SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA VẬT LÝ VÀ TÂM LÝ

Bài này chúng tôi xin lạm bàn về những tính chất tương tự, giống nhau giữa vật lý và tâm lý, phản ánh tính chất nhất thể giữa tâm và vật tuy rằng cảm nhận trực quan của chúng ta là chúng hoàn toàn khác nhau.

Tại sao có sự tương đồng giữa Vật và Tâm ?

Trước hết cần hiểu thống nhất vật là gì, tâm là gì. Vật thì dễ hiểu rồi, đó là vật chất, vật thể như nhà cửa, xe cộ, vật dụng, nước, không khí, mặt trời, hành tinh, ngôi sao, vạn vật, các hạt hạ nguyện tử như quark, electron, photon, lượng tử, sóng điện từ…Còn Tâm là 8 thức gồm : tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, xúc giác của thân thể, ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức. Theo Phật pháp thì 8 thức là bất sinh, bất diệt, bất nhị, không bị trói buộc bởi không gian, thời gian và số lượng. Mặc dù chia thành 8 thức để dễ hình dung, nhưng nói bất nhị thì phải hiểu chúng liên thông, không phải một cũng không phải nhiều, không thể chia cắt. Như vậy Tâm tức là Phật tánh cũng tức là tánh Không.

Nói sự tương đồng giữa vật và tâm là đề cập một lĩnh vực rất xa lạ với cuộc sống đời thường vì chúng ta luôn cảm thấy vật và tâm là hoàn toàn khác nhau không thể giống nhau (đồng) được. Cuộc sống con người dựa trên những tập quán của 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não) nói chung là mang đặc tính duy vật, ở mức độ thô thiển cảm tính thì vật và tâm là hoàn toàn khác nhau. Còn lĩnh vực đang bàn đi sâu hơn vào bản chất, vào lý tính của thế giới. Mà càng đi sâu thì càng vượt qua sự giới hạn của Vật để bước vào lĩnh vực của Tâm.

Chúng ta đều biết vật thì cụ thể, có giới hạn, bị qui định bởi không gian, thời gian và số lượng. Còn tâm thì trừu tượng , vô hạn, không bị qui định bởi không gian, thời gian và số lượng. Ví dụ thân thể chúng ta là một vật, cụ thể là một con người bằng xương bằng thịt. Ví dụ tôi đang ở Hà Nội ngày 12-04-2012 thì tôi không thể đồng thời có mặt ở nơi khác. Nhưng tâm chúng ta thì không bị hạn chế gì cả. Nó có thể đồng thời vừa ở Hà Nội, vừa ở bên Mỹ, vừa ở bên Anh. Tâm khởi niệm tới đâu thì nó liền ở đó. Tâm khởi niệm quá khứ thì nó trở về quá khứ, khởi niệm tương lai thì nó đi tới tương lai. Tuy nhiên sự khởi niệm đó còn rất nông cạn, nó chỉ là suy tư, tâm niệm của ý thức, do đó nó không có khả năng làm biến đổi vật cảnh. Ví dụ muốn biến đổi vật cảnh cần một lực là một triệu newtons. (Newton –N là đơn vị đo lực, 1N=1kgm/s2 – đọc là một newton bằng 1 kilogam mét trên giây bình phương). Nhưng ý thức chỉ tạo được một lực  bằng một phần nghìn newton thì không thể nào biến đổi được vật cảnh. Tuy nhiên những người có luyện tập khí công thì ý thức mạnh hơn nên biến đổi được vật cảnh nhiều hơn, chẳng hạn một người có thể tung chưởng đánh ngã một người khác ở cách xa 5m chỉ bằng ý niệm chứ không hề đụng chạm tới người đó. Phật, Bồ Tát làm chủ được a-lại-da thức, nói chung làm chủ được 8 thức thì làm chủ được thế giới, vì thế giới đích thực là do tâm tạo. Chẳng hạn cư sĩ Duy Ma Cật có thể biến ngôi nhà nhỏ bé của mình trở thành rộng lớn đủ sức chứa 9 triệu Bồ tát ở cõi Chúng Hương đến. Điều này cũng không phải là hoang đường, tin học ngày nay đã vận dụng nguyên lý đó (không gian không có thật) để biến một cái thẻ nhớ (memory card) nhỏ bằng cái móng tay có thể chứa sách vở của cả một thư viện lớn. Đó là trong tình trạng khoa học còn hạn chế, chứ giả sử con người tạo được một bit thông tin nhỏ bằng một chất điểm, thì một thẻ nhớ như thế chứa được cả vũ trụ. Rõ ràng là thuyết Big Bang nói rằng vũ trụ khởi nguyên chỉ là một chất điểm có kích thước Planck (10-33  mười lũy thừa trừ 33) cm. Kích thước này là một điểm kỳ dị gần như bằng không. Thuyết Big Bang dựa trên quan sát thiên văn thấy vũ trụ không ngừng giãn nở, các thiên hà rời xa nhau nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng, bằng chứng là người ta tìm thấy các tàn tích của vụ nổ lớn. Năm 1964, hai nhà vô tuyến học Arno Penzias và Robert Wilson tình cờ phát hiện ra bức xạ phông vi sóng vũ trụ CMB (Cosmic Microwave Background), một tín hiệu thuộc bước sóng vi ba đến từ mọi hướng trong không gian. Việc phát hiện này mang lại chứng cứ thực nghiệm quan trọng xác nhận những tiên đoán tổng quát về: bức xạ được đo với tính chất phù hợp hoàn hảo với phổ bức xạ vật đen trong mọi hướng; phổ này cũng bị dịch chuyển đỏ bởi sự giãn nở của không gian vũ trụ, với giá trị nhiệt độ ngày nay đo được xấp xỉ 2,725 độ K . Sự đồng đều tinh tế này là kết quả ủng hộ cho mô hình Vụ Nổ Lớn, và Penzias cùng Wilson nhận giải Nobel Vật lý năm 1978 cho khám phá của họ.

Universe_expansion

Big Bang là vụ nổ làm phát sinh vũ trụ khởi đầu từ một điểm kỳ dị

Các nhà khoa học tính toán tuổi của vũ trụ tương đối chính xác là 13,8 tỉ năm nhưng đường kính của vũ trụ theo tính toán hiện nay là 93 tỉ năm ánh sáng. Điều đó chứng tỏ các thiên hà rời xa nhau nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

Tóm lại Big Bang là một thuyết về sáng thế dựa trên cơ sở khoa học. Ban đầu vũ trụ chỉ là con số không, không có không gian, không có thời gian, không có số lượng vật chất, không có sinh vật. Sau vụ nổ tất cả mới hình thành. Tuy nhiên Phật giáo nói rằng cái không trước thời điểm sáng thế đó chính là Tâm bất nhị, bất sinh, bất diệt. Con số không hay điểm kỳ dị của vũ trụ đó tương ứng với cái mà Phật giáo gọi là vô thủy vô minh. Còn vụ nổ tương ứng với cái Phật giáo gọi là nhất niệm vô minh. Thật ra chẳng có vụ nổ nào cả, Big Bang cũng chỉ là một ảo tưởng giống như cõi thế gian này, khi nhất niệm vô minh khởi lên thì tất cả được tưởng tượng ra. Nhưng tưởng tượng đó rất có cơ sở khoa học, Phật giáo diễn tả bằng thuyết Thập nhị nhân duyên. Tất cả vật chất của vũ trụ đều là cấu trúc ảo do các hạt ảo tạo thành. Cấu trúc cơ bản của vật chất là nguyên tử thật ra không phải là vật, chỉ là tưởng tượng mà thôi, nhưng đa số người đời, kể cả một số nhà khoa học đều tưởng là vật thật. Chỉ có các nhà khoa học có tư duy độc lập và sâu sắc mới thấu hiểu.

Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922)  nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).

Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức, người phát minh ra nguyên lý bất định _không thể đồng thời xác định vị trí và vận tốc hay động lượng của một hạt, ví dụ electron) nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).

Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).

Nếu nguyên tử không phải là vật, thì cái nhà, cái xe, cái thân tứ đại của ta chỉ là thế lưu bố tưởng chứ không phải sự thật tuyệt đối. Nhưng dù sao đó cũng là một sự thật tương đối. Vậy sự thật tương đối là tùy thuộc cái gì ? Nó tùy thuộc vào cái Phật giáo gọi là nhất niệm vô minh. Nói theo Heisenberg, nguyên tử tạo thành một thế giới tiềm thể tức có khả năng hiện hữu nhưng chưa thực sự hiện hữu, nó chỉ thực sự hiện hữu khi tâm niệm khởi lên. Điều này thì Von Neumann đã xác nhận như dẫn chứng ở trên. Không phải chỉ có Von Neumann xác nhận, còn có nhiều nhà khoa học khác như Amit Goswami, như Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963), Wigner nói : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).

Khi các nhà khoa học dùng bất đẳng thức Bell để kiểm chứng giả thuyết EPR (do Einstein, Podolsky và Rosen) đưa ra, họ phát hiện rằng hạt photon không có sẵn bất cứ đặc tính nào cả, các đặc tính chỉ phát sinh khi họ tiến hành quan sát và đo đạc. Như vậy tính hiện thực (Realism) và định xứ (Locality) của photon là do tâm niệm của họ gán vào chứ không phải có sẵn. Trong nhiều thí nghiệm, điển hình là của Alain Aspect tiến hành tại Paris trong thập kỷ 1980, bất đẳng thức Bell luôn bị vi phạm, chứng tỏ giả thuyết EPR là sai. Photon không hiện thực cũng không định xứ, điều đó là một chứng cớ rõ ràng cho thuyết lý của Phật giáo nói rằng vật không có tự tính, vật chỉ là tưởng tượng. Như vậy thì rõ ràng vật chỉ là ảo cho dù có tới 6 giác quan xác nhận. Và điều kiện để cho cấu trúc ảo của vật thành hiện thực là tâm phải khởi niệm, tâm phải khởi niệm để tưởng tượng cấu trúc ảo thành vật thật. Như vậy đích thực cấu trúc H2O chỉ trở thành nước khi tâm khởi niệm tưởng tượng, nếu không có khởi niệm thì H2O chỉ là những hạt ảo quark, electron, thực tế là không có gì cả, chỉ là tánh không như Phật giáo đã nói từ hơn 2500 năm nay. Cái nhất niệm vô minh đó tiếp tục mãi mãi không ngừng nghỉ, kể cả khi một con người đã chết, thể xác tan rã, nhưng tâm niệm đó vẫn còn, là cái người bình dân gọi là linh hồn hay vong linh ở cõi âm, nó sẽ đầu thai thành một chúng sinh khác, tạo thành vòng luân hồi sinh tử mới. Rõ ràng hiện nay có người tiếp xúc được với vong linh và người ta lợi dụng khả năng đó để tìm mộ. Một số kẻ bịp bợm cũng lợi dụng lòng tin đó của người đời để kiếm tiền phi pháp.

Tóm lại vật và tâm tương đồng là vì vật chỉ là sản phẩm tưởng tượng của tâm. Tâm là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật.

Một số biểu hiện tương đồng giữa Vật và Tâm

Tính phi hiện thực, bất định xứ và phi số lượng của Vật.

Vì tâm có những tính chất nêu trên nên vật và tâm tương đồng hay nói cách khác vật chính là tâm nên vật cũng có những tính chất giống như tâm.

Tính phi hiện thực (unrealism) tính bất định xứ (nonlocality) và tính phi số lượng (non-quantity) thể hiện rõ ràng qua hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement).

Số spin hay những tính chất khác của photon không phải có sẵn. Khi người ta quan sát và đo đạc thì chúng mới xuất hiện, đó là tính phi hiện thực tương ứng với điều Phật giáo nói là pháp vô tự tính.

Tính bất định xứ thể hiện ở chỗ photon không có vị trí nhất định trong không gian. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào và xuất hiện tức khắc, khoảng cách giữa hai photon vướng víu là không có thực, vì tín hiệu không có di chuyển từ photon A qua photon B nên cũng không mất chút thời gian nào. Từ tên gọi cho tới đặc tính của photon đều là tâm niệm của người khảo sát gán ghép cả.

Tính phi số lượng thể hiện ở chỗ một photon có thể xuất hiện đồng thời ở vô số vị trí khác nhau như Maria Chekhova đã làm thí nghiệm để nó xuất hiện ở 100.000 vị trí khác nhau.

Sở dĩ vật có những tính chất như trên là vì vật là ảo. Ảo tức không có thật, chỉ là tưởng tượng, thì nó hoàn toàn tương đồng với tâm niệm.

Nhiều nhà khoa học hiện nay cho rằng những tính chất phi hiện thực, bất định xứ và phi số lượng chỉ đúng trong trường hợp lượng tử mà không đúng trong trường hợp các vật thể. Tôi cho rằng không phải. Những tính chất đó cũng đúng đối với các vật thể đời thường nhưng việc thực hiện đòi hỏi nhiều điều kiện hơn. Điều kiện căn bản là tâm lực phải đủ mạnh. Tâm lực phải đủ mạnh mới thắng được các lực vật lý. Đối với một photon thì tâm lực của bất kỳ người nào cũng đủ sức ảnh hưởng tới nó. Nhưng đối với một vật thể như một gói thuốc lá, một viên thuốc, một cái bánh, thì có rất ít người có tâm lực đủ mạnh để ảnh hưởng tới chúng. Rất ít nhưng không phải không có. Những người có đặc dị công năng đã chứng tỏ sức mạnh tâm niệm của họ có thể di chuyển vật thể. Trương Bảo Thắng đã dùng sức mạnh đó để lấy chiếc áo ngực mà một nữ ảo thuật gia nước ngoài đang mang trong người ngay trong lúc bà ta đang lớn tiếng chỉ trích đặc dị công năng. Anh cũng dùng sức mạnh đó để lấy sợi dây nịt mà một nhà xã hội học đang mang trong người cũng ngay trong lúc ông ta đang đăng đàn ngồi phê phán đặc dị công năng. Hầu Hi Quý đã dùng sức mạnh tâm niệm để lấy một gói thuốc lá ở một khoảng cách rất xa hàng ngàn cây số. Những biểu diễn này chứng tỏ tính chất bất định xứ của vật thể. Chiếc xú-chiêng (soutien) không nhất thiết phải nằm trên ngực nữ ảo thuật gia, nó có thể tùy niệm mà xuất hiện bất cứ ở đâu giống như hạt photon. Hầu Hi Quý đã biểu diễn cho mọi người thấy anh ta dùng khẩu súng K54 của chính cận vệ của huyện trưởng Khâu Đức Đỉnh của huyện Hán Thọ, bắn vào bàn tay trái của ông huyện trưởng, đạn nổ mọi người đều nghe thấy, nhưng đầu đạn thì bị tâm niệm của Hầu Hi Quý khống chế, nó biến mất khỏi vỏ đạn, vỏ đạn văng xuống đất, nhưng đầu đạn không đi qua bàn tay (bàn tay không hề bị thương) cũng không đi xuyên qua hai lớp áo (áo không hề bị rách) mà xuất hiện gọn trong túi áo trong của Khâu huyện trưởng. Điều đó cho thấy đầu đạn đã biến mất khỏi cây súng và xuất hiện trong túi áo trong của ông huyện trưởng mà không hề di chuyển, không hề có quỹ đạo của đường đạn, chính vì lẽ đó mà súng có nổ thật, nhưng bàn tay không bị thương, áo ngoài và áo trong đều nguyên vẹn không hề bị rách. Điều đó chứng tỏ đầu đạn là vật ảo, nó xuất hiện ở đâu là tùy tâm niệm. Còn nếu không có tâm lực nào đủ mạnh để khống chế thì đầu đạn sẽ đi theo tập quán của số đông.

Lực quán tính (inertia force)

Trong vật lý học lực quán tính là sức ỳ của vật thể, nó có khuynh hướng giữ cho vật thể đứng yên, nó làm cho vật thể trở nên có định xứ (locality). Ví dụ như một chiếc xe hơi, nó đậu yên một chỗ bên lề đường. Muốn nó di chuyển, phải dùng lực của động cơ đẩy nó đi. Lực của động cơ phải lớn hơn lực quán tính của chiếc xe mới khiến nó chuyển động. Ngoài lực quán tính của bản thân chiếc xe, nó còn bị lực trọng trường của Trái đất hút chặt xuống mặt đường. Lực trọng trường tạo ra một phản lực ngược chiều với nó và có sức mạnh bằng với nó tác động lên bốn bánh xe và hai lực triệt tiêu nhau, nhưng hai lực đối nghịch này tạo ra một lực ma sát khá lớn của 4 bánh xe đè lên mặt đường. Do đó lực của động cơ phải lớn hơn hợp lực giữa lực quán tính của chiếc xe và lực ma sát, mới có thể đẩy chiếc xe đi qua hệ thống truyền lực làm quay bánh xe. Trong trường hợp của chiếc máy bay phản lực thì động cơ tạo ra một sức đẩy ngược chiều với hướng bay của chiếc phi cơ để đẩy nó đi tới. Phản lực hữu hiệu trong không gian vũ trụ nơi không có không khí. Chúng ta thấy phi thuyền Hằng Nga 3 khi đáp xuống Mặt trăng phải dùng động cơ phản lực để hãm chậm tốc độ rơi, chống lại lực trọng trường của Mặt trăng mới có thể hạ cánh mềm (đáp nhẹ nhàng) xuống bề mặt Mặt trăng.

Hang Nga 3 dap xuong Mat trang

Trong tâm lý thì lực quán tính tương ứng với tập quán hay thói quen của chúng sinh. Các sinh vật đều có tập tính tức là thói quen hành động của chúng được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên người ta còn gọi là bẩm sinh. Còn con người cũng có những thói quen như vậy mà người ta gọi là văn hóa. Có người cho rằng chỉ khi con người bắt đầu có cuộc sống văn minh mới có văn hóa. Nhưng ngay từ thời tiền sử chưa có văn minh, con người vẫn có văn hóa. Cuộc sống bầy đàn chung chạ là văn hóa của thời đó.

Ngạn ngữ cổ Trung Quốc có câu thánh nhân vô phụ cảm thiên nhi sinh 聖人無父感天而生 (thánh nhân không có cha, do cảm ứng với trời mà sinh ra). Đây đích thực là một thứ tâm lý ấu trĩ của người đời, họ cho rằng chuyện nam nữ giao cấu là bậy bạ, đồi bại. Các bậc thánh nhân mà phải chui qua âm đạo của người đàn bà để ra đời là chuyện rất khó coi. Vì vậy họ thêu dệt những huyền thoại. Ví dụ : mẹ của Hoàng Đế 黄帝 tên là Phụ Bảo附寶nhân vì ở ngoài đồng nhìn thấy sấm chớp vây quanh sao Bắc Đẩu nên đã cảm ứng mà có thai, sau 24 tháng sinh ra Hoàng Đế ở Thọ Khâu壽丘. Mẹ của Viêm Đế 炎帝 tên là Nhâm Tự 任姒 khi dạo chơi ở Hoa Dương華陽gặp “thần long thủ” 神龍首cảm ứng mà sinh ra Viêm Đế. Mẹ của Chuyên Húc顓頊tên là Nữ Xu女樞, gặp “vầng sáng như cầu vồng bao quanh mặt trăng, cảm Nữ Xu tại cung U Phòng 幽房mà sinh ra Chuyên Húc”. Mẹ của ông Khế契, thuỷ tổ của triều đại nhà Thương, một hôm đang tắm bên bờ sông, nhân vì nuốt phải trứng chim yến (thời cổ gọi chim yến là “huyền điểu” 玄鳥) mà có thai sinh ra ông Khế. Người Chu đối với Khương Nguyên 姜嫄, mẹ của thuỷ tổ Hậu Tắc后稷đã hết lời ca tụng rằng: Khương Nguyên không có con, liền cung kính tế Thượng Đế, khi quay về đã giẫm lên dấu chân của Thượng Đế, liền:

Tái chấn tái túc載震載夙  Mang lại sự rung động buổi sớm

Tái sinh tái dục載生載育 Mang lại  sự sinh sản và dưỡng dục

Và bà đã mang thai sinh ra Hậu Tắc. Hậu Tắc sinh ra rất li kì, giống như bào thai của loài dê nhưng không mở ra. Khương Nguyên liền hỏi vu bốc. Thầy vu bảo rằng đó là ý muốn của Thượng Đế, không tế tự tốt thì làm sao sinh được con. Vì thế Khương Nguyên đem Hậu Tắc bỏ ở bên đường nhỏ, kết quả là:

Ngưu dương phì tự chi

牛羊腓字之

Bò dê yêu quý che chở, tránh không giẫm lên

Bò dê đã không giẫm lên mà còn cho bú. Bà lại nhặt lên bỏ vào trong rừng, lại được người đốn củi nhặt về. Lần thứ 3, bà vất Hậu Tắc trên băng lạnh để cho chết cóng, nhưng kết quả là:

Điểu phú dực chi

鳥覆翼之

Chim liền dùng cánh che chở

Bầy chim dùng đôi cánh che cho đứa bé khỏi lạnh. Khương Nguyên cảm thấy kì lạ, nên đã đem về nhà nuôi dưỡng, đặt tên là “Khí” 棄(tức từng 3 lần bị vứt bỏ). Về sau ông Khí trở thành tổ tiên của triều đại nhà Chu, rất giỏi về nghề nông, ông được người đời sau tôn là Nông thần Hậu Tắc.

Thật ra thánh nhân không có cha chỉ vì cái văn hóa lúc đó là chưa có chế độ hôn nhân, con người chưa có ý niệm về cuộc sống gia đình một vợ một chồng, đó là xã hội bộ lạc nguyên thủy, con người sống tự do thoải mái không bị ràng buộc, còn theo chế độ mẫu hệ, trẻ sinh ra chỉ biết có mẹ mà không biết cha là ai, thánh nhân không phải không có cha, chỉ là không biết cha là ai. Để tránh cho thánh nhân phải chui mình trần qua âm đạo dơ dáy, người ta bèn thêu dệt là thánh nhân được sinh ra trong bọc điều. Cũng có người sinh ra trong bọc điều thật như Hư Vân hòa thượng. Đẻ bọc điều chẳng qua là do bọc nước ối chứa thai nhi quá dai hơn bình thường, không tự vỡ ra khi sinh mà lọt ra ngoài cùng với thai nhi trong đó.

Tất cả nhận thức về thế giới của con người đều do tập quán qui định. Vật chất thì có quán tính còn Tâm thức thì có tập quán, đó là một trong những điểm tương đồng giữa vật và tâm. Lực quán tính giữ cho vật đứng yên hoặc nếu có chuyển động thì giữ mãi chuyển động đó theo quỹ đạo nhất định, nếu không có ngoại lực tác động thì đó là chuyển động đều, không thay đổi như Trái đất quay đều đều chung quanh mặt trời với tốc độ không đổi là 365 ngày 6giờ thì giáp một vòng. Một vật thể nếu đang chuyển động đều mà nếu có tăng hay giảm lực tác động thì sẽ có gia hay giảm tốc. Khi Hằng Nga 3 còn cách mặt trăng 100 m, nó cần dừng lại để quan sát, khi đó phản lực của động cơ tăng lực để cân bằng với lực trọng trường của mặt trăng giúp nó đứng yên. Tập quán của chúng sinh thì giữ cho chúng sinh hành động theo khuôn mẫu cố hữu, theo cái mà ngày nay hay gọi là văn hóa. Khi có giao lưu với nền văn hóa khác thì sẽ có thay đổi, khi thay đổi đến tận nền tảng thì gọi là cách mạng.

Hiện tượng giam hãm (confinement)   

Hiện tượng này xảy ra ở mức độ hạ nguyên tử (subatomic). Ba hạt quark (2up+1down) kết hợp lại thành hạt proton. Ba hạt quark kết hợp theo kiểu khác (1up+2down) thì tạo thành hạt neutron.

neutronproton

                       Hạt proton và hạt neutron

Các hạt này là thành phần của hạt nhân nguyên tử. Ví dụ :

Nguyen tu carbon

Nguyên tử carbon có 6 proton và 6 neutron ở hạt nhân cùng với 6 electron xoay chung quanh phân bố trên hai tầng.

Hạt proton và hạt neutron vô cùng bền vững, ba hạt quark bị giam hãm gần như vĩnh viễn trong hạt proton hoặc hạt neutron, chẳng có cách nào làm cho chúng tách rời nhau ra được. Vì vậy người ta gọi ba hạt quark bị giam trong chúng là hiện tượng giam hãm (confinement) hầu như vĩnh viễn. Trong máy gia tốc LHC (Large Hadron Collider), người ta cho hai chùm hạt proton chạy ngược chiều nhau với vận tốc gần bằng ánh sáng để chúng đập vào nhau thật dữ dội, kết quả khám phá ra hạt Higgs ngày 4-7-2012, nhưng cũng không thể phá vỡ được hạt proton.

Trong tâm lý, tập quán cố chấp kiên cố tương ứng với hiện tượng giam hãm. Tục ngữ có câu “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” nói lên sự kiên cố của thói quen. Nhưng mức độ kiên cố này chỉ mới tương ứng với lực quán tính của vật chất, chỉ là sự tương đồng giữa lực quán tính và tập quán mà thôi. Còn hiện tượng giam hãm thì phải tương ứng với một tập quán tâm lý sâu xa hơn nữa, đó là sự nhận thức cơ bản của các giác quan. Nhận thức này hầu như giống nhau ở đại đa số mọi người.

Con người có thói quen thấy bằng con mắt và ánh sáng, nghe bằng lỗ tai và sóng âm, ngửi bằng mũi và các phân tử khí có cấu trúc hóa học tương ứng với thụ thể của mũi. Trong mũi của con người có khoảng 5 triệu đơn vị thụ thể để cảm nhận và phân biệt mùi, hương thơm và mùi hôi thúi cũng có rất nhiều loại cho cảm nhận khác nhau. Con chó có khả năng phân biệt mùi tinh tế hơn con người rất nhiều lần vì trong mũi của chúng chứa tới 220 triệu thụ thể cảm nhận mùi. Con người quen nếm vị của thức ăn nước uống bằng lưỡi. Khi sinh ra, mỗi người có trên 10,000 nụ nếm rải rác ở đầu lưỡi, hai bên cạnh và phía sau lưỡi. Nụ nếm là cơ quan cảm thụ vị giác. Người cao tuổi thì chỉ còn khoảng 5.000 nụ nếm hoạt động nên ăn uống mất ngon đi nhiều, vì sự phân biệt đã kém tinh tế. Xúc giác tức cảm giác tiếp xúc của thân thể con người là một phần rất quan trọng trong đời sống con người, nó liên quan rất nhiều với cuộc sống tình cảm và tính dục. Cảm giác xúc giác là do các đầu dây thần kinh nằm dưới da, chúng được phân bố không đồng đều, do đó có vùng nhạy cảm hơn các vùng khác. Cuộc sống lứa đôi của con người là lĩnh vực mà xúc giác phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất, các bộ phận sinh dục của nam nữ là những vùng xúc giác nhạy cảm nhất, thiên nhiên đã thiết kế chúng cho cuộc sống hòa hợp hạnh phúc vợ chồng và duy trì nòi giống. Tất cả cảm giác thu thập được từ 5 giác quan này đều dẫn về não để nhận thức và phân tích. Não là trung tâm của ý thức và tư duy.

Sự hoạt động của 6 giác quan này chỉ là một thói quen được giả lập lâu đời và truyền từ đời này qua đời khác, một thói quen rất sâu đậm khiến tuyệt đại đa số mọi người đều cho rằng điều đó là hiển nhiên chứ không ai ngờ rằng đó chỉ là những cơ chế ảo hóa được tạo ra làm cơ sở cho tưởng tượng mà Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng. Chính sự tưởng tượng này tạo ra không gian, thời gian, vạn vật và nhân sinh. Trên Trái đất này chỉ có một người duy nhất là Đức Phật Thích Ca giác ngộ điều đó và Ngài đã diễn giải nhận thức này trong Thập nhị nhân duyên. Sau đó mới truyền dạy cho đệ tử và tín đồ. Các Tổ Sư về sau mới khai triển rộng ra, viết thành hàng ngàn kinh điển.

Vậy hiện tượng giam hãm trong vật lý tương ứng với lục căn, lục trần, lục thức, tổng cộng 18 giới trong Tâm học Phật giáo. Sau này, phái Duy thức bổ sung thêm hai thức Mạt-na và A-lại-da, tổng cộng 20 giới, đó là toàn bộ vũ trụ vạn vật. Tại sao tôi cho rằng hiện tượng giam hãm tương ứng với 20 giới ? Vì hiện tượng đó là then chốt của vũ trụ vạn vật. Chính hiện tượng giam hãm đối với hạt proton và hạt neutron là cơ sở tạo ra nguyên tử vật chất vững chắc, ổn định, lâu bền với khoảng 100 nguyên tố từ đó hình thành thiên hà, ngôi sao, hành tinh, sông núi, nước, không khí, sinh vật, con người. Nếu không thì không thể tạo ra cấu trúc vật chất ổn định vững chắc. Thói quen nhận thức của con người đều dựa trên cấu trúc này và từ đó hình thành một tập quán  nhận thức về vũ trụ nhân sinh mà Phật giáo đã tổng kết thành 20 giới.

Tại sao nói đó chỉ là tập quán chứ không phải sự thật hiển nhiên ? Bởi vì sự thật không hẳn thấy bằng con mắt, nghe bằng lỗ tai, ngửi bằng lỗ mũi, nếm bằng lưỡi, cảm giác tiếp xúc bằng thân thể và cảm nhận tổng hợp tư duy bằng bộ não. Sự thật không phải như thế.

Các nhà đặc dị công năng đã chứng tỏ thấy có thể bằng cái trán, lỗ mũi hay cái nách chứ không nhất thiết bằng con mắt. Trương Bảo Thắng có thể nhận ra chữ bằng lỗ mũi mặc dù chữ đó bị giấu kín trong bao thư dày. Sóng siêu âm có thể cho phép các bác sĩ thấy bằng mắt bên trong cơ thể của bệnh nhân chứ không phải nghe bằng lỗ tai. Bộ não không phải chỉ có khả năng cảm nhận phân tích cảm giác hay tư duy, nó còn có khả năng kỳ diệu lấy được đồ vật bằng ý niệm thay vì bằng tay chân. Trương Bảo Thắng từ lúc còn bé thơ đã có khả năng lấy bánh kẹo mà mẹ của em cất kỹ trong hộc tủ có khóa, chỉ bằng tâm niệm. Hầu Hi Quý nhiều lần biểu diễn lấy thuốc lá và rượu bằng tâm niệm từ những nơi rất xa xôi.

Vậy thì thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc thân thể, ý thức, thật sự là do cái gì ? Phật giáo nói rằng lục thức là do tâm chứ chẳng phải do vật, do đó một số nhà ngoại cảm hay đặc dị công năng không dùng mắt, không cần ánh sáng vẫn thấy được. Các vong linh không có thân thể vật chất nhưng vẫn thấy nghe được, vẫn có ý thức, vẫn ngửi nếm được thực phẩm do con cháu cúng kiến. Kinh điển Phật giáo còn nói trong cõi vô sắc, chúng sinh không có thân thể vật chất, không có cả hình tướng dù chỉ là ảo ảnh, chỉ có làn sóng tâm niệm thì đó vẫn là cõi giới có sự sống, có sinh tử  Kinh nói ông Uấtđầulamphất (鬱頭藍弗Udraka-ràmaputra) tu Tứ vô biên xứ định: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạt tới cõi trời vô sắc cao nhất là Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở cõi giới này không còn phân biệt tâm niệm với phi tâm niệm, một cõi giới cực kỳ thanh tịnh, nhưng sự chấp ngã vẫn chưa dứt nên ông Uất Đầu Lam Phất khi chết đầu thai thành con chồn bay (phi thiên hồ 飛天狐). Trong Phật Thuyết Vô Thường Kinh có kể :

Ðương thời, vua nước Ma-kiệt-đà rất tôn kính Uất-đầu-lam-tử. Vua cho rằng pháp thuật và công phu thiền định của ông ta hơn hẳn Nặc-cự-la (诺距罗Nakula,vị A La Hán thứ 5 trong 16 vị La Hán, đệ tử đắc đạo của Phật) nên cứ cách mỗi nửa tháng thì tổ chức một lần trai diên齋筵(tiệc chay dọn trên chiếu tre) để cúng dường Uất-đầu-lam-tử. Mỗi lần đến, ông ta đều bay từ không trung xuống, thần khí phi thường.

Khi đến cung điện, ông được vua và hoàng hậu đảnh lễ, có một lần, cái trán của hoàng hậu xinh đẹp khẽ chạm vào bàn chân ông, khiến ông khởi niệm hoan lạc, niệm này cứ đeo bám tâm tư ông, không buông bỏ được. Do mống khởi ý niệm này mà công phu thiền định bấy lâu của Uất-đầu-lam-tử đều tiêu mất, không bay được nữa. Ông ta đành đi bộ về lại ngọn núi chỗ mình ở.

Về nhà, Uất-đầu-lam-tử kinh sợ, thấy không thể coi thường nên vội kiết già tọa thiền để công lực khôi phục lại. Nhưng khi mới ngồi xuống thì trong đầu hiện lên toàn giọng nói êm như ru và hình bóng mỹ miều của hoàng hậu, ông ta không thể nhập định được. Uất-đầu-lam-tử chạy vào rừng ngồi thì tiếng kêu rú của chim thú vang lên trong tai. Ông ta chạy đến bên sông thì lại nghe tiếng huyên náo của các loài cá, ba ba dưới nước quẩy lộn. Không nhập định được, ông ta căm ghét bọn chúng, giận dữ lập một ác nguyện: “Ta nguyện đời sau đầu thai làm một quái vật, trên trời quắp hết các loài chim, dưới đất vồ chụp hết dã thú, trong nước túm bắt tất cả cá, ba ba.” Vì khởi ác niệm như thế nên toàn bộ công phu thiền định trước kia của ông ta đều tiêu mất. Ðáng thương hơn là sau khi chết, ông ta bị đọa, đầu thai thành con chồn bay (phi ly 飛狸) chuyên bắt cá bắt chim ăn thịt.

Cho nên, đối với Thích Ca, đó vẫn chưa phải là cứu cánh vì vẫn còn luân hồi sinh tử dù cho tuổi thọ của cõi trời vô sắc rất lâu dài.

Hiện tượng giam hãm (confinement) quan hệ tương ứng với 20 giới như thế nào ?

Ngày nay tin học rất phát triển, chúng ta đều biết rằng thế giới ảo kỹ thuật số (digital) dựa trên sự vận hành của electron. Sự lưu chuyển của dòng electron tạo ra dòng điện. Sự đóng mạch hay ngắt mạch của dòng điện được ký hiệu là 1 và 0 theo hệ đếm nhị phân. Đó là sự số hóa thành dữ liệu (data) các chữ viết, hình ảnh, âm thanh và video cũng như các chương trình điều khiển, nhiều kiểu vận động khác trong cuộc sống đời thường. Ví dụ máy tính, điện thoại, tivi, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, xe hơi, máy bay, tàu thủy…tất cả thiết bị đều có thể được điều khiển bằng chương trình, những chương trình điều khiển đó gọi chung là phần mềm (softwares) hay còn gọi là ứng dụng (applications).

Nhưng để các softwares có thể hoạt động, cần phải có thiết bị tương ứng và tương thích với chúng. Các thiết bị này gọi là phần cứng (hardwares). Các thiết bị cũng cần được cung cấp một nguồn năng lượng để hoạt động, đó là điện năng. Các nguồn năng lượng khác như nhiệt năng (dầu mỏ, khí đốt, chất đốt), thế năng (lợi dụng sức nước từ trên cao chảy xuống thấp), phong năng (sức gió), quang năng (ánh sáng mặt trời)…tất cả đều phải biến thành điện năng thì mới sử dụng được cho các thiết bị tin học.

Còn thiết bị, phần cứng là gì ? Đó là vật chất, có những tính chất như cứng, chắc, ổn định, khó thay đổi. Cái gì tạo ra các tính chất cứng, chắc, ổn định đó ? Đó chính là hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân chính là cơ cấu qui định nguyên tố này với nguyên tố khác. Chúng ta đều biết theo công thức chuyển đổi vật chất và năng lượng nổi tiếng của Einstein : E = mc2     

Như vậy tất cả vật chất đều có thể biến thành năng lượng, sự phân biệt nguyên tố này, nguyên tố kia chỉ là giả tạm, bởi vì tất cả nguyên tố đều cấu thành từ cùng một thứ hạt cơ bản như nhau, đó là quark và electron. Nhưng thực tế rất khó chuyển đổi, mãi đến đầu thế kỷ 20 con người mới lần đầu tiên phá vỡ được hạt nhân nguyên tử để biến một nguyên tố này thành một vài nguyên tố khác, đồng thời giải phóng một năng lượng rất lớn mà người ta ứng dụng trong vũ khí nguyên tử hay trong các nhà máy điện nguyên tử. Nhưng cũng chỉ có vài nguyên tố dễ thực hiện như Uranium, Plutonium. Còn đối với đa số các nguyên tố khác, chưa có khả năng phá vỡ hạt nhân được. Ngoài việc phá vỡ hạt nhân, người ta cũng có thể tổng hợp hạt nhân theo cách sau :

Cho hạt nhân nguyên tử Deuterium kết hợp với hạt nhân nguyên tử Tritium (đây là 2 đồng vị với hydrogen)

Hydro-2dongvi

         Hydrogen            Deuterium            Tritium

tong hop nhiet hach

Phản ứng sẽ tạo thành nguyên tử Helium, giải phóng một số năng lượng (Energy) và thừa ra một neutron. Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện thí nghiệm thành công tổng hợp nhiệt hạch với lò phản ứng EAST (Experimental Advanced Superconducting Tokamak – Lò phản ứng tổng hợp hạt nhân  thí nghiệm siêu dẫn tiên tiến).

Lo nhiet hach EAST copy

Lò phản ứng nhiệt hạch EAST bên ngoài và bên trong

EAST đưa TQ vào nhóm quốc gia dẫn đầu thế giới về nghiên cứu phản ứng tổng hợp hạt nhân. Viện Khoa học Vật lý Hợp Phì, tỉnh An Huy, thuộc Viện khoa học TQ đã hoàn tất EAST trong tháng 3/2006 và tiến hành thí nghiệm trong ngày 28/09/2006. Điều kiện cho phản ứng xảy ra là nhiệt độ trong lò phải đạt tới 400-500 triệu độ C, cao hơn nhiều so với trước kia người ta thường nghĩ là 100 triệu độ C. Thí nghiệm tạo ra được dòng điện 500 nghìn am-pe kéo dài trong 5 giây. Muốn thương mại hóa việc sản xuất điện bằng tổng hợp nhiệt hạch, cần phải tạo được dòng điện kéo dài tối thiểu 1000 giây tức khoảng 15 phút cho một lần phản ứng. Do đó, từ thí nghiệm thành công đầu tiên tới nhà máy tổng hợp nhiệt hạch đầu tiên cũng còn khá xa vời.

Vấn đề đặt ra là sức mạnh nào có đủ khả năng để thay đổi cấu trúc hạt nhân nguyên tử, để biến nguyên tố này thành nguyên tố kia, thậm chí làm phá vỡ hiện tượng giam hãm của các hạt proton và neutron ? Các nhà khoa học biết rằng muốn phá vỡ hiện tượng giam hãm phải cần tới một năng lượng vô hạn. Năng lượng vô hạn không thể nào có được, nên các nhà khoa học đành chịu bó tay. Nhưng các nhà Phật học không nghĩ như vậy, họ luôn nghĩ rằng Tâm là nguồn năng lực vô hạn, tất cả đều là do tâm tạo, nên tâm chắc chắn là làm được việc đó. Truyện cổ dân gian, kinh điển Thiên Chúa giáo và kinh điển Phật giáo đều có đề cập đến sức mạnh kỳ diệu của tâm linh. Cái nồi Thạch Sanh đựng cơm múc bao nhiêu cũng không hết. Chúa Giê Su chỉ có 5 ổ bánh mì và 2 con cá nhưng chia cho một vạn tín đồ ăn no mà vẫn còn dư. Ngôi nhà nhỏ bé của cư sĩ Duy Ma Cật ở thành phố Tỳ Xá Ly đủ chỗ chứa cho hàng triệu Bồ Tát từ cõi Chúng Hương đến cõi Ta Bà tham quan cảnh giới của Phật Thích Ca.

Những câu chuyện đó, đa số mọi người đều cho rằng chỉ là tưởng tượng hoang đường không thể nào có thật được. Nhưng đừng quên thuyết Big Bang nói rằng vũ trụ ở thời điểm 10-43  giây chỉ là chất điểm có kích thước Planck 10-33 cm. Thuyết Big Bang chẳng phải hoàn toàn có cơ sở khoa học sao ? Mặt khác cơ học lượng tử đã nói rõ tính chất phi hiện thực (unrealism) và bất định xứ (non locality) của lượng tử, ngoài ra từ hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) của 100.000 photon mà Maria Chekhova đã làm thực nghiệm năm 2012 cũng đủ để rút ra kết luận về tính chất phi số lượng (non quantity) của lượng tử. Như vậy rõ ràng vũ trụ vạn vật chỉ là ảo.

Hiện tượng giam hãm là tương ứng với tâm cố chấp vô cùng kiên cố của chúng sinh, cụ thể là con người. Nếu phá được tâm cố chấp đó tức là phá được sự giam hãm, phá được hạt nhân nguyên tử của tất cả mọi nguyên tố một cách dễ dàng, như thế thì sẽ điều khiển được vật chất theo tâm niệm. Trường Bảo Thắng dùng tâm niệm phục nguyên dễ dàng một bức tranh bị xé nát, vò cục ngâm nước. Hầu Hi Quý dùng tâm lực phục nguyên một chiếc đồng hồ tay bị đập bẹp. Chẳng phải là họ đã làm được cái việc mà các nhà khoa học bó tay đó sao ? Trương Bảo Thắng dùng tâm niệm lấy được một quả táo ra khỏi chiếc thùng sắt bị hàn kín, điều đó chứng tỏ quả táo và thùng sắt đều chỉ là vật ảo, và chúng tuân theo tâm lực mạnh. Nếu không bị tâm lực nào đủ mạnh để chi phối thì chúng tuân theo tập quán của số đông. Hãy xem lại biểu diễn của Trương Bảo Thắng.

TRƯƠNG BẢO THẮNG – LẤY TRÁI TÁO RA KHỎI THÙNG SẮT BỊ HÀN KÍN

_______

Trong bài viết có sử dụng tư liệu trích trong bản dịch “Thánh nhân vô phụ, tộc ngoại hôn” của Huỳnh Chương Hưng. Xin cám ơn tác giả.

Truyền Bình

Advertisement

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Bài viết. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

8 Responses to SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA VẬT LÝ VÀ TÂM LÝ

  1. An Ngọc nói:

    Cảm ơn bác Truyền Bình nhiều !

    Một bài viết thật sâu sắc và có tính thực tế

    Chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe, an vui !

  2. Phạm Văn Sinh nói:

    Bài viết của Bác thật sự mang đến những nhận thức mới mẻ cho cả những người nghiên cứu khoa học theo tinh thần sáng tạo mới và cho cả những nhà nghiên cứu Phật học và thực hành tu Đạo nữa. Mấy hôm nay Em đọc gần hết các bài viết của Bác. Thật swj có ys nghĩa, thật mới mẻ, giải quyết được nhiều nghi vấn lâu nay. Em kính chúc Bác có luôn mạnh khỏe, an lạc và hy vọng tiếp tục được đọc những bài mới của Bác…. Độc giả Phạm Văn Sinh, đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, địa chỉ: sinhpham2010@gmail.com, 091.213.9918

    • Cám ơn bạn Phạm Văn Sinh đã động viên, cổ vũ. Tôi rất mừng mỗi khi có người đọc hiểu được những bài viết của mình. Thế giới có vô số vấn đề vô phương giải quyết mà chỉ có giác ngộ theo tinh thần của Phật giáo mới giải quyết được trọn vẹn, ngộ ra rằng tất cả mọi vấn đề đều do tự mình gây ra cả.

      • Phạm Văn Sinh - Phúc Hoạt nói:

        Em xin chân thành cảm ơn Bác đã có lời nhắn lại.
        Nhân đây Em cũng xin có lời thỉnh cầu, nếu có nhân duyên xin Bác chỉ dạy:
        Về những điều Bác viết, có bài Em mới chỉ đọc được một lần, đôi bài đọc lại được vài lần. Cũng có nhiều chỗ còn cần phải suy nghĩ thêm, có thể có điểm còn cần tu chứng nữa mới có thể nhận ra. Tuy nhiên cũng đã giải nghi được nhiều điều. Thí dụ, lâu nay Em cũng nhận thấy thời gian chẳng phải khách quan mà nó chỉ là hình thức chủ quan của nhận thức; nay đọc bài của Bác thấy thêm niềm tin do cắt nghĩa từ những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại…. Đúng là tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, mà hơn thế nữa tâm hiện tại cũng bất khả đắc luôn… bởi chúng có thật đâu mà đắc hay chẳng đắc….; nhưng vấn đề không gian mà Bác viết Em vẫn thấy mông lung thế nào, chưa thể chứng nghiệm được… mặc dù về lý lẽ thì thời gian đã là chủ quan rồi thì đương nhiên không gian cũng chẳng khác… hoặc, lâu nay Em vẫn hiểu cái lẽ của thế giới siêu vi mô thì nó là ảo đã đành, nhưng còn thế giới vĩ mô thì ảo làm sao? Nay nhờ đọc bài của Bác mới nhận ra rằng, tất cả đều ảo, chứ chẳng riêng thế giới lượng tử mới có 3 đặc tính phi hiện thực, phi định xứ và phi số lượng….
        Do mới có cơ duyên đọc được bài của Bác nên chưa dám thưa thỉnh nhiều, nay Em chỉ xin được Bác chỉ giáo cho 1 điểm mà Em đã tìm hiểu mãi vẫn chưa giải nghi được, nếu có thể thì xin Bác giành chút thời gian khai thị ạ.
        Chẳng là, trong Bản Bát-nhã Tâm kinh có câu: “Quán-Tự-Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không; độ nhất thiết khổ ách”.
        1) Em thấy chữ “KHÔNG” ở đây được nhiều người lý giải khác nhau quá. Thí dụ, có người cho chữ “Không” này là chỉ “Tự tính không” (tức quán duyên khởi); lại có ý kiến cho là “Chân-không” hay Chân-tâm, Chân-như… với tư cách là Bản-thể hay Thực-tướng của vạn pháp; lại có ý kiến nói là chữ “không” ở đây là nói sự biến chuyển không thực có của ngũ-uẩn v.v… Vậy chứ không biết kiến giải của Bác thế nào? Em thì em nghĩ rằng chữ Không ở đây vừa là chỉ Tính-không vừa là chỉ Bản-thể Chân-như hay Chân-tâm.
        2) Em thấy Bác thạo chữ Hán (Em thì chỉ tra cứu khi cần thiết thôi); vậy chữ “thâm” ở đây, nếu hiểu theo cấu trúc Hán tự thì đó là “thực hành thâm sâu” hay là “Bát-nhã thâm sâu”?
        Vì Em thấy có thầy dịch và giảng đây là nói Bát-nhã thâm sâu hay “sâu sắc”; nếu đúng thế thì lại còn có Bát-nhã sâu sắc với Bát-nhã không sâu sắc sao? Theo Đại-sư Hoằng Tán (Đời Minh; trong “Bát-nhã thiêm túc”) thì có giảng là chứng Bát-nhã có hai cấp: Thâm và thiển. Thiển là nói cái chứng ngộ Bát-nhã của bậc Tiểu thừa (nhân không), còn cái chứng của Bồ-tát Đại là chứng mở mức “thâm” (tức nhân không và pháp không); Hòa thượng (thượng) Thanh (hạ) Từ lại giảng “thâm” là nói thường xuyên quán chiếu Bát-nhã… Đại lão Hòa thượng (thượng) Phổ (hạ) Tuệ lại dạy Em dịch là “khi chứng nhập sâu vào Trí Bát-nhã”….
        3) Nếu hiểu “Không” chỉ là Tính-không của ngũ uẩn thế thì giữa cái Không ở đoạn mở đầu với cái Không ở đoạn sau “sắc bất dị không, không bất dị sắc…” có phải là một hay chăng? Nếu là một thì xem ra khó thấy được sự thống nhất giữa sắc với không…
        4) Lại nữa, đoạn tiếp theo: “Thị chư pháp không tướng…” Nếu theo cấu trúc Hán tự thì phải hiểu là “Tướng-Không của các pháp ấy” chứ không phải là “các pháp ấy không có tướng” (như có người giảng giải”. Vậy chứ, “Tướng-Không” với cái “Không” nói ở hai đoạn trên có phải là cùng một nghĩa hay chăng? ….
        Nhân đây, Em xin gửi tới Bác bản “Bát-nhã thiêm túc” của Tổ Hoằng Tán mà Em sưu tầm trên mạng, nếu Bác chưa có thì coi như món quà tư liệu của Em kính gửi Bác gọi là có chút tri ân. Em rất tâm đắc với bản chú giảng Tâm Kinh của Tổ [cũng là do nhân duyên vừa rồi Tổ Ráng là Đại lão Hòa thượng (thượng) Phổ (hạ) Tuệ có giao cho Em đánh máy bản dịch của Ngài nên Em mới sưu tầm để tra cứu những chỗ còn nghi hoặc trong bản dịch để thưa thỉnh lại Ngài cho hiệu đính trước khi in trong tập “Bát-nhã dư âm”].
        Cuối thư, Em xin chân thành kính chúc Bác và gia đình ta luôn mạnh khỏe, cuộc sống thường an lạc.
        Nguyện cầu cho tất thảy chúng sinh đồng thành Phật Đạo.
        A-di-đà Phật.

        • 般若波羅蜜多心經
         
        般若波羅蜜多心經
        • 《般若波羅密多心經添足》—弘贊法師
        • 般若波羅蜜多心經要釋》—斌宗法師

        般若波羅蜜多心經→《般若波羅密多心經添足》—弘贊法師
        般若波羅蜜多心經添足

        明 弘贊大師述

        心經添足重刊流通序

        心經。發揮三世諸佛所證之菩提涅槃。一切眾生本具之真如佛性。十方如來度生之要道。凡百行人作佛之良謨。文簡而義豐。詞約而理著。普令上中下根。同得一超 直入如來地。于諸經中。最為第一。雖只二百六十字。而六百卷大般若甚深義理。包括罄盡。良以如來智慧。自在無礙。隨彼當機。廣略適宜。廣之則罄海墨而莫 盡。略之則覓一字而叵得。令彼聞者。各得實益。末世眾生。根機陋劣。常持此經。依之修習。自可空五蘊而證諸法實相。離顛倒而得究竟涅槃。以故古之名人。每 每誦至數百萬遍者。以其為總持諸法之法門故也。夏慧華居士。次子叔夔。姿性聰敏。熱心公益。素抱不為良相必為良醫之志。于北平協和醫學校。為學生會會長。 民十五年。年二十七。病亟將終。問其父曰。心經不生不滅。作何解說。居士諭之曰。此示吾人心之本體。如太虛空。無相無形。非空非有。在凡不減。在聖不增。 居生死而不垢。證涅槃而不淨。生相尚無。滅從何有。能悟此理。堪名佛子。雖然。談何容易。汝且一心念佛。求生西方。迨至華開見佛。證無生忍時。始為分證此 不生不滅之心體。從茲進修。直至三惑淨盡。二死永亡。圓滿菩提。歸無所得時。方為究竟證此不生不滅之心體。切不可以聞名為親證。不求往生。以致長劫沈淪。 莫由出離也。未久即逝。彼平生于佛法絕未措懷。臨終問此。殆有宿根歟。蒙居士開示。縱不往生。亦可以作來生入道之緣。校彼沒世不聞者。奚啻天淵懸殊也。居 士因此欲流通心經最顯豁詳明之註。冀初機悉能領會。范古農居士。令印明弘贊法師之心經添足。又為校其字句。因付排令印若干卷。施諸淨侶。以結法緣。而資超 薦。留板兩付。以備永永續印。所願見聞受持者。同以甚深觀智。照見蘊空。親證此不生不滅之心體。而度一切苦厄也。

        民十九年。庚午仲冬。釋印光撰。

        心經添足序

        如來出世。本為眾生發明心地。然心無跡。難以形容。不已。於虛空中。畫出一條鱉鼻蛇。首尾宛然可觀。而不可觸。今不自量。為蛇添足。得無取笑於人乎。咦。 蓋欲令人由足識蛇。如標月指。讀是解者。見蛇遺足。得意忘蛇。方為善用其智。且不嗤余。如或不然。未免毒氣所中。切忌切忌。

        崇禎壬午中秋日鼎湖山穇道人識

        心經添足科文
         

        般若波羅蜜多心經添足

        唐三藏法師玄奘奉詔譯 明粵東鼎湖山沙門弘贊述

        釋此經文。大科分二。甲初釋題目。甲二正釋經文。
        甲初釋題目。(分二)乙初正釋經題。乙二釋譯人名。
        乙初正釋經題。

        般若波羅蜜多心經

        經題八字。有通別二義。上七字是別。別於諸經。以諸經名號不同故。經之一字。是通。通於諸經。以如來所說。同名經故。就別題中。復有二義。上六字是所詮之 法。心之一字。是所引之喻。故此經以法喻為名。(或言單法為名。以心字是結集人借義彰要。非正喻也。)大乘為教相。(是深般若)真空為宗。(是諸法空相) 涅槃為趣。(究竟涅槃)實相為體。(色即是空)觀照為用。(照見蘊空)若通題釋。以神鑑為體。(般若)運到為用。(波羅蜜多)若以因果釋。般若為因。(無 分別智)波羅蜜多為果。(到彼岸)

        般若之義有三。謂實相、觀照、文字。實相般若者。謂法身真空之體。元無名相。今於無名相中。建立假名而談實相。故名實相。以心源湛寂。無相而相。名為實 相。是所觀之真性。即吾人虛靈不昧本覺真心。非寂非照。理性常住。體離生滅染淨虛妄等法。觀照般若者。乃實相體所起之用。即能觀之妙慧。良由法性幽玄。非 此莫鑑。諸佛以此而妙契法身。菩薩以此而頓證真空。即吾人無分別智。非照而照。照了一切諸法。皆即真空。無明即是實相。故云色即是空。文字般若者。文字是 諸佛詮理之教。而文字性空。性空之體。即是般若。故台教云。文字是色。是色即實相。天王般若經云。總持無文字。文字顯總持。是以能顯了實相、觀照二種般若 之德。般若雖三。原同一相。所謂無相。無相即是大覺圓常真空之體。具此三名。如世∴字。若能一念正觀圓修。照了諸法皆空。是為圓證究竟涅槃。梵語般若。華 言智慧。智乃實相無分別之智。慧是無分別智中之妙慧。亦名淨慧。亦名無相慧。又慧即智。故成實論云。真慧名智。此之智慧。體性圓融。照用自在。能窮諸法實 性之邊底。是超情離見玄妙之絕稱。非同世智之智。聰慧之慧。世之智慧。從識心生。分別塵境。執取名言。發妄知見。為有漏根。生死株。不能破無明惑。顯實相 理。恐人濫此。故存梵音。而不直翻華言。究其實。則無物可當其體。無法可字其名。乃強名為般若也。

        梵語波羅蜜多。此翻彼岸到。若順此方之文。則云到彼岸。是究竟諸法實際無餘之義。以生死為此岸。煩惱妄念為苦海中流。真空之際為彼岸。般若如船筏。故其行 深般若者。照蘊空、無明滅。見煩惱即實相。生死即涅槃。超二死海。至三德岸。名到彼岸。其迷般若者。種種分別。妄執身心為有。遂失慧光。不了諸法實相。名 住此岸。故華嚴云。我觀一切眾生。俱有如來智慧德相。但以妄想執著而不證得。以要言之。但有纖情未盡。便隔彼岸。凡聖情忘。即彼岸到。無別以為到也。

        心者。譬如人心。為四大百骸之要。喻此經為六百卷般若所歸之宗要。若達此經。則六百般若朗焉。有以此字為中心之心。謂此經在六百卷之中心。謬也。或有以為 真心之心。然六百般若。皆談真心。非獨此經。以般若即心也。心有體用。實相是體。觀照是用。以用歸體。即名到彼岸。故起信論云。自心起信。還信自心。自心 即體。起信即用。還信自心。即是以用歸體。華嚴別行鈔云。智是理用。理體成智。還照於理。智與理冥。方曰真智。真智即實相般若。理即真空之理。故經云。無 有如外智。能證於如。亦無智外如。為智所入。入是以用歸體。況性相空宗各異。寧容渾濫。而六百般若。皆一無相空宗。是般若即真空體。故涅槃云。佛性者。名 第一義空。第一義空。名為智慧。故說智慧足矣。更不別說心性。若說心性。則成實法。一涉實法。便非空也。或謂是薩婆若心。原非經旨。以心外無般若。般若外 無心。心無形相。故說般若。是為最玄最妙。何用更言心乎。

        經者。梵語修多羅。此翻為契經。謂上契諸佛之理。下契眾生之機。今人尚略。故單言經。經即教也。是佛所詮之教。而訓常、訓攝。常以不變為義。謂古今雖殊。 覺道不改。群邪不能沮。眾聖不能異。攝謂貫攝玄微。以開未悟。同出苦津。而登覺岸。故有悟此經題。則彼岸到矣。(別行鈔云。若有解華嚴經題七字之義。即一 部之功。已過半矣。∴音伊。)

        乙二釋譯人名。

        唐三藏法師玄奘奉詔譯

        唐是國號。三藏即經律論也。法、軌也。師、範也。謂能為軌範。以法訓人也。玄奘是師法號。本名 。俗姓陳。乃漢太丘仲弓之後。慧英處士之子。母夢白衣人而 誕。年十一。從兄長捷法師出家。日授精理。至十三。便昇講座。詞理妙盡。自惟此土經法未殫。遂往西天。學通三藏。齎經律論梵筴歸唐。奉詔譯為華言。此心經 前後共有六譯。今所釋者。正奘師所譯之本。言譯者。傳也。謂傳彼西天之語。而為東華之言也。

        甲二正釋經文。(分二)乙初顯說般若。乙二密說般若。
        乙初顯說般若。(分四)丙初因人顯法。丙二正示法空。丙三依法修證。丙四結讚功德。
        丙初因人顯法。(分三)丁初能修之人。丁二所修之法。丁三修證之位。
        丁初能修之人。

        觀自在菩薩。

        此五字。有通。有別。上三字。是別名。別諸菩薩故。下二字是通號。通諸菩薩故。○梵云婆盧枳底濕伐羅。華言觀自在。若云阿耶娑婆吉低輸。華言觀世音。梵本 自有兩名。以經各旨。所宗不同。若從耳根悟入。如楞嚴經。菩薩從聞思修。入三摩地。大悲經。菩薩聞咒。即超八地。斯皆從耳根悟無生忍。名觀世音。從體起 用。故云觀其音聲。即得解脫。六根互用。故現千手眼。照護群生。今經從眼根證入。故云照見五蘊皆空。度一切苦厄。名觀自在。然此有能所自行化他之義。觀 字。若作平聲。即屬能觀。世音。屬所觀。即所化機。故法華經云。一心稱名。觀世音即時觀其音聲。皆得解脫。此即能所化他也。楞嚴云。由我觀聽十方圓明。故 觀音名。遍十方界。此兼眼耳二根。故云觀聽。並屬自行。大悲經。兼觀音自在二號。即屬自他。若準溫陵釋。觀音者。觀世言音、圓應圓悟之號。此亦兼自行化 他。然自行邊。觀字應作去聲。謂此菩薩用般若觀慧。照見五蘊。身心空寂。度諸苦厄。即生死解脫。得大安樂。故云自在。交光云。觀字隨俗雖作平聲。理實去 聲。良以納聲為聞。達理為觀。特取達理。故於音聲不言聞。而言觀也。復須知因中名自行。果上是化他。然菩薩以利為要。必兼化他。方應菩薩之號。

        菩薩者。梵音具云菩提薩埵。菩提此翻覺。薩埵翻為有情。就中亦有自行化他二義。自行邊則菩薩已具覺悟之智。尚有餘習之情未盡。(習情若盡則名為佛。)若化他邊。謂菩薩以悲愍心。開覺一切有情。令見大道。二義合名。故稱菩薩。(有情即眾生別稱。)

        丁二所修之法。

        行深般若波羅蜜多時。

        行是修行。即所入觀行也。深是甚深。即真空般若。非心所知。非識能識。般若約教有二。一深二淺。淺者名人空般若。是二乘所證。深者即法空般若。是菩薩所 入。今此真空實相。非二乘偏空小智所踐。故云深也。時者。證入真空體。在一剎那時也。乃菩薩以無分別智。照了五蘊身心。廓然寂滅。性相皆空。即最後一剎那 頃。證入真空體之時。而稱體起用。度一切苦厄。亦在一剎那時。大般若經云。皆以無性而為自性。用一剎那相應妙慧。證得無上正等菩提是也。(若據不空所譯 本。即非因地時。乃菩薩入慧光定時說。今按本譯以因地釋。令行人有所措心也。如心地觀經云。一剎那心。般若相應。悟三世法無餘。是知以因地為正。言體用皆 在一剎那時者。由五蘊本空。苦厄斯無。故體用同時也。言無分別智者。亦名根本智。若最初一念聞聲見色。得聲色自性時。是現量當前。即無分別智照。不屬生滅 有無。此智纔發。分別之心頓泯。當體即是真空。若見真空。名見佛性。若剎那流入意地。起第二念。分別事理。即是生滅心。生滅妄想相續。念念不住。隨他聲色 流轉。即智而成識。若不起分別。境自如如。即識而成智矣。剎那者。時之極速也。一念中有九十剎那。又云一彈指頃。六十五剎那。)

        丁三修證之位。

        照見五蘊皆空。度一切苦厄。

        照見。是能入之觀。五蘊。是所觀之境。正以妙慧照見五蘊自性。當體皆是真空。故異二乘滅色求空。若證真空時。能所俱忘矣。照字在果。即觀自在之觀字。在 因。即吾人率爾心時。不起分別之現量。故此照之一字。是修般若最初下手工夫之要術。即無分別智。照而了了者。見非眼根。及眼識所見。乃現量當前。於一切法 得法自性。不見纖塵可得。所謂不見色。不見受想行識。非曰不見。見即無見。由五蘊本空。即是實相。實相無相。故不可見。不可見而見。洞徹法界。非唯不見世 間諸法。於出世間一切禪定、智慧、解脫、三昧、無上正覺、菩提涅槃等法。悉空。故皆不見。都無所見。名為照見。是見諸法實相也。瞥有少見。即墮妄想無明窟 宅矣。○五蘊者。色受想行識也。蘊以積聚為義。謂諸眾生由此五法。積聚成身。復由此身。積聚無量塵勞煩惱。而受無量生死輪迴之苦。又名五陰。亦由積聚妄想 煩惱。而陰覆本明真性也。色、以質礙為義。謂此身假合地水火風四大因緣。而成幻質。洎外山河大地器界。凡有形者。皆名為色。受、以領納為義。謂眼耳鼻舌身 意之六識。納彼色聲香味觸法之六塵。想、以審思取像為義。即意識緣想六塵之境。行、以造作為義。即意識思惟塵境。造作善惡行業。識、以了別為義。名為心 王。受、想、行。是心所。故此五蘊。總名身心二法。此之身心。如幻如化。從因緣生。原無實性。故佛為瓶沙王說喻。色如聚沫。(因風吹水成聚。體相無實。) 受如水泡。(水因物擊成泡。起滅無常。眾生所受苦樂之事亦爾。)想如陽燄。(遠望曠野。日光發燄如水。渴者思飲。眾生因念成想。終為虛妄。)行如芭蕉。 (蕉體危脆。中無有實。眾生造作諸行亦爾。)識如幻事。(幻術幻作人馬。本無實體。眾生識心。分別諸法。隨境生滅。如幻無實。)菩薩以般若智。觀此五蘊。 色從四大假合而有。受想行識。由妄想境界而生。四大妄想。本無自性。當體即空。故曰皆空。非謂絕然滅無為空。亦非有法能令彼空。以彼本自空故。眾生不了水 月空花。故執五蘊幻有之色。而迷自性之真空。真空幻有。體無有二。但隨凡聖所見不同。若以妄心分別。則見五蘊。而遺真空。若以般若觀。則真空現。而五蘊 亡。是故真空一顯。幻有都滅。即五蘊斯空。而苦厄斯度。是為到彼岸矣。○言度者。脫也、超越也。一切苦厄者。世出世間諸苦也。○此上序述觀自在菩薩修證之 旨。乃一經之綱領。使人傚而修之。若有上機之人。睹此便悟無生。如其上上根者。聞觀自在名。即頓證真空。何假後語。如或未然。須詳下文。(上言證者。乃證 悟之證。非同二乘取證果位之證。故經云無智亦無得。下皆同也。鎮國云。生死之本。莫過人、法二執。迷身心總相。故計人我為實有。迷五蘊自相。故計法我為實 有。智眼照知五蘊和合。假名為人。一一諦觀。但見五蘊。求人我相。終不可得。先觀色蘊。是觀身。了知堅是地。潤是水。煖是火。動是風。觀餘四蘊。則是觀 心。了知領納為受。取相為想。造作為行。了別為識。依此身心。諦觀分明。但見五蘊。求人我相。終不可得。名為人空。若觀一一蘊。皆從緣生。都無自性。求蘊 相不可得。則五蘊皆空。名為法空。是以照五蘊。而二空理現矣。言世間苦者。所謂八苦。生、老、病、死、怨憎會、愛別離、求不得、五陰盛也。出世間苦者。變 易生死也。謂聲聞、緣覺、菩薩。雖離世間分段生死。而有方便等土。變易生死。如初位為因。後位為果。又後位為因。後後位為果。以其因移果易。故名變易。言 分段者。謂三界內眾生。隨其作業所感果報。身之形段。則有長短。命之分限。則有延促。是名分段生死。以照見蘊中我人空故。滅煩惱障。即度分段苦。以照見五 蘊自性空故。滅所知障。即度變易苦。苦厄雖眾。而二死收盡。今見真空。則度厄已盡矣。)

        丙二正示法空。(分二)丁初明蘊空。丁二顯空德。
        丁初明蘊空。

        舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識。亦復如是。

        此正釋明五蘊真空。顯非離色明空。及斷滅空。以即色之空為真空。即空之色為幻色。而色是一切法相之首。故舉初攝後。以色義既彰。則萬法昭然。色即四大幻有 之色。空即般若真空之理。眾生因迷真空。而成幻有之色。幻有緣生。元無自性。本是真空。如波外無水。由眾生以妄想風。擊彼真源。遂迷源逐浪。沈溺苦津。如 來教以般若觀慧。照了幻有。無異真空。如悟波不異水。故云色不異空。如誌公曰。有相身中無相身。無明路上無生路。是也。空不異色者。真空為萬法之體。故本 具一切諸法。如水出生波濤、影沫。及隨器方圓等相。而眾生因執幻相。故迷真空。如愚夫觀波迷水。如來教修般若觀慧。達真空體。無異幻相。如悟水不異波。故 云空不異色。

        色即是空。空即是色者。正發明不異之旨。以不異故。即是之也。又恐人因法成執。猶存色空二見。如世謂玉石相似。仍存二物。故言不異。今欲泯此二見。使人妙 契色空不二。全體即是。如波即水。如水即波。動靜似分。體無二致。由迷真空。故令識幻即真。權立二名。元無二物。故永嘉云。無明實性即佛性。幻化空身即法 身。是知幻境本真。不由修習。今因迷重。故須般若智照。不假智照。不知本真。不知本真。致見各異。凡夫執有身心。故見生滅。受於生死。外道著空。撥無罪 福。故墮輪迴。二乘妄見五蘊實有其相。不了緣生。心起厭離。故墮聲聞。雖了五蘊諸法緣生。不達無性。故墮緣覺。若了五蘊諸法。無性緣生。緣生無性。無性故 空。空即真空。是名為佛。法身真空之體。原非斷滅。故須於幻有中求。幻外無真。故曰真空。真外無幻。故曰幻色。此真空幻色。不異相即。是一經之極旨。般若 之真宗。(舊依教釋。佛為執有之徒。破色立空。故云色不異空。為執空之徒。破空立色。故云空不異色。為諸菩薩。顯中道觀。示實相理。俱立俱破。故云色即是 空。空即是色。今經幻色。當體即是真空。全非破空有之旨。故非舊釋。)色蘊既爾。四蘊皆然。故云受想行識。亦復如是。若具說者。應云受不異空。空不異受。 受即是空。空即是受。餘三蘊例之可知。是名五蘊皆空。

        今如來令觀此現前五蘊身心。為所觀境。不假別求他法為境。是為最切最要。若能觀一蘊空。則蘊蘊皆空。故圓覺經云。幻身滅故、幻心亦滅。幻心滅故、幻塵亦 滅。幻塵滅故、幻滅亦滅。幻滅滅故、非幻不滅。但彼經以破幻顯真。此經即幻是真。旨雖不同。色心無異。既知此心真妄同源。空有不二。即此現前一念妄想起 處。便是真空獨露呈前。當下以智觀察。見妄無體。便是真空。即凡心而見佛心。詎可棄茲幻妄。而別想真如。如棄波求水。烏可得哉。此之空有不二。真妄同源。 非智莫達。故呼舍利子而告之。○舍利是梵語。子是華言。乃如來第一智慧弟子。本南天竺大論師提舍婆羅門所生。母名舍利。從母受稱。故名舍利子。此譯云身 子。以母好形身故。又譯云鶖子。以其母眼明淨。如鶖鳥之目。或言其母才辯。喻如鶖鳥。(鶖即春鶯。又云百舌鳥是。)○按此經六譯。而施護所譯本。謂觀自在 菩薩在靈鷲山。為舍利子說。既爾。菩薩下當有言字。今據經文勢。及大部般若中。應是佛說。以文非全部。故無緣起。及流通二分。然智者但取其義。勿泥其跡。 若佛說。若菩薩說。皆可。(離色明空者。謂空在色外。如牆處不空。牆外是空。斷滅空者。謂滅色明空。如穿井除土出空。以先有後無。是為斷滅。此二非真實 心。無知無用。不能現於萬法。然外道二乘。皆有斷滅。外道斷滅。歸於太虛。二乘斷滅。歸於涅槃。有以此經如餘經。三分分釋。從觀自在至度一切苦厄。為緣起 序分。舍利子至三菩提為正宗分。故知以下。皆為流通分。如此亦強為穿鑿。然此既云心經。即大部般若之心。故無序分等。慈恩云。錄大經妙最。別出此經。三分 二序。故皆遺闕。餘譯雖自有緣起之文。而不合眾譯。但得其旨。不可於此妄生是非。)

        丁二顯空德。(分二)戊初總標。戊二別釋。
        戊初總標。

        舍利子。是諸法空相。不生不滅。不垢不淨。不增不減。

        是諸法者。即五蘊等法也。空相者。即諸法之真空實相也。蓋前示五蘊幻有即是真空。而未說其相。故今示云。是諸法空相。既云諸法空相。則不可離諸法而別言空 相。此直指諸法當體。即是真空之相。譬如水月鏡像。體離生滅、垢淨、增減。故不可作之令生。壞之使滅。染之令垢。治之使淨。加之令增。損之使減。何以故。 以彼影像無實。當體即空。亦如虛空。不可以生滅、垢淨、增減名之。真空之相亦爾。故不可得而名之。乃強名曰實相。實相之相。非五眼能窺。心智所測。唯證者 能知。蓋生滅。約指蘊處界。垢淨。約指四諦因緣。增減。約指智得。以蘊等是迷真逐妄。故見生滅。十二因緣。有流轉、還滅二門。其流轉門。是苦集二諦。乃世 間因果故垢。其還滅門。是道滅二諦。乃出世因果故淨。菩薩修行。道有所增而惑有所減。故云增減。今言不生滅、垢淨、增減。是發明諸法真空相中。本無凡聖修 證因果等法。直顯般若一真空體。使人諸見脫落。一絲不掛。獨露真常。即如如佛。(還源觀中云。隨流加染而不垢。返流除染而不淨。在聖體而不增。處凡流而不 減。略疏云。色從緣起。真空不生。色從緣謝。真空不滅。又隨流不染。出障非淨。又障盡非減。德滿不增。此生滅垢淨增減。是有為法相。翻此以顯真空之相。故 云空相。)

        戊二別釋。(分四)己初釋蘊處界。己二釋十二因緣。己三釋四諦。己四釋智得。
        己初釋蘊處界。

        是故空中無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。

        是故者。承上起下之詞。以發明諸法空相。不生滅等之故。故無色受等也。空中者。即空相之中。以真空實相。本離一切凡聖等法。故無蘊處界因緣修證之相。至於 般若空中。空性尚不可得。況有蘊處界等法。故云無也。蓋無。非同龜毛兔角之無。乃即一切相。離一切相為無。以妄情一息。凡聖見銷。真空獨露。故無蘊處界等 可得。無色至行識。是無五蘊也。無眼耳至觸法。是無十二處也。無眼界至無意識界。是無十八界也。此合六根、六塵為十二處。(根以能生識為義。塵以染污情識 為義。)合六根、六塵、六識為十八界。在內為六根。在外為六塵。根塵相對。識生其中。所謂眼識、耳識、鼻識、舌識、身識、意識。(界以界別為義。謂此十八 法。各有別體。義無渾濫。如眼以色為界。耳以聲為界。乃至意以法為界。眼不能越色有見。耳不能越聲有聞。乃至意不能越法有知。色以眼為界。以色必眼所見。 非聲香等能對眼故。乃至意以法為界。以法必意所知。非聲香等能對意故。眼識界。是眼家之識必依眼根始發。非依餘根能發。而眼亦不能發聲香等識。故此為別。 餘可例知。)○乃至者。是舉其始末。而包括其中也。此蘊處界。名為三科法門。法門雖三。總色心二法開合不同。佛為迷心不迷色人。說五蘊法。合色為一分。開 心為四分。(受、想、行、識。皆心分故。)為迷色不迷心人。說十二處法。開色為十分半。(謂內五根。外六塵。法塵半分故。)合心為一分半。(謂意根一分。 法塵半分。)為心色俱迷人。說十八界。開色為十分半。(準上應知。)開心為七分半。(謂眼耳鼻舌身意之六識。加意根一分。法塵半分。)如來逗眾生機。說此 三科法門。各隨根性。任修一法。即能悟入。今此般若真空門中。都無是事。是故言無。正顯真空實相。體非質礙、領納、審思、造作、了別、積聚之相。故無色受 想行識也。真空實相。體非根塵能入所入之相。故無十二處也。真空實相。體非根塵識別之相。故無十八界也。

        己二釋十二因緣。

        無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。

        此名十二因緣。亦名緣起。亦名緣生。所謂無明緣行。行緣識。識緣名色。名色緣六入。六入緣觸。觸緣受。受緣愛。愛緣取。取緣有。有緣生。生緣老死。言無明 者。昏暗義也。(謂過去世。煩惱之惑。覆蓋真性。無妙覺之明。妄認四大為自身相。六塵緣影為自心相。故名無明。大般若經云。如無所有。如是而有。若於如是 無所有法。不能了達。說名無明。何等法無所有。謂蘊處界。乃至十八不共法。一切智。道相智。一切相智。彼由無明。及愛勢力分別。執著斷常二邊。由此不知。 不見諸法無所有性。)行者。造作也。(謂過去身口。造作善不善業。故名行。)識者。心王也。(真妄和合名之為識。由過去惑業相牽。致令此神識。投託母 胎。)名色者。名即心。色即身也。(從託母胎。至第五箇七日。生諸根形。四肢差別。是為名色。)六入者。六根也。(從名色後。至第七箇七日。六根開張。有 入六塵之用。故名六入。亦名六處。)觸者。觸對也。(從出胎已來。至三四歲時。六根雖觸對六塵。然未能了知生苦樂想。故名為觸。)受者。領納也。(從五六 歲。至十二三歲時。因外六塵。觸對六根。即能領納前境好惡等事。然猶未能起淫貪等心。故名為受。)愛者。貪愛也。(從十五六歲。至十八九歲。貪於淫欲諸 境。及勝妙等事。然又未能廣氹追求。故名為愛。)取者。求取也。(從二十歲後。貪欲轉盛。於五塵境廣氹馳求。故名為取。)有者。後有也。(因馳求諸境。起 善惡業。積集牽引。當生三界有漏之果。故名為有。)生者。受生也。(今現世所作善惡之業。後世還於六道四生中受生。故名為生。)老死者。衰壞也。(謂來世 受生已後。五蘊之身。衰已還壞。是名老死。)此十二法。展轉感果。故名因。互相由藉。名為緣。三世相續循環。無有間斷。如輪迴轉。故曰輪迴。始由過去世無 明、行。為因。招感現在識、名色、六入、觸、受五者為果。由現在果。起愛、取、有三者為現在因。由現在因。而感未來世生、老死之果。此是生相。即凡夫法。 名流轉門。若緣覺人。悟此諸法緣生。而無明滅、則行滅。乃至老死滅。此是滅相。即緣覺法。名還滅門。若以般若觀慧。照了無明。體性皆空。無生滅相。故云無 無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。言無無明。是舉流轉初相空。亦無無明盡。是舉還滅初相空。乃至無老死。是舉流轉末相空。亦無老死盡。是舉還滅 末相空。盡、即滅也。此蓋舉其始末空。而該其中。以顯般若真空。體非流轉還滅之相。故無十二因緣也。

        己三釋四諦。

        無苦集滅道。

        苦即生死苦果。集是惑業苦因。此是世間因果。滅即涅槃樂果。道是道品樂因。此是出世間因果。智度論云。世間及身是苦果。貪愛瞋癡等諸煩惱。是苦因。煩惱 滅。是苦滅。滅煩惱方法。是名為道。如來說此四聖諦法。蓋為凡夫二乘。不知三界五蘊諸法。如幻如化。本自無生。性相寂滅。生死涅槃。猶如昨夢。而於無生法 中。妄見生滅。橫受輪迴。譬如陽燄無水處。妄作水想。徒自疲勞。是故如來令彼知苦斷集。慕滅修道。暫息苦本。聲聞不了。耽寂滅樂。以為實證。大乘菩薩修般 若觀。見真空理。無生滅修證之法。生滅修證。自性空故。故名無苦集滅道。(諦名審實也。凡夫雖有苦集。而不審實。不得稱諦。無倒聖智。審知境故。故名聖 諦。道品者。即三十七品菩提分法。詳餘經論。)

        己四釋智得。

        無智亦無得。

        智、即能觀之智。得、即所證之理。意明不但無蘊、處、界、諦、緣諸法。即三乘人能證、所證。及修般若菩薩。空諸法之智。與空智之所得理亦無。蓋法性如空。 以眼病故。於空見花而取證。故大般若經云。欲知說如來不能證諸佛法秘密義趣。當學如是甚深般若波羅蜜多。何以故。所證佛法。及能證者。不可得故。又云。於 一切法。勝義諦中。能證、所證、證處、證時。及由此證。若合若離。皆不可得。不可見故。菩薩於諸法空。不應作證。謂觀法空時。先作是念。我應觀法。諸相皆 空。不應作證。我為學故。觀諸法空。不為證故。觀諸法空。乃至我於無上正等菩提。今時應學。不應作證。故智度論云。菩薩深入空故。知空亦空。涅槃亦空。故 無所證。以證不證法。不可得故。始從五蘊。終至四諦。乃三乘人修道所觀之境。今修般若。如大火聚。無論淨穢。觸處皆燒。是故真空理顯。凡情蕩盡。真如聖 境。一切智智。悉不可得。故世之蘊、處、界。出世之四諦、因緣。以至能證、所證。莫不皆空。是則人法兩忘。境智雙泯。如病去藥除。故云無智亦無得。

        丙三依法修證。(分二)丁初明菩薩得涅槃。丁二明諸佛得菩提。
        丁初明菩薩得涅槃。

        以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。

        以無所得故者。承上諸無字而言。謂由前諸法無所得之故。菩薩因依之而修得究竟涅槃。故此無字。乃統一經之旨。蓋由法性如如。體本寂滅。若以有所得心。即迷 本真。失於般若觀慧。何由遠離顛倒。得於究竟涅槃。涅槃經云。無所得者。則名為慧。菩薩得是慧故。名無所得。又無所得者。名大涅槃。菩薩安住大涅槃中。不 見一切諸法性相。故名無所得。又無所得者。名為大乘。菩薩不住諸法。故名大乘。清涼云無所得。即般若相。由得般若無得智慧。故方得也。大品云。以無所得而 為方便。智度論云。有二種空。一無方便空。故墮二乘地。二有方便空。則無所墮。直至無上菩提。復有二種空。一但行空。墮二乘地。二行不可得空。空亦不可 得。則無處可墮。故諸菩薩以般若方便觀慧。照諸法空。故於蘊、處、界、因緣、諦、相。及能證、所證。皆無所得。以此無所得心故。而依般若修行。則業累解 脫。由依此修行故。則惑不礙心。境不礙智。故心無罣礙。由無罣礙。則業累解脫。以業脫故。則外無三界果報之恐怖。由無果報。則內永離煩惱之顛倒夢想。以離 煩惱。則真常獨露。是為究竟涅槃。斯顯般若真空。體非生滅。違因失果。故諸菩薩於一切法無所得。是得究竟涅槃。然一大部般若。皆以無所得而為宗致。設有一 法過涅槃上者。亦如夢如幻。悉不可得。故大般若經云。雖達一切法。自性皆空。而諸菩薩因此般若波羅蜜多。證得無上正等菩提。轉妙法輪。度無量眾。雖證菩 提。而無所證。證不證法。皆不可得故。以不可得。即無能證、所證。諸妄知見。由無妄見。故無顛倒之煩惱。若有所證。即是顛倒夢想。豈得涅槃菩提。金剛般若 不壞假名論云。若論菩提薩埵證真實時。乃至法身亦無得故。○菩提薩埵者。是能依之人。般若波羅蜜多者。是所依之法。心無罣礙。顛倒夢想。是能空之障。究竟 涅槃。是所證之果。○究竟涅槃者。五住究盡。二死永亡。名為究竟。亦名無餘。以究盡涅槃之際故。復名無住處涅槃。非同二乘。但離見思惑。名為解脫。權得化 城之涅槃。誠非究竟。梵稱涅槃。華言圓寂。圓謂德無不備。寂謂障無不盡。亦翻大滅度。大即實相。滅即蘊空。度即越苦。又大即法身。滅即解脫。度即般若。菩 薩修般若觀諸法空。實相理顯。了生死幻身即本法身。煩惱即般若。結業即解脫。此則三障頓空。三德斯圓。是謂究竟涅槃。(三障者。即業障、報障、煩惱障也。 業能縛眾生在生死獄。不得解脫。故名罣礙。三界果報。猶如火宅。是可畏相。故名恐怖。無明體性。是顛倒法。猶如夢想。故名顛倒夢想。由離煩惱。則不起惑結 業。由離結業。則無果報矣。五住者。即五住地惑。此惑能令眾生住著生死故也。一、一切見住。即三界見惑也。二、欲愛住。即欲界思惑也。三、色愛住。即色界 思惑也。四、有愛住。即無色界思惑也。五、無明住。即根本無明惑也。二乘未了此惑。故沈滯於空。即住方便土。大乘菩薩方便斷除。猶餘惑未盡。故住實報土。 今修般若。餘惑頓破。故名究竟。)

        丁二明諸佛得菩提。

        三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。

        三世者。過去、未來、現在也。阿耨多羅三藐三菩提者。華言無上正等正覺。即諸佛所證之道。意明非獨菩薩。以無所得心。依般若而得涅槃。三世諸佛。亦以無所 得心。依般若而得無上菩提。菩提、涅槃。原無二路。皆依般若而得。捨此般若。而無有得之者。故大般若經云。一切如來。應正等覺。乘如是乘。行如是道。來至 無上正等菩提。此乘、此道。當知即是甚深般若波羅蜜多。摩訶般若經云。諸法自相空。即是阿耨多羅三藐三菩提。又云。菩薩行般若作佛已。變名為阿耨多羅三藐 三菩提。菩提是智德。涅槃是斷德。菩提、涅槃。其名雖二。而皆是極聖所證二轉依果。以惑非智而不斷。智非斷而不圓。故大般若經云。菩薩於菩提道。及一切波 羅蜜多。已圓滿故。由一剎那相應妙慧。證得如來一切相智。爾時一切煩惱、習氣相續。永不生故。名無餘斷。則名如來應正等覺。是知如是二果。皆依般若波羅蜜 多而得成就也。○佛者。梵音具云佛陀。華言覺。乃窮理盡性之稱。所謂悟性真常。了惑虛妄。運無緣慈。度有情界。行滿果圓。故謂之大覺也。大般若經云。於一 切法。自然開覺。故名佛陀。如實開覺一切有情。令離顛倒惡業眾苦。故名佛陀。以何義故。名為菩提。證法空義。及證真如義。是菩提義。諸佛所有真淨妙覺。故 名菩提。諸佛由此現覺諸法。一切種相。故名菩提。(如來者。謂乘先佛道。來成正覺。故名如來。又然諸法相。有佛無佛。法界法爾。佛於此相。如實現覺。故名 如來。又如來依般若波羅蜜多。如實覺一切法真如。不虛妄。不變異。由此覺真如相故。說名如來應正等覺。言智德者。謂以平等智慧。照了諸法圓融。通達無礙。 隨眾生機。為其演說。而無差謬也。斷德者。謂斷除一切煩惱惑業。淨盡無餘。隨所化住處。惡不能染。縱任自在。而無累縛也。二轉依果者。以悟煩惱即菩提。故 轉煩惱而依菩提。乃諸佛所證之道。以生死即涅槃。故轉生死而依涅槃。是諸佛所證之果也。)

        丙四結讚功德。

        故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒。是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛。

        故知者。承上菩薩諸佛。皆依此深般若。而證得涅槃菩提。由是故知般若功用不可思議。非名言數量能宣。乃以四種咒而讚喻之。神以不測為義。明能破暗。謂此般 若神功妙用。非心量所知。能滅無明癡暗。而顯真空智理。證得菩提涅槃。更無有法出於其上。故云無上。是諸佛秘密之心印。故亦無有法與之比倫。故云無等等。 又此般若名無比法。復無有無比法與之比。故名無等等。五住究盡。二死俱亡。四生果謝。萬累都捐。故云能除一切苦。如是般若。妙用難思。了妄即真。即凡成 聖。決定息苦無疑。特令眾生信受奉行。故云真實不虛。大般若經云。學此般若波羅蜜多大咒王時。於我及法。雖無所得。而能證得無上正等菩提。(智論云。何故 名般若為大明咒。謂諸外道俱有種種咒術。利益人民。能隨意所欲。使諸鬼神大得名聲。人民歸伏。般若波羅蜜於諸咒術中。是大咒術。常與眾生。道德樂故。諸餘 咒術能起貪瞋煩惱。自在作惡。墮三惡道。是般若波羅蜜咒。能滅禪定佛道。涅槃諸著。何況貪瞋Ó;病。是故名為大明咒。無上咒。無等等咒。又是咒能令人離老 病死。能立眾生於大乘。能令行者。於一切眾生中最大。是故言大咒。能如是利益。故名無上。古有仙人。所作能知他人心咒。名仰叉尼。能飛行變化咒。名犍陀 梨。能住壽過千歲萬歲咒。於諸咒中無與等。於此無等咒術中。般若波羅蜜。過出無量。故名無等等。又諸佛法名等。般若波羅蜜得佛因緣。故言無等等。又諸佛於 一切眾生中名無等。是般若咒術佛所作。故名無等等咒。)

        乙二密說般若。

        故說般若波羅蜜多咒。即說咒曰。揭諦揭諦。波羅揭諦。波羅僧揭諦。菩提薩婆訶。
        此密說般若。是不思議境。體即真空。無異顯說。但以顯說。恐人依文解義。依說起見。復執真空、實有其體。遂成實法。還同生滅。不知真空亦空。而反生執著。 復墮無明。故大般若經云。一切法自性空。空性不應執著。空性空中。空性尚不可得。況有空性能執著空。所以不了真空本如。便以智求智。智則成解。解即失真。 起於照心。照則立境。隨照失體。返成影事。是以大智居於目前。翻為名相之境。故永嘉云。不離當處常湛然。覓則知君不可見。今此密說般若。正使人情忘智泯。 不假尋求。真空現前。倏然默證。踰於符契。故謂之曰咒。即如來難思秘密真實之語。咒願眾生如佛無異。是故持誦者。當空其心而一其念。念念無閒。如螺蠃之咒 螟蛉。自然冥妄契真。即凡成聖。或云顯說令解生慧。滅煩惱障。密說令誦生福。滅罪孽障。或有強釋。以揭諦翻為度。波羅為彼岸。僧為眾。謂自度度他。與眾同 到菩提彼岸。如是翻譯。有乖至理。全非聖意。既云密說。人寧解之。尚非小聖因位菩薩能測。況容凡愚可以義釋。名言雙絕。理事兩忘。爍迦羅眼。窺摸不著。一 落心思。便成知見渣滓。知見立知。即無明本。無明斯立。萬劫汨沈。一切苦厄。何由度哉。心思若絕。知見自泯。無明斯破。而彼岸斯到矣。(薩婆訶。即娑婆 訶。翻速疾成就。又云是圓寂義。其義眾多。詳如餘處。)
        般若波羅蜜多心經添足

      • Xin có mấy lời trao đổi với bạn :
        1/Về sự không có thật của không gian, rất dễ hiểu, rất rõ ràng trong hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) trong thí nghiệm của Nicolas Gisin năm 2008. Hai photon cách nhau 18km có thể tương tác tức thời với nhau không mất chút thời gian nào. Không phải tín hiệu di chuyển với tốc độ hơn 10 triệu lần ánh sáng, mà khoảng cách 18km là không có thật. Ngay cả Einstein cũng chưa hiểu điều này nên ông mới nói “Tác động ma quái từ xa” (Spooky action at a distance)
        2/Chúng ta đọc kinh nên hiểu ý, không nên chấp lời. Chữ Không trong Bát Nhã Tâm Kinh là tánh Không của vạn pháp. Điều đó có nghĩa là cái nhà bạn đang ở, chiếc xe bạn đang đi chỉ là ảo, không có thật.
        3/Hành thâm Bát nhã theo tôi hiểu là thực hành thâm sâu tới mức chứng được trí Bát nhã. Tới mức đó mới thấy được tánh Không của vạn pháp. Tánh Không đã là bản thể của vạn pháp thì còn phân biệt tánh không của vật này với tánh không của điều kia để làm gì cho thêm mê muội.
        4/Tướng Không của các pháp với các pháp không có tướng thì cũng đồng nghĩa thôi.
        Cám ơn bạn đã gởi bản văn chữ Hán. Lúc nào rảnh tôi sẽ đọc. Bạn cũng nên hiểu rằng Phật pháp phải dựa vào tri kiến của thế gian để nói cho người thế gian hiểu. Ngày xưa chưa có nhiều tri kiến về khoa học nên dù cho thiền sư kiến tánh cũng không có cách nào diễn tả cho rõ ràng được. Họ chỉ có thể đưa ra những kết luận rất thâm sâu như : Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Pháp giới Hoa Nghiêm Sự Sự vô ngại…

  3. Phạm Văn Sinh - Phúc Hoạt nói:

    Em cảm ơn Bác chẳng chê hàng hậu học mà giành thời gian để kiến hòa đồng giải. Mong là những kiến giải của Bác được hợp với bản ý chư Phật, chư Tổ. Adida Phật.

  4. Kim nói:

    Dịch tu mot bai English của Bikkhu Smahita- SriLanka
    The Grouped Sayings of the Buddha. Samyutta Nikāya.
    Đức Phật đã từng nói:
    Khi một Tỳ Kheo đã phát triển 4 tiềm năng sức mạnh phong phú của sự tập trung vào ý nguyện, tập trung năng lực, tập trung suy nghĩ và nỗ lực tìm kiếm: Vớicách này ý nguyện của TK , năng lực, suy nghĩ và sự tìm kiếm không được quá yếu thế cũng không quá căng thẳng, và cũng không hề bị ràng buộc hoàn toàn trong tâm cũng như bị ảnh hưởng ngoài thân, vị TK này sống kinh nghiệm phía trước, đằng sau, phía trên, bên dưới, ngày cũng như đêm. Từ đó TK với một tâm mở rộng và không bị ràng buộc, sẽ phát triển một tâm trí rất trong sáng độc đáo và rực rỡ tràn ngập bởi chính hào quang
    riêng của nó..
    Khi 4 tiềm năng của sức mạnh siêu nhân được phát triển và trau dồi tinh tế đúng như vậy, vị Tì Kheo sẻ sở hữu được các loại sức mạnh siêu nhân: trở thành nhiều người ngoài TK ra; xuất hiện và biến mất, TK đi thông qua một bức tường không có gì ngăn cả , thông qua một chướng ngại vật , thông qua một ngọn núi như trong không gian trống rỗng; TK lặn vào và ra khỏi trái đất như thể nó là nước , ngồi bắt chéo chân , TK đi trong không gian như một con chim , TK đi trên mặt nước mà không bị chìm như thể nó là mặt đất vững chắc; với bàn tay của mình, TK chạm vào và tấn công mặt trăng và mặt trời thật là mạnh mẽ và hùng mạnh, TK làm chủ cơ thể và bất kỳ hình thức nào dù thật xa như thế giới tinh vi của Brahma …
    Kim Morris

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s