Lời giới thiệu
Thầy Thích Duy Lực đã có đóng góp to lớn trong việc hoằng truyền Tổ Sư Thiền tại Việt Nam. Thầy xuất gia năm 1973. Thọ giới Tỳ Kheo tại Malaysia, tu học với Sư Hoằng Tu tại chùa Từ Ân và được sư phụ giao nhiệm vụ ra hoằng pháp từ ngày 2-4-1977 . Từ đó cho tới ngày viên tịch , Thầy Duy Lực một mặt tự tu tập tham thiền, một mặt truyền bá pháp môn Tổ Sư Thiền cho các đạo hữu tại Việt Nam. Năm 1989, Thầy được đệ tử bảo lãnh sang Mỹ, từ đó mở rộng thêm việc hoằng truyền tại Mỹ, Canada. Một số chùa tại Úc, Đài Loan và Pháp cũng có mời thầy sang thuyết pháp. Nhưng địa bàn hoằng pháp chủ yếu của Thầy là tại Mỹ và Việt Nam, Thầy đi đi, lại lại giữa hai nơi này, tổ chức thiền thất và giải đáp thắc mắc. Thầy đã biên dịch nhiều kinh điển Phật giáo từ Hán ngữ ra Việt ngữ với sự giúp sức của một số đệ tử thân cận. Ngoài ra Thầy cũng có trứ tác một vài quyển sách nhằm hiển thị thêm nghĩa lý của kinh điển như Từ Điển Phật Học, Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 v.v…Thầy đã giải đáp hàng nghìn câu hỏi về Phật pháp của các Phật tử. Các kinh sách và các vấn đáp này dưới dạng chữ viết (text) audio và video, hiện nay đã được trình bày khá đầy đủ tại các trang web và blog về Phật giáo. Như vậy chúng tôi còn làm thêm blog này để làm gì ?
Thứ nhất, chúng tôi muốn tập họp lại phần lớn, nếu không phải là toàn bộ, các kinh sách và thuyết giảng của Thầy để tiện lợi cho người tu học muốn nghiên cứu, tu tập, chỉ cần tạo đường dẫn (link) là có thể giúp độc giả vào blog này tham khảo tất cả tư liệu về Thầy Duy Lực. Chúng tôi hiểu là cách làm này nghịch với tôn chỉ của Tổ Sư Thiền mà Tổ Đạt Ma đã nêu rõ (Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật) nhưng chúng tôi cũng cảm thấy rằng căn cơ của con người ngày nay ít có người thượng căn làm được như vậy, tham thiền miên mật đến mức quên cả ngoại cảnh . Chúng ta cần hiểu rằng việc sống chết thực ra chỉ là giả tạm, hư huyễn không có thực, không quan trọng, việc sống chết của một đời người không phải là cái mà sư Huyền Giác nói (Sinh tử sự đại, vô thường tấn tốc). Sư Huyền Giác muốn nói cái sinh tử thuộc bản chất sinh diệt của thế gian (sinh, lão, bệnh, tử) chi phối mọi loài hữu tình, luân hồi mãi mãi. Đó chính là cái mà Phật tử chúng ta muốn giải quyết, chứ không phải việc sống chết của một đời người, bởi vì đã có sinh thì phải có chết, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Mà ngay cả thời gian sớm hay muộn cũng không có thật, bởi vì không gian, thời gian cũng chỉ là tương đối, là duy thức, là ảo thôi chứ không phải thật. Vậy nên hiểu rằng việc sinh và tử của tất cả mọi người đều là ảo, không phải thật. Nhưng dù sao cũng nên hiểu rõ cái huyễn ảo đó, tìm hiểu là trái với đường lối thực hành tham Tổ Sư Thiền, nhưng có hiểu mới tin được Phật pháp. Chúng ta tin Phật pháp vì tin ở Kinh, tin ở Thầy, chớ chưa thật sự hiểu, đó chưa phải là thực sự tin (chánh tín), mà phải hiểu rõ mới có được niềm tin sâu xa vững chắc.
Thứ hai, Phật pháp kể từ lúc Phật Thích Ca sáng lập đến nay cũng đã trải qua rất nhiều biến đổi. Phật tánh là bất biến nhưng Phật giáo biến đổi rất nhiều từ Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Đại Thừa rồi đến Thiền Pháp. Ngay Thiền cũng biến đổi từ Thiền Quán đến Thiền công án, rồi đến Thiền thoại đầu. Phương pháp Tham thoại đầu để tự ngộ thì không cần biến đổi, nhưng phương pháp tu học để củng cố niềm tin thì nhất thiết phải có cải tiến để người tu học hiểu rõ Phật pháp hơn. Người tham thoại đầu lấy cái không biết để tu thì không cần kinh điển, băng giảng, kiến thức gì cả. Còn người chưa đủ niềm tin để tiến hành tham thoại đầu, còn nhiều thắc mắc thì cần hiểu trước khi tập tham thiền. Người thượng căn đã có sẵn niềm tin rồi thì không cần hiểu cũng được.
Trong blog này, chúng tôi tự nhận mình thuộc về trung, hạ căn, chưa đủ niềm tin để tham ngay Tổ Sư Thiền, phải nghiên cứu, học hỏi để có được niềm tin đó, và giúp cho các đạo hữu khác củng cố niềm tin bằng những chứng cớ xác đáng. Thời nay khoa học thống trị, Phật pháp cũng phải đối diện với khoa học và phải chứng tỏ mình chẳng những không trái với khoa học mà còn vượt trên khoa học thì mới đủ sức thuyết phục mọi người tin tưởng rằng Phật pháp mới đích thực là giải pháp đem lại an lạc, hạnh phúc cho nhân loại. Ví dụ Phật giáo nói thế gian là huyễn ảo, không có thật, là chiêm bao giữa ban ngày, vậy thì dựa vào đâu mà nói như thế ? chứng cớ đâu ? Cơ sở nào chứng tỏ tánh không ? Chỉ dựa vào Kinh thì không đủ sức thuyết phục, vì con người ngày nay đa số có học, có hiểu biết khoa học, do đó phải lấy khoa học làm cơ sở để chứng minh Phật pháp chẳng những không trái khoa học mà còn vượt trên khoa học, đi trước khoa học thì mới có sức thuyết phục. Dưới đây là những video clips khoa học minh họa cho điều tôi nói, khoa học ngày nay đã phần nào hiểu được kinh điển Phật giáo nói gì.
Tóm lại, trong blog này, chúng tôi tập họp nguyên văn kinh sách, lời nói (âm thanh) và hình ảnh của chính Thầy Duy Lực để các bạn đọc, nghe và thấy đúng những gì Thầy đã viết, nói, biểu hiện. Ngoài ra, chúng tôi nghiên cứu sâu thêm về cơ sở khoa học của Phật pháp để chứng tỏ Phật pháp không phải hoang đường, cũng không phải kiến lập chân lý, mà dựa trên tâm thức chung của nhân loại, dựa trên cái mê lầm của họ, hiểu được cái mê lầm của họ thì mới chỉ được cho họ con đường giải thoát.
Về phương tiện, thì nội dung của blog này kể cả văn bản, audio và video đều có thể xem nghe được trên máy vi tính (desktop, laptop, netbook) hoặc các thiết bị cầm tay như smartphone, iphone, ipod… có hệ điều hành (O.S._Operation System) như android, symbian… và có hỗ trợ sóng WiFi hoặc 3G, 4G. Hiện nay trên thế giới, đa số các nước đều có internet và phủ sóng viễn thông, đó là cơ duyên tốt đẹp để blog Duy Lực Thiền đến với các bạn, những người tầm đạo, dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu, chỉ trừ ra giữa biển khơi, hoặc giữa sa mạc, nơi sóng không đến được. Chúng tôi hy vọng một ngày không xa, khi internet được phủ sóng vệ tinh thì khắp thế giới, bất cứ nơi nào đều có thể tiếp xúc được. Riêng tại Việt Nam, chúng tôi có thử đến một vài vùng nông thôn xa, vẫn có sóng 3G nên vẫn tiếp xúc được, bạn chỉ cần có 1 USB 3G và 1 laptop hoặc netbook hoặc 1 smartphone hổ trợ 3G là có thể tiếp xúc với toàn thế giới. Tóm lại, không cần kinh sách dạng in ấn, không cần băng đĩa, bạn chỉ cần một điện thoại di động có thẻ nhớ, hỗ trợ 3G, giá rẻ chỉ từ 1,2 đến 2 triệu đồng là có thể xem các bài viết và xem video trên blog này (có thể không mở được audio nếu máy không có hệ điều hành, nếu thế thì dùng computer download và chép vào thẻ nhớ). Như vậy, giống như trong Kinh nói, pháp hiện diện ở khắp mọi nơi, khắp không gian, khắp thời gian, chỉ cần có đủ nhân duyên thì pháp sẽ hiện ra. Thiền pháp chính là như vậy mà tất cả các pháp cũng đều như vậy.
Nhân đây tôi cũng xin tán thán công đức của ông Huỳnh Ngọc Ẩn ở Sa Đéc, đã đem tặng cho gia đình chúng tôi hơn 50 đĩa CD tài liệu thuyết pháp của Thầy Duy Lực. Ông Ẩn phát tâm chuyển từ băng cassette qua đĩa CD đồng thời có chỉnh lý âm thanh cho nghe rõ ràng hơn, sưu tầm và chỉnh âm gần như toàn bộ các câu giải đáp thắc mắc của Thầy từ năm 1992 đến lúc viên tịch, mất hơn hai năm mới hoàn thành. Ngoài ra có chuyển băng video Hành Hương Trung Quốc ra đĩa DVD. Xin trân trọng và tán thán công đức vô lượng của ông.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thượng Duy Hạ Lực
Truyền Bình
Xin cho biết danh tánh của ban biên tập đễ dễ liên lạc.
Chào bạn,
Xin thưa là không có ban biên tập. Đây là blog riêng của Truyền Bình, là người duy nhất.
TB
Xin anh Bình cái email của anh. Tôi có viết một vài bài về Phật Giáo nhờ đọc được những bài anh viết và nghiên cứu.
Nay kính,
Trứ
TLE8464953@aol.com
Chào anh Trứ,
Địa chỉ email của tôi đây : lathieutsinh@yahoo.com.vn
Chúc anh một mùa Giáng sinh và Tết dương lịch vui vẻ.
Xin Cho hỏi Truyền Bình Có phải là Con trai Trưởng của Thiền Sư cũng tên Bình? Theo Tôi được biết Thiền sư có 3 người con là Cô Bích, Chú Bình và Chú Lâm. Chú Lâm thì Tôi không rõ, còn Cô Bích từng là Hiệu phó của trường Tiểu học Bình Thủy, vừa nghỉ hưu. Riêng Chú Bình trước đây có phụ vợ mở cơ sở may gia công nhưng đã nghỉ và hiện tại Chú đang viết sách nhưng bút danh gì thì tôi không biết.
Bạn hãy đọc bài Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa trên blog này thì ắt biết thầy Duy Lực trước khi xuất gia có 5 người con. Truyền Bình là người con thứ hai, sinh năm 1953. Cô Bích là người con đầu, không phải hiệu phó của trường tiểu học Bình Thủy, hiệu phó là cô Trân, con thứ ba. Chú Lâm và chú Trường là hai người con trai út.
xin cho toi hoi hien nay ai la nguoi noi phap cua thien su Thich Duy Luc.
Thưa bạn, không có ai là người chính thức nối pháp của Thầy Duy Lực. Nhiều đệ tử tùy theo khả năng của mình mà cố gắng truyền bá pháp của thầy như bạn có thể thấy trên mạng. Cô Ngọc Mai là người trước kia giúp thầy dịch kinh, sau khi thầy viên tịch, đã cố công biên tập bộ Duy Lực Ngữ Lục 2 quyển và hiện đang tiến hành dịch bộ ngữ lục này sang Hán ngữ để phổ biến cho Phật tử người Hoa trên thế giới. Kính.
Xin cam on ban Truyen Binh da tra loi. Tuy dang co gang thuc tap ‘vo so dac – vo so cau – voso so’ nhung tui cung dang con so la To Su Thien bi mai mot voi thoi gian va cung cau mong co duoc mot vi chan tu nhu ngai Thich Duy Luc hoang duong phap mon nay.
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát .
Chân thành cám ơn đạo hữu Truyền Bình đã tạo ra website này , nơi Lynn có thể tìm các tạng kinh mà thầy Việt Dịch cũng như các bài Khai Thị của Thầy !!! Bao lâu nay , Lynn đọc kinh sách do nhiều bậc tôn trưởng Việt dịch , nhưng sau này thì Lynn luôn tìm kiếm và cất giữ các bản dịch của Thầy Thích Duy Lực vì thấy lời dịch vắn tắt nhưng lại rất dễ hiểu … Chú thích cũng rất “trực thẳng” điểm ra điểm chính , nêu rõ ý Phật trong Kinh sách.
Cầu mong đạo hữu Truyền Bình luôn dồi dào sức khỏe để hộ pháp bền lâu, và chuyển tải kinh sách , truyền bá Phật Pháp sâu rộng
A Di Đà Phật .
Cám ơn đạo hữu Lynn Ly đã có phản hồi. Chúc đạo hữu thân tâm thường lạc, Năm Mới an khang, nhiều niềm vui và may mắn.
A Di Đà Phật !!! Chân thành cám ơn đạo hữu Truyền Bình !!!
Thực sự là Lynn biết đến Hòa Thượng Thích Duy Lực lúc còn ở VN (1980 – 1984), nhưng lúc đó Lynn theo thân phụ, cùng Sư bà và các sư cô xưng gọi thầy là “Thầy Từ Ân” … chứ Lynn không biết Pháp Danh của thầy !!! Mãi sau này , Lynn mới biết được Pháp Danh của Thầy là Thích Duy Lực !!!
Hồi năm ngoái, Lynn có copy 1 số bài giảng cũng như bài Việt Dịch của Thầy đưa lên forum Việt Báo California (Tôn Giáo) … và Lynn đã giới thiệu đến các anh chị em trên forum Việt Báo California về thầy Thích Duy Lực như sau ( Đường Link tại đây : http://forum.vietbao.com/yaf_postsm556816_THIEN-TONG–Coi-Nguon-Truyen-Thua–Va-Thien-That-Khai-Thi-Luc.aspx#post556816 ) :
“Hòa Thượng Thích Duy Lực là thiền sư người Việt Gốc Hoa . Hòa Thượng từng là giáo sư dạy Trung Văn của các Trường Hoa Ngữ của người Trung Hoa định cư tại Việt Nam (người “Ba Tầu”) nên đối với Hòa Thượng tiếng Trung Hoa (chữ Hán) là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ … Cũng chính vì vậy , Hòa Thượng am tường thấu đáo ý tưởng hàm súc chứa đựng trong từng đường nét chữ Hán. Hòa Thượng đọc, chọn lọc, nhận định và phán xét các tác phẩm Hán Văn rất chuẩn xác … cho nên việc biên soạn và chuyển dịch sang Việt ngữ có sự chọn lọc thận trọng và rất có giá trị !!! Ngoài ra Hòa Thượng cho những lời phụ giảng rất thấu tình đạt lý và rất thực dụng . Thực dụng vì rút tỉa từ sự chân thật hành trì của chính bản thân mình .
Như Lynn từng kể về Hòa Thượng Thích Duy Lực… Ngài là 1 vị thiền sư, một “cao tăng” thực thụ (“Cao Tăng” khác với “danh tăng” !!!)… Ngay cả sư bà Như Huệ (Quản Viện Tổ Đình Ni Chúng Từ Nghiêm) của Lynn từng kính bái thầy như 1 bậc thầy khả kính !!! Trước khi sư bà của Lynn viên tịch (1984), Lynn được chứng kiến sư bà đã thành khẩn xin Hòa Thượng Thích Duy Lực làm người dẫn đầu tăng đoàn , ni đoàn trong buổi trà tì (đám tang) của sư Bà Như Huệ … Trong thời gian cuối, trước khi sư bà Như Huệ thâu thần nhập tịch, Lynn cũng biết rõ ràng … ý chỉ của Sư Bà là mong mỏi toàn bộ các tăng ni, tục gia đệ tử của Sư Bà được nương theo gót chân Ngài mà tu tập để không bị đọa lạc !!!
Trong Kinh Lăng Nghiêm , Đức Phật có nói “Đến thời Mạt Pháp, TÀ SƯ thuyết pháp đông như số cát sông hằng” … Do đó cơ duyên được nghe giảng Pháp từ một vị tăng, vị ni sư thực tu thực chứng không phải là dễ dàng ( “Thiện Tri Thức khó tìm và khó gập” – Kinh Tứ Thập Nhị Chương ) !!! Hôm nay Lynn xin giới thiệu 1 tác phẩm biên soạn và phỏng dịch Hán – Việt của Ngài (Thiền Sư Thích Duy Lực) đến các anh chị em phật tử gần xa . (Xem thêm : Tiểu sử Thiền Sư Thích Duy Lực )
Hy vọng các anh chị em Phật Tử gần xa hoan hỉ đón nhận, để hiểu rõ ràng thêm thế nào là “Cội Nguồn Truyền Thừa”, và biết thêm một số phân biệt để tránh lầm lạc … “
Cám ơn đạo hữu Lynn đã tích cực đóng góp vào sự nghiệp truyền bá Phật pháp của Thầy Duy Lực. Hiện nay trên thế giới cũng có rất nhiều người truyền bá Phật pháp, nhưng đại đa số là nói về tục đế, còn pháp của Thầy Duy Lực là Tổ Sư Thiền, bên giáo môn thì gọi là thắng nghĩa đế, chẳng hạn như Bát Nhã Tâm Kinh, Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Hoa Nghiêm Kinh, Pháp Bảo Đàn Kinh…Thắng nghĩa đế bao trùm cả tục đế nhưng rất khác với tục đế, giống như trong khoa học, cơ học lượng tử bao trùm vật lý cổ điển nhưng rất khác với vật lý cổ điển. Tham thoại đầu là phương pháp thực hành để đi đến kiến tánh, còn các kinh điển thắng nghĩa là hướng dẫn ý nghĩa thực sự của Phật pháp để tăng cường lòng tin. Phổ biến Phật pháp là để cho nhiều người cùng biết, đó là công việc của đạo hữu cũng như của tôi. Xin chân thành chia sẻ. Kính mến.
thưa bác Truyền Bình , cháu muốn được gặp bác để học hỏi thêm về tu hành , cháu có thể đến đâu ạ ?
kính bác !
Tất cả những điều tôi hiểu biết đều đã trình bày hết trên blog rồi, không có giấu bất cứ điều gì. Như vậy có gặp trực tiếp cũng chẳng thêm được gì. Tuy nhiên nếu bạn vẫn cứ muốn gặp, thì có thể gặp trên mạng skype, username : binhthieula. Bạn có thể nhắn tin báo cho tôi hay, số đt 0946887047, nếu bạn có cài Viber thì nhắn tin hoặc gọi viber cũng được.
xin ban truong Binh chi giup cho toi lam sao ma thinh duoc nhung kinh sach cua HT DUY LUC cung cac bang doc do de tu ngai doc lai, toi rat kinh trong va mong duoc co nhung Phap bao cua thay xin ban vui long chi giup xin cam on nhieu
Kinh sách in của thầy Duy Lực ngày càng ít. Bạn đến chùa Từ Ân số 28-30 đường Hùng Vương Quận 11 TP HCM thỉnh thì họa may còn chút ít. Không có bảng đọc bằng giọng nói của chính thầy Duy Lực đâu.
toi ko biet to su thien la gi nhung co the muon tuong ra do la phap tu truyen thua qua cac vi to tu an do sang trung hoa.nhung toi duoc biet co nhieu hanh gia to su thien xem phap tu cua minh cao thuong hon cac phap khac du la dung di chang nua thi cung nen biet rang minh la pham phu chua kien tanh.biet dau duoc trong nhung bac cao nhan thuong an than trong cho thap toi.phap ming
Tổ Sư Thiền là pháp môn tối thượng thừa nghĩa là nó đi thẳng vào kiến tánh thành Phật chứ không qua các thứ bậc tiệm tu. Tuy nhiên các hành giả TST cho rằng pháp của mình cao hơn hoặc hay hơn các pháp môn khác là không đúng, bởi vì Phật pháp có tới 8,4 vạn pháp môn để đi tới giác ngộ, các pháp đều bình đẳng, quý ở chỗ nó có thích hợp với mình hay không mà thôi.
Xin cảm ơn Truyền Bình đã lập ra blog này. Tôi nghĩ qua qua blog này sẽ chứng minh cho con người thời hiện đại hiểu được sự đồng hành duy nhất với khoa học ngày nay là phật pháp, mà thật ra ra phật pháp bao gồm có khoa học trong đó, tuy vậy nhờ khoa học phát triển nên cũng đã minh chứng một số lời phật nói cách đây hơn 2500 năm cho con người hiện đại ngày nay. A DI ĐÀ PHẬT
Cám ơn bạn Vo Thien Trang đã phản hồi. Chúc bạn an khang tinh tấn.
Thưa chú , con mới biết đến pháp môn Tổ sư thiền nên còn nhiều chỗ không hiểu mong chú có thời gian chỉ cho con . Con đọc trong sách có nói pháp môn này phải có thầy chỉ dẫn vì có thể đi sai đường mà không biết , có thể dẫn đến điên loạn , việc đó có thật hay không ạ ? Việc thứ hai như chú có viết nhiều hành giả có thể lẫn lộn giữa niệm thoại đầu và tham thoại đầu . Theo như con nghe thầy Thích Duy Lực giảng niệm thoại đầu lâu ngày mà câu thoại đầu là câu hỏi ( 1 trong 5 câu ) thì cũng có thể phát khởi nghi tình vậy mình có cần nhất định là phải luyện tập tham thoại đầu chứ k phải cứ niệm thoại đầu không ạ ? Chú giới thiệu cho con cách phát khởi nghi tình bằng thiền quán của chú không ạ ? Tại vì khi con đề khởi câu thoại mà muốn có ý thắc mắc , ý không biết là con phải dừng hết mọi việc lại hoặc làm những việc mà quen rồi k cần suy nghĩ chứ không thể vừa học hoặc xem TV vừa tham được .
Con mới học thiền nên có mấy chỗ không biết mong chú chỉ dẫn . Cảm ơn chú .Chúc gia đình sức khỏe và an lạc .
Thầy Duy Lực không bao giờ dạy niệm câu thoại đầu. Tham thoại đầu là dùng câu thoại làm phương tiện để phát khởi nghi tình mà không cho tìm hiểu, không cho lý giải. Mục đích là đi đến thoại đầu. Thoại đầu không phải là câu thoại mà chính là cái mà Kant gọi là Vật tự thể (The thing in itself), PG gọi là Tánh Không. Vậy tham thoại đầu là nêu câu hỏi để kích thích nghi tình mà không cho tìm hiểu tức là dừng suy nghĩ. Điên loạn hay tẩu hỏa nhập ma là do vọng tưởng đuổi theo một cảnh giới nào đó, chứ dừng suy nghĩ thì làm gì mà điên loạn. Dừng suy nghĩ là định, định sẽ sinh huệ là giác ngộ. Phương pháp thiền quán của tôi là vận dụng thành quả khoa học kết hợp với hướng dẫn của kinh điển. Thí dụ kinh điển nói : Tất cả các pháp đều không có tự tính. Thành quả khoa học là năm 1982 Alain Aspect chứng minh hạt photon không có sẵn những tính chất đặc trưng, tức là không có tự tính, chỉ khi nào có người quan sát, đo đạc, thì các đặc trưng đó mới xuất hiện. Thế có nghĩa là người quan sát đã gán ghép đặc trưng cho hạt photon. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu kinh nói Nhất thiết duy tâm tạo. Cách quán của tôi là như vậy, đó là Như Lai Thiền, dùng cái biết để tham thiền. Còn Tổ Sư Thiền là dùng cái không biết để tham tức là dừng bặt suy nghĩ mà đi đến giác ngộ.
Thưa chú, cho con hỏi điều này, tại sao phật giáo chúng ta lại quan trọng hóa sự khổ đau vậy, có người cả đời chỉ vì muốn hết khổ đau, vì cứ chấp cái thoát khổ mà lại sinh khổ từ thân tới ý niệm, dường như chúng ta lúc nào cũng sợ khổ, sợ luân hồi, chúng ta hay lấy cái hạnh phúc trong phật giáo để đối đãi, so sánh với cái hạnh phúc tạm bợ trong cuộc sống này, tuy là tạm bợ nhưng nó có đáng bị lên án. Đôi lúc con còn tự hỏi tại sao nếu muốn chúng sanh hết khổ thì sao các bậc giác ngộ, các vị Phật không thị hiện thẳng tại trần gian như hình hài trần gian mong đợi mọi lúc để giáo hóa, có phải khiến mọi người tu mau hơn không. Câu thứ hai, con không biết thế nào là tỉnh thế nào là mê, làm sao biết mình đang tỉnh hay đang mê, có chắc được khi chúng ta đang tu là chúng ta đang được tỉnh hơn hay đang bị mê hơn, giống như người tâm thần có biết mình đang tâm thần không vậy. Câu thứ ba cho con hỏi thế nào là ác, thế nào là thiện, tại sao giết một con vật gọi là ác mà không phải là thiện, luật nhân quả cũng dựa trên nhân gì để cho quả đó, vậy ranh giới giữa chúng là gì, tại sao lại có quy luật tự nhiên đó. Cái này con chỉ tự hỏi mình, chứ con không có ý gì hết. Xin chú hoan hỉ giải đáp và cho con ý kiến ạ. Con cảm ơn nhiều.
Câu thứ nhất về sự đau khổ. Đau khổ là do người thế gian cảm thấy chứ không phải PG quan trọng hóa. Khổ vốn là không có thật bởi vì thế giới chỉ là ảo tưởng mà PG gọi là thế lưu bố tưởng.Chính vì khổ chỉ là cảm nhận chủ quan nên chỉ có chính mình mới giải thoát khỏi đau khổ được, chứ Phật cũng không thể giải thoát thay cho mình.
Câu thứ hai, tỉnh tức là nhận ra thế giới chỉ là ảo, không có thật. Còn mê là tưởng thế giới có thật.Khi đã nhận ra thế giới chỉ là ảo, là tưởng tượng, thì đau khổ nếu không triệt tiêu thì cũng vơi đi rất nhiều.
Câu thứ ba, thiện và ác chỉ là quan niệm của người thế gian chứ cũng không phải có thật. Bát Nhã Tâm Kinh nói Sắc bất dị Không, chúng ta có thể suy ra rằng Thiện cũng không khác Ác, cùng bản chất là tưởng tượng.
Chào anh Truyền Bình. Cám ơn anh rất nhiều về blog này, qua đây em được tiếp cận với các kinh sách mà Thầy Duy Lực đã dịch cũng như pháp môn Tổ Sư Thiền. Em có 1 số câu hỏi cá nhân muốn email nhờ anh giải đáp. Anh có thể cho em xin địa chỉ email anh đang dùng hiện nay được không ạ ?
Em cám ơn anh và chúc anh luôn mạnh khỏe.
Vâng, địa chỉ email thường dùng của tôi là : lathieutsinh@yahoo.com.vn
Thua anh toi dang cu tru tai dallas texas. Toi rat momg muon duoc hoc va thuc tap tham cau thoai dau nhung khong biet thien duong nao tai texas. Neu anh biet xin vui long chi giup. Email cua toi la trancindytran@yahoo.com
Thanh that cam on
Chào cô Phương Thanh (hoặc Thanh Phương), thật tình thì tôi không biết tại Texas có thiền đường nào hướng dẫn tham thoại đầu không, nhưng tôi thiết nghĩ ở nhà cũng có thể tham được, không cần phải đi xa. Cô hãy nghe hướng dẫn cách tham của thầy Duy Lực : https://onedrive.live.com/?authkey=%21AJyr9npTiJwdpyQ&cid=3A697DD6BE1AB73E&id=3A697DD6BE1AB73E%2166453&parId=3A697DD6BE1AB73E%212950&o=OneUp