Trong khoảng thời gian từ 1983 đến tháng 10-1986, do Trương Bảo Thắng tham gia công tác điều trị cứu cấp cho đồng chí Diệp Kiếm Anh, khi nhận được thông báo, lập tức chạy ngay tới Tây Sơn. Vì tranh thủ thời gian, Bảo Thắng không tuân thủ tín hiệu giao thông của cảnh sát, vì vậy anh và cảnh sát phát sinh tranh cãi và hiểu lầm. Lúc tranh cãi, thỉnh thoảng anh triển khai công năng đem bằng chứng của cảnh sát và đơn phạt lấy đi. Về sau lãnh đạo của cảnh sát giao thông còn ra mặt làm biên bản. Sự việc như vậy phát sinh nhiều, lãnh đạo đại đội giao thông bèn thông tri cho cảnh sát, hễ gặp xe của Trương Bảo Thắng thì cứ cho qua, lý do vì anh có sứ mệnh đặc biệt.
Một lần anh vì quẹo trái (đường không cho phép quẹo trái) nên bị phạt tiền, anh nói với tài xế : “mau nộp phạt đi, sau này anh ta sẽ hoàn lại” . Cảnh sát nói : “Tiền phạt từ nay không hoàn lại” Lúc đó Bảo Thắng ngồi trong xe, cách xa cảnh sát mấy mét, lúc xe sắp chạy, Bảo Thắng đưa ra toàn bộ đồ trong túi của cảnh sát, anh ta thấy vậy kêu to “Đó là đồ của tôi” Bảo Thắng nói : “Do tôi nhặt được, xin anh đến chỗ tôi mà lãnh” Lúc đó cảnh sát mới biết đã gặp “thần tiên” Trương Bảo Thắng.
Lại một lần, trên một con đường hạn chế tốc độ của xe lưu thông, xe của Bảo Thắng bị một cảnh sát đưa bảng “dừng xe” buộc phải dừng lại. Sau khi xe dừng, Bảo Thắng hỏi cảnh sát :
– Vì sao buộc tôi phải dừng xe ?
– Đường này không cho phép xe bên ngoài lưu thông hai chiều. Cảnh sát nói.
– Tôi cũng có cái này đây ! Trương Bảo Thắng lập tức từ trong xe đưa ra một bảng “dừng xe” y chang, nói.
– Anh cũng có cái đó à ! vậy là người nhà rồi…
Ngay lúc cảnh sát còn chưa nói dứt bỗng phát hiện bảng “dừng xe” của mình đâu mất, đổi giọng nói :
– Không đúng, cái bảng của anh cầm là của tôi !
– Anh đứng cách xa tôi thế (xa 2 m), tôi cũng không xuống xe, cái bảng làm sao là của anh chứ ? Anh nói của anh, vậy có thể nói ra ký hiệu không ?
Câu hỏi khiến cảnh sát khựng lại, giây lát anh ta nói :
– Bảng của tôi có thể phát quang
– Bảng của tôi cũng có thể phát quang. Bảo Thắng nói. Chỉ thấy Bảo Thắng đưa bảng lên lập tức nó phát ra ánh sáng đỏ
– Bảng của tôi có 3 cục pin số 2 hiệu con nai. Cảnh sát vội nói.
– Bảng của tôi chỉ có hai cục pin số 2 thôi. Bảo Thắng nói
Lúc đó cảnh sát chắc mẩm là mình thắng, liền nói :
– Bảng của anh chỉ có hai cục pin thì không thể sáng ! bảng này nhất định là của tôi.
Trương Bảo Thắng đưa bảng lên, đèn đỏ lại sáng, tiếp đó anh cầm bảng đưa lên hạ xuống nhanh vài lần, nghe tiếng các cục pin bên trong đụng nhau, nói :
– Nghe không ? bên trong chỉ có hai cục pin.
Cảnh sát không tin, nhất định đòi Bảo Thắng mở ra xem. Lúc đó đám đông quần chúng vây quanh gây ồn ào. Trương Bảo Thắng trước mặt quần chúng nói với cảnh sát :
– Nếu bên trong có 3 cục pin thì là của anh, còn nếu chỉ có hai cục thì là của tôi.
Bảo Thắng đưa hai tay ra ngoài cửa xe, cầm tấm bảng bấm công tắc, đèn đỏ phát sáng, tiếp đó anh mở hộp pin, đổ ra hai cục pin. Cảnh sát nói :
– Không đúng ! hai cục pin thì đèn không thể cháy sáng được. Anh ta bèn cầm hộp pin nhìn kỹ, xác thực là không có cục pin nào.
Lúc đó Bảo Thắng cầm hai cục pin lắp vào hộp, bấm một cái, đèn lại cháy sáng. Anh nói :
– Bảng “dừng xe” của tôi chỉ lắp có hai cục pin vẫn cháy sáng được, vậy làm sao nói của anh được.
Lúc đó cảnh sát không nói được gì nữa. Hiện trường vô cùng phức tạp.
Lúc đó trong đám đông bỗng nhiên có người hét lên : “Tiểu thần tiên ! Đây là tiểu thần tiên Trương Bảo Thắng !” Cảnh sát và quần chúng một phen hớt hãi sững người, muốn xem cho kỹ thì xe của Bảo Thắng đã chạy xa vài chục mét.
Lại có một lần, xe của Bảo Thắng bị hai cảnh sát cầm máy đo tốc độ chận lại. Tài xế xuống xe đi về phía cảnh sát :
– Xe của anh vượt tốc độ. Tốc độ hạn chế 70 km nhưng xe của anh chạy hơn 80 km/giờ
– Tôi không vượt tốc độ. Tôi luôn khống chế 70 km/giờ trở xuống. Tài xế biện giải
– Máy đo tốc độ của chúng tôi không thể sai được ! Phải phạt anh thôi !Cảnh sát nói mạnh
Lúc đó Trương Bảo Thắng từ trong xe bước ra, nói :
– Tôi thấy máy đo tốc độ của các anh có vấn đề ! Anh đến bên cảnh sát, nói tiếp :
– Xin anh hãy đo thử tốc độ của chiếc xe đạp trước mặt kìa !
– Vậy thì thử ! Cảnh sát cười nhạt nói.
Đo xong Trương Bảo Thắng nói to :
– Mau lại nhìn nè ! Xe đạp chạy 90 km/giờ nhanh hơn cả xe hơi !
Cảnh sát đo tốc độ hoảng kinh, bởi vì xe đạp không thể nào chạy 90 km/giờ. Cảnh sát xem đi xem lại máy đo tự mình nói : “xuất hiện vấn đề rồi !”
– Ha ha, tôi nói máy đo của anh có vấn đề mà ! phục chưa ! Ba ngày sau anh đem máy đo tới chỗ tôi kiểm tra đi !
Hai cảnh sát thộn ra, không biết làm sao, nghe anh thanh niên kia mỉa mai. Mắt nhìn xe của anh ta đi xa. Khi họ nhìn kỹ lại số xe, chợt hiểu ra : “Ah ! là Trương Bảo Thắng, đúng rồi ! là con người kỳ đặc !…”
Do có nhiều lần mâu thuẫn với cảnh sát, lãnh đạo đại đội giao thông nhiều lần đến chỗ ở của Trương Bảo Thắng, ngoài việc xin lỗi, còn xin lại các vật dụng, giấy tờ, phiếu phạt…bị anh thu. Vài vị lãnh đạo của đại đội giao thông biểu thị : cần thông báo số xe của Bảo Thắng cho các cảnh sát công lộ, thấy xe thì cứ cho qua. Chỉ có trường hợp anh tạm thời đổi xe phát sinh ngộ nhận, chỉ cần anh nói tên thì cũng cho qua.
Thật là không đánh nhau thì không biết nhau ! Dần dần Trương Bảo Thắng quen biết phần lớn cảnh sát giao thông các khu vực ở Bắc Kinh, nhiều người trở thành bạn bè của anh, một vài cảnh sát hay làm khó người, gặp Trương Bảo Thắng bị “pháp thuật” chế phục, cũng lấy làm hân hạnh được gặp anh, khoe với đồng nghiệp cuộc kỳ ngộ với những sự kiện huyễn hoặc. Những cảnh sát chưa được gặp anh cũng tìm cơ hội để được gặp.
Nhưng không phục tùng quy tắc giao thông cũng là lỗi của Trương Bảo Thắng, nhưng do anh xác thực là có đảm trách nhiều nhiệm vụ khẩn cấp. Theo tình hình giao thông của Bắc Kinh hiện tại, từ ngoại ô tây bắc đến trạm xe lửa, có lúc phải mất hơn hai giờ, đối với Bảo Thắng không nghi ngờ gì, đó là một sự lãng phí, vả lại anh cũng không chịu nổi việc chạy chậm.
Năm 1987 do phép đặc biệt của Bộ Công an, qua phê chuẩn của Thị trưởng Trần Hi Đồng, do Công an Cục Bắc Kinh trang bị đèn và còi cảnh báo cho Trương Bảo Thắng. Từ đó về sau, các sự phiền nhiễu hiểu lầm mới ít đi.
Cách ngoại ô tây bắc không xa, một cảnh sát viên thường thấy xe hơi của Trương Bảo Thắng qua lại. Có một ngày anh ta cả gan bắt dừng xe của Bảo Thắng. Bảo Thắng hỏi anh ta có việc gì, cảnh sát nói :
– Tôi rất muốn thấy công năng thần kỳ của anh
Bảo Thắng gấp vào nội ô làm việc, bèn nói :
– Được rồi tôi đáp ứng yêu cầu của anh, xin anh cởi đồng hồ tay đưa cho tôi.
Cảnh sát đã lỡ vuốt râu rồng, vội tháo đồng hồ đưa. Bảo Thắng đưa tay ra cửa xe tiếp nhận đồng hồ, bỏ vào túi quần, nói :
– Anh ở đó đợi !
Cảnh sát chưa kịp hỏi cho rõ ràng thì xe đã chạy đi. Anh cảnh sát từ sáng đợi cho tới trưa, cũng không dám rời con đường này. Bảo Thắng làm xong việc trở về, thấy anh cảnh sát vẫn còn ở đó đợi, bèn dừng xe lại hỏi :
– Anh vì sao không đi ?
– Anh trả cho tôi cái đồng hồ đi ! Cảnh sát nói.
– Tôi không cầm đồng hồ của anh, nó ở dưới chân anh kìa ! Bảo Thắng nói.
– Đừng giỡn chớ ! Rõ ràng là anh cầm đồng hồ của tôi đi mà. Cảnh sát nhìn xuống đất nói.
– Đồng hồ nằm trong đất dưới chân anh, cho anh cái tuộc vít nè, tự đào lấy đi. Bảo Thắng nói.
Viên cảnh sát nửa tin nửa ngờ nhìn xuống đất. Trên con đường trải đá và lát gạch vuông dành cho người đi bộ có chỗ đất xanh, mặt đất bị người đi đường đạp lên trở nên cứng, đồng hồ tay làm sao chui xuống đó được ? mặc dù anh ta không tin lời của Trương Bảo Thắng, nhưng không dám phản kháng, thật là “mời thần thì dễ mà tiễn thần đi thì khó” Anh ta chỉ còn cách dùng tuộc vít đào xuống đất cứng, moi lên từng chút từng chút. Anh hỏi Bảo Thắng :
– Cần đào bao sâu ?
– Hơn một xích (khoảng 2.5 dm) Bảo Thắng nói.
Anh cảnh sát vừa đào vừa dùng tay hốt đất. Lúc đào sâu được một xích, cảnh sát hai mắt sáng kêu lên :
– Đồng hồ. Đồng hồ của tôi !
Anh cảnh sát có nằm mơ cũng không nghĩ ra Trương Bảo Thắng có thể hô “biến” cái đồng hồ chui vào đất, huống chi Bảo Thắng căn bản không có tới địa phương này. Kỳ tích phát sinh, cảnh sát được mở mắt, luôn miệng nói “Phạt tôi đứng một ngày cũng đáng ! có phạt đứng ba ngày cũng còn đáng !”
Do nhu cầu công tác, Trương Bảo Thắng thường ra vào một số cơ quan nhà nước cấp quốc gia, Các ngành hữu quan mấy năm trước có qui định đặc biệt, khi Trương Bảo Thắng vào cửa, chỉ cần báo tên họ là được cho qua.
Có một lần, Bảo Thắng vừa vào cửa phía đông của một cơ quan, lại có một xe tự báo là xe của Trương Bảo Thắng muốn vào. Chiến sĩ cảnh vệ lập tức chận xe lại, và báo cáo tình hình cho ban bảo vệ. Bảo Thắng nghe nói thế lòng nghĩ : “Ai dám mạo danh ta để vào chỗ này nhỉ ?”
Vì vậy anh cùng nhân viên bảo vệ ra xem, mới hay một người bạn của anh tại Tổng nha Hải quan, muốn đưa người vào Trung Nam Hải tham quan nên mạo danh, nhưng anh không ngờ Trương Bảo Thắng cũng mới vừa vào, như vậy là lộ chân tướng. Bảo Thắng nhận trách nhiệm thay cho bạn, anh nói “Do tôi bảo anh ấy đến đây tìm tôi, nên mới mạo xưng tên tôi”. Đồng chí phụ trách nghe vậy nói : “Trương Bảo Thắng thừa nhận trách nhiệm, việc này coi như xong, nếu anh còn tái phạm, chúng tôi sẽ xử lý anh !”
Sau sự kiện đó, các ngành hữu quan lại qui định : không dùng biện pháp báo danh để vào ra nữa, Trương Bảo Thắng cũng phải giữ giấy chứng nhận mới có thể ra vào các cơ quan của quốc gia. Từ đó trong ví của Bảo Thắng luôn có hơn một giấy chứng nhận, sau đó anh cũng dần thích ứng với yêu cầu này.
Có một lần Bảo Thắng đánh rơi giấy trên một xe khác, khi vào một cơ quan của trung ương, đến cửa bảo vệ mới phát hiện không có chứng thư. Anh đành dừng xe nói với cảnh vệ :
– Tôi là Trương Bảo Thắng, quên mang theo chứng thư rồi, xin cho qua đi !
– Không được, theo quy định, bất cứ ai phải có chứng thư mới được ra vào, chúng tôi nghe nói có người là Trương Bảo Thắng, nhưng anh có phải là Trương Bảo Thắng hay không, chúng tôi không biết, không thể cho qua ! Chiến sĩ cảnh vệ nói.
Trương Bảo Thắng muốn vào gấp nhưng cảnh vệ nhất quyết không cho, hai bên lời qua tiếng lại càng lúc càng căng. Bảo Thắng vốn nóng tính, thực là không chịu nổi bèn nói :
– Tôi không vào không được !
– Nếu anh cố tình vào mà không được phép tôi sẽ bắn ! Chiến sĩ cảnh vệ nói. Theo bản năng anh đặt tay vào báng súng ngắn.
Bảo Thắng lo ngại cảnh vệ có thể bắn thật, bèn nhanh chóng bước tới cản cảnh vệ móc súng ra. Hai người giằng co, súng ngắn không cánh mà bay. Lúc đó một chiến sĩ khác gọi điện thoại báo cáo thủ trưởng. Đồng chí phụ trách cấp tốc chạy đến, nhận ra Trương Bảo Thắng, chỉ còn cách hòa giải. Chiến sĩ cảnh vệ không dằn được tức giận nói :
– Súng của tôi bị Trương Bảo Thắng biến đâu mất rồi !
– Do anh tự mình làm mất đó chứ ! Trương Bảo Thắng hùng hồn nói.
Qua sự thuyết phục của đồng chí phụ trách, Trương Bảo Thắng mới nói :
– Súng ở trong xe hơi
Lúc cảnh vệ thấy súng của mình trên xe đậu ở bên ngoài cách xa 10 m, cầm lấy trở vô, mới hít một hơi dài nói :
– Má ơi ! Đúng thật là Trương Bảo Thắng. Thật lợi hại !
Mấy năm gần đây, do anh thường vào nội ô làm việc, lãnh đạo hữu quan từng cấp cho anh một căn phòng trong khu nội thị. Trương Bảo Thắng muốn có căn phòng đó nhưng không muốn dọn đến ở vì lo ngại rằng nếu anh vào nội thị khách sẽ càng đông, tự mình ứng phó càng khó hơn. Các bộ phận hữu quan của trung ương muốn để cho anh dọn vào ở trong khu Trung Nam Hải, anh lại nghĩ rằng dọn vào đó ở thì quá mất tự do, có thể cách ly nhiều bạn bè lai vãng, cho nên anh vẫn ở tại chỗ cũ xa trung tâm.
Trương Bảo Thắng thường xuất hiện tại các cơ quan lớn của quốc gia, tại các khách sạn lớn, nhà hàng, phi trường và thương xá hữu nghị, nhiều người biết anh, muốn gặp anh, tất cả đều muốn thấy các bí mật thần kỳ của anh, thụ hưởng chút linh khí, các loại dạng thức truyền thuyết đều thần hóa anh, các loại báo chí, sách nhỏ viết về anh càng khiến người ta không lý giải được.