Thánh Đông Thăng miên man kể một câu chuyện. Anh nói, một ngày tháng 7-1989, Hầu Hi Quý ở tại làng quê của mình thuộc huyện Hán Thọ, làm một kỳ tích.
Nguyên bà vợ Long Vân Huy của chủ nhiệm hợp tác xã huyện, Ngô Đức Sơ đang lâm trọng bệnh, vật vã, y viện chẩn đoán là viêm dạ dày, đã đi trị tại khắp các bệnh viện trong tỉnh mà chưa có hiệu quả. Trời mùa hạ nóng nực, bà lại mặc áo len, cửa sổ cửa cái đều đóng, trong ba ngày ăn cái gì cũng đều nôn ra, người rất gầy yếu, mất lòng tin đối với cuộc sống. Được biết kỳ nhân của huyện Hán Thọ là Hầu Hi Quý trở về nhà, Ngô chủ nhiệm vội nài nỉ thỉnh cầu Hầu Hi Quý đến, khẩn cầu ông cứu mạng vợ mình.
Hầu Hi Quý đến, uống vài ngụm trà, hỏi tình hình gia đình của Ngô chủ nhiệm, bèn gọi bà vợ chuẩn bị trị bệnh. Ông bảo bà đứng vững trước mặt mình, sau đó lùi hai bước, đưa hai ngón tay ra, đại khái di động từ khoảng cách xa trong khoảng từ ngực tới rốn. Hầu Hi Quý dụng công mạnh đến mặt đỏ lên, giống như tạo hai đường rãnh trên đá hoa cương. Bệnh nhân cảm nhận được lực tác động này, người bị đẩy ngã về phía sau, thậm chí lùi hai bước, may được Ngô chủ nhiệm đỡ.
“Được rồi, hãy kéo áo len lên xem.” Hầu Hi Quý nói với Ngô chủ nhiệm.
Ngô Đức Sơ vội đến kéo áo len của vợ lên, chỉ thấy trên bụng hằn lên hai vệt máu màu tím hồng, đó là do Hầu Hi Quý đứng cách xa hơn một mét, cách lớp áo len vẽ nên. Hầu Hi Quý dùng bàn tay che ánh sáng, xem kỹ vệt máu, rồi vừa nói Ngô chủ nhiệm mang lại một chén nước, vừa bước ra. Ngô Đức Sơ không dám chậm trễ, nhanh chóng lấy chén rót nước đem đến, Hầu Hi Quý để chén trên tay đưa ngang, sau đó ngưng thần chốc lát, đưa hai ngón tay nhúng vào chén, khuấy chậm chậm.
Tại hiện trường nhiều người cũng từng nghe nói “hoa thần thủy” bèn đoán rằng Hầu Hi Quý cũng đang khuấy nước thần, im lặng nhìn xem. Công phu một hồi, trong chén có hơi nóng bốc lên, một hồi nữa, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt, nước này chí ít cũng bảy tám mươi độ C (摄氏 Celsius). Mọi người ngạc nhiên, hiếu kỳ, nhón người rướn cổ nhìn, rõ ràng hai ngón tay bằng da thịt, làm sao có thể “khuấy” chén nước nóng lên ?
Mọi người đang kinh ngạc vì chuyện lạ, Hầu Hi Quý dừng khuấy nước. Ông bảo bệnh nhân ngồi thẳng người, ông cầm chén nước bước đến gần phía trước, dùng ngón tay giữa thấm nước, vẫy vào mặt bệnh nhân, bệnh nhân nhắm hai mắt lại, hứng lần lượt các giọt nước bám đầy mặt, ngay lúc đó, nghe Hầu Hi Quý gọi mình, bảo bà uống hết phần nước còn lại trong chén. Trong khoảnh khắc mê mờ đó, bà có cảm giác nhẹ nhàng sảng khoái, tự cảm thấy tinh thần tốt lên rất nhiều, nghe Hầu Hi Quý bảo bà uống nước, bèn không chút chậm trễ, uống liền hai ba hớp.
“Thế là tốt rồi, đưa tay ra xem.” Hầu Hi Quý nói lớn với bà.
Bệnh nhân vâng lời đưa tay ra. Hầu Hi Quý móc một đồng tiền xu ra đặt vào tay bà chỗ cổ tay, sau đó dùng một ngón tay đè xuống, chỉ một chút, bệnh nhân bỗng nhiên kêu to “nóng người quá”, bàn tay run, đồng tiền trên cổ tay rơi xuống đất. Lúc mọi người thấy thì cổ tay bệnh nhân đã bị “bỏng” xuất hiện một vết tròn đỏ.
“Được rồi, bệnh của bà đã chuyển tốt rồi, hãy cởi áo len ra.” Hầu Hi Quý không hiểu sự ngạc nhiên thận trọng và nghi ngại của mọi người, bắt đầu ra lệnh cho bệnh nhân một cách kiên định. Trên mặt bệnh nhân có thoáng chút lưỡng lự, nhưng rồi cũng nhanh chóng cởi áo len.
“Mở quạt máy, bà nóng, cần gió thổi.” Hầu Hi Quý ban ra “lệnh thứ hai”.
Bệnh nhân không chút chậm trễ, dũng cảm đứng trước luồng gió của quạt máy. Đã mấy mùa hè bà đều xa rời quạt máy, nhưng hôm nay bà đứng trước quạt máy, hứng luồng gió mát thổi qua, đã lâu rồi chưa được cảm giác thư thả sảng khoái như vầy.
Ngô Đức Sơ kinh ngạc giương mắt đứng một bên, đến khi nhìn thấy trên mặt vợ nở nụ cười mà đã lâu ngày rồi không thấy, mới như người nằm mơ chợt tỉnh, luôn miệng nói : “Tốt rồi, bà tốt rồi, bà tốt rồi.”
“Có cái gì ngon để ăn không, mang lại cho bà ấy ăn.” Hầu Hi Quý lại phát ra “mệnh lệnh thứ ba.”
Cơm và thức ăn được mang lại, bệnh nhân cầm đũa lên ăn ngay, có hương vị ngon lành, không còn nôn ói nữa, như gió thổi mây tan, rất nhanh đã ăn xong một chén cơm… …
Toàn cả quá trình trị liệu không quá 30 phút, một căn bệnh mà các bác sĩ đã mất mấy năm trời mà chưa khỏi, đã tiêu mất như thế.
Tôi hỏi Hầu Hi Quý : “Chuyện đó có thật không vậy ?”
Thói quen của Hầu Hi Quý là đứng dậy, đi lại một vòng, trở lại trước mặt tôi, nói : “Nếu anh có cơ hội, tốt nhất là đến huyện Hán Thọ hỏi Ngô chủ nhiệm.”
Thánh Đông Thăng nhìn thẳng vào tôi cười, nói : “Lúc anh mới đến, ông chủ mà sư phụ đang giới thiệu là một thương gia lớn người Hoa ở Australia, ông Chiêm Mỹ, tổng giám đốc xưởng nhà lắp ghép thành phố Thâm Quyến, vị kia mập mắt híp, là giám đốc công ty Kiến An ở khu công nghiệp Đà Khẩu, Sơn Đầu, ông Hoàng Tiến Hưng, lần này theo sư phụ đi Hán Thọ tảo mộ, đã thấy công phu làm tan mây dừng mưa của sư phụ, anh tìm họ để hỏi cũng không hại gì.”
Hai ông vô cùng vui mừng tiếp nhận sự phỏng vấn của tôi. Ông Chiêm Mỹ móc trong túi ra một cây bút bi đặc biệt, nói : các anh là ký giả thì thích bút, tôi xin tặng ông để biểu thị ông vì sư phụ (lúc đó tôi mới chú ý, những người đi theo Hầu Hi Quý, không có ngoại lệ, đều gọi ông là sư phụ) mà viết bài đầu tiên với ý kính trọng quảng bá. Hai ông thi nhau miêu tả cảnh tượng thần kỳ hô phong hoán vũ của Hầu Hi Quý.
Đó là trưa ngày 3 tháng 4-1989, bọn họ theo Hầu Hi Quý về huyện Hán Thọ tảo mộ cho cha của ông. Lúc xe tới thôn Long Khai Loan làng Nguyệt Minh Đàm, trời đang quang đãng bỗng nhiên mây đen kéo tới, xem như thế thì sắp xảy ra một cơn mưa lớn như trút nước. Hai ông Chiêm, Hoàng và mười mấy người sùng bái Hầu Hi Quý khác, ngẩng đầu nhìn trời, thấy cơn mưa núi sắp tới, nét mặt không khỏi lo âu.
“Mỗi lần tôi đến tảo mộ, đều có thể gặp mưa.” Hầu Hi Quý lại không cho là việc đương nhiên, ông ngẩng đầu nhìn trời, như có ý muốn nói, rồi nói với mọi người : “nhưng mỗi lần đến chỗ mộ của mẹ tảo mộ thì trời đều tạnh, ông trời thật là… …”
Nói đoạn, Hầu Hi Quý bước nhanh trên con đường nhỏ bùn lầy hướng tới khu mộ, mọi người vội đi theo.
Mộ của cha ông nằm theo hướng đông bắc nhìn về tây nam, trên mộ bia khắc chìm một hàng chữ lớn “Cố hiển khảo Hầu Thanh Thọ lão nghệ nhân Dã Mã chi mộ” trên bia có điêu khắc long phụng, nổi bật 4 chữ “Vạn cổ thiên thu”. Hầu Hi Quý đứng nghiêm trước mộ rất lâu, sau đó tự tay đốt pháo bông và tiền giấy vàng bạc, đèn cầy, tiếp đó quỳ xuống cung kính rập đầu. Trời lúc đó bắt đầu lác đác đổ mưa, đập vào khắp cả núi xanh tạo thành một âm thanh rào rào. Hầu Hi Quý dường như không hay biết trước mắt đang phát sinh việc gì, vẫn còn mãi mê ba lần quỳ chín lần lạy, chậm chậm từ từ sắc mặt chẳng có gì bức bách.
Hai ông Chiêm, Hoàng thấy mọi người đều chưa lấy áo mưa ra, nếu mình động thủ thì không khỏi giống như con gà lạc lõng, thấy sư phụ không động tĩnh gì, thì cũng không tiện đi trước. Hầu Hi Quý cuối cùng hoàn tất việc quỳ lạy, ông nhìn đám người đang nhốn nháo, tự nhiên biết mọi người đang nghĩ điều gì. Chỉ thấy ông ngẩng đầu nhìn trời, mắt nhắm lim dim, miệng niệm ra tiếng, sau đó hai tay đặt vào chỗ rốn, ban đầu hướng sang trái chuyển động một số lần, sau đó hướng sang phải chuyển động một số lần. Dừng lại một chút, ông mở to mắt, đi chậm chậm quanh mộ, đông, tây, nam, bắc lần lượt 4 góc, mỗi góc dừng lại một chút, hai tay nâng lên tựa vào ngực, hít thở thật sâu…Đang lúc hai ông Chiêm, Hoàng cảm thấy nghi hoặc không hiểu, bỗng nhiên cảm thấy dưới chân có luồng khí từ dưới đất bốc lên. Kinh ngạc và sợ hãi, vừa định mở miệng hỏi Hầu Hi Quý xem việc gì đang xày ra, bỗng nhiên một trận gió nổi lên, thổi mạnh đến nỗi khắp mặt đất cỏ khô bay tán loạn, khắp núi cây xanh dao động, mây đen trên trời cuồn cuộn bay về phía tây, mưa đang rơi không biết vì sao dừng lại, trên trời bỗng nhiên quang đãng trở lại, ánh nắng vàng lại chiếu xuống mặt đất.
Kể xong chuyện lạ lùng đó, ông Hoàng Tiến Hưng vẫn còn hứng thú, ông nói, ngày 4 tháng 4 tại thành phố Thường Đức, khách sạn Chỉ Viên, còn có một sự kiện kỳ lạ chưa từng nghe thấy, kể cho tôi nghe cũng chẳng hại gì.
Hôm đó hơn 6 giờ chiều, Hầu Hi Quý mới vừa đến khách sạn Chỉ Viên, bí thư thị ủy Thường Đức là Hà Sở Phố sớm có mặt tại cửa khách sạn để nghinh tiếp, chủ khách sạn trực tiếp bước vào sảnh đãi tiệc, để cho có không khí sôi động, phó bí thư thị ủy Lưu Tự Vệ đích thân chủ trì sắp xếp các tiết mục biểu diễn của các đoàn thể văn nghệ của tỉnh, thành phố. Hầu Hi Quý rất cao hứng, lúc Lưu Tự Vệ đề nghị mời ông biểu diễn một bài hát, không chút chần chừ, lập tức hát bài ca chủ đề trong phim “lưu lãng giả” (Awara), của điện ảnh Ấn Độ, tức bài “Lạp tư chi ca”.
“Sư phụ hát hay cực kỳ luôn,” Hoàng Tiến Hưng liếc mắt nhìn Hầu Hi Quý, nói, “nếu không phải nhìn thấy tại hiện trường, tôi có thể không tin là ông ấy hát.” Hoàng Tiến Hưng nói tiếp.
Xong bài hát, Lưu Tự Vệ đưa một điếu thuốc mời Hầu Hi Quý, luôn miệng ca tụng ông có thiên tài ca hát, đồng thời móc hộp quẹt mồi thuốc cho Hầu Hi Quý. Không hiểu vì sao, bật mấy lần mà hộp quẹt không cháy. Lưu Tự Vệ hơi quê, cười nói với Hầu Hi Quý “Rất tiếc, cái bật lửa hết gaz rồi.”
Hầu Hi Quý để điếu thuốc xuống, bảo Lưu Tự Vệ đưa bật lửa cho mình, “Ai nói không còn gaz ? tôi bật lửa cho mọi người xem nhé.”
Lưu Tự Vệ cho rằng Hầu Hi Quý không xem kỹ, vội nói thêm một câu. “Hết gaz thiệt rồi mà, đây là bật lửa dùng một lần, châm thêm gaz rất khó khăn.”
“Được mà” Hầu Hi Quý quét mắt nhìn mọi người chung quanh, nói : “Tôi quẹt mười lần cho quý vị xem nhé.”
Mọi người thấy hai người đối thoại, vì hiếu kỳ, bèn vây quanh họ. Chỉ thấy Hầu Hi Quý đưa bật lửa lên miệng, thổi nhẹ một cái, rồi liền bật một cái, cái bật lửa mới vừa rồi bật liên tục không có phản ứng, bây giờ cháy lên, lưỡi lửa phóng ra rất cao, không đợi mọi người bình luận, Hầu Hi Quý thổi tắt rồi bật lại, liên tiếp 10 lần, lần nào cũng cháy, lần cuối cùng ông để cho ngọn lửa cháy đến một hai phút đồng hồ.
Hai ông Chiêm, Hoàng vô cùng kinh ngạc, hai vị Hà, Lưu, trưởng, phó bí thư mắt trừng miệng dại, nam nữ diễn viên của các đoàn thể văn nghệ của tỉnh, thành phố đều cảm thấy không hiểu nổi.
Chúng tôi đang nói chuyện, Hầu Hi Quý kết thúc đàm thoại với những người khác, ông bước đến, đặt mông ngồi xuống ghế nệm, thuận tay đưa lên không như nắm bắt cái gì, trên tay xuất hiện hai bịch kẹo nhỏ đầy màu sắc, đưa cho tôi một bịch, còn bịch kia bị mọi người giật lấy. Người đông, hiển nhiên kẹo không đủ, chỉ thấy ông đưa tay lên trên không vớt thêm một cái, lại hai bịch nhỏ kẹo, viên lớn viên nhỏ đầy màu sắc, lập tức lại bị hai cô nương xông tới giật lấy.
Tôi suy nghĩ, hai bịch kẹo nhỏ có thể mua được, nhưng tôi cho kẹo vào trong túi, đưa tay đòi người khác chia vài viên kẹo, đựng trong bịch, sẽ đem về nhà, chia cho hai đứa con ăn. Nhưng đó là chuyện về sau.
Thánh Đông Thăng thấy tôi và hai vị khách nói chuyện hứng thú, bèn chen vào bên cạnh chúng tôi. Không lâu anh ta mang tới vài tờ giấy hoa tiên và một cây bút bi, rồi trở lại ngồi xuống ghế nệm.
“Sự việc kỳ quái hãy còn nhiều, Liêu ký giả à, bây giờ ông có thể thử sư phụ, bất luận ông viết chữ gì, sư phụ đều có thể nhận ra.”
Tôi có chút hoài nghi. Hầu Hi Quý học vấn ít, tôi biết rất rõ. Nhớ lại năm 1984 lúc vì ông viết bài “Giang Nam quái khách”, ông gởi cho tôi vài tấm hình, màu không phải màu, trắng đen không phải trắng đen, đều tại tiệm chụp hình nhỏ đứng trước những tấm ảnh bé xíu này chụp, trong đó một tấm cầm một cây dao lớn sáng loáng, ông chủ động cầm bút viết tên vào. Tôi có chút ngạc nhiên, ông dùng tay trái viết chữ, ba chữ Hầu Hi Quý xiêu vẹo không thành hàng, không tập trung, méo mó lệch lạc, tôi thỉnh thoảng nói một hai câu thành ngữ, ông dường như không hiểu tôi nói cái gì. Ông từ bé theo gánh hát, nhiều năm lưu lạc, không có mấy cơ hội và điều kiện để học tập. Vậy mà nói dù tôi viết chữ gì ông đều nhận ra, chẳng phải quái dị sao ! Tôi nghĩ trong lòng, chỉ nói trong bụng thôi : “Không tin, không tin, chúng ta sẽ thử xem.”
Tôi dùng bút bi viết trên giấy hoa tiên, rõ ràng, ngay ngắn chữ “lậu” 陋 (hẹp) trong câu “cô lậu quả văn” 孤陋寡聞 (kiến thức hẹp hòi không hiểu biết nhiều) rồi thản nhiên gác bút, cho rằng ông sẽ nhận không ra.
Hầu Hi Quý cầm tờ giấy, chau mày xem, không nói tiếng nào, rồi cầm tờ giấy để trên giường, rồi đưa bàn tay trái to lớn che chữ “lậu” đi, im lặng một chút, rồi thư giãn chân mày cười, hướng về ông Chiêm Mỹ nói : chữ “lậu”.
Tôi ngạc nhiên, lại cầm bút lên, viết trên giấy chữ “chỉ” 咫 (thước đo) trong từ ngữ “chỉ xích” 咫尺, trong lòng nghĩ, chưa chắc ông nhận ra.
Hầu Hi Quý lần này, ngay cả tờ giấy hoa tiên cũng không động tới, chỉ cười, đưa bàn tay to hướng về chữ che lại, đầu hướng về con đường trên tấm rèm cửa sổ dày phủ xuống tới đất, ba bốn mươi giây sau, ông thu tay lại, nhìn tôi nói : “Khó nhận, đó là chữ ‘chỉ’ ”.
Tôi vẫn chưa phục, viết những chữ rất thần bí là chữ “hề” 兮(trợ từ cuối câu trong bài hát), trong “hề hề” 兮兮, chữ “kha” 疴 (bệnh nặng) trong “trầm kha” 沉疴, chữ “phi” 纰trong “phi lậu” 纰漏 (sai lầm) Hầu Hi Quý lần lượt dùng bàn tay che chữ, thời gian rút ngắn nhiều so với nhận thức chữ “chỉ”, đều đọc ra tự âm của chữ.
Công phu này tôi mới thấy lần đầu, rời khỏi khách sạn rồi mà vẫn còn suy nghĩ. Hiển nhiên Hầu Hi Quý trong cuộc sống đời thường, chưa từng sử dụng cũng như chưa từng viết qua những chữ này, thế mà làm sao ông vẫn nhận ra và đọc được âm của chúng ? Cũng hiển nhiên, bàn tay to lớn che chữ, trong nhiều năm phiêu bạc được ông sử dụng để tạo ra những thủ pháp huyền bí, điều quan hệ chính là cảm ứng tư duy của ông gây ra tác dụng. Vì thế mỗi lần tôi viết một chữ, trong tâm tôi đã mặc niệm một lần, nếu không, bàn tay không có thông tin để viết ra. Thế nghĩa là lúc tôi mặc niệm chữ muốn viết, tư duy của tôi đã phát ra thông tin, đồng thời đọc âm của chữ, nhớ tới một chi tiết nhỏ nhặt nào đó, tôi kiên định với cách nhìn nhận này.
Lúc nhận thức chữ “kha” trong “trầm kha”, tôi có nhiều hơn một sự thấy nghĩ, hỏi ông : “chữ này giải thích thế nào, ý nghĩa là gì ?”
Hầu Hi Quý rút tay lại, đồng tử mắt chuyển động, xòe hai bàn tay về phía mọi người nói lớn : “Các người chỉ muốn tôi nhận thức chữ, nói ra cho trúng, chứ không cần tôi giảng nghĩa mỗi chữ có ý nghĩa gì, phải vậy không ?”
Chiêm Mỹ gật đầu, Hoàng Tiến Hưng gật đầu, Thánh Đông Thăng cũng gật đầu, vài cô nương không biết tên họ cũng gật đầu lia lịa, tôi một mình đơn độc cũng khó nói, cũng không cố làm chuyện khó là kiên trì đòi ông phải giải thích nghĩa của chữ.
Không thể không nghi ngờ rằng việc nhận thức chữ của ông là quá trình cảm ứng nắm bắt được tư duy của người khác.
Xin cho hỏi Hầu Hi Quý và Trương Bảo Thắng hiện còn sống không ạ ? và ở tỉnh nào Trung Quốc
Thanks !
Hầu Hi Quý đã mất năm 2007 tại quê nhà là thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam, người vợ góa hiện tại của ông là nữ ca sĩ giọng cao Hồ Nhạn. Vợ cũ của ông là Hạ Linh Na có với ông hai con gái, đã ly dị vì tính tình không hợp, sau hơn 10 năm sống ly thân, ông cưới Hồ Nhạn năm 2002. Trương Bảo Thắng vẫn còn sống, có lẽ gia đình ông đang sống ở Bắc Kinh.