ĐIỀU GÌ CHỨNG TỎ THỜI GIAN CHỈ LÀ ẢO ?

Trong lúc giao thời giữa năm cũ và năm mới, đó là lúc gợi ý để suy tưởng về bản chất của thời gian thực sự là gì. Thời gian trong cảm nhận thông thường của con người thì đã quá quen thuộc rồi nên không cần bàn nữa, nên bài này chỉ đề cập tới phần khó hiểu nhất của thời gian mà thôi.

Thời gian tâm lý

Thời gian dài hay ngắn dường như có tính chất chủ quan tùy thuộc tâm trạng của con người, khi vui thì thời gian qua rất nhanh đầy luyến tiếc. Còn khi phải chờ đợi thì thời gian dường như kéo dài rất lâu. Người xưa đã diễn tả tâm trạng này trong Kinh Thi đã có cách nay 3000 năm :

彼采葛兮,一日不見,如三月兮  Bỉ thái cát hề, nhất nhật bất kiến như tam thu hề

(Đằng ấy đi hái dây sắn à, một ngày không gặp như ba năm vậy !)

Chàng trai muốn tìm gặp người yêu để cùng nhau tình tự, nhưng nàng đã đi vô rừng hái dây sắn không biết đâu mà tìm, nên đành phải chờ đợi, nàng đi từ sáng tới chiều mới về, phải chờ một ngày như vậy chàng trai thấy lâu như ba năm, tâm trạng đó phát tiết thành bài Thái cát 采葛 thơ trong phần vương phong 王風 [Phong 風 là “Thập ngũ quốc phong”, tức ca dao của 15 nước chư hầu hoặc khu vực, gồm Chu Nam 周南, Thiệu Nam 召南, Bội phong 邶風, Dung phong 鄘風, Vệ phong 衛風, Vương phong 王風, Trịnh phong 鄭風, Tề phong 齊風, Ngụy phong 魏風, Đường phong 唐風, Tần phong 秦風, Trần phong 陳風, Cối phong 檜風, Tào phong 曹風, Mân phong 豳風 (hoặc Bân phong), cộng 160 bài].

Thời gian vật lý

Chúng ta thường cho rằng thời gian tâm lý là chủ quan không đúng thực tế, chỉ có thời gian vật lý là khách quan, đối với bất cứ ai cũng như nhau. Bằng chứng hiển nhiên là con người dùng đồng hồ và lịch làm công cụ đếm thời gian. Các nhà vật lý tìm cách xác định thời gian một cách chính xác. Đơn vị để đo thời gian nhỏ nhất và thông dụng nhất là giây (second), nhưng người ta vẫn còn tiếp tục chia nhỏ một giây thành 100 đơn vị gọi là centisecond (1 phần trăm giây) để xác định những sự kiện diễn ra thật nhanh, ví dụ trong thi đấu thể thao chẳng hạn. Kỷ lục thế giới chạy 100 m nam hiện nay do Usain Bolt, người Jamaica nắm giữ, lập tại giải Vô địch điền kinh thế giới Berlin 2009 với thành tích 9 giây và 58 phần trăm giây. Các nhà vật lý còn sử dụng những đơn vị thời gian cực nhỏ hơn nữa như : millisecond (1 phần nghìn giây) microsecond (1 phần triệu giây), nanosecond (1 phần tỷ giây), picosecond (1 phần nghìn tỷ giây). Thời gian sớm nhất của vũ trụ là 10-43 giây sát bức tường Planck.

Trước kia, người ta định nghĩa một giây là 1/86400 của một ngày đêm. Một ngày đêm là thời gian trái đất xoay đúng một vòng tức 24 tiếng đồng hồ. Nhưng ngày nay người ta định nghĩa chính xác hơn như sau :

The second is the duration of 9 192 631 770 periods of the radiation corresponding to the transition between the two hyperfine levels of the ground state of the cesium 133 atom.

(Giây là thời gian của 9 192 631 770 chu kỳ của bức xạ điện từ, tương ứng với sự chuyển tiếp giữa hai mức siêu tinh tế của trạng thái cơ bản của nguyên tử cesium 133).

Các bội số của giây là phút, giờ, ngày, tháng, năm thì chúng ta đã quen thuộc.

Thời gian vật lý có vẻ chính xác, khách quan như vậy, nhưng liệu có phải hoàn toàn có thật hay không, đó là điều chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp theo đây.

NHỮNG NGHI VẤN VỀ THỜI GIAN              

Các nghi vấn về thời gian xuất hiện từ xa xưa, nhiều nhất trong lĩnh vực tâm linh, tôn giáo, cả trong triều đình.

Thứ nhất : Dự đoán của quan thái sử Tô Do đời Chu

Sách lịch sử đời Chu có chép :

周昭王二十六年(西元前一○二七年)甲寅四月初八,日有重輪,五色祥雲入貫太微,遍照四方,大地震動,池井泛溢。太史蘇由佔得干之九五,啟奏昭王:「西方有聖人降誕。過后千年,教法來此。」昭王命人刻石記載,立碑於南郊祠前。 (《周書異記》、《白馬寺碑記》)

Chu Chiêu Vương (trị vì từ 1052-1002) năm thứ 26 (năm 1027 trước công nguyên) ngày mồng 8 tháng 4 năm Giáp Dần, mặt trời có vầng sáng bao quanh, mây lành ngũ sắc vây quanh sao Thái Vi, tỏa sáng khắp bốn phương, mặt đất rung động, ao giếng đầy nước. Quan thái sử Tô Do bèn bói một quẻ, được quẻ Càncửu ngũ (Kinh Dịch giải : Cửu ngũ, phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân. 九五。飛龍 在天,利見大人rồng bay trên trời, được lợi gặp đại nhân. Thánh nhân tác nhi vạn vật đổ 聖人柞而萬物睹 thánh nhân ra đời vạn vật trông theo) bèn tâu với Chiêu Vương : “Bên phương tây có thánh nhân đản sinh, qua 1000 năm sau giáo pháp của ngài sẽ truyền đến đây”. Chiêu Vương cho người tạc vào bia đá và dựng bia trước đền thờ ở vùng ngoại thành phía nam kinh đô. (Sự tích ghi trong Chu Thư Dị Ký và Bạch Mã Tự Bi Ký). [Kinh đô thời Chu Chiêu Vương là Phong Ấp 豐邑 (nay ở phía tây nam Trường An tỉnh Thiểm Tây, bờ phía tây sông Phong tức là di chỉ Phong Cảo豐鎬遺址)]  

PhongCao dichi

Thực tế Đức Phật đản sinh vào khoảng năm 623 trước CN tức sau dự đoán của Tô Do khoảng 400 năm. Như vậy trước khi Phật ra đời 400 năm, triều đình nhà Chu ở Trung Quốc đã có dự đoán trước, có khắc bia đá để ghi nhận và có chép trong sách sử. Đến thời Hán Minh Đế (28-75CN), trong niên hiệu Vĩnh Bình, vào một đêm nọ, vua mộng thấy một điềm lạ kỳ. Trong giấc mộng, ông thấy một vị thân vàng, cao hơn một trượng sáu, trên đầu phát ra vầng hào quang màu trắng, bay trên không trung, đến trước cung điện. sau đó lại bay lên không trung đi về phía tây. Hôm sau, Hán Minh Đế hội tất cả quần thần để bàn đoán mộng đó, xem coi có ý nghĩa gì. Thái sử Phó Nghị傅毅bốc chiêm tinh rồi tấu trình: “Dựa vào bia của Chu Chiêu Vương, giấc mộng đêm hôm qua của Bệ Hạ, nếu tính theo thời gian, thì hiển nhiên có sự liên quan mật thiết. Hiện tại, Thần lại nghe rằng ở Tây Vực có Đức Phật. Bệ Hạ mộng thấy người vàng, thì nhất định đó là Đức Phật vậy”. Nhà vua bèn sai một phái đoàn gồm 18 sứ giả, dẫn đầu là hai đại thần là lang trung Thái Âm 蔡愔và quan bác sĩ Tần Cảnh 秦景, sang Tây Vực để tìm kiếm, trên đường đi, họ gặp hai nhà sư Thiên Trúc là Ca Diếp Ma Đằng (迦葉摩騰 Kasyapa-Matanga) và Trúc Pháp Lan (竺法蘭Dharmaraksa), bèn thỉnh về Lạc Dương, xây chùa Bạch Mã (năm 68CN)  cho hai ông trụ trì.

Bach Ma Tu

Chùa Bạch Mã tại Lạc Dương

Lúc đó là khoảng 1000 năm kể từ lúc Tô Do đưa ra dự đoán. Như vậy dự đoán của Tô Do quả là chính xác.

Nghi vấn của chúng ta đưa ra là tại sao Tô Do có thể dự đoán chính xác như vậy ?

Thứ hai : Câu chuyện về pháp sư Huệ Trì.

Pháp sư Huệ Viễn (334-416) đời Đông Tấn là Sơ Tổ của Tịnh Độ Tông, ông là đồng đạo với Đạo An, nhỏ hơn 20 tuổi. Em trai của ông, Huệ Trì (337…) cũng là một pháp sư rất nổi tiếng. Huệ Trì tính tình đạm bạc điềm tĩnh, có chí hướng cao xa. Lúc 14 tuổi bắt đầu đọc Thi Thư, học một biết mười, giỏi về văn sử, tinh thông Kinh, Luật, Luận của Phật giáo. Đạo An ở Tương Dương đề nghị Huệ Viễn đi về phía đông hoằng pháp. Huệ Trì cùng đi với anh. Đến Lư Sơn, hai anh em ở chung. Huệ Trì thân cao 8 xích , phong thái tuấn tú, thường mang giày cỏ, áo nạp phủ quá đầu gối. Số người theo học Phật pháp tại Lư Sơn có hơn 3000 người, không ai tuấn tú mẫn tiệp hơn Huệ Trì.

HueTri-nhapdinh

Pháp sư Huệ Trì

Sau Huệ Trì nghe nói ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên đất đai màu mỡ, nhân dân giàu có, muốn đến đó truyền pháp và xem phong cảnh núi Nga Mi. Năm Long An thứ ba đời Đông Tấn (công nguyên 399 CN), ông từ biệt Huệ Viễn đi Tứ Xuyên. Huệ Viễn khuyên em ở lại hết lời mà không được, bèn than rằng “Người đời đều thích đoàn tụ, riêng mình em thích phân ly, vì sao vậy ?” Ông đáp : “Nếu là người vướng mắc ở tình cảm, thích đoàn tụ thì không nên xuất gia. Hiện tại chúng ta đã cát ái xả dục mà cầu đạo thì nên kỳ vọng gặp nhau ở Tây phương cực lạc” Thế rồi anh em chia tay. Huệ Trì lên đường đi Tứ Xuyên một mình, từ đó không ai còn biết tung tích của ông. Kể từ lúc ông lên đường đi Tứ Xuyên vào năm 399 CN đến lúc người ta phát hiện ra ông trong bọng cây là năm 1113 CN, tức đã trải qua 714 năm. Câu chuyện như sau :

南宋正受《嘉泰普燈錄》卷二十二記徽宗政和三年(一一一三),嘉州奏古樹因風摧折,中有一禪定僧,鬚髮被體,指爪遶身。帝令肩輿入京,由西天總持三 藏以金 磬出其定,始知為東晉慧遠法師之弟慧持,因遊峨嵋而入定樹穴。帝令繪像,並親製三偈,第一偈云:「七百年來老古錐,定中消息許誰知?爭如隻履西歸去,生死 何勞木作皮。」

Bộ Sách Gia Thái Phổ Đăng Lục do Chính Thọ (Vân Môn tông) viết vào đời Nam Tống, quyển 22 có ghi lại một câu chuyện sau : Năm Chính Hòa thứ ba đời Tống Huy Tông (công nguyên 1113), tại Gia Châu Tứ Xuyên (nay là huyện Lạc Sơn nơi có tượng Phật điêu khắc vào vách núi đá cao nhất thế giới) quan địa phương có biểu tâu lên triều đình : Có cây cổ thụ bị gió thổi gãy, bên trong có một lão tăng đang nhập định, râu tóc che phủ thân thể, móng tay dài bao quanh người. Hoàng đế giáng chỉ dùng cáng khiêng lão tăng đó đưa về kinh đô (thời đó là Biện Kinh, kinh đô của nhà Bắc Tống, nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam). Do vị sư người Tây Thiên (Ấn Độ) là Tổng Trì Tam Tạng dùng chiếc khánh đồng đánh lên để làm cho lão tăng xuất định, mới biết đó là em trai của pháp sư Huệ Viễn ở Lư Sơn, tên là Huệ Trì, nhân đi du lãm núi Nga Mi, ngồi nhập định trong bọng cây.  Hoàng đế ra lệnh cho họa sĩ vẽ hình của lão tăng, và tự mình làm ba bài kệ.

Bộ Gia Thái Phổ Đăng Lục in vào năm Gia Thái thứ hai đời Nam Tống (CN 1202) cách lúc xảy ra sự việc trên (CN1113) chỉ có 89 năm, sự việc còn có thể khảo cứu và đáng tin cậy. Mặt khác 5 Bộ sách (3)  mà Bộ Ngũ Đăng Hội Nguyên gom lại đều là Thiền sử, ghi chép những sự việc có thật, người thật, việc thật.

Bài kệ thứ nhất của Tống Huy Tông :

七百年來老古錐    Thất bách niên lai lão cổ trùy

定中消息許誰知? Định trung tiêu tức hứa thùy tri ?

爭如只履西歸去    Tranh như chích lý Tây quy khứ

生死何勞木作皮    Sinh tử hà vinh mộc tác bì

Dịch nghĩa : Lão tăng sống hơn bảy trăm năm, căn cơ bén nhọn như cái dùi. Lúc nhập định có lẽ không ai biết tin tức gì của ông. Có thể sánh với Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc giày về Tây Thiên. Sống chết có vinh hoa gì khi lấy gỗ làm da.

Bài kệ thứ hai :

藏山於澤亦藏身   Tàng sơn ư trạch diệc tàng thân

天下無藏道可親   Thiên hạ vô tàng đạo khả thân

寄語莊周休擬議   Ký ngữ Trang Chu hưu nghĩ nghị

樹中不是負趨人   Thụ trung bất thị phụ xu nhân

Dịch nghĩa :  Giấu núi trong đầm cũng giấu thân. Nếu không giấu thiên hạ thì đạo có thể gần gũi . Gởi lời nhắn với Trang Chu hãy thôi suy nghĩ và nghị luận. Trong bọng cây không phải phụ lòng khách qua đường.

Bài kệ thứ ba :

有情身不是無情   Hữu tình thân bất thị vô tình

彼此人人定裏身   Bỉ thử nhân nhân định lý thân

會得菩提本無樹   Hội đắc bồ đề bổn vô thụ

不須辛苦問盧能   Bất tu tân khổ vấn Lư Năng

Dịch nghĩa : Là loài hữu tình thân không phải vô tình. Đây đó người người đều nhập định. Tự mình thể hội bồ đề vốn không có cây. Thì khỏi phải nhọc công hỏi pháp Huệ Năng.

Hoàng đế Tống Huy Tông phải xúc động lắm trước sự kiện này, nên mới làm liền một lúc ba bài kệ để phát biểu ý kiến của mình. Ta có thể diễn lại ý của Huy Tông bằng văn xuôi cho rõ ràng dễ hiểu như sau : “Lão tăng đời xưa nhập định 700 năm, phải là người thượng căn, có lẽ không ai còn biết tin tức gì về ông. Sự việc lạ lùng này có thể sánh với việc Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc giày đi về Tây Thiên, sau khi người ta đã chôn ông tại Trung Quốc. Sống chết có vinh hoa gì khi cuối cùng cũng vào hòm gỗ. Còn người giác ngộ như Đạt Ma hay Huệ Trì làm chủ sinh tử. Họ có thần thông có thể giấu được quả núi trong đầm như lời Trang Tử nói trong thiên Đại Tông Sư, bộ Nam Hoa Kinh, cũng giấu được thân. Nhưng nếu không giấu thiên hạ thì đạo có thể gần gũi hơn. Ta gởi lời nhắn với Trang Chu rằng ông hãy thôi suy nghĩ và bình luận đi, vì e rằng có những điều ông nghĩ chưa tới và làm chưa được. Con người là loài hữu tình thân thể cũng không phải vô tình, tuy nhiên nếu đây đó khắp mọi nơi, mọi người đều biết đem thân nhập định như Huệ Trì, giác ngộ bồ đề không phải là cây, như trong bài kệ của Huệ Năng, thì không cần phải nhọc công hỏi pháp nơi Lục Tổ, vì bản thân mọi người tự chứng ngộ.”

Nghi vấn nêu ra là tại sao Huệ Trì có thể sống hơn 700 năm, vượt xa tuổi thọ cao nhất của con người ? (Người sống lâu nhất được giới khoa học ghi nhận là Bà Antisa Khvichava, sinh ngày 08-07-1880, đã trải qua giai đoạn hưu trí dài đến 47 năm, đã qua đời tại Sachino, một ngôi làng hẻo lánh ở Georgia (Đông Âu), vào ngày 30-09-2012 theo tờ Independent. Nếu năm sinh chính xác, Khvichava chắc chắn là người thọ nhất từng sống trên trái đất là 132 tuổi).

 Thứ ba : Lời dự đoán của Trí Dược Tam Tạng về chùa Bảo Lâm

Phật giáo Trung Hoa có ghi nhận một vị sư người Ấn Độ, Ngài Trí Dược Tam Tạng 智药三藏  đã đến Quảng Châu Trung Quốc bằng đường biển vào năm 502 đời Nam Bắc Triều (Quảng Châu thuộc Nam Triều 420-589), ban đầu ông đến chùa Pháp Tánh 法性寺 [chùa này do một vị tăng Ấn Độ khác là Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) đến Quảng Châu năm 435, xây dựng trong thời Lưu  Tống] trên đường đến Ngũ Đài Sơn, ông đi qua suối Tào Khê, thấy nước suối rất trong lành, ngon ngọt, phong cảnh giống núi Bảo Lâm bên Thiên Trúc, ông bảo đệ tử rằng “170 năm sau khi tôi tịch diệt sẽ có một vị thánh tăng đến đây hoằng pháp, khai ngộ cho rất nhiều người”, thế nên ông đã đề nghị quan Thiều Châu Mục là Hầu Kính Trung xây dựng chùa. Hầu Kính Trung tâu lên Lương Võ Đế và được sắc chỉ cho phép xây dựng,  năm 504 hoàn thành, Lương Võ Đế theo lời tâu, đặt tên chùa là Bảo Lâm Tự 宝林寺 (nay là chùa Nam Hoa cách Thiều Quan 25 km về phía đông nam, tên Nam Hoa Thiền Tự 南华禅寺 do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận 赵匡胤 đặt sau khi đã trùng tu vào năm Khai Bảo nguyên niên 968).  Về sau quả đúng như vậy, sư Huệ Năng (638-713), Tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc, vào năm Nghi Phụng nguyên niên-676, đời Đường Cao Tông, đã đến chùa Pháp Tánh (nay là chùa Quang Hiếu 光孝 )gặp hai ông tăng tranh luận không dứt về việc gió động hay phướn động, ngài nói rằng “chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, tâm của các ông tự động”, năm sau 677, Huệ Năng đến chùa Bảo Lâm trụ trì, đại hoằng dương Thiền tông trong 37 năm, ông và các đệ tử về sau đã khai ngộ cho hơn 5000 người kiến tánh. Khi Huệ Năng viên tịch, đã để lại thân xác bất hoại của mình để làm tin cho đời sau, trải qua 1300 năm, đến nay nhục thân đó vẫn còn gần như nguyên vẹn, chỉ bị hư hỏng chút ít do sự phá hoại của con người, hiện nay được thờ tại chùa Nam Hoa, 25 km về phía đông nam thành phố Thiều Quan 韶关, cách Mã Đôi trấn 马坝镇 4km về phía nam, bên bờ suối Tào Khê 曹溪,  . Thiều Quan (Shaoguan) cách Quảng Châu (Guangzhou) 220 km về phía bắc.

Bảo Lâm Tự nay là Nam Hoa Thiền Tự

Thứ tư : Thách thức của bà lão bán bánh đối với thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám

Thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑒782-865) sống vào đời Đường ở Trung Quốc, đã gặp một thách thức về thời gian như sau :

Sư họ Chu, quê ở Kiếm Nam, Giản Châu đời Đường (唐代劍南道简州人), xuất gia lúc 20 tuổi. Sư thông Luật tạng và các bộ kinh, luận. Vì thường giảng Kinh Kim Cang nên người đời gọi sư là Chu Kim Cang. Nghe Nam phương Thiền tông thịnh hành, sư bất bình nói: “Kẻ xuất gia muôn kiếp học uy nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh của Phật mà còn chưa thấy gì. Bọn ma con ở phương nam dám nói ‘Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.’ Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hết nhóm ma quái để đền ân Phật.”

Sư bèn khăn gói lên đường, mang theo bộ Thanh Long sớ sao tới Lễ Châu. Trên đường, sư gặp một bà già bán bánh rán, bảo bà lấy ít bánh ăn điểm tâm. Bà chỉ cái gánh của sư hỏi:

“Gói này là gì.”

Sư trả lời: “Thanh Long sớ sao.”

Bà nói: “Tôi có một câu hỏi, nếu thầy đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp không được, mời thầy đi nơi khác.”

Sư đồng ý, bà liền hỏi: “Trong kinh Kim Cang có nói ‘Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc.’ Vậy thầy muốn điểm tâm nào?”

Sư bối rối rồi lặng thinh, không đáp được. Bà già liền chỉ sư đến tham vấn thiền sư Long Đàm Sùng Tín. Vừa tới cửa Long Đàm, Sư liền nói:

“Nghe danh Long Đàm đã lâu, nay đến đây, đầm (đàm 潭) cũng chẳng thấy, rồng (long 龍) cũng chẳng hiện.”

Long Đàm bước ra, nói: “Ngươi đã tới Long Đàm rồi.”

Sư không đáp được, bèn dừng lại đây. Một đêm, Sư đứng hầu. Long Đàm bảo:

“Đêm khuya sao chẳng xuống?”

Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: “Bên ngoài tối đen.” Long Đàm thắp đèn đưa sư. Sư toan tiếp lấy, Long Đàm liền thổi tắt. Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, quì xuống lễ bái. Long Đàm hỏi:

“Ngươi thấy gì?”

Sư thưa: “Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư hoà thượng trong thiên hạ.”

Hôm sau Long Đàm thượng đường bảo chúng: “Trong chúng đây có một gã răng như kiếm bén, miệng như chậu máu, đánh một gậy chẳng ngó lại, khi khác anh ta lại lên ngọn núi cao vút dựng lập đạo tràng của ta.”

Sư đem bộ sớ sao ra chất đống, nổi lửa đốt và nói: “Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu trong đời như một giọt nước rơi vào hồ lớn.” Sau đó sư lễ bái tạ từ Long Đàm rồi đi du phương.

Về sau sư đã giúp cho 9 môn đệ được kiến tánh, trong đó có Nham Đầu Toàn Hoát 巖頭全豁và Tuyết Phong Nghĩa Tồn 雪峰義存là những người nổi tiếng.

Nghi vấn trong câu chuyện này là quá khứ, hiện tại, tương lai đều không có thật.

Thứ năm : Những câu chuyện kỳ lạ về hai hành khách của tàu Titanic

Ngày 14/04/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người chết và mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.

mapa_titanic_iceberg

Nơi tàu Titanic chìm năm 1912

Ngày 24/09/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập. Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Winnnie Coutts, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ, không hiểu chuyện gì đã xảy ra và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm.

tau-tatinic-Coutts

Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi. Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: chẳng lẽ Coutts từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Coutts đang nói.

Vấn đề còn đang tranh cãi chưa ngã ngũ thì một năm sau lại xảy ra sự kiện thứ hai :

Ngày 09/08/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía tây nam cách một núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Lúc đó người đàn ông này đang ngồi bình thản bên rìa nước. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc và rút điếu thứ hai, mắt nhìn về phía biển khơi, mặt lộ vẻ dạn dày sương gió. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.

tau-tatinic-Smith

Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng cùng với con tàu chìm xuống biển. Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/04/1912 tức chỉ mới một ngày sau khi tàu Titanic chìm.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/09/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu – Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Coutts  đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích – tái hiện xuyên thời gian”. Theo đó, một số chuyên gia phán đoán có khả năng trên biển vẫn còn một số hành khách Titanic sống sót đang chờ được cứu giúp, vì trong lịch sử cũng đã có không ít trường hợp mất tích – tái hiện một cách thần bí.

Nghi vấn này cho thấy có hai người từng đi trên tàu Titanic bị chìm năm 1912 nhưng không bị già đi, chứng tỏ thời gian không có thật.

Thứ sáu : Vài câu chuyện mất tích bí ẩn và xuất hiện trở lại thời hiện đại.

Khinh khí cầu mất tích, tái xuất hiện sau 36 năm

Năm 1954, Harry Logan và Derek Norton ngồi trong một khinh khí cầu bay qua tam giác quỷ Bermuda đã biến mất một cách thần bí. Đến mùa xuân năm 1990, trong một cuộc thi đấu khinh khí cầu ở Cuba, chiếc khinh khí cầu đã mất tích 36 năm trước, đột nhiên xuất hiện. Người dân Cuba nghĩ rằng đó là vũ khí bí mật của Mỹ.

Logan và Norton cho biết, khi hai ông đang tham gia một cuộc thi đấu khinh khí cầu vào năm 1954 tại San Juan Puerto Rico, bỗng thấy khắp người đau nhức như bị kim châm, cảm giác như có một dòng điện nhẹ chạy qua cơ thể, sau đó họ cảm thấy một cơn đau kịch liệt. Tất cả mọi thứ xung quanh, bao gồm cả bầu trời và đại dương đều chuyển sang màu đỏ, sự việc tiếp theo mà họ biết là có một chiếc máy bay chiến đấu theo dõi khinh khí cầu, ra lệnh cho họ hạ xuống, và đó là lúc họ đang ở Cuba.

Ông Calvin Callaway, chuyên gia chuyên nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên tại Chicago, cùng đồng nghiệp xác nhận chiếc khinh khí cầu đã bị tam giác quỷ Bermuda hút vào. Những gì Logan và Norton đã trải qua có vẻ như chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng thực sự họ đã trải qua 36 năm.

Di chuyển 6.000 km trong tích tắc

Vào tối ngày 1/6/1968, hai chiếc xe Limousine ở ngoại ô Buenos Aires, Argentina đang phi nước đại về phía trước, hai chiếc xe này được điều khiển bởi vợ chồng Tiến sĩ Luật ông Dahl Gaylard và hai người bạn thân trong chuyến đi thăm một người bạn khác. Họ đồng khởi hành từ phía Nam thành phố Buenos Aires. Khi sắp tiếp cận ngoại ô thành phố, chiếc xe của Tiến sĩ Gaylard đột nhiên biến mất. Hai người bạn đi trên chiếc xe Limousine phía trước nhìn qua gương chiếu hậu không thấy đã dừng và thậm chí quay trở lại tìm kiếm vợ chồng ông Gaylard nhưng vẫn không thấy. Đây là một con đường thẳng không có ngã rẽ, trên đường không có một chiếc xe hay mảnh vỡ nào.

Ngày hôm sau, họ gọi cho người thân và bạn bè trợ giúp tìm kiếm các khu vực xung quanh nhưng vẫn không thấy tăm hơi của hai vợ chồng Tiến sỹ Gaylard. Hai ngày sau (3/6/1968), họ nhận được cuộc gọi điện thoại từ lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Điện thoại cho biết: “Có một cặp đôi tự xưng là vợ chồng Tiến Sỹ Luật Gaylard đang ở chỗ chúng tôi. Bạn có biết họ không?”

Hóa ra cặp vợ chồng Tiến Sỹ Luật Gaylard đang ở thành phố Mexico. Họ đã biến mất khỏi ngoại ô thành phố Chascomus ở Argentina và xuất hiện ở Mexico City, khoảng cách từ hai địa điểm lên tới 6.000 km. Kỳ lạ hơn nữa là ngay cả chiếc xe của cặp vợ chồng tiến sĩ cũng xuất hiện tại lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Trưởng lãnh sự quán ở đó xác nhận, vào ngày 3/6 vợ chồng tiến sĩ Gaylard quả thực đã ở đó.

Tiến sĩ Gaylard kể lại, khi họ lái xe rời khỏi thành phố Chascomus, vào khoảng 12h10 đêm, phía trước xe bất ngờ xuất hiện một màn sương trắng. Họ lập tức phanh gấp và nhanh chóng rơi vào trạng thái mất hết tri giác. Khi tỉnh giấc thì trời đã sáng, cảnh tượng bên ngoài cửa sổ xe không giống chút nào so với vùng đồng bằng ở Argentina. Sau khi xuống xe và tìm hiểu, họ thấy mình đang ở Mexico. Hai vợ chồng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, liền hỏi đường tới lãnh sự quán Argentina để xin giúp đỡ. Vào thời điểm đó, họ phát hiện chiếc đồng hồ đeo tay đã dừng lại đúng vào thời khắc họ ở Argentina lúc 12: 10 ngày 1/6″.

Chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích bí mật

Chiếc Boeing 777-200ER mang số hiệu MH370 chở theo 239 hành khách và phi hành đoàn, khởi hành từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh, đã mất tích đúng vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2014. MH370 đã biến mất một cách bí ẩn sau một giờ bay kể từ khi cất cánh, vào giai đoạn bay an toàn trong tình hình thời tiết tốt. Phi cơ được cho là đã quay trở lại và rơi xuống tại một nơi nào đó ở nam Ấn Độ Dương sau 4 giờ bay tiếp kể từ khi biến mất khỏi màn hình radar, có thể cách thành phố Perth của Autralia 2000 km về phía tây, nhưng đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy xác hoặc mảnh vụn nào của chiếc máy bay. Phải chăng máy bay đã lạc vào một vùng không gian xa lạ nằm ngoài địa cầu ?

MH370 Cat canh

MH 370 cất cánh tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur lúc 00:41 giờ địa phương ngày 08-03-2014 (16:41 GMT ngày 07-03-2014)

Thứ bảy : Bạch tuộc Paul dự đoán chính xác cả 8 trận đấu tại World Cup Nam Phi 2010

Thời hiện đại cũng có bằng chứng. Trong thời gian diễn ra Giải Bóng đá Vô địch Thế giới (World Cup) 2010 tại Nam Phi. Chú bạch tuộc Paul đã làm cả thế giới kinh ngạc khi đã dự đoán trước, chính xác 100% kết quả của cả 8 trận đấu, trong đó 7 trận có đội tuyển Đức thi đấu, và trận cuối cùng là trận chung kết giữa hai đội tuyển Hà Lan và Tây Ban Nha. Paul đã dự đoán Tây Ban Nha thắng và kết quả diễn ra đúng như vậy, Tây Ban Nha đã đoạt cúp vô địch.

Final bet: Oracle Paul the Octopus picks Spain over Netherlands to win World Cup – Bạch tuộc Paul đã chọn Tây Ban Nha thắng trong trận chung kết World Cup 2010 tại Nam Phi

Flag_of_Spain

Quốc kỳ Tây Ban Nha

Quoc ky Ha Lan copy

Quốc kỳ Hà Lan

Bạch tuộc Paul đã chọn Tây Ban Nha là đội chiến thắng, cuộc chọn lựa diễn ra vào ngày 9-7-2010, hai ngày trước khi trận chung kết Hà Lan -Tây Ban Nha diễn ra vào ngày 11-7-2010 với kết quả 1-0 nghiêng về đội Tây Ban Nha.

Xác suất để dự đoán đúng 1 trận đấu là 0.5 hay 1/2, xác suất dự đoán chính xác cả 8 trận đấu là 2-8  bằng 0.00390625  hay 1/256. Một tỉ số rất nhỏ, rất khó xảy ra nhưng thực tế là điều đó đã xảy ra.     

Bạch tuộc Paul là một linh vật có khả năng thấy được tương lai chứ không phải ngẫu nhiên mà đoán đúng được kết quả của cả 8 trận đấu.

Nghi vấn là kết quả dự đoán của bạch tuộc Paul là ngẫu nhiên hay có điều gì bí ẩn đàng sau sự kiện.

LÝ GIẢI VỀ BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA THỜI GIAN

Qua các nghi vấn nêu trên, chúng ta có thể nêu ra vài nhận định như sau :

Thời gian có tính chất kỳ bí, có những trường hợp dường như thời gian ngừng lại, như đối với pháp sư Huệ Trì, thuyền trưởng Smith và nữ hành khách Winnie Coutts của tàu Titanic. Còn đối  với thái sư Tô Do đời Chu Chiêu Vương, dường như ông ta thấy tương lai của 400 năm sau, đối với thiền sư Trí Dược Tam Tạng, ông ta thấy tương lai của 170 năm sau, và đối với bạch tuộc Paul, nó thấy trước kết quả các trận đấu mặc dù đối với mọi người khác trên địa cầu, các trận đấu chưa diễn ra. Còn đối với bà già bán bánh gặp sư Đức Sơn Tuyên Giám, bà ấy là người giác ngộ, biết bản chất của thời gian như thế nào, đưa ra câu hỏi để trắc nghiệm sư Đức Sơn. Ông sư này chưa ngộ quá khứ, hiện tại, tương lai, chỉ là cái thấy chủ quan, ảo tưởng chứ không phải thật, nên không trả lời được.

Theo nguyên lý bất định do Heisenberg tìm thấy năm 1927, vị trí của hạt elctron là không thể xác định, người ta chỉ phỏng đoán nó bằng xác suất chứ không thực sự biết nó ở đâu. Nhưng electron lại chính là cái mà ngũ giác quan của chúng ta tiếp xúc, cảm nhận, thấy các sự vật rất ổn định như cái bàn, cái ghế, các thứ vật dụng, nhà cửa xe cộ, đều rất ổn định. Sự ổn định này là do tác dụng của hạt nhân nguyên tử. Chỉ cần có sự biến đổi chút ít trong cơ cấu phân tử của vật thì chúng ta cảm thấy vật đã đổi khác rất lớn. Ví dụ hydro H2  và oxigen O2 đều là những chất khí, nhưng khi kết hợp hai nguyên tử  H2 và một nguyên tử O thành  H2O thì chúng ta thấy đó là nước, khác rất xa chất khí. Cái mà các giác quan của chúng ta tiếp xúc thì cũng chỉ là electron mà thôi nhưng cảm nhận về tính ổn định của vật thì lại là nước do cấu trúc phân tử đã thay đổi.

Hạt photon thì có thể xuất hiện đồng thời ở rất nhiều vị trí khác nhau và các vị trí này liên kết dính líu với nhau tức thời, bất kể khoảng cách giữa chúng là bao xa. Đó là tính bất định xứ (nonlocality) của hạt. Điều này thực sự đã làm cho Einstein rất bối rối. Ông gọi đó là tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance). Các đặc trưng của hạt photon cũng như của các hạt sơ cấp khác như khối lượng nghỉ, số spin (chuyển động tự quay của hạt), điện tích v.v…không hề có thật. Tại sao ? vì chúng không bao giờ đứng yên nên không thể có khối lượng nghỉ, nhưng người ta vẫn giả định cho rằng phải có và nghĩ ra nhiều phương trình phức tạp để tính toán nó. Các đặc tính khác như spin, điện tích… không hề có sẵn trước khi người ta đo đạc nó, nhưng người ta vẫn đo và vẫn thấy là có. Vì các đặc tính là không có sẵn mà chỉ do người đo gán ghép vào, nên tính hiện thực (realism) là không thực có, vị trí xác định của chúng cũng không có, chỉ là phỏng đoán bằng xác suất mà thôi. Tóm lại, đối với các hạt cơ bản, gọi chung là lượng tử, chúng có những tính chất kỳ dị mà con người không thể hiểu nổi, đó là các đặc tính : phi hiện thực (unrealism), bất định xứ (nonlocality) và phi số lượng (nonquantity). Những tính chất này thể hiện rõ ràng trong hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement).

Nhóm các khoa học gia chống lại nhận thức “phi lý”, này gồm có Einstein, Podolsky và Rosen, đã cùng nhau đưa ra giả thuyết mà sau này người ta gọi tắt là nghịch lý EPR (EPR paradox) vào năm 1935. Giả thuyết của họ cho đến năm 1982 đã bị Alain Aspect và nhiều nhà khoa học về sau nữa với đầy đủ máy móc tối tân, chính xác hơn, chứng minh là sai. Và những điều mà họ gọi là nghịch lý lại là thực tế có thật, mà ngày nay các khoa học gia đều thừa nhận vật lý lượng tử mới đích thực là cơ sở chính xác của vật lý học. Các nhà vật lý vĩ đại như Einstein và Feynman đều có phần bảo thủ nên có sai lầm.

Chính vì các hạt cơ bản cấu tạo ra vật chất có những đặc tính kỳ lạ “phi lý” như vậy nên một số nhà vật lý hàng đầu đã có nhận thức rõ ràng. Amit Goswami, Eugene Wigner, Von Neumann, nói rằng chính tâm thức tạo ra vật chất. David Bohm nói vũ trụ là ảo. Craig Hogan nói vũ trụ là số (digital). Điều này là tương đồng với nhận thức của Phật giáo nói rằng “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Các pháp đều không có tự tánh. Các đặc tính của sự vật đều do tập quán của chúng sinh cho là như vậy, chứ chẳng có gì là thật cả. Tất cả chỉ là thế lưu bố tưởng.

Triết gia Zénon thời cổ Hy Lạp nói rằng khi ta bắn một mũi tên, nó không thực sự di chuyển và không bao giờ đi đến đích. Ông dùng toán học để chứng minh cho lập luận của mình. Nhưng không ai tin, tất cả mọi người đều thấy rằng mũi tên thực tế là có đi đến đích, do đó đều cho rằng Zénon ngụy biện. Chỉ khi người ta thấy thực nghiệm của Hầu Hi Quý mới thấy hé lộ chút ít manh mối, mới hiểu rằng mũi tên đi đến đích chỉ là một thói quen nhận thức chứ không phải là một chân lý tất yếu.

Sau khi luận giải về tính chất không thật của không gian và vật chất thì dễ dàng kết luận là thời gian cũng giống như vậy, thời gian cũng chỉ là ảo, là thói quen cảm nhận như vậy chứ không phải thật, bất luận đó là thời gian tâm lý hay thời gian vật lý. Thời gian cũng chỉ là sản phẩm của tâm thức.

Khi thiền sư Huệ Trì nhập định sâu, tâm thức dừng lại thì thời gian cũng dừng lại. Lúc đầu tâm thức còn hoạt động nên râu tóc mọc dài che thân, móng tay, móng chân của ông còn mọc dài ra, quấn quanh mình, 鬚髮被體,指爪遶身(tu phát bị thể, chỉ trảo nhiễu thân) nhưng khi tâm thức ngưng bặt thì chúng không mọc nữa, cơ thể cũng không cần tiếp thêm năng lượng, cứ thế mà trải qua hơn 700 năm.

Trường hợp của thuyền trưởng Smith và cô Winnie Coutts, có lẽ họ lạc vào một cõi giới khác như cõi trời Đao Lợi chẳng hạn, ở trên đó thời gian trôi rất chậm, một ngày trên đó bằng 80 năm dưới trần gian, vì vậy họ không già thêm bao nhiêu.

Nguyên lý bất định của Heisenberg không cho phép suy đoán chính xác tương lai, vì đường biểu diễn tương lai đi theo hướng bất định, giống như con xúc xắc, không thể đoán chắc được. Như vậy chắc chắn là Tô Do, Trí Dược Tam Tạng và bạch tuộc Paul không hề suy đoán, mà họ nhìn thấy tương lai bằng một giác quan đặc biệt gọi là huệ nhãn. Có những kỳ nhân như Hầu Hi Quý, ông ta có thể nhìn thấy quá khứ của những người chưa từng gặp. Tương lai cũng không phải là chưa xảy ra, bà già bán bánh gặp sư Đức Sơn biết rõ điều đó, sự phân biệt quá khứ, hiện tại, vị lai, đều là chủ quan. Việc khó hiểu là tại sao tương lai là điều chưa xảy ra mà lại có thể thấy được. Chẳng hạn lúc người ta cho bạch tuộc Paul tiên đoán về trận đấu chung kết giữa Tây Ban Nha và Hà Lan , đó là ngày 9-7-2010, hai ngày trước trận đấu, thì làm sao nó có thể thấy kết quả của trận đấu ? Câu trả lời là trên địa cầu chưa diễn ra trận đấu đó, 7 tỉ người trên địa cầu chưa thấy trận đấu đó, nhưng không phải trận đấu đó chưa từng diễn ra trong Tam giới. Trận đấu đó đã diễn ra rồi trong một vũ trụ song song nào đó, kết quả đã có rồi, chỉ nhờ một giác quan đặc biệt như huệ nhãn chẳng hạn, nhìn thấy thế giới đó và chỉ cần đọc lại kết quả mà thôi. Giống như một cuốn phim, người trong phim thì không thể biết tương lại thế nào vì sự kiện chưa xảy ra, nhưng người ngoài phim, đã xem rồi, thì biết rõ tương lai ra sao, thấy rõ mọi diễn tiến của câu chuyện.

Theo Phật pháp thì vũ trụ chỉ là ảo ảnh, cuộc sống đời thường của chúng ta chỉ là thế lưu bố tưởng, nó cứ lặp đi lặp lại trong một vòng tròn không có lối thoát gọi là luân hồi, sự luân hồi của mỗi chúng sinh là do nghiệp của chúng sinh đó chi phối. Cảnh giới luân hồi là sáu đường, bốn loài, ba cõi mà người Phật tử đã nghe nói nhiều, nếu ai quên thì có thể xem lại :

Lục căn, lục trần, lục thức = 18 giới

Không gian, thời gian, số lượng vật chất đều chỉ là ảo, không phải thật. Sự phân chia ba thời, quá khứ, hiện tại, tương lai, chỉ là thói quen của tâm thức, không phải chân lý. Tất cả mọi dữ liệu đều chứa trong một tàng thức vô cùng rộng lớn gọi là A-lại-da thức (Alaya). Tàng thức đó phải bị hạn chế, che khuất bớt một phần mới có điều kiện cho ảo hóa phát sinh. Ảo hóa cuối cùng tạo ra cuộc sống đời thường của chúng ta, có không gian, thời gian và số lượng vật chất. Sự che khuất, sự hạn chế, vô minh, là nguyên lý của ảo hóa, cũng là nguyên lý của cuộc sống, từ đó mới có sinh diệt, quá khứ, hiện tại, tương lai. Như vậy vô minh tất yếu phải trở thành điều kiện bắt buộc của cuộc sống. Không có vô minh thì không có sinh diệt, không có đời sống. Do đó bậc thánh trí giác ngộ cũng phải vận dụng vô minh, có thế lưu bố tưởng, thì mới tiếp cận được với chúng sinh, chỉ không sinh chấp trước tưởng mà thôi.

Tóm lại, không gian, thời gian, số lượng vật chất, đều chỉ là ảo hóa.

Truyền Bình

Advertisement

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Bài viết. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

17 Responses to ĐIỀU GÌ CHỨNG TỎ THỜI GIAN CHỈ LÀ ẢO ?

  1. Phi Long nói:

    Theo tại hạ cảm nhận bằng ” trái tim ” có lẽ thời gian chỉ có ý nghĩa về toán học . Xin hỏi Duy sư phụ, có thực tại toán học ko ?
    Toán học có phải là thế lưu bố tưởng hay ko ? Nếu nói thực tiễn là cái lôi của toán học thì tạo sao việc đo được metric của thực tại trên R là bất khả ? ( hình như sự bất khả của việc đo này nảy sinh từ ” bài toán 3 vật thể ” và lý thuyết hỗn độn )
    …..
    Nhiều tài liệu về Einstein cho thấy ông ấy lag người có cùng quan điểm với Duy sư phụ , bất quá người ta chỉ biết nhiều về những công trình nổi tiếng của ông ấy mà thôi . Ví dụ , Einstein goi điện cho Niels Bohr hỏi : Theo ông mặt trăng có tồn tại khi ta không nhìn nó ko ? Hay tự thuật : cái hóc búa nhất vẫn là kàm thế nào mà nó có thể hiểu được …. v.v Mong Suy Sư phụ xem xet lại Einstein ạ.
    Lại nói về sự ảo tưởng và vô minh, nếu nhất niệm vô minh tạo ra đo đạc lượng tử thì vái gì tạo ra cái mà tạo ra vô minh ( hình như là Tâm thức 😀 ) ?
    Theo sư phụ thì hạt higgs có chịu nghịch lý như nghịch lý EPR ko ?
    Tại hạ hỏi sư phụ vaig lần ở bài đăng khác rồi , có thể nói là đã vay của sư phụ khá nhiều rồi , lần này tại hạ lại muốn vay nữa ạ 😀
    cảm ơn Duy Sư phụ !

    • Bạn Phi Long mến, tôi không phải nhà toán học nên không đi quá sâu vào toán học mà chỉ quan tâm tới ý nghĩa triết học của toán học mà thôi. Phật pháp đã nói rõ số lượng là không có thực. Một hạt photon có xuất hiện đồng thời ở 2 vị trí, ở 100.000 vi trí hay vô lượng vị trí khác nhau, là minh chứng số lượng không có thực, cho nên toán học cũng chỉ là thế lưu bố tưởng.
      Tôi biết Einstein là người ủng hộ Phật giáo nên không hề có ác cảm với ông ấy. Tuy nhiên cũng cần thấy những sai lầm của ông ấy. Einstein hỏi Bohr liệu Mặt trăng có tồn tại không khi không có ai nhìn nó. Ý của ông là muốn chứng minh rằng dù không có ai nhìn, Mặt trăng vẫn tồn tại. Cuộc tranh luận giữa Einstein và Bohr chưa ngã ngũ cho tới năm 1982, khi Alain Aspect chứng minh rằng giả thuyết về tính hiện thực (realism) của EPR là sai, giả thuyết về tính định xứ (locality) của nó cũng sai. Điều đó chứng tỏ tâm thức góp phần quyết định làm cho vật chất tồn tại. Nói cho rõ ra, khi không có ai nhìn thì Mặt trăng không tồn tại, bởi vì chỉ có quark và electron, mà chúng chỉ là hạt ảo không có thật, đó là lý do Phật giáo nói vạn pháp đều là không. Chính tưởng tượng của tâm thức khiến cho Mặt trăng hiện hữu. Ngoài ra Einstein còn chấp là không gian có thật, bởi vậy ông ấy mới bối rối nói về hiện tượng quantum entanglement là “Tác động ma quái từ xa” (Spooky action at a distance). Thật ra chẳng có gì ma quái khó hiểu cả, chỉ vì không gian không có thật.
      Cái gì tạo ra vô minh ? Chính là tâm niệm, khi khởi niệm thì đồng thời vô minh cũng xuất hiện. Như vậy vô minh cũng không có thật, Bát Nhã Tâm Kinh đã nói rõ : Vô vô minh diệc vô vô minh tận (không có vô minh cũng không có hết vô minh).
      Hạt Higgs thì cũng đồng bản chất với 16 hạt kia trong Mô hình chuẩn của Vật lý học (Standard Model of Physics). Nghĩa là không một hạt nào là hiện thực hay định xứ cả, tất cả đều là thế lưu bố tưởng. Nghịch lý EPR tuy là sai nhưng nó rất hữu ích, nó đóng góp rất lớn cho khoa học lượng tử vì kích thích người ta tìm hiểu, nghiên cứu để giải quyết nghi vấn. Công lớn của Einstein chính là tạo ra nghi tình. Chính vì lẽ đó, tuy Einstein phạm nhiều sai lầm rất cơ bản, ông vẫn là nhà khoa học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20.

  2. Phi Long nói:

    tôi có đọc tác phẩm ” con người thoát thai từ đâu ” , tác phẩm có ý là vũ trụ mang 2 năng lượng , năng lượng vât chất ( W) và năng lượng tâm linh(W’) . Con người cũng chứa 2 năng lượng đó ( tựa như hình chiếu của W và W’), nhưng tại sao W’ và W lại có ưu thế ở những nhóm người khác nhau ( W’ chủ yếu ở Tây Tạng ) Tại sao W và W’ không cân bằng ở mỗi người ?
    Khi tôi cảm nhận học thuyết của Duy Sư phụ tôi đã như mất hồn trong quán internet mà nhìn ra ngoài đường với những suy tưởng về W và W’ . W * W’ = 0 ?
    Duy Sư phụ đang ở đâu nếu nói theo W ?
    Trong ” Tích hợp đa văn hóa Đông – Tây và chiến lược giao dục cho tương lai ” của GS Nguyễn Hoàng Phương có nói về Prana , ASaka thì phải . Liệu Prana có phải là năng lượng tâm linh ko ạ ?
    Cảm ơn Duy Sư phụ !

    • Prana là năng lượng vũ trụ mà năng lượng vũ trụ cũng tức là năng lượng tâm linh. Theo thuyết Bất nhị của Phật giáo thì Tâm là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, của Tam giới. Tâm tức là 8 thức trong đó cơ bản là A-lại-da thức, các thức kia là biểu hiện. Theo vật lý học thì trong vũ trụ có 4 lực cơ bản, còn PG nói chỉ có một trường duy nhất là Tâm, một lực duy nhất là Tâm lực. Nhưng nên hiểu Bất nhị không phải là hai cũng không phải là một. Một là bản thể còn biểu hiện thì nhiều nhưng Sắc bất dị Không…tức một cũng không khác nhiều. Điều này thì hiện tượng quantum entanglement đã thể hiện rõ ràng chứ không phải chỉ là nói suông. Nhân thể đặc dị công năng cũng đã chứng tỏ sức mạnh của tâm linh không phải là nói suông, nó có khả năng làm được những điều khoa học khó tưởng tượng nổi, nhưng khả năng của những người có đặc dị công năng như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý cũng còn rất giới hạn, còn xa lắm mới bằng Đức Phật.

  3. Cầu Đạo nói:

    Không gian, thời gian đều là ảo.

    Thực tại vốn là vô sở trụ, thế mà chúng sanh lấy vô trụ làm trụ (giả trụ), không có năng-trụ, sở-trụ, nên dời đổi mãi, không an trụ. Vì thế mà Thời Gian thành lập. Thật trụ chính là vô sở trụ. Chúng sanh ngu si nhận cái “giả trụ” làm trụ nên phải chị vô thường biến dịch

    Thực tại vốn là vô sở hữu, thế mà chúng sanh lấy vô sở hữu làm sở hữu (giả sở hữu). Do có cái sở hữu (giả sở hữu) đó nên từng phần, từng đoạn giả dối sinh ra. Vì thế Không Gian thành lập. Thật sở hữu chính là vô sở hữu. Chúng sanh ngu si nhận cái “giả sở hữu” làm sở hữu cho nên vô lượng biến thành có số lượng, từ vô hạn thành giới hạn.

    Xin hỏi Duy Lực Thiền; Ở trong “HOÀ THƯỢNG DUY LỰC KHAI THỊ BAN ĐẦU TẠI HOA KỲ
    Xuất Bản tại Saigon, Việt Nam 2004” (http://tuvien.com/to_su_thien/show.php?get=1&id=duyluc-khaithibandautaihoaky-07) có đoạn:

    Hỏi:
    Lục Tổ ngộ nơi Huỳnh Mai mà chưa bảo nhậm, ngài có thể bị tái sanh không?

    Thầy Duy Lực Đáp:
    Không có. Ngài không có phát huy được cái dụng của tự tánh. Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm “khi cây đã đốt thành tro thì tro không thể thành cây được”, như quặng vàng đã luyện ra vàng thật thì vàng không thể trở thành quặng.

    Theo như lời thầy Duy Lực thì ngộ mà chưa bảo nhậm thì thoát khỏi sanh tử. Thế nhưng theo Cầu Đạo đọc ở nhiều chỗ khác họ bảo kiến tánh rồi mà không bảo nhậm thì không thoát khỏi sanh tử, nếu như mà cậy kiến tánh rồi mà không công phu lại mặc tình phóng túng thì không khéo lạc vào ác đạo.
    Cớ sao kiếp trước của Tô Đông Pha là thiền sư Giới Hiền đã ngộ đạo nhưng mà trong lúc ngồi thiền nổi niệm thanh sắc mà kiếp sau phải tái sanh.
    Được biết Ngày 20/7/1968 Hòa thượng Thích Thanh Từ ngộ lý Sắc Không (theo http://www.thuongchieu.net). Có phải ht.Thích Thanh Từ kiến tánh rồi phải không?
    http://tvsungphuc.net/?option=com_content&task=view&id=294, hòa thượng Thanh Từ còn than vãn là nhận ra “con người bất tử” quá muộn, bây giờ đã già không kịp nhập “con người bất tử”.

    Duy Lực Thiền phải trả lời:
    1. HT.Thích Thanh Từ kiến tánh chưa?
    2. Rốt cục kiến tánh mà chưa bảo nhậm có thoát khỏi sanh tử không?

    • Câu thứ nhất xin trả lời : Tôi không biết.
      Câu thứ hai : Kiến tánh tức ngộ sinh tử là ảo, không có thật, đã vậy thì nói thoát hay không thoát sinh tử chỉ là hí luận.

  4. Cầu Đạo nói:

    Kiến tánh có chắc chắn thoát khỏi sinh tử không. Sao có 1 số thiền sư kiến tánh rồi lại theo tịnh độ cầu về Tây phương cực lạc.

  5. Phi Long nói:

    Thưa bác Cầu Đạo và Duy Sư Phụ , cháu đã đọc qua qua gần hết đường link của bác Cầu Đạo , thấy nhiều hòa thượng dường như muốn trừu xuất cái KHông – bất nhị – bản thể ra khỏi PG để thành hệ ” tự quy chiếu ” dẫn đến nghịch ly mà thôi . Theo cháu nghĩ PG hướng tinh thần đến về chỗ làm chủ Tâm , dạy cho tinh thần những cách nhìn thấu thực tại . Nếu Tâm có cái gì đó bị giới hạn trong miền khả năng ( theo cháu nghĩ) thì PG không tránh khỏi mâu thuẫn hay nghịch lý . Hoặc gom tất cả các nghành khoa học lại để nhất thống tìm được thực tại ( dòng chảy tinh thần theo vật chất và ngược lại ) thì cũng PG cũng có nghịch lý . Cháu nói cũng chỉ theo ” ĐỊnh Lý Bất toàn ” thôi ạ .
    Duy Sư phụ có ở Hà Nội không ạ ? Cháu có nhã ý mời Duy Sư phụ thưởng thức trà đạo ở Đông Anh – Hà Nội ạ . 😀
    nhã ý nhưng lại chân thành ạ . Nơi cháu có quán trà đạo , có một không gian kinh điển , không phải phồn hoa chói ngời , mà là ánh sáng hòa dịu , để cho một tâm hồn cần sự lắng dịu , sau những sóng gió cảm hoài … 😀 ( câu này hình như có học 1 ít của tiểu thuyết võ hiệp ) . Lúc nào qua ĐÔng ANh alo cho cháu nhe 0964279050 😀

    • Khi nói : “Vật tức là Tâm” là tuyệt đại đa số mọi người đều cảm thấy mâu thuẫn, không thể chấp nhận được. Nhưng mâu thuẫn đó nằm trong tâm thức duy lý của con người chứ cũng không phải có thật. Chân lý chỉ là tánh Không cũng tức là không có thật, không có nghĩa lý gì cả. Vì vậy không thể bám víu vào đâu được. Nên Kinh Kim Cang mới nói : Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.

    • Cám ơn Phi Long đã có nhã ý mời uống trà. Hồi năm 2004 tôi có thời gian làm việc tại phi trường Nội Bài, hàng ngày đi làm bằng xe buýt có đi ngang qua Đông Anh, Hà Nội. Nhưng nay tôi đã nghỉ hưu về quê ở Cần Thơ. Bây giờ tôi ít có dịp ra Hà Nội, năm 2012 có dịp trở ra nhưng chỉ ở vài ngày, bận công việc, chỉ kịp gặp Gs Chu Hảo (đưa in quyển sách Siêu nhân Trương Bảo Thắng), có gặp Gs Phạm Việt Hưng (là người giới thiệu tôi với nhà xuất bản) và gặp Phật tử Diệu Bảo ở Hà Nội.

    • Cầu Đạo nói:

      Gửi cho Phi Long:
      Cầu Đạo rất thích ý kiến “tự quy chiếu” của Phi Long!

      Tự-tâm trở-chấp lấy tự-tâm, (Tâm bất nhị “tự quy chiếu”)
      Không phải huyễn, thành ra pháp-huyễn.
      Không chấp-trước, không gì phi-huyễn
      Cả cái phi-huyễn còn không sinh,
      Pháp-huyễn, làm sao thành-lập được.

      Cái tâm bất nhị của mình nó vốn có tính biết(không có chủ thể biết, đối tượng biết), tính biết này phát ra cùng khắp, nhân tính biết phát ra này lại vọng chấp(tự quy chiếu) thành ra có đối tượng bị biết. Đã có đối tượng bị biết rồi thì phạm vi của chủ thể biết không thể vượt khỏi đối tượng biết (từ cái biết không giới hạn bây giờ thành ra giới hạn gói gọn trong đối tượng bị biết).

      Theo Cầu Đạo thì chừng nào mình còn có chủ thể biết và đối tượng bị biết thì còn rơi vào bẫy của nghịch lý tự quy chiếu. Chừng nào còn móng niệm thì không ôm sát thực tại được, móng niệm tức là tự tách mình ra khỏi tâm bất nhị.
      Hình như Phi Long cũng thích xem phim kiếm hiệp thì phải, thực ra thì ở trong phim kiếm hiệp cũng có truyền tải đạo lý đấy! Theo CĐ thì ý kiến gom góp tất cả các ngành khoa học lại để tìm được thực tại có vẻ không ổn, nó rơi vào chủ nghĩa hình thức. Các cao thủ tích trữ nhiều mà không hóa giải được thì rất dễ tẩu hỏa nhập ma. Muốn tìm được thực tại thì không cần tích trữ nhiều mà chỉ cần hóa giải thôi. Theo CĐ thì các học thuyết thế gian phần lớn chỉ là trò chơi của suy tư, ý niệm mà thôi chẳng thể nào chứng nhập được, theo Đạo thì cần sự chứng nhập. Theo quan kiến Phật giáo, mọi suy luận sắc sảo tinh tế, lý tưởng cao thượng đến đâu thì cũng chỉ dừng lại trên bình diện trí thức, chỉ là một đồ án không hơn không kém. Vấn đề là phải chứng nhập nó thông qua con đường thiền Chỉ, thiền Quán. Nhờ Chỉ mà tinh thần không tán loạn. Nhờ có Quán, mới sinh khởi một nội dung nhất trí, không còn sự đối lập về chủ quan, khách quan, hành giả lúc đó cảm thấy một chân lý xác thực căn cứ trên cốt lõi tâm lý của mình (Ở đây không bàn tới thiền Đốn ngộ cao siêu của Thiền Tông). Còn riêng về các cao thủ của Thiền Tông Đốn ngộ thì họ tức khắc hóa giải được thực tại mà không cần đi dần dần tiệm tiến theo con đường Chỉ, Quán.

      Các học thuyết thế gian đa phần chỉ lòng vòng ở bình diện ý thức mà thôi. Trong Tây Du ký thì con khỉ Tôn Ngộ Không (Ý thức) đâu thoát khỏi bàn tay Phật tổ Như Lai (Phật tánh, Tâm bất nhị). Bạn còn nhớ trong phim Tây du Ký có đoạn Đường Tam Tạng phải dùng thuyền không đáy để qua sông gặp Phật không, thuyền không đáy tức là trí bát nhã phải buông bỏ hết tất cả kiến chấp. Ban đầu thì cầu độc mộc không tay vịn thì Đường tăng không dám đi, cầu độc mộc ám chỉ là không bám víu vào đâu thì sẽ thấy Đạo.

      Phi Long đọc thử xem, hay lắm: TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG NHÌN QUA LĂNG KÍNH TRIẾT HỌC TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG
      Huỳnh Ngọc Chiến

      T ại phương Đông, triết học hoàn toàn không phải là những khái niệm xa lạ với cuộc sống, nó không tự đóng khung trong những tháp ngà để mọi người phải “kính nhi viễn chi”[1] mà trái lại nó hòa nhập vào tận từng hơi thở của cuộc sống thường ngày.
      Người phương Tây thường nói: Ăn trước rồi mới triết lí sau, người phương Đông cho rằng trong công việc ăn uống, sinh họat đời thường tự nó đã mang tính triết lí rồi. Trong lịch sử phát triển văn hóa phương Đông, đã có nhiều giai đoạn người ta khó lòng chứng kiến được sự nở rộ đến kì diệu của các trào lưu Trà đạo, Hoa đạo, Kiếm đạo, hội họa thi ca … nếu như chúng không được gợi hứng trực tiếp ít nhiều từ Lão giáo và Phật giáo Thiền tông. Thế nhưng hoa đạo, trà đạo hay hội họa … dẫu cao diệu đến đâu chăng nữa cũng chỉ là sự biểu
      hiện của tâm dưới ánh sáng của các tâm hồn giác ngộ; chỉ trong Kiếm đạo, sinh mệnh mới thực sự treo lơ lưng trên đường tơ kẻ tóc. Vấn đề sinh tử không còn được nêu lên để trầm tư suy tưởng như một công án nữa, mà biên giới giữa tư và sinh giờ đây có khi chỉ cách nhau trong một sát na[2]. Từ đó triết học cũng hóa thân vào các kiếm pháp thượng thừa.
      Kim Dung là một trong những người đầu tiên bước ra khỏi con đường sáo mòn của tiểu thuyết kiếm hiệp cổ điển vốn mang nặng phong cách của loại tiểu thuyết chương hồi về hình thức lẫn mô-típ sáng tạo, trong đó các nhân vật chính diện lẫn phản diện thường na ná theo một khuôn khổ ước lệ như nhau. Kim Dung là người tiền phong trong việc soi sáng các tư tưởng triết học truyền thống phương Đông dưới một khía cạnh hoàn toàn mới lạ: võ thuật. Ngay từ các tác phẩm đầu tiên như Thư kiếm ân cừu lục cho đến Ỷ thiên Đồ long kí, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung đã không ngừng nổ lực triển khai tư tưởng này. Thế nhưng trong các tác phẩm đó, nhất là trong Thư kiếm ân cừu lục, ông đã quá chú trọng đến lí luận nên tư tưởng được triển khai hơi nặng nề. Ngòi bút nhà tư tưởng truyền thống đã lấn át phong cách hào hoa của nhà nghệ sĩ, người đọc có cảm tưởng đang nghe giảng đạo. Chỉ đến Tiếu ngạo giang hồ, thì tư tưởng đó mới thực sự được khai mở một cách phiêu bồng bằng đường kiếm vô chiêu của gã tưu đồ Lệnh Hồ Xung. Kim Dung đã triển khai những nếp gấp ẩn mật trong tư tưởng phương Đông qua phong cách riêng biệt của tiểu thuyết võ hiệp.
      Theo truyền thống phương Đông, phàm những gì có thành thì phải có hoại [3] bởi vì vạn vật đều được cấu tạo từ chổ bất toàn của nó [4] Do đó, mọi chiêu kiếm dù cao thâm đén đâu, hễ đã thành chiêu thức thì ắt phải có chổ sơ hở để địch nhân phản kích. “Nếu ta đánh không theo chiêu thức nào cả thì địch nhân phá vào đâu ? “. Câu hỏi đơn giản của Phong Thanh Dương như một tiếng hét của Lâm Tế, như cây gậy của Đức Sơn [5 ]khai ngộ ngay cho anh chàng lãng tư Lệnh Hồ Xung. Từ bước ngoặt đó, y đã đánh bại ngay Điền Bá Quang, người mà chỉ vài giờ trước đó đã đánh cho y thua liểng xiểng.
      Từ chổ được khai tâm điểm nhã n, đường kiếm vô chiêu tuyệt diệu của Độc Cô Cầu Bại [6] cứ theo gã tửu đồ Lệnh Hồ Xung phiêu bồng khắp giang hồ, mà không hề bại trận. Ngay dưới núi Võ Đương, khi vô tình so gươm với tay đệ nhất kiếm thuât đương thời là Xung Hư đạo trưởng -chưởng môn phái Võ Đương-, lúc bị khốn trong những vòng kiếm quang liên miên bất tận, Lệnh Hồ Xung vẫn nhớ đến nguyên lí có thành phải có họai, nên đã đánh ngay vào làn kiếm quang dày đặc và đã thủ thắng bằng một chiêu tối hậu. Một lần nữa tư tưởng Vô thắng Hữu lại được khẳng định qua đường kiếm thượng thừa. *ở đây ta thấy thấp thóang tư tưởng “Vô danh thiên địa chi thủy” [7] của Đạo đức kinh.
      Kiếm pháp vô chiêu của Độc Cô Cầu Bại vốn không có khuôn khổ nhất định, nó cứ linh động tùy cảm mà ứng nên nó có thể thâu hóa tất cả kíếm pháp trong thiên hạ vào một mối để biến thành kiếm pháp của chính nó, thế thì thử hỏi có kiếm pháp nào trong đời địch lại nỗi ? Ngày xưa khi Độc Cô Cầu Bại hành hiệp, ông chỉ ước được bại trận một lần mà không được ! Kiếm pháp đó sẽ cực kì phức tạp, khó hiểu đối với những kẻ uyên bác đầy ắp kiến thức, nhưng lại dễ dàng tiếp cận với những trái tim thuần phác hồn nhiên, không câu nệ cố chấp, những đầu óc không mang sẵn những định kiến cứng nhắc, những tâm hồn đã đạt mức “hư kì tâm” (giữ lòng trống rỗng) của Lã o Tử. Kiếm pháp vô chiêu cũng là một bức tranh minh họa sinh động về tư tưởng “Nhất dĩ quán chi” của Khổng Tử.
      Một số người không quen nếp suy tư phương Đông sẽ cho rằng nếu như thế thì hóa ra kẻ không biết gì về võ công, đánh không theo một chiêu thức qui củ nào lại hơn cả những tay cao thủ ! Đây là một kiểu ngộ nhận khá phổ biến. Vô ở đây không phải là không biết gì theo suy tư thông thường mà là cái Vô đã vượt trên cái Hữu. Vô đươc ví như cái hangrỗng chứa được tất cả nhưng vẫn trống không. Trong truyền thống Phật giáo tiểu thừa, người đạt quả vị tối cao là A la hán còn được gọi là bậc Vô học. Từ “Vô” trong vô chiêu nên được hiểu theo nghiã đó hoặc hiểu theo nghĩa tính Không (sunyata) trong hệ thống tư tưởng Bát Nhã Phật giáo. Triết học Đông phương, đặc biệt là Phật giáo, vẫn thường tỏ ra dè dặt với sự lãnh hội của lí trí. Người ta không tin rằng lí trí có thể thấu hiểu được mọi vấn đề bằng khả năng, phân tich tổng hợp của nó. Chưa bao giờ, trong tác phẩm Kim Dung, kẻ uyên bác khổ luyện lại là người đạt đến trình độ tối cao trong võ học. Hình ảnh những đại cao thủ như Tô Tinh Hà, Cưu Ma Trí, Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác [9]… là những biểu tượng thất bại của tham vọng bách khoa, của lí trí trước thềm võ học. Bởi vì sự tích lũy không thâu hóa sáng tạo chỉ đưa đến tổng số thay vì tổng hòa. Họ chỉ đăng đường chứ không thể nào nhập thất. [10] Chỗ tận diệu của võ thuật vẫn như một huyền án lơ lững thách đố trí thông minh của con người. Càng thông minh, càng tích chứa kiến thức mà không có được một đầu mối nhất dĩ qúan thấu suốt tất cả để dung hòa thành một mối thì dễ dàng rơi vào trạng thái tẩu hỏa nhập ma [11] tinh thần. Trái lại những tâm hồn thuần phác và tĩnh lặng như vị sư vô danh quét rác trong Tàng kinh các chùa Thiếu Lâm [12] mới đạt đến chổ tận diệu đó. Đó là những triết gia phương Đông chân chính và vô danh đang hiển thị chữ đạo trong võ thuật
      giữa các công việc bình nhật thường ngày. Trong Hiệp khách hành [13], tất cả đại cao thủ đệ nhất đương thời đều điên đầu không thể lĩnh hội nổi võ công đề trên bức vách tại Long Mộc đảo, kể cả Long Mộc đảo chủ, hai nhân vật mà võ công đã đi vào huyền thọai, ấy thế mà gã ăn xin đôn hậu Thạch Phá Thiên vốn dốt đặc cán mai lại thấu triệt hoàn toàn. Ở đây, dường như Kim Dung muốn nhắc ta nhớ lại hình ảnh thiền sư Huệ Năng, Tổ thứ sáu của lịch sư Thiền tông Trung Quốc, người đốn củi không học hành lại được sư phụ truyền y bát để kế tiếp tông phái thay vì truyền cho Thần Tú, là một vị cao tăng uyên bác [14]. Cái diệu lí của võ thuật, của đạo đã vuợt quá ngôn ngữ văn tự mà đi thẳng vào tâm hồn những ngưòi đồng điệu theo lẽ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu (Kinh Dịch, quẻ Kiền)
      Theo kinh Dịch, tất cả thiên sai vạn biệt trong vũ trụ này đều phát sinh từ cái một đơn nhất : đó là Thái cực[15]. Cho nên đỉnh cao của võ thuật cũng tiến dần đến chỗ đơn nhất. Trên con đường trở về nguồn cội, tức là quay về cái lẽ đơn nhất đó, trong truyền thống phương Đông, tự thân võ học mất đi những cái rườm rà, Những chi tiết tan biến đi và chỉ còn lại nguyên lí “Vạn vật qui ư nhất” [16]. Tất cả vạn sự đều quay về cái một. Rồi chính cái một đó tự nó cũng tiêu dung lặng lẽ, hòa nhập với Tâm. Trong Ỷ thiên Đồ long kí, khi Trương Tam Phong dạy Thái cực kiếm pháp cho Trương Vô Kị, mỗi lần tập luyện là Vô Kị quên đi một nữa, đến lúc quên cả mới thực sự tựu thành. Kiếm pháp lúc đó đã hợp nhất với thân tâm, kiếm chiêu thu hay phát đều theo tâm niệm như nước chảy mây bay, không bị ngăn ngại. Từ cái Một đó mà biến hoá ra thiên sai vạn biệt. Cái Một là cái nền cho mọi thay đổi, nó trở thành cái trục giúp cho mọi biến dịch xoay quay đó theo đủ thể cách mà vẫn không bị rơi vào sự hỗn độn (Chaos). Lã o Tử bảo :
      Thiên đắc nhất dĩ thanh
      Địa đắc nhất dĩ ninh
      Thần đắc nhất dĩ linh

      ………………………….
      Thiên vô dĩ thanh tương khủng liệt
      Địa vô dĩ ninh tương khủng phế
      Thần vô dĩ linh tương khủng hiệt [17]
      Triết học cổ đại phương Đông vốn từ lâu đã bị vây khổn trong màng lưới lí luận của triết học phương Tây, nên những thiên tài như Kim Dung phải khai phá một thông lộ khác để đưa người đọc tiếp cận với nguồn suối uyên nguyên đó. Đọc tiểu thuyết Kim Dung qua lăng kính triết học phương Đông, ta sẽ còn khám phá ra nhiều điều thú vị khác. Không chỉ có võ thuật, rải rác trong tác phẩm ông, ta còn gặp nhiều trang tuyệt bút bàn về trà, về hoa, về hội họa, về thơ ca, về cờ …. tái hiện các tư tưởng trong triết học phương Đông một cách cực kì sinh động. Không lí luận nhiều, chỉ cảm nhận mà thôi. Những câu nói của các bậc hiền triết xưa vốn đã bị ngộ giải qua các cuốn sách khảo cứu, giờ đây nhiều khi tái hiện lại chân dung nguyên thủy dưới một làn ánh sáng lung linh khác.
      Nếu như Lã o Tư học kiếm, ngài sẽ viết lại Đạo đức kinh, thay vì nói :
      Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn
      Tổn nhi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi [18]
      mà sẽ nói rằng :
      Vi học nhật ích, vi kiếm nhật tổn
      Tổn nhi hựu tổn, dĩ chí ư vô chiêu[/b]
      ( hết bài TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG NHÌN QUA LĂNG KÍNH TRIẾT HỌC TRUYỀN THỐNG PHƯƠNG ĐÔNG)
      Phần chú giải của tác giả bài viết:
      [1] Kính sợ mà xa lánh ( Luận ngữ- Ung giả VI)
      [2] Một khái niêm thời gian cực ngắn theo triết học Phật giáo
      [3] Nam hoa kinh, Tề Vật luận
      [4] Thơ Lí Hạ ” Nữ Oa luyện thạch bổ thiên xứ, Thạch phá thiên kinh đậu thu vũ” (Nơi bà Nữ Oa luyện đá vá trời, đá vỡ trời rung, mùa thu ngưng đọng)
      [5] Hai thiền sư đời Đường chuyên khai ngộ đệ tử bằng cách hét và đánh gậy thay cho những bài thuyết pháp
      [6] Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung, Điền Bá Quang, Độc cô Cầu Bại, Xung Hư đạo trưởng : tên các nhân vật trong “Tiếu ngạo giang hồ khúc”
      [7] Vô là tên gọi khởi thủy của trời đất ( Đạo đức kinh, chương I) (Cách dịch của tôi có khác với một vài sách dịch khác, thuờng dịch câu này là : Vô danh là gốc của trời đất)
      [
      8] Dùng lẽ một để thấu suốt tất cả
      [9 ]Các đại cao thủ trong tác phẩm “Thiên Long bát bôĩ – Lục mạch thần kiếm”
      [10] Khổng tư chia môn đồ của mình thành hai hạng : hạng đăng đường chỉ hiểu được lớp bên ngoài của đạo, còn hạng nhập thất mới hiếu thấu được phần tinh hoa cốt tủy bên trong
      [11] Thuật ngữ dùng để chỉ những người luyện võ công sai lầm đưa đến trạng thái tê liệt toàn thân. Thật ra khái niệm này trong võthuật Trung Quốc cũng lấy từ Hatha – Yoga ấn Đô
      [12] Một nhân vật trong Thiên Long bát bộ
      [13] Thư kiếm ân cừu lục, ỷ thiên Đồ long kí. Hiệp khách hành, Tiếưu ngạo giang hồ khúc là bốn trong số các tác phẩm nổi tiếng của Kim Dung
      [14] Theo Pháp Bảo Đàn Kinh
      [15] Kinh Dịch : Dịch hữu Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái
      (Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra hai nghi ( hai nguyên lí Âm dương), hai nghi sinh tứ tượng,, tứ tượng sinh tám quẻ ( Hệ từ thượng)
      [16] Van vật đều quay về lẽ một
      [17] Trời dùng Thanh (trong) để được lẽ Một, Đất dùng Ninh (Yên ổn) để được lẽ Một, Thần dùng Linh (linh thiêng) để được lẽ Một…. Trời không trong sẽ bị vỡ. Đất không yên sẽ bị lỡ, Thần không linh sẽ bị tán (Đạo đức kinh, chương XXXIX)
      [18 ] Theo học thì ngày càng được thêm, theo đạo thì ngày càng bớt, bớt rồi lại bớt, cho đến mức vô vi (Đạo đức kinh, chương XLXIII)

  6. Phi Long nói:

    Gửi tới trang chủ Duy Sư phụ Duy Lực Thiền
    GS Phạm Việt Hưng, trang chủ của https://viethungpham.wordpress.com/ phải không ạ ?
    Cháu đang có ý định điều tra và giải quyết vấn đề về tính đầy đủ và phi mâu thuẫn của hệ tiên đề hình học phẳng của bác Hưng ạ.
    Cháu muốn nói về tính mâu thuẫn hệ thống lý thuyết khi mà tự cho rằng hệ thống đó là đầy đủ …
    mà không muốn nói đến tính thật hay giả về những gì ta biết. Chiều nay cháu có xem lại Ma Trận 1 thấy có đoạn nói về thực và mơ hay lắm ạ 😀 http://phimnhanh.net/movie/xem-phim-ma-tran-1-m79428.html

    • Đúng là Gs Phạm Việt Hưng chủ của blog đó. Tôi cũng hay vào đọc. Tôi không đi sâu vào toán học, hay khoa học kỹ thuật, chỉ chú ý đến khía cạnh triết học trong những bài viết của Gs Hưng mà thôi.

  7. Phi Long nói:

    Phi Long gửi tới Cầu Đạo :
    …một khoảng thời gian vắng mặt ở đây vì mải mê chinh chiến và yêu đương, độ dài hay thời gian có lúc khó hiểu , tình yêu mà không có ” biến ẩn ” khoảng cách hay thời gian lại càng khó hiểu hơn , cứ thế mà cứ mải mê chinh chiến 😀
    Bài báo của Huynh Ngọc CHiến mà được nhìn qua lăng kính ” lý thuyết toán tập mờ” nữa thì văn thành võ , võ hóa văn 😀
    Phi Long ngày trước rất mê tiểu thuyết võ hiệp,đặc biệt là của Cổ Long . Xét về võ thuật và cái Đạo của võ thuật trong Cổ Long hay Kim DUng thực chất là tương đồng . Phi Long rất ngưỡng mộ vị sư vô danh quét rác trong Tàng kinh các chùa Thiếu Lâm cùng với Huyền thoại võ lâm Vô Danh trong Phong Vân của Mã Vinh Thành , có thể nói hai con người này tượng trưng cho ” Võ Đạo ” của Trung Hoa. Phi Long rất muốn bàn nhiều về chủ đề võ hiệp Kim – Cổ , nhưng có lẽ phải suy ngẫm thêm…

  8. Phi Long nói:

    Đầu xuân xin gửi Duy Lực Thiền Và Cầu Đạo phong vị nghệ thuật 😀 .Chúc mừng năm mới và lời chúc ảo : … chúc DLT và CĐ vô biên tưởng xứ sức mạnh . Phong vị đây ạ http://daobachlien.com/2013/06/phong-vi-co-long-trong-nhat-dai-tong-su/

  9. Phi Long nói:

    Gửi Duy Lực Thiền , Cầu Đạo và các bạn khác : http://tincaytinhyeu.wordpress.com/2013/12/23/nhan-biet-tinh-tao/
    Lúc dọc đến : ” Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Chứng minh sư Bồ Tát Ma ha tát. ” mà lại có cảm giác kỳ lạ….

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s