GIÁC NGỘ KIẾN TÁNH LÀ THẾ NÀO ?

Các Phật tử tu tập Phật pháp đều nghe nói đến sự giác ngộ kiến tánh. Họ hiểu rằng Đức Phật, các vị Bồ Tát, A La Hán, các vị Tổ Sư và một số vị thiền sư là những người giác ngộ, kiến tánh. Họ tin như vậy, ngoài ra có một số chứng cứ giúp họ tăng cường lòng tin, đó là xá lợi, những di tích còn giữ lại khi hỏa táng nhục thân của các vị ấy. Một số vị có thần thông, có thể làm những điều phi thường mà người bình thường không thể làm được. Cụ thể như Lục Tổ Huệ Năng (慧能 638-713 CN) , ngài Hám Sơn (憨山1546-1623 CN), ngài Đan Điền (丹田1535-1614 CN, ngài Nguyệt Khê (月溪1879-1965 CN) có để lại nhục thân bất hoại là những chứng cớ vững chắc biểu thị sự giác ngộ. Nhục thân của 3 ngài Huệ Năng, Hám Sơn, Đan Điền hiện còn lưu giữ tại chùa Nam Hoa thành phố Thiều Quan 韶关市 tỉnh Quảng Đông. Còn nhục thân của ngài Nguyệt Khê hiện còn lưu giữ tại chùa Vạn Phật Hong Kong.

Nhưng hình như chưa có ai đưa ra tiêu chuẩn như thế nào là kiến tánh giác ngộ. Xá lợi hay nhục thân bất hoại cũng chưa chắc chắn là chứng cớ cho sự giác ngộ, bởi vì ngoại đạo chưa giác ngộ vẫn có nhục thân bất hoại, vẫn có xá lợi. Ngay cả có thần thông cũng chưa chắc chắn là giác ngộ. Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý là những nhân vật thời hiện đại có thần thông, nhưng đã giác ngộ kiến tánh hay chưa vẫn còn là vấn đề, chưa có câu trả lời chắc chắn.

Sở dĩ xưa nay chưa có ai dám cả gan đưa ra tiêu chuẩn để xác nhận thế nào là kiến tánh giác ngộ bởi vì người xưa cho rằng đó là điều bất khả tư nghị 不可思议 Còn ngày nay thì khoa học đã nhận thức được nguyên lý bất định (uncertainty principle) và định lý bất toàn (Incompleteness theorem) nghĩa là các nhà khoa học hiểu rằng trong vũ trụ có những điều không thể khẳng định dứt khoát, không có cái gì là toàn vẹn, hoàn hảo tuyệt đối, cái hoàn hảo cũng là không hoàn hảo (Sắc Bất Dị Không). Chúng ta đang sống trong thế giới tương đối nên không thể tuyệt đối hóa một vấn đề nào đó, chẳng hạn nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc sinh vật đều không thể khẳng định chắc chắn được. Vấn đề kiến tánh giác ngộ cũng vậy, không thể xác định tiêu chuẩn chính xác 100%, tuy vậy tôi nghĩ vẫn có thể đưa ra một số tiêu chuẩn tương đối.

Định nghĩa kiến tánh giác ngộ              

Kiến tánh giác ngộ là thấy được bản chất của vũ trụ vạn vật, thấy được bản chất hai mặt đối lập và mâu thuẫn, hai mặt khác nhau đó của vũ trụ vật chất và tinh thần. Chẳng hạn Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu ra rằng : Sắc (vật chất, hình tướng) bất dị Không (trống rỗng, emptiness, nothingness). Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Tuy hai mặt đó khác nhau, mâu thuẫn nhau nhưng không triệt tiêu nhau mà bổ sung cho nhau. Vũ trụ là nothingness, trống rỗng, chẳng có gì là thật cả, nhưng vẫn có vũ trụ vạn vật và cuộc sống con người, có đủ mọi thứ, có đau khổ và hạnh phúc. Tuyệt đại đa số mọi người đều hiểu có cuộc sống thế gian, có đau khổ và hạnh phúc, nhưng tuyệt đại đa số đều không hiểu vũ trụ là nothingness trống rỗng, chỉ là tánh không, tánh giác. Người kiến tánh thì thấy điều đó.  

Tánh giác tức là Phật tánh, đó là Tánh Biết còn gọi là Tâm hay Chân Tâm. Nó là bản chất của tất cả mọi hiện tượng trên thế gian. Tánh Biết là vô sinh pháp nhẫn 無生法忍(Sanskrit:anutpattika-dharma-kṣānti)tức là pháp bất biến vốn là như vậy, không phải do cái gì sinh ra, không phải có thật, cũng không phải giả hay không có, nó là tuyệt đối bất nhị. Ngày nay khoa học hình dung Tánh Biết là một trường thống nhất (unified field) hoặc là một trường thông tin có dạng sóng, nhưng đây là sóng tiềm năng chứ không phải sóng vật chất. Vì vậy nó còn được gọi là miền tần số (frequency domain). Như vậy bản chất của Tánh Biết là thông tin, nó có rung động (hình dung như vậy) nhưng chưa có định hình, chưa có định dạng, nghĩa là nó vẫn còn là nothingness trống rỗng, vô phân biệt, bất nhị. Vậy làm thế nào Tánh Biết hiển thị thành vũ trụ vạn vật ?

Tánh Biết có sức mạnh vạn năng, nó có khả năng vô cùng vô tận. Vì vậy kinh Hoa Nghiêm nói : “心如工畫師,造種種五陰,一切世間中,無法而不造。” [Tâm như vị họa sư tạo ra tất cả các loại ngũ ấm (cũng tức là ngũ uẩn 五蘊) tất cả mọi thứ trong thế gian, không có pháp nào mà tâm không tạo ra được]. Chính vì Tâm có khả năng vĩ đại như vậy nên một số tôn giáo gọi nó là Trời, Thượng Đế, Chúa, Đạo.   

Vậy thì Tâm hay Tánh Biết tạo ra điều kiện để vũ trụ vạn vật xuất hiện. Đây là tạo tác của Tâm, nó vọng tạo ra sinh diệt, tạo ra ảo ảnh, ảo giác, ảo tưởng. Vậy Tâm tạo ra cái gì ? Trước hết nó tạo ra các hạt cơ bản của vật chất (particles of material- material particles). Đó chỉ là những hạt ảo không có thật mà kinh điển xưa gọi là hoa đốm trong hư không. Nhà vật lý học nổi tiếng Niels Bohr nói : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập thì trừu tượng- tức không phải vật thật). Cô lập (Isolated) nghĩa là sao ? Cô lập nghĩa là tách rời khỏi con người hoặc cảm biến (sensor có tác dụng cũng giống như giác quan của con người). Khi bị cô lập như thế thì hạt cơ bản chỉ là hạt ảo, trừu tượng. Điều đó có nghĩa là hạt cơ bản (particles) chỉ xuất hiện khi có người quan sát. Nếu không có người quan sát thì hạt chỉ là sóng tiềm năng, vô hình, không có thật. Khi đã xuất hiện hạt cơ bản, chúng mới cấu trúc thành nguyên tử, phân tử, vật thể, sinh vật, con người…

Sau khi xuất hiện hạt cơ bản, Tâm tiếp tục tạo tác điều kiện, nhân duyên cho các hạt như quark và electron kết hợp lại thành nguyên tử, trong đó hạt nhân nguyên tử là các hạt proton và neutron do hạt quark tạo thành:

Hạt proton do 2 quark-up và 1 quark-down tạo thành. Hạt neutron do 1 quark-up và 2 quark-down tạo ra.

Còn electron chạy vòng vòng ở bên ngoài tạo ra đám mây gọi là vân đạo nguyên tử, chính vân đạo này tạo ra cảm giác có hạt nguyên tử vật chất, chẳng hạn các nguyên tử hydrogen, oxygen, nitrogen, carbon.  

Chính 4 nguyên tử này là thành phần chính tạo ra chất sống, tạo ra sinh vật từ loài vi trùng, vi khuẩn tới côn trùng, nấm, cây cỏ, cá tôm, chim thú, cuối cùng là con người.

Con người là sản phẩm cao cấp, hoàn thiện nhất của tâm. Con người có lục căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, não bộ. Tâm cũng tạo tác ra lục trần là đối tượng của lục căn gồm : Sắc (vật chất), Thanh (âm thanh, tiếng động), Hương (mùi thơm, thúi), Vị (ngọt, mặn, đắng, chua, cay), Xúc (cảm giác tiếp xúc như trơn, nhám, đau, sướng, tê, mỏi), Pháp (tên gọi chung của tất cả vạn vật từ hữu hình tới vô hình, kể cả tư tưởng, tình cảm). Khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì phát sinh ra lục thức : thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, biết). Biết là khả năng nhân thức, phân biệt tổng hợp tất cả các pháp. Còn các thức khác là khả năng chuyên biệt trong từng lĩnh vực, chẳng hạn thấy là nhận thức chủ yếu là về hình dáng to nhỏ, thanh tú hay thô kệch, màu sắc trong đó 7 màu cơ bản của cầu vồng, khi pha trộn thì thành vô số màu. Nghe chủ yếu là về âm thanh, tiếng động với vô số tần số, cường độ v.v… Lục căn, lục trần, lục thức cộng chung, Phật pháp gọi là 18 giới 十八界 tức 18 loại cảnh giới cơ bản mà con người hình dung trong tâm thức. Kinh điển đã hình tượng hóa 18 giới này thành 18 vị La Hán mà chúng ta thường thấy tượng của các vị này trong các chùa. Không hẹn mà gặp, khoa học cũng tổng kết các hạt cơ bản của vật chất thành Mô hình chuẩn của Vật lý hạt (Standard Model of Particle Physics) bao gồm 18 hạt. Mô hình chuẩn trong bảng liệt kê dưới đây chưa có hạt hấp dẫn (graviton) vì người ta chưa tận mắt nhìn thấy chúng, nhưng trong năm 2016 người ta đã thấy sóng hấp dẫn (gravitational waves) mà hễ có sóng thì có hạt theo quy luật lưỡng tính sóng hạt (wave-particle duality).

Riêng về thức, ngoài lục thức, Duy Thức học Phật giáo còn mô tả hai thức khác gọi là: thức thứ 7 (Mạt-na= Manas) là thức chấp ngã, mỗi cá thể chúng sinh coi thân thể và tinh thần của mình bao gồm 18 giới là của riêng mình, tách biệt với thân thể và tinh thần của chúng sinh khác. Thức thứ 8 (A-lại-da= Alaya) bao gồm thức thứ 7 trải qua vô lượng kiếp chất chứa thành một cái kho cực lớn gọi là Tàng thức. Tàng thức chỉ là tên gọi khác của A-lại-da thức.

Một câu hỏi được đặt ra là : Một cá thể chúng sinh trải qua vô lượng kiếp, dữ liệu thông tin của nó được tích chứa trong Alaya thức 1. Và tất cả chúng sinh trải qua vô lượng kiếp, dữ liệu thông tin của chúng cũng được tích chứa trong Alaya thức 2. Vậy Alaya thức 1 và Alaya thức 2 có khác nhau không ? Câu trả lời là không khác nhau, vẫn chỉ là một thôi. Tại sao ?  

Bởi vì số lượng không có thật. Tất cả chúng sinh cũng chỉ là một chúng sinh mà thôi. Alaya thức 1 và Alaya thức 2  cũng chỉ là một. Người giác ngộ phải nhận ra điều đó. Có một thí nghiệm khoa học chứng tỏ điều đó.

Năm 2012Maria Chekhova và các đồng sự tại Viện Khoa học Ánh sáng Max Planck và Đại học Moscow đã tạo ra những trạng thái lượng tử chứa tới 100.000 photon, và tất cả chúng đều bị vướng víu tức là liên kết với nhau. Điều đó có nghĩa là một photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau. Như vậy 100.000 photon cũng chỉ là một photon.

Maria Vladimirovna Chekhova, Tiến sĩ Khoa học Đại học Moscow

Thí nghiệm này chứng tỏ điều mà kinh điển Phật giáo đã nói từ lâu : Tất cả chúng sinh đều chỉ là một Tâm mà ra. Một Tâm tạo ra vô lượng vô biên chúng sinh cũng giống như một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở vô số vị trí khác nhau và tất cả vị trí đều có dính líu (entangled) với nhau.

Một thí nghiệm khác cũng chứng tỏ rằng không gian và thời gian không có thật gọi là hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement).  

Năm 2008 Nicolas Gisin của đại học Geneva tiến hành thí nghiệm loại này. Họ có thể cho một photon (hạt ánh sáng) xuất hiện đồng thời ở 2 vị trí cách xa nhau 18km. Tác động lên vị trí A thì tức khắc vị trí B bị tác động tương ứng không mất thời gian. Thí dụ xoay hạt A sang trái thì lập tức hạt B xoay sang phải. Thời Einstein còn sống, ông không tin hiện tượng này có thật, ông nói đó là : tác động ma quái từ xa (nguyên văn : spooky action at a distance). Einstein cũng đã tranh cãi kịch liệt với Niels Bohr về việc hạt photon hoặc hạt electron có sẵn đặc trưng như vị trí, khối lượng, điện tích, số đo spin (độ xoay) hay không. Quan điểm của Einstein cho rằng hạt luôn luôn có sẵn những đặc trưng đó, cái đó là khách quan. Để minh họa lập trường của mình Einstein nói rằng :

Einstein nói : “Tôi thích nghĩ rằng Mặt trăng vẫn tồn tại ở đó ngay cả khi tôi không đang nhìn nó”

Trái lại Bohr nói rằng hạt không có thật, hạt chỉ xuất hiện khi có người quan sát như đã trích dẫn ở trên. Bohr diễn tả lập trường của mình khi nói về cơ học lượng tử (quantum mechanics)

“Mọi thứ chúng ta gọi là có thực được cấu tạo bằng những thứ không được xem là thật. Nếu cơ học lượng tử chưa gây shock một cách sâu sắc cho bạn thì có nghĩa là bạn chưa hiểu gì về nó.”

Cuộc tranh luận giữa hai nhà khoa học hàng đầu thế giới chưa ngã ngũ, chưa biết ai đúng ai sai cho đến khi cả hai đều qua đời (Einstein mất năm 1955, Bohr mất năm 1962). Đến năm 1982 tại Paris nhà khoa học Alain Aspect làm lại thí nghiệm liên kết lượng tử, dùng bất đẳng thức của John Bell chứng minh rằng hiện tượng quantum entanglement là có xảy ra thật, từ đó người ta rút ra 3 kết luận vô cùng quan trọng vô cùng cơ bản về khoa học và hiện thực là :  

1/Vật (cụ thể là hạt cơ bản như photon, electron…) không có thật (non realism)

2/Không gian và thời gian là vô sở trụ (non locality)cũng tức là không có thật

3/Số lượng là không có thật (non quantity)

Như vậy tiêu chuẩn đầu tiên vô cùng quan trọng để đánh giá một người có giác ngộ kiến tánh hay không là xem coi người đó có nhận thức được bản chất của vật chất là không có thật hay không. Không phải đợi khi vật chất tan rã hết mới là không có thật, mà ngay bây giờ cái nhà của bạn, chiếc xe của bạn cũng là không có thật. Bởi vì các hạt cơ bản cấu tạo nên cái nhà và chiếc xe của bạn chỉ là hạt ảo, không có thật. Hãy đọc kỹ câu nói của Niels Bhor trong tấm hình trên.

Kế đến là xem coi nhận thức của người đó về không gian và thời gian, có thấu hiểu không gian và thời gian là không có thật, là vô sở trụ hay không. Hãy đọc lại câu kinh trích trong Kim Cang : Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm (應無所住而生其心 Trong điều kiện vô sở trụ thì xuất hiện cái tâm ấy). Chú ý chữ ưng là điều kiện cách, chữ kỳ là đại danh từ có nghĩa là đó, ấy. Kỳ tâm nghĩa là cái tâm ấy, chứ không phải kỳ là kỳ diệu, kỳ lạ. Ở đây không có nghĩa gì là kỳ diệu kỳ lạ cả, cái tâm ấy là cái bản tâm vốn có sẵn mà chúng ta không nhận ra, chúng ta cứ nghĩ là cái đầu óc suy tư của mình (vọng tâm) là có thật mà không nhận ra bản tâm mới là người quyết định. Ở một chỗ khác, kinh Kim Cang còn nói rõ thời gian không có thật với câu : Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.

《金剛經》“過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得”

Thời gian không có thật nên quá khứ, hiện tại, vị lai đều bất khả đắc, các cảm nhận về thời gian quá khứ hiện tại vị lai đều chỉ là tâm niệm, là tưởng tượng của tâm chứ thời gian không hề có thực thể.

Thời gian, không gian, số lượng đều không có thật nên người giác ngộ phải thấu hiểu ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 tức là phải giác ngộ sắc, thọ, tưởng, hành, thức (vật chất, cảm giác của các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý thức của não, suy nghĩ tưởng tượng, chuyển động, phân biệt) đều không có thật.

Ngộ được như vậy thì sẽ đi tới chỗ làm chủ thân tâm. Tại sao ư ? Thân tâm là do mình tưởng tượng ra chứ không phải là vật gì có thật khách quan ở ngoài, tại sao mình không làm chủ được ? Làm chủ được thân tâm cũng tức là làm chủ được nghiệp. Làm chủ được nghiệp là làm chủ được sinh tử, luôn sống trong bình an bất cứ hoàn cảnh bên ngoài xảy ra như thế nào. Ngộ đời là huyễn mộng, ảo ảnh, kể cả nhân quả, tại sao cứ phải lo lắng bất an ? Phải chăng do chấp ngã, chấp pháp ?

Không gian, thời gian, vật chất không có thật, vậy thì mình phải có khả năng thấy xa vạn dặm, nghe xa vạn dặm, đi xa vạn dặm trong tích tắc, đi xuyên qua tường, bay trên trời, lặn dưới nước đều được cả.

Tất cả chỉ là thói quen, là tâm niệm thôi. Nhưng người giác ngộ không cần tập luyện để có thần thông như người ngoại đạo, không cần thiết phải luyện tập thần thông. Bởi vì khoa học là thần thông. Khoa học dựa vào bản chất của vũ trụ vạn vật và tìm ra cách để ứng dụng, do đó khả năng của khoa học là rất lớn lao. Bây giờ việc thấy xa, nghe xa, bay trên trời, lặn dưới nước, khoa học đều làm được.

Trong tương lai chúng ta có thể tin rằng khoa học có thể dùng máy in 3D vạn năng để in ra đủ mọi thứ vật dụng cần thiết phục vụ đời sống con người. Khoa học cũng có thể biến con người thành lượng tử cho phép đi xuyên qua tường, đi xuyên qua không gian và thời gian đều được cả, thực hiện cái gọi là viễn tải lượng tử giống như video clip sau đây hình dung.   

Đi xa không giới hạn trong tích tắc bằng viễn tải lượng tử  

Vậy người giác ngộ là ngộ cái gì ? Ngộ tánh không là bản thể của vũ trụ vạn vật như bộ sách Thành Duy Thức Luận (trong phần Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận 大乘百法明門論) của ngài Huyền Trang đã dịch tại Trường An vào năm Trinh Quán thứ 22 (648 Công nguyên) : Tam giới duy tâm, Vạn pháp duy thức 三界唯心,萬法唯識 (Ba cõi giới đều là tâm, Vạn pháp đều là thức). Câu đó có nghĩa là tất cả các pháp từ vật chất tới tinh thần đều do tâm tưởng tượng ra chứ không có thực thể, do đó Bát Nhã Tâm Kinh mới nói Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 (QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH)     

Vạn pháp duy thức cũng có nghĩa là cả tam giới, vũ trụ vạn vật đều chỉ là thông tin. Thức chính là thông tin. Thông thường chúng ta hiểu thông tin là news (tin tức). Thông tin trong quá khứ là lịch sử. Thông tin về đời sống xã hội của con người là văn học, nghệ thuật. Công cụ chủ yếu của thông tin là ngôn ngữ bao gồm tiếng nói và chữ viết. Ngày nay có một hình thức thông tin mới đã trở nên phổ biến trên mạng internet, đó thông tin bằng hình ảnh video kết hợp với tiếng nói và chữ viết mà chúng ta thường thấy trên Youtube.

Nhưng vạn pháp duy thức có ý nghĩa sâu xa hơn thế. Nó có nghĩa nền tảng của vũ trụ vạn vật là thông tin. Vật chất, năng lượng cũng đều là thông tin. Ngũ uẩn giai không, mang ý nghĩa như thế. Sắc (vật chất), Thọ (cảm giác), Tưởng (suy nghĩ, tưởng tượng), Hành (chuyển động), Thức (biết, phân biệt) đều là không. Không chỉ có nghĩa là ảo, không có thật, chứ không phải là hư vô. Clip sau đây minh họa cho ý nghĩa vạn pháp chỉ là thông tin. Như vậy vũ trụ có bản chất là số, có thể được số hóa (digital). 

Vũ trụ vạn vật chỉ là thông tin            

Ý nghĩa mới của thông tin mà tuyệt đại đa số nhân loại hiện nay đều chưa hiểu là : cái chúng ta ăn (lương thực thực phẩm), cái chúng ta mặc, mang (quần áo, giày dép), ngôi nhà chúng ta ở, chiếc xe chúng ta đi, vật dụng chúng ta sử dụng, năng lượng chúng ta sử dụng, thành phố chúng ta sinh sống… tất cả đều là thông tin. Bậc giác ngộ kiến tánh phải biết điều đó.

Nếu tất cả chỉ là thông tin, kể cả không gian, thời gian, số lượng. Vậy nhân loại hoàn toàn có thể dùng tin học để giải quyết tất cả mọi vấn đề về cơm áo gạo tiền cho toàn thể loài người không để ai phải thiếu thốn. Tại sao con người có khả năng làm được việc đó ?  Bởi vì số lượng không có thật (non quantity), nên số lượng là vô hạn. Con người không cần phải tiến hành chiến tranh với nhau để tranh giành tài nguyên, biển đảo, điều đó quả thật là mê muội, bởi vì tất cả mọi thứ đều vô hạn, vô số lượng, không cần phải tranh giành. Người giác ngộ phải biết điều đó.

Kinh Vô lượng thọ đã có hình dung về một thế giới như vậy gọi là cõi Tây phương cực lạc. Ở cõi giới đó con người muốn gì có nấy rất dễ dàng, không giới hạn. Muốn ăn chỉ cần khởi tâm là thức ăn hiện ra, ăn xong, không còn khởi tâm về ăn uống nữa, thức ăn, mâm bàn, chén đũa, tự biến mất không cần dọn dẹp.

Việc ăn uống tại cõi Tây phương Cực lạc

Ý tưởng đó hoàn toàn có cơ sở khoa học bởi vì khoa học ngày nay đã nhận ra bản chất của vũ trụ là thông tin, là số (digital). Do đó có thể dùng tin học để giải quyết vấn đề cơm áo gạo tiền. Và nhân loại có thể sẽ thực hiện trên quả địa cầu bằng khoa học.   

Trong tương lai Khoa học có thể dùng máy in 3D vạn năng để in ra mọi thứ cần dùng cho con người từ lương thực, thực phẩm tới nhà ở, đường sá, xe cộ, vật dụng. Thậm chí đối với những vật dụng nhỏ, cá nhân có thể tự in ở nhà mình.

Kết luận

Người giác ngộ kiến tánh phải nhận thức được ngũ uẩn giai không, phải ngộ tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Tức là ngộ được nền tảng của vũ trụ vạn vật là thức, thức tức là thông tin. Phải ngộ thời gian, không gian, số lượng, là không phải tuyệt đối có thật. Phải phá được ngã chấp và pháp chấp.  

Chẳng những ngộ mà còn phải thực hành được, làm được. Trước hết là làm chủ thân tâm, sống khỏe mạnh, suốt năm không bệnh, suốt đời không bệnh. Làm chủ được nghiệp. Bởi vì nghiệp do tâm tạo, làm chủ nghiệp thì không rơi vào những đường ác, làm chủ được sinh tử. Vì thực tướng ngã và pháp đều là không, nên chẳng có ai tạo nhân, chẳng có ai chịu quả cả, thế gian chỉ là huyễn mộng không có thật, giống như một vở kịch, mọi việc là do dàn dựng mà thôi. Nghiệp có cũng như không mà thôi, cũng không thật, chỉ là ảo.   

Trong Chứng Đạo Ca 證道歌 của sư Vĩnh Gia Huyền Giác 永嘉玄覺 có câu :

Chứng thực tướng, vô nhân pháp, 證實相無人法 Chứng thực tướng không có người, không có pháp

Sát na diệt khước a tỳ nghiệp. 剎那滅卻阿鼻業 Trong sát na diệt sạch a tỳ nghiệp (nghiệp nặng địa ngục)

Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh. 若將妄語誑眾生 Nếu ta đem lời nói dối chúng sinh

Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp.  自招拔舌塵沙劫 Thì tự mình bị rút lưỡi vô số kiếp

Sư Vĩnh Gia Huyền Giác đã giác ngộ, kiến tánh, làm bài Chứng Đạo Ca để bày tỏ thực tướng vạn pháp là tánh không, nhân quả nghiệp chướng cũng là không, không có người, không có pháp (vô nhân pháp 無人法 không có người là vô ngã 無我 không có pháp là vô sinh pháp nhẫn 無生法忍), không có thời gian (Sát na diệt khước a tỳ nghiệp. 剎那滅卻阿鼻業) không có không gian (Ngũ ấm phù vân không khứ lai 五蘊浮雲空去來 ngũ ấm hay ngũ uẩn giống như đám mây là tánh không, không đi không đến, ý nói không gian không có thật), không có số lượng hay vật không có thật (Pháp thân giác liễu vô nhất vật 法身覺了無一物 tức liễu ngộ pháp thân cũng tức là vũ trụ vạn vật không có một vật nào là thật, đồng nghĩa số lượng là không có thật)  

Tóm lại những điều tôi trình bày dưới dạng khoa học hiện đại, kinh điển và các bậc giác ngộ xưa đều có nói hết, chỉ khác là lời nói ngày xưa hơi trừu tượng nên khó nắm bắt hơn một chút mà thôi. Còn khoa học thì nói cụ thể rõ ràng hơn và thực hiện được. Bậc giác ngộ xưa đều hiểu rõ tánh không của vũ trụ vạn vật, nhưng rất ít người có khả năng thấy xa vạn dặm, nghe xa vạn dặm. Còn ngày nay ai ai cũng làm được, điều đó là nhờ khoa học đã biết tường tận cách làm, đã chế tạo ra công cụ để thực hiện.   

Người giác ngộ kiến tánh thời hiện đại có thể làm gì ?       

Nhiệm vụ của người giác ngộ, theo truyền thống vẫn là phổ biến tư tưởng của Phật pháp, hướng dẫn cho mọi người trong xã hội nhận thức được tánh không, ngũ uẩn giai không và hành xử, thái độ ứng xử đều dựa trên cơ sở đó. Người trẻ tuổi không nhất thiết phải xuất gia vào chùa tu, mà có thể tham gia vào sự nghiệp biến quả địa cầu này thành một nơi an lành, hòa bình. Tất cả mọi người đều phải có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, dụng cụ sinh hoạt, không để ai phải nghèo khổ thiếu thốn. Điều này thì ngày xưa không thực hiện được, thần thông do giác ngộ kiến tánh không đủ để cải tạo xã hội. Còn ngày nay có sức mạnh của khoa học, điều này có thể làm được.   

Càng có nhiều người hiểu ngũ uẩn giai không, phá được sự chấp ngã, chấp pháp thì thế giới sẽ càng thanh tịnh và an lạc. Thế giới hòa bình thì sẽ tập trung cải tạo xã hội.

Như vậy người giác ngộ nếu không tham gia chính quyền thì cũng giúp cho nhà cầm quyền, giúp cho cả xã hội giác ngộ kiến tánh. Và xây dựng một xã hội bình an, yên ổn dựa trên nguyên lý tánh không, khiến cho toàn nhân loại đều giác ngộ, toàn thể loài người trên Trái đất đều no ấm.

Các bậc giác ngộ xưa cũng đều hiểu những điều tôi trình bày nhưng không thực hiện được. Rõ ràng là nước Ấn Độ, quê hương của Phật giáo, cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều người nghèo đói, dân chúng nhiều người vẫn còn rất khó khăn. Ở TQ, số người giác ngộ kiến tánh được ghi chép trong Thiền sử là hơn 7000 người. Thế nhưng TQ vẫn nghèo đói, lạc hậu cho đến khi khoa học phát triển.

Ngày 25-02-2021, TQ đã tổng kết hoạt động xóa đói giảm nghèo của toàn quốc. Từ năm 1979, tức là năm TQ bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa, cả nước có 850 triệu người nghèo đói.    

Đến năm 2012 TQ chỉ còn 100 triệu người nghèo đói. Và đến năm 2021 cả nước không còn ai nghèo đói cùng cực nữa. TQ là nước đông dân nhất thế giới nhưng là nước duy nhất xóa được nạn nghèo đói cùng cực. Cả nước có 800 quận huyện, vốn có mức thu nhập trung bình của người dân dưới 4.000 Nhân dân tệ (619 USD) một năm, nay đã chính thức được đưa ra khỏi danh sách nghèo đói.

Thành tích của TQ cho thấy rõ ràng tác động của khoa học kỹ thuật. Kiến tánh giác ngộ là giải thoát về mặt tinh thần. Còn thoát khỏi đói nghèo là giải thoát về mặt thực tế vật chất. Tôi mong rằng TQ sẽ thật tâm giúp cho toàn thể nhân loại thoát khỏi đói nghèo. Nhà cầm quyền TQ cũng nói là họ muốn hợp tác xây dựng để mọi người, mọi bên cùng thắng. Đó cũng là trách nhiệm của một nước lớn đối với thế giới.  

Trong thập niên 1980-1990 bỗng nhiên tại một nước theo duy vật chủ nghĩa như TQ tự dưng xuất hiện rất nhiều những nhân vật huyền thoại như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý, Nghiêm Tân. Họ đã góp phần thay đổi cái nhìn của giới lãnh đạo cao cấp, từ một nước duy vật, họ đã nới lỏng tự do tư tưởng hơn, nên sách về các nhân nói trên mới được chính thức xuất bản. Sách vở kinh điển Phật giáo cũng không bị cấm. Đó cũng là lúc TQ bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa. Và sau hơn 40 năm cố gắng đổi mới, người lao động TQ đã đem lại một kết quả rất khả quan cho đất nước và người dân, chẳng những cho TQ mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới thế giới. Hàng TQ giá rẻ đã giúp ích cho người nghèo trên khắp thế giới.

Tóm lại giác ngộ kiến tánh phải gắn liền với khoa học kỹ thuật mới có thể đem lại thay đổi lớn lao cho thế giới. Tôi kỳ vọng rằng giác ngộ kiến tánh không chỉ giới hạn ở vài ngàn người như thời xưa mà phải là hàng tỷ người. Cơ học lượng tử của khoa học ngày nay đã tiệm cận với Phật pháp liễu nghĩa sẽ giúp nhân loại hiểu rõ Tâm, Tánh Biết, Tánh Thấy, Tánh Nghe…Tánh Không, Vô Sở Trụ, các khái niệm Không có thời gian, Không có không gian, Không có số lượng sẽ dần phổ biến. Chẳng những mọi người hiểu rõ mà còn thực hành được, đem lại lợi ích thiết thực cho toàn thể nhân loại.   

Truyền Bình              

Advertisement

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Bài viết. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

22 Responses to GIÁC NGỘ KIẾN TÁNH LÀ THẾ NÀO ?

  1. baloy9 nói:

    Dùng tin học để giải quyết cơm áo gạo tiền giống như trí tuệ nhân tạo phải ko bác khi đó đồng tiền ko còn cần thiết nữa

  2. 12 nói:

    Toi da kien tanh, sao chua co than thong?

    • Nếu bạn đã kiến tánh thì sẽ không còn quan tâm đến việc có thần thông hay không. Bạn đã thấu triệt ngộ rồi đồng như chưa ngộ ? Thần thông hay xá lợi cũng không còn nhiều ý nghĩa như câu chuyện sau đây do thầy Duy Lực kể. Thế gian không có thật thì thần thông có thật sao ? https://drive.google.com/file/d/1Q6XW-YkjrzepKnW3gDSOy2pXJa7x1bYZ/view?usp=sharing

    • Bantoioi nói:

      Chào bạn! Có thể kể quá trình dẫn tới sự kiến tánh của bạn được không?

      Cung kính.

      • Bantoioi nói:

        Chào bạn 12…!!! Có thể kể quá trình dẫn tới sự kiến tánh của bạn được không?

        Mong bạn chia sẻ…
        Cung kính.

      • 12 nói:

        Vao nam 2013, toi doc quyen Thien tong VN cuoi the ky 20 cua Thich Thanh Tu, den doan con mat khong the tu thay con mat, dot nhien thay tinh biet trong suot bao trum vu tru, 6 can deu cam nhan duoc. Tu do toi nay toi lo bao nham, cho ngay dac dao.

        Xin hoi DLT nhu vay co phai kien tanh khong?

  3. Như vậy chưa phải kiến tánh. Kiến tánh là đốn ngộ, tức thời, bạn còn phải chờ là mắc kẹt trong thời gian là chưa kiến tánh. Người tu theo giáo môn sẽ không bao giờ kiến tánh bởi vì họ còn chấp ngã, chấp pháp, chấp có không gian thời gian.

    • 12 nói:

      Toi nghe noi kien tanh khoi tu, Don ngo tiem tu, Luc to Hue Nang phai bao nham 16 nam.

    • Bantoioi nói:

      Chào bạn 12…!!! “Đột nhiên thấy tánh biết trong suốt bao trùm vũ trụ,,, 6 căn đều cảm nhận được…”.

      Xin hỏi: Bạn thấy tánh biết? Hay chính… Bạn là tánh biết? Và sự việc ấy xảy ra trong khoảng thời gian ngắn rồi mất,,, mọi thứ trở về như cũ? Do vậy mà bạn phải bảo nhậm – để sống khế hợp với cái thấy lúc cho là ngộ,,, phải không?

      Mong bạn chia sẻ chi tiết hơn… Và trường hợp của bạn; cũng giúp mọi người trên trang này tương tác nhau nhiều hơn; trên đường tìm cầu chân lý!

      Cung kính.

      • 12 nói:

        chính… Toi là tánh biết. Tanh biet do bay gio van con, chang bao gio mat di ca, bat cu khi nao toi muon deu thay ca.
        Xin hoi bao nham nhu the nao?

      • 12 nói:

        chính… Toi là tánh biết. Tanh biet do bay gio van con, chang bao gio mat di ca, bat cu khi nao toi muon deu thay ca.
        Xin hoi bao nham nhu the nao?

        Tanh biet do nhu tam guong trong suot, van vat chi la hinh bong trong guong.

      • 12 nói:

        Tinh thay tu thay, chu khong co nguoi thay-vat bi thay.

      • 12 nói:

        Tinh biet tu thay, chu khong co nguoi thay-vat bi thay.

  4. Lục Tổ Huệ Năng có nhiệm vụ hoằng pháp tức là dạy dỗ cho những người chưa kiến tánh. Do đó phải hiển thị cho người đời thấy có kiến tánh, có thời gian bảo nhậm để giải trừ tập khí. Chứ không thể nói vô tu vô chứng, ngộ rồi đồng như chưa ngộ được. Chỉ có người kiến tánh rồi mới biết thực tế đó.

    • Bantoioi nói:

      Kính DLT,,, như vậy kiến tánh một lần là xong việc lớn sinh tử – từ nay chỉ còn mặc áo ăn cơm tiêu dao ngày tháng,,, không có bảo nhậm giải trừ tập khí gì cả ư?

      Sao nghe tổ nói: Ngộ có sâu có cạn (tiểu ngộ đại ngộ triệt ngộ),,, Kiến tánh có 3 lớp (sơ quan trùng quan mạt hậu lao quan),,, Ngài Trung Phong nói ngộ rồi mới tu – tập khí nhiều đời từ vô thỉ…v.v

      Còn nhóm từ này ở đâu ra: Đốn ngộ tiệm tu…,,, bảo nhậm giải trừ tập khí…,,, chăn trâu đen thành trâu trắng sờ sờ đuổi chẳng đi…

      Mong DLT giải thích cho.
      Cung kính.

    • Bantoioi nói:

      Chào bạn 12…!!!
      Theo lời bạn kể “Chính… Tôi là tánh biết, tánh biết đó bây giờ vẫn còn, không bao giờ mất đi cả. Bất cứ khi nào tôi muốn đều thấy cả…”.
      Xin hỏi rõ hơn: Khi nào bạn muốn là thấy; vậy khi bạn bình thường thì bạn không thấy, phải vậy không? Hãy giải thích thêm chỗ này, sao khi mê lúc muốn thì tỏ…? Tức bạn không thường trực là tánh biết?

      Còn bạn nói: “tánh biết như tấm gương trong suốt…” Thì…. có người khác hỏi như vầy: – Tôi dụng công tu Thiền đã nhiều năm, khi tĩnh tọa thân tâm hoàn toàn quên mất, ban sơ trống rỗng được mười phút, sau kéo dài đến hai mươi phút, cái không của thân tâm với cái không của hư không hợp lại, khi ấy thân tâm rỗng không như gương, hư không cũng như gương, giống như gương chiếu gương, cảnh giới này có phải là minh tâm kiến tánh chăng? – Bạn xem có giống trường hợp bạn không?

      Và… khi bạn tự tri; có thấy bạn là: Bất sanh bất diệt,,, bất cấu bất tịnh,,, bất tăng bất giảm…,,, Thanh Tịnh như nhiên (thường định)…???

      Mong bạn chia sẻ…
      Cung kính.

  5. Giác ngô kiến tánh là ngộ cái bản tâm, thấy cái Phật tánh mới đúng thật là mình. Tất cả chúng sinh đều cùng một Phật tánh đó. Cái Phật tánh đó không sinh không diệt, không thêm không bớt. Cái việc tu tập của con người chỉ là dẹp bỏ cái đám mây đen tư tưởng, cảm giác, suy nghĩ, cảm nhận của ngũ uẩn để kiến tánh. Kiến tánh thì ngộ ngã, pháp, thời gian, không gian đều không có thật nên cứ sống tự tại thôi. Còn cái thói quen mê muội của cá nhân thì dần dần sẽ hết.

  6. Cái nguyên lý của Phật pháp là Bất nhị, là không phải hai cũng không phải là một, thực tế là không có số lượng. Do đó hành giả thấy tánh biết (kiến tánh) mà chính hành giả cũng là tánh biết đó.

    • Bantoioi nói:

      Kính DLT.
      Ngài nói: tánh biết chính là hành giả – lời này phù hợp với kinh điển và lời tổ. (Đúng hơn, Chân Tâm chính là hành giả, còn tánh biết là tánh biểu lộ của Chân Tâm; như tánh nghe; tánh thấy vậy).
      Nguyên lý bất nhị là nơi hiện tượng mà nói để quy về bản thể nhất nguyên. Còn khi kiến tánh là ở nơi bản thể tuyệt đối rồi – chẳng còn năng sở.

      Vậy nói: hành giả thấy tánh biết.
      (Vẫn còn năng thấy và sở thấy – có hai Chân Tâm ư)

      * Sở dĩ hôm nay phải trao đổi với DLT; là vì có nhiều người lầm nhận thấy tự tánh (sở kiến). Họ vẫn chấp thủ điều họ thấy kiên cố. Mà chẳng biết rằng tự tánh tự hiện – khi 5 uẩn buông ra. (Tất cả những gì thấy được điều là đối tượng của tâm, điều là có tướng là hư vọng chẳng thật).

      Mong ngài chia sẻ…
      Cung kính.

      • Bạn phải hiểu nguyên lý bất nhị của Phật pháp. Bất nhị không phải là hai (số nhiều) cũng không phải là một (số ít). Bất nhị là không có số lượng, không phân biệt số nhiều số ít, không phân biệt năng sở. Ngộ điều này thì bạn sẽ không còn thắc mắc nữa. Nói hành giả kiến tánh hay tâm tự ngộ cũng như nhau thôi, không có phân biệt.

  7. Bantoioi nói:

    Kính DLT.

    Vậy nói: hành giả kiến tánh là tâm tự ngộ,,, chính xác! Trạng thái vô tri mà tri,,, năng sở đồng thời chẳng tác ý mà ứng duyên.

    * Thế nào là tâm tự ngộ? – Là hoát nhiên thấy mình xưa và nay chẳng khác,,, chưa từng thêm bớt chút nào; bất nhiễm bất diệt… Như người thức dậy ra khỏi chiêm bao,,, những câu chuyện trong chiêm bao: nào là quan hệ trong đời sống thế gian biến mất, nhiều đời cũng biến mất, không gian chẳng có thời gian cũng không!

    * Liễu rồi nghiệp chướng bổn lai không – trở về thực tánh chân đế vô vi. Thế thì nói bất nhị, không phân biệt là ở nơi hiện tượng mà nói về bản thể vậy.

    Vấn đề đặt ra ở đây: Chân lý chỉ có một,,, mà cái tương tự chân lý thì nhiều!

    Kiến tánh; là giác ngộ; là ở nơi thực tại tuyệt đối; là chân lý duy nhất,,, thì chẳng còn Ta thấy Ta hay đồng hóa với một cái gì nữa – tự tri – vô tri mà tri.

    Mục đích trao đổi này là giúp cho hành giả không lầm nhận Chân Lý.

    Cung kính.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s