờ anh ta mua giùm vé xe
-Anh đưa cho hắn bao nhiêu tiền ?
-Tôi dựa vào giá vé đi Nam Kinh, giao đủ tiền cho anh ta.
-Anh bị lừa rồi ! Anh phải bổ sung vé xe đi Nam Kinh
-Lúc đi tôi chỉ mang theo đủ tiền mua vé, không có tiền trả thêm, không tin cô xem nè
Trương Bảo Thắng móc túi lấy ra chỉ còn vài nguyên lẻ
-Đây là tiền để ăn cơm
Thừa vụ viên là một cô nương có lòng thương người, chỉ đem sự việc báo cáo với trưởng xa. Qua nghiên cứu, trưởng xa chỉ còn cách viết một tờ trình ghi : cậu bé này đi xa một mình bị gạt, không có tiền bổ sung vé, xin trạm Nam Kinh cho qua.
Trương Bảo Thắng cười. Trước mặt hai người hảo tâm này, em cảm kích nói không nên lời, xét kỹ, chỉ vì bất đắc dĩ mà em phải lừa dối họ.
Trên toa xe, bỗng một cô gái mười sáu, mười bảy tuổi kêu to : “Cái đồng hồ của tôi sao đâu mất rồi ?” Cha cô gái tất bật tìm kiếm. Người chung quanh nhìn quanh quẫn hai cha con với ánh mắt ái ngại. Một bầu không khí không an ninh bao trùm các lữ khách. Lúc đó, cô thừa vụ viên có lòng thương người đi qua, cô lại nhìn tới nhìn lui tìm giúp nhưng cũng không thấy gì. Trương Bảo Thắng không hiểu sao đột nhiên nảy sinh cảm tình đặc biệt đối với cô gái trẻ này : cô ấy rất nhiệt tình với người khác, cô ấy có tấm lòng rất tốt, cô đáng yêu làm sao ! Một tình cảm ái mộ dâng lên. Bảo Thắng bất giác từ đầu kia toa xe đi đến bên cạnh cô gái mất đồng hồ. Em mặc nhiên không nói, chỉ thấy em nhìn lướt qua cô gái phía trước và phía sau một lượt, thò tay vào băng ghế phía sau mò mẫm một chút, rồi lấy ra một cái đồng hồ, bèn kêu lên : “ Cái đồng hồ này của ai ?” Cô gái mất đồng hồ thấy vậy liền đáp : “Đồng hồ đó của tôi”
Mọi người nhìn em với ánh mắt cảm kích, đó không phải chỉ vì em không tham của rơi, mà còn vì em kiếm ra đồng hồ, khiến cho các lữ khách chung quanh không còn bị áp lực nghi ngờ đè nặng nữa.
Cô thừa vụ viên càng cám ơn Trương Bảo Thắng, vì cô có trách nhiệm quản lý toa xe này, nếu đồ vật của lữ khách bị mất thì cô cũng cảm thấy không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc tạo cơ hội cho hai người nói chuyện với nhau. Qua đàm thoại, Bảo Thắng biết cô họ Vương, nhà ở Nam Kinh. Cô gái biết Trương Bảo Thắng cũng là người Nam Kinh, bèn hỏi thêm về tình trạng của em. Bảo Thắng nói với cô gái rằng em công tác tại mỏ chì Hoàn Nhân thị trấn Bổn Khê, độc thân một mình. Thực ra lúc đó em chỉ làm tạp vụ linh hoạt tùy lúc ở vùng núi khoáng sản mà thôi.
Không biết đó là nhiệt tình tuổi trẻ hay tình cảm sơ luyến, hai người càng nói chuyện càng hợp, cuộc gặp gỡ lớn, tiếc vì thời gian đã muộn, phải rời nhau. Sau cùng nữ thừa vụ viên biểu thị : Lộ trình xe lửa của cô thường đi qua Thẩm Dương, Đan Đông, sau này cô sẽ đến Hoàn Nhân thăm Bảo Thắng.
Không biết do cảm động vì nói chuyện với người khác phái, hay do sự kích thích của hoàn cảnh đặc biệt, em thấy tàu hỏa ban đêm đi nhanh, Bảo Thắng nhìn qua cửa sổ xa xa thấy ánh đèn lấp lánh, không phải em thưởng thức cảnh đêm, mà vì em quan sát thấy phía trước xuất hiện một bức màn, em thường nhờ bức màn này mà thấy được những sự vật mà người thường không thể thấy. Hiện tại trên bức màn xuất hiện huyễn ảnh đáng sợ : núi gào biển thét, đất chuyển động, núi lung lay, chớp lóa sấm đùng, lầu phòng ngã đổ, gà chó tán loạn chạy trốn, người bị thanh thép xuyên thấu treo ở trên không. Em trước nay chưa thấy cảnh tượng này, nên cũng không biết đó là cảnh tượng gì. Một loại cảm giác khủng bố kéo đến. Bỗng nhiên con đường phía trước xe lửa hiện ra một vầng sáng, lúc đầu màu xanh lợt, sau lại giống ánh điện chớp. Tiếp đó là âm thanh chát chúa từ xe lửa, đồng thời từ mặt đất bằng nổi lên những âm thanh kinh thiên động địa như tiếng sấm nổ. Người ta kêu thét lên kinh khủng, chờ đợi, người ta dự cảm có tai nạn xảy ra. Chỉ cảm thấy toa xe bị ảnh hưởng địa chấn lồng lên, kêu rầm rầm. “ Xe lửa trật bánh rồi ! trật đường rầy rồi !”
Sau những tiếng kêu hỗn loạn đó, từ phòng phát thanh truyền lại tiếng của trưởng xa : “Các đồng chí hành khách, xin hãy bình tĩnh ! chúng ta gặp phải địa chấn, xe không thể chạy tới được nữa, xin quý vị hành khách đừng hoảng loạn”
Sau họ mới biết, đó là trận động đất cực lớn Đường Sơn chấn động thế giới, xảy ra năm 1976, khiến cho 400.000 người bị thương vong. Cảm nhận của Trương Bảo Thắng trên xe lúc đó, không biết đó là dự cảm hay là cảm giác huyễn ảo, hoặc là năng lực nhìn thấy trước cơn đại địa chấn, chỉ đáng tiếc là em không có cách nào đem thông tin đó báo cho mọi người biết trước, đương nhiên là nếu có báo trước cho người khác biết, vị tất là họ đã tin có sự việc như vậy sắp xảy ra.
Vào hồi 3 giờ 42 phút sáng ngày 28 tháng 7 năm 1976, trận động đất 7.8 độ richter hướng thẳng về thành phố Đường Sơn đang say ngủ thuộc địa phận Hà Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 140 km về phía Đông. Đường Sơn là thành phố công nghiệp trọng yếu, với nhiều hệ thống đường sắt quan trọng, trong đó có tuyến đường liên thông giữa Bắc Kinh và vùng tây bắc Trung Quốc.
Mặc dù chỉ diễn ra trong vòng 23 giây, đó là trận động đất gây nhiều thiệt hại về người nhất thế kỷ 20. Chỉ 15 giờ đồng hồ sau, nó lại kéo theo một cơn dư chấn, tiếp tục gây ra cái chết của những người sống sót còn kẹt dưới đống đổ nát. Theo con số thống kê chính thức, hơn 242400 người đã chết. 164600 người bị thương nặng và 4200 đứa trẻ rơi vào cảnh mồ côi.
Bản thân thành phố cũng bị san bằng với 93% số hộ dân và 78% công trình công nghiệp bị hủy hoại. Trận động đất đã tàn phá cơ sở hạ tầng của thành phố, làm sập cầu, hỏng hệ thống đường dây điện, nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm, hệ thống điện thoại và điện tín không hoạt động. Cả thành phố dường như bị cô lập…
Sau khi trạng thái hỗn loạn đã qua, từ trên xe hướng nhìn về phía xa, thành phố cổ Đường Sơn chỉ còn là một đống đổ nát. Từ bốn phương tám hướng, có những đội quân lớn chạy lại ứng cứu. Có một đoàn người chạy qua chỗ Trương Bảo Thắng ngồi trên xe lửa. Qua lời đàm thoại của những người đó, được biết cần đưa những người trên xe lửa trở về nguyên quán. Để khỏi bị đưa về Bổn Khê, trong lúc gấp gáp, em nẩy ra ý nói gia đình mình ở trong thành phố Đường Sơn. Trong lúc một đồng chí trong đội công tác đưa em đến Đường Sơn tìm nhà, em chỉ vào một đống vách tường bị đổ nói : “Đó là nhà của tôi” em nhờ vào khả năng đặc biệt của bức màn cảm giác trong não, biết rằng bị đè dưới đống đổ nát đó toàn là người chết.
Đội công tác bèn đưa em vào diện cô nhi để xử lý. Em ngồi trên một chiếc xe ca lớn, xe chạy đi, không biết qua bao nhiêu đường lộ mới đến một phi trường. Em và nhiều trẻ khác bị xếp loại là cô nhi sau động đất, được đưa lên một phi cơ quân sự. Đây là lần đầu tiên em ngồi máy bay, nghe nói là sẽ đưa mọi người tới Đại Liên, em rất vui mừng. Không chỉ được đi phi cơ, sau khi tới Đại Liên, còn có thể được đi tàu tới Nam Kinh. Những đứa trẻ khác, nước mắt đầm đìa, chỉ nghĩ đến việc vừa mất người thân, chỉ có em trông đợi mau tới Nam Kinh gặp cha và các anh các chị.
Trong trại tiếp đón ở Đại Liên, Trương Bảo Thắng nói với nhân viên công tác em còn bà con ở Nam Kinh nên muốn đến đó. Lãnh đạo của trại tiếp nhận đương nhiên hi vọng các trẻ có nơi đón tiếp, bèn viết thơ giới thiệu cho em. Em cầm thơ giới thiệu, cùng với cái giấy lúc trước trưởng hỏa xa đã cấp cho em, thuận lợi đến được Nam Kinh, dựa vào ký ức lúc nhỏ, tìm được nhà.
Em kể lại cho người nhà tại Nam Kinh cơn đại địa chấn bi thảm tại Đường Sơn và tình cảnh mình đã gặp, giống như kể truyện cổ tích. Người nhà của em nghe kể say mê giống như nghe truyện thần thoại.
Vài hôm sau Trương Bảo Thắng khẩn cầu cha và các anh chị : “Có thể tìm cho tôi một công việc tại Nam Kinh không ?” Em được lời đáp là : “Khó nha !” Vì Bảo Thắng người gầy nhỏ, nếu cần tìm người lực lưỡng thì chẳng ai chọn, chỉ có ai tìm người nho nhã thì mới được, lại nữa em không có bao nhiêu trình độ văn hóa. Trong tâm mục của gia đình tại Nam Kinh, Bảo Thắng không mang họ Thẩm, Thẩm gia không thể lưu giữ con người “phát tài” này. Chỉ trừ người chị thứ ba vẫn còn nhiệt tình với em, những người khác đối đãi với em rất lạnh nhạt.
Em sống trong gia đình tại Nam Kinh, có lúc nhờ vào khả năng đặc dị của em mà phát hiện trong gia đình có chút bí mật : có bao nhiêu tiền đều để trong tủ, những vật có giá trị trong nhà đều để nơi ấy. Tai hại nhất là em lại đem điều phát hiện này nói ra cho mọi người nghe. Đối với việc này, người nhà lại cho rằng em không phải người ngay thẳng, có thể trộm cắp đồ vật trong nhà, do đó tăng thêm lòng phản cảm.
Trải qua vài tháng làm khách trong sinh hoạt gia đình, một lần nữa, em không thể lưu lại nhà, chỉ còn cách trở về mỏ chì Hoàn Nhân. Trên xe lửa trở về Bổn Khê, em có tìm gặp lại cô thừa vụ viên đã gặp lần trước. Hai người ước hẹn về sau sẽ còn gặp lại.