Trong lịch sử Thiền tông, từng có câu chuyện về một bà già bán bánh rán gặp sư Đức Sơn Tuyên Giám. Câu chuyện đại khái như sau :
Sư họ Chu, quê ở Kiến Nam, Giản Châu, xuất gia lúc 20 tuổi. Sư thông Luật tạng và các bộ kinh, luận. Vì thường giảng Kim cang bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh nên người đời gọi sư là Chu Kim Cang. Nghe Nam phương Thiền tông thịnh hành sư bất bình nói:
“Kẻ xuất gia muôn kiếp học uy nghi của Phật, vạn kiếp học tế hạnh của Phật. Những tên ma con ở phương Nam dám nói ‘Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.’ Ta phải quét sạch tận hang ổ của chúng, diệt hết bọn ma quái để đền ân Phật.”
Sư bèn khăn gói lên đường, mang theo bộ Thanh Long sớ sao tới Lễ Châu. Trên đường, sư gặp một bà già bán bánh rán, bảo bà lấy ít bánh ăn điểm tâm. Bà chỉ cái gánh của sư hỏi:
“Gói này là cái gì ?”
Sư trả lời: “Thanh Long sớ sao.”
Bà nói: “Tôi có một câu hỏi, nếu thầy đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp không được, mời thầy đi nơi khác.”
Sư tự tin đồng ý, bà liền hỏi: “Trong kinh Kim cang có nói ‘Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc,.’
《金剛經》“過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得”
Vậy Thầy muốn điểm tâm nào?”
Sư lặng thinh, không đáp được, lặng lẽ bỏ đi. Bà già gọi lại, chỉ sư đến tham vấn Thiền sư Long Đàm Sùng Tín. Vừa tới cửa Long Đàm, sư liền nói:
“Nghe danh Long Đàm đã lâu, nay đến đây, đầm (đàm 潭) cũng chẳng thấy, rồng (long 龍) cũng chẳng hiện.”
Long Đàm bước ra, nói: “Ngươi đã tới Long Đàm rồi.”
Sư không đáp được, liền dừng lại đây học hỏi thêm. Một đêm, sư đứng hầu. Long Đàm bảo:
“Đêm khuya rồi sao chẳng xuống nghỉ ?”
Sư kính chào bước ra, lại trở vào thưa: “Bên ngoài tối đen.” Long Đàm thắp đèn đưa sư. Sư toan tiếp lấy, Long Đàm liền thổi tắt. Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, quỳ xuống lễ bái. Long Đàm hỏi:
“Ngươi thấy gì?”
Sư thưa: “Từ nay về sau chẳng còn nghi lời nói chư Hoà thượng trong thiên hạ.”
Hôm sau Long Đàm thượng đường bảo chúng: “Trong chúng đây có một gã răng như kiếm bén, miệng tợ chậu máu, đánh một gậy chẳng ngó lại, khi khác y lên ngọn núi cao vút, dựng lập đạo tràng truyền pháp của ta.”
Sư đem bộ sớ sao ra chất đống nổi lửa đốt và nói: “Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu trong đời như một giọt nước rơi vào hồ lớn.” Sư lễ tạ từ Long Đàm rồi đi du phương.
Trong bài này, chúng ta sẽ khảo sát câu nói trên trong Kinh Kim Cang có ý nghĩa gì.
《金剛經》“過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得” Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc.
Trước hết cần hiểu Tâm là gì ? Tâm được mô tả rõ ràng nhất trong Duy Thức Học Phật giáo. Tâm (Citta) bao gồm 8 thức : Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Tiếp xúc thân thể, Ý thức, Mạt-na thức (Manas) và A-lại-da thức (Alaya). Cơ chế hoạt động của tâm bao gồm 18 giới (lục căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, não bộ; lục trần : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; lục thức : thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc thân thể, ý thức). Tất cả mọi dữ liệu (data) hoạt động của 18 giới được chất chứa trong Manas, đó là cái ta của mỗi chúng sinh. Dữ liệu của tất cả manas được chất chứa trong một cái kho cực lớn gọi là Tàng thức hay A-lại-da thức (Alaya), đó là Tâm.
Như vậy Tâm là toàn bộ dữ liệu của Tam giới. Cái vũ trụ mênh mông mà chúng ta đang sống trong đó chỉ là một phần nhỏ của Tam giới.
Kinh Hoa Nghiêm nói : Nhất thiết duy tâm tạo 一切為心造 nghĩa là tất cả mọi cảnh giới, trong thế gian hay ngoài thế gian đều là do tâm tạo. Ý nghĩa này còn được diễn tả trong câu : Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức “三界唯心萬法唯識”nghĩa là Tam giới đều là tâm, tất cả các pháp đều là thức, nghĩa là tất cả mọi cảnh giới đều chỉ là thông tin được hiển thị từ cái nguồn là Alaya.
Về mặt khoa học vật lý lượng tử hiện đại, cuộc thí nghiệm nổi tiếng về hai khe hở và cuộc thí nghiệm của Alain Aspect năm 1982 tại Paris, đã chứng tỏ rằng các dữ liệu của tâm đã được thay thế vào các cấu trúc ảo của vật chất để tạo ra các hạt photon, electron, các hạt cơ bản khác, các cấu trúc nguyên tử, phân tử và tất cả cố thể vật chất, sinh vật v.v…
Double Slit Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ
Tranh Luận Giữa Bohr Và Einstein Về Cơ Học Lượng Tử
Tóm lại là cái thế giới vật chất khách quan chỉ là tưởng tượng chứ không có thật, các cảnh giới đó đều là do tâm tưởng tượng ra mà Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng 世流布想
Cái cảnh giới không gian vật chất đã không có thật thì thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai cũng chỉ là tượng tượng chứ không có thật. Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai hay nói một cách khác, tất cả mọi cảnh giới do tâm tưởng tượng ra dù là quá khứ, hiện tại, vị lai đều chỉ là tưởng tượng mà thôi chứ không có thật. Do đó kinh Kinh Kim Cang mới nói :
《金剛經》“過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得” Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc.
Bất khả đắc bởi vì không có thật, mặc dù chúng ta thấy cảnh giới nhà cửa, phong cảnh, con người, thế giới, rất là thật, thật đến mức chúng ta không thể ngờ rằng các cảnh giới đó chỉ là ảo.
Tính chất ảo hóa của các sự vật và cảnh giới bao trùm trên ba đại lượng cơ bản của thế giới vật chất như sau :
1/Không gian không có thật (nghĩa là khoảng cách không gian từ Sài gòn ra Hà Nội theo đường thẳng bằng 1146 km chỉ là tưởng tượng của tâm chứ không có thật).
2/Thời gian không có thật. Bởi vì không gian và thời gian liên kết với nhau thành một thể thống nhất (space-time), nên không gian không có thật thì thời gian cũng không có thật. (Nghĩa là không mất chút thời gian nào để đi từ Sài gòn ra Hà Nội).
3/Số lượng không có thật. Số lượng là số đếm khối lượng vật chất (tính bằng g, kg, tấn) hoặc số lượng thông tin (tính bằng bit, byte, KB, MB, GB). Điều đó có nghĩa là tâm có thể tạo ra vô lượng vô biên cõi giới vật chất và tinh thần.
Hiện tượng gì chứng tỏ ba đại lượng trên là không có thật ? Đây là một nhận thức vô cùng kinh ngạc không thể tưởng tượng nổi của người bình thường. Thế nhưng các nhà khoa học vật lý lượng tử đã gặp một hiện tượng vô cùng kinh ngạc đó. Ngay từ lúc sinh thời của Einstein, người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement) và cảm thấy quá đỗi ngạc nhiên, đến mức Einstein không thể tin và cực lực phản bác, cho rằng hiện tượng liên kết lượng tử là không có thật và gọi đó là Tác động ma quái từ xa (Spooky action at a distance). Gọi là ma quái vì không thể hiểu được, không hợp lô gích.
Thế nhưng từ năm 1982, tại Paris, Alain Aspect đã chứng minh được rõ ràng rằng hiện tượng liên kết lượng tử là có thật, Einstein đã sai lầm một cách cơ bản. Từ thí nghiệm đó, người ta rút ra được hai kết luận :
1/Vật không có thật (non realism, hạt photon, hạt electron, tất cả các hạt cơ bản, tất cả cấu trúc nguyên tử, phân tử, tất cả vật chất, sinh vật đều không có thật). Từ chỗ vật không có thật, suy ra không gian, thời gian đều không có thật. Trong hiện tượng liên kết lượng tử, hai hạt photon tác động với nhau ở khoảng cách rất xa không giới hạn khoảng cách, chứng tỏ rằng khoảng cách không gian là không có thật, từ đó thời gian cũng không có thật. Bởi vì thật dễ hiểu, khoảng cách Sài gòn – Hà Nội là không có thật thì sẽ không mất chút thời gian nào để đi từ SG ra HN hay ngược lại.
2/Vật không có vị trí nhất định (non locality, bất định xứ hay vô sở trụ, hạt electron khi ở dạng sóng thì không có vị trí nhất định, nó hiện diện khắp mọi nơi, nhưng khi ở dạng hạt thì có vị trí xác định. Điều này thì mỗi người chúng ta đều có thể thực nghiệm trên smartphone. Các văn bản, hình ảnh hay video trên mạng ở khắp mọi nơi dưới dạng sóng, nhưng sẽ hiển thị trên màn hình khi chuyển sang dạng hạt, lúc đó thì chúng có vị trí nhất định.
Đến năm 2012 Khi Maria Chekhova của đại học Moscow làm được thực nghiệm cho một hạt photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau, thì người ta rút ra được kết luận thứ ba.
3/Vật không có số lượng (non quantity, số lượng chỉ là tưởng tượng của tâm chứ không có thật). Bởi vì một hạt photon có xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau hoặc nhiều đến vô lượng thì số lượng là vô cùng tận hay nói cách khác, số lượng không có thật, số lượng chỉ là ảo, là tưởng tượng của tâm chứ không có thực thể.
Những kết luận này dựa trên cơ sở lượng tử, còn trong cuộc sống thực tế đời thường, có thực nghiệm nào chứng tỏ không ? Xin thưa rằng có.
Trong Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo có kể câu chuyện nói về việc chúa Giêsu chia bánh và cá. Trong một buổi giảng đạo bên hồ Galilee (phía bắc Israel hiện nay). Hồ này Kinh Thánh Tân Ước gọi là Galilee còn có tên là Tiberias, còn Kinh Cựu Ước gọi là Kineret. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Israel, dài 21km, rộng 13km, tổng diện tích 166km2 nơi sâu nhất 43m. Nguồn cung cấp nước chính là sông Jordan và các suối ngầm trong lòng đất.
Hồ Galilee/Kineret
Một trong các bài giảng nổi tiếng của Chúa Giêsu là Bài giảng trên núi, diễn ra trên một ngọn đồi trông xuống hồ. Nhiều phép lạ của Chúa Giêsu cũng diễn ra tại đây, trong đó có việc Chúa Giêsu đi trên mặt nước hồ và dẹp yên bão tố và việc biến 5 cái bánh và 2 con cá thành vô số lượng có thừa cho 5.000 đàn ông ăn no, chưa kể đàn bà và trẻ con. Câu chuyện như sau :
Bối cảnh khi ấy là Chúa Giêsu nghe tin Gioan Baotixita (thánh Gioan Theo Tân Ước, Gioan là người sống du mục và khổ hạnh, mặc áo lông thú, ăn châu chấu và uống mật ong. Gioan đã lôi cuốn được một số lượng lớn môn đệ nhằm tiên báo cho sứ mạng hoạt động của Chúa Giêsu, ông đã thực hiện nghi thức thanh tẩy (rửa tội) cho Giêsu tại sông Jordan, bằng hình thức dìm toàn thân vào nước. Ngoài ra, Phúc Âm Luca còn nói thêm chi tiết rằng: Gioan là anh em bà con với Giêsu vì mẹ ông – bà Elizabeth- là chị họ của Maria, mẹ Giêsu.) đã bị trảm quyết, Giêsu tạm lánh bằng thuyền đến một nơi vắng vẻ gần Bethsaida nhưng đám đông vẫn đi bộ theo sau ngài. Khi Giêsu vào bờ thì thấy cả một đám đông lớn đang chờ sẵn, ngài chạnh lòng thương họ và chữa lành bệnh cho họ. Trời sắp tối, các môn đệ đến nói với ngài rằng: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”.
Ngài trả lời: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn”. Các môn đệ đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm ổ bánh mì và hai con cá!” (do một đứa trẻ mang tới). Ngài bảo: “Đem lại đây cho Thầy!”
Sau đó, ngài truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ rồi ngài cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.
Đó là một thực nghiệm chứng tỏ số lượng không có thật. Còn dưới đây là thực nghiệm chứng tỏ khoảng cách không gian là không có thật.
Năm 1979, Hầu Hi Quý đứng tại làng Loan Sơn tỉnh Hồ Nam, TQ, lấy một gói thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa ở tại huyện Lạc Đô tỉnh Thanh Hải, TQ, cách xa 1600 km. Câu chuyện như sau :
43 Ý NGHĨA KHOA HỌC VỀ VIỆC BIẾN RA THUỐC LÁ CỦA HẦU HI QUÝ
Thực nghiệm của Hầu Hi Quý chứng tỏ không gian và thời gian đều không có thật. Nhưng tại sao, lý do nào để giải thích khoảng cách Sài gòn – Hà Nội bằng 1146 km theo đường là không có thật ?
Lý do thứ nhất là quãng đường bộ cấu tạo bằng đất đá cứng chắc giữa SG-HN là không có thật, đất đá đó có thể bị nén lại đến mức hai thành phố SG và HN chồng chập lên nhau không còn khoảng cách và chỉ còn là một điểm. Khoa học về hố đen trong vũ trụ xác nhận rằng việc đó có thể xảy ra, quả Địa cầu hoàn toàn có thể nén lại thành một hòn bi đường kính vài milimét, khi đó SG và HN chỉ còn là một điểm. Sở dĩ đất đá có thể nén lại vì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chúng thực tế là trống rỗng.
Vật Chất Trống Rỗng
Lý do thứ hai là khoảng cách không gian chân không giữa SG-HN cũng không có thật mà trong hiện tượng liên kết lượng tử đã cho thấy rõ : Năm 2008 Nicolas Gisin và các cộng sự tại Đại học Geneva đã lập thí nghiệm :
Nicolas Gisin
Họ cho hai photon vướng víu (entangled) cách xa nhau 18 km thì thấy khoảng cách đó dường như không có, chẳng có tác dụng gì cả, hễ photon này bị tác động thì lập tức photon kia bị tác động, không mất chút thời gian nào. Người ta thử tính nếu tín hiệu có truyền đi từ photon này tới photon kia thì tốc độ truyền là hơn 10 triệu lần tốc độ ánh sáng, một con số không tưởng.
Hiện tượng vướng víu này đã đủ để xác định là khoảng cách không gian không có thật, đó chỉ là cảm giác tưởng tượng của 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não).
Kết luận
Tóm lại Kinh Kim Cang đã nói lên một thực tế là tâm quá khứ, hiện tại, vị lai đều bất khả đắc, nghĩa là không có thật, mọi cảnh giới đều do tâm tưởng tượng ra, không có chuyện cảnh giới hiện tại khác về bản chất với cảnh giới quá khứ hay vị lai. Tâm quá khứ, hiện tại, vị lai cũng chỉ là một thứ như nhau và đều chỉ là ảo tưởng không phải thật.
Triết lý hiện sinh của Jean Paul Sartre đề cao hiện tại, đó cũng chỉ là một thứ ảo tưởng mê muội. Hiện nay có một số người cũng mê muội như Sartre, cho rằng chỉ có hiện tại là Phật, còn quá khứ, vị lai, là Ma, đó là một thứ nhận thức ấu trĩ, mê muội, xứng đáng nghe thầy Duy Lực quở trách, rằng họ không hiểu Phật pháp, cũng không hiểu khoa học. Hãy nghe hai câu thuyết giảng của thầy Duy Lực dưới đây :
1401 Việc trần sa kiếp cũng như việc hiện nay
0795 Câu chuyện về pháp sư Huệ Trì nhập định 700 năm ở Tứ Xuyên
Truyền Bình
xin thầy cho con hỏi:
mọi vật đều có sinh ra và kết thúc, vậy tâm sinh ra từ khi nào, nó có kết thúc không.
suy nghĩ của con người lấy ai-lai-da-thuc làm nền tảng, như vậy có nghĩa là ta không thể suy nghĩ, suy xét về tâm
con trân thành cảm ơn
Bạn nói “mọi vật đều có sinh ra và kết thúc” Đó chỉ là tưởng tượng của bạn chứ không phải thực tế. Thuyết Sinh vật tiến hoá của Darwin cũng dựa trên tưởng tượng giống như bạn và hiện nay đang rơi vào khủng hoảng và bị phản bác. Sinh vật trong đó nổi bật là con người vốn không có sinh ra, cũng không có kết thúc. Thấy có sinh tử, đó chỉ là tưởng tượng. Không gian, thời gian, số lượng vật chất đều không có thật. Tâm vốn không có sinh ra cũng không có kết thúc, thuật ngữ Phật giáo gọi là Vô sinh pháp nhẫn 無生法忍 anutpattika-dharma-kṣānti.
Xin thầy cho hỏi, nguyên nhân nào khiến người ta vọng tưởng và cảnh giới của những người hết vọng tưởng là gì? cám ơn thầy!
Vọng tưởng là cái dụng của Tâm, bởi vì nếu không có vọng tưởng thì cũng không có vũ trụ vạn vật, không có cái gì cả, không có nghĩa lý gì hết, chỉ có cái Tánh Không mà thôi. Hết vọng tưởng thì lộ ra bản Tâm như Hư Không không có thật. Tất cả mọi chúng sinh đều đồng một tâm đó, tất cả chúng sinh đều là Phật đã thành vô sinh vô diệt, không có bắt đầu, không có kết thúc.