GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT

Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy, hành giả biết là giấc mơ không có thật, những vui, buồn, giận ghét, hạnh phúc, đau khổ trong giấc mơ chỉ là ảo tưởng, là tưởng tượng chứ không phải thật.

Làm sao để giác ngộ ? Đây là câu hỏi muôn đời của thế nhân. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 釋迦牟尼 (Shakyamuni , thế danh Siddhartha Gautama- Tất Đạt Đa Cồ Đàm 悉達多瞿曇 ) đã tạo ra hàng vạn pháp môn để giúp cho con người với hàng vạn căn cơ tâm địa rất khác nhau, được giác ngộ tỉnh thức, chấm dứt tất cả mọi đau khổ.    

A. Quá trình nhận thức

Những pháp môn cơ bản nhất mà Phật hướng dẫn là :

1/Tứ diệu đế 四妙諦 (còn gọi là Tứ thánh đế 四聖諦 catvāri āryasatyāni)

Tiếng Anh là Four Noble Truths nghĩa là 4 sự thật cơ bản) trích trong bài kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana) gồm :

Khổ đế (苦諦dukkha): thế gian cơ bản là đau khổ; sinh lão bệnh tử là đau khổ

Tập đế (集諦samudaya) : nguyên nhân, nguồn gốc của đau khổ là ái dục, bất cứ ham muốn nào cũng đều dẫn tới đau khổ

Diệt đế (滅諦 nirodha) : từ bỏ ái dục là cách cơ bản để chấm dứt đau khổ

Đạo đế (道諦 magga) : con đường đoạn trừ ái dục là tu đạo bao gồm bát chánh đạo)

Bát chánh đạo八正道 āryāṣṭāṅgamārga là :

-Chánh kiến正見 samyag-dṛṣṭi  là cái thấy đúng thực tế, ví dụ hạt cơ bản có sẵn đặc trưng hay không ? Einstein  trả lời Có, câu trả lời đó không phải chánh kiến mà chỉ là tà kiến, bởi vì hạt cơ bản vốn không có sẵn đặc trưng đúng như kinh điển nói : Nhất thiết pháp vô tự tính nghĩa là tất cả các pháp đều không tự có đặc trưng đặc điểm.

-Chánh tư duy 正思維samyak-saṃkalpa:  Không có chánh kiến thì không thể có chánh tư duy được bởi vì cái thấy đã lệch lạc ngay từ gốc, chẳng hạn người đời đều thấy thế gian là có thật, vật chất là có thật, không biết đó chỉ là mộng tưởng huyễn ảo nên không thể có chánh tư duy, phải hành thâm bát nhã như Quán tự tại Bồ Tát mới có chánh tư duy.

-Chánh ngữ正語 samyag-vāc : Lời nói đúng, phải thấy rằng mọi lời nói ra đều không có nghĩa thật, mọi lời nói ra đều chỉ là phương tiện, không phải chân lý nên không được cố chấp. Chánh ngữ là phương tiện thích hợp để dẫn dắt người mê, ví dụ ngón tay chỉ Mặt trăng, kinh điển Phật giáo là lời chỉ dẫn về hướng sự thật, kinh điển chỉ là phương tiện chứ không phải là chân lý. 

-Chánh nghiệp正業 samyak-karmānta : Nghiệp cũng chỉ là tâm niệm nên chánh nghiệp là tùy duyên để hành xử cho phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn Đức Phật ra đời là để hướng dẫn chúng sinh con đường giải thoát chứ không phải để làm vua, nên chánh nghiệp của Đức Phật là tự giác giác tha (tự mình giác ngộ và giúp người khác giác ngộ). Còn chánh nghiệp của mỗi cá nhân thì tùy tâm nguyện của mỗi người. Chánh nghiệp của vua A Dục là thống trị thiên hạ, nhưng sau khi đã chinh phục thiên hạ thì lại hồi tâm, quy y Phật pháp từ đó giúp cho Đạo Phật phát triển rộng khắp. Vậy chánh nghiệp của vua A Dục là phát triển Phật pháp. Nói chung chánh nghiệp của mỗi người mỗi khác không giống nhau.   

-Chánh mạng正命 samyag-ājīva  : tôn trọng sinh mạng của chúng sinh, không sát sinh hại vật, hại người là giữ cho đời sống của mình được an lành, đó là chánh mạng

-Chánh tinh tấn正精進 samyag-vyāyāma : Thực hành tứ niệm xứ quán thân, thọ, tâm, pháp tới mức thấy  ngũ uẩn giai không mới có thể đạt tới giác ngộ giải thoát. Chánh tinh tấn là phải quán cho tới thấy được tánh không, nếu không thấy tánh không thì tinh tấn mấy cũng là thất bại không thể giác ngộ.  

-Chánh niệm正念 samyak-smṛti : Lục Tổ Huệ Năng dạy : Vô niệm niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành tà nghĩa là cái niệm vô niệm mới là chánh. Niệm vô niệm là thấy, cảm nhận được tất cả mọi thứ nhưng không cho rằng đó là thật, không chấp thật. Còn niệm hữu niệm là thấy tất cả mọi pháp đều là thật, tin là có thật, tâm niệm chấp thật bất cứ là về việc gì đều là tà. Chính vì vậy trong Kinh Kim Cang phẩm 21 Phật nói với Tu Bồ Đề : “须菩提,汝勿谓如来作是念,我当有所说法。莫作是念。“何以故?“ 若人言如来有所说法,即为谤佛,不能解我所说故。须菩提,说法者,无法可说,是名说法。”

“Này Tu-bồ-đề! Ông chớ bảo Như Lai có làm ra niệm này, rằng  ta có thuyết pháp, đừng nghĩ thế”  “Tại sao thế” “Nếu có ai nói rằng Như Lai có thuyết pháp là phỉ báng Phật, là không hiểu vì sao ta thuyết pháp. Này Tu Bồ Đề, không có pháp để thuyết mới là thuyết pháp”   

-Chánh định正定 samyak-samādhi : Là nhận ra bản tâm vô sinh pháp nhẫn, bất nhị bất biến. Đó là chánh định, giác ngộ giải thoát. Vô sở trụ không còn bị vướng mắc vào không gian, thời gian, số lượng.

1401 Việc trần sa kiếp cũng như việc hiện nay- Ý nghĩa của thời gian

Con đường tu đạo bao gồm :

2/Tứ niệm xứ 四念處 smṛtyupasthāna còn gọi là Tứ niệm trụ 四念住

Là 4 phép quán trích từ kinh A Hàm 阿含經: Nó đề cập đến việc thiết lập nhận thức liên tục và ổn định từ bốn khía cạnh “thân thể”, “cảm giác”, “tâm trí” và “pháp”. Đó là quán sát thân (thân thể), thọ (cảm giác), tâm (tâm niệm), và pháp (vạn vật)  và cả những thành phần sau đây :

a/Ngũ cái 五蓋 (5 thứ che lấp) :

Tham dục cái 貪欲蓋(ra^ga-a^varan!a, lòng ham muốn chấp trước cảnh giới của ngũ dục từ đó che mờ bản tâm.

Sân khuể cái 瞋恚蓋(pratigha-a^varan!a)lòng thù hận do bất đồng, người khác không nghe theo mình thì tức giận.

Hôn trầm thùy miên cái 睡眠蓋惛沉(stya^na-middha-a^varan!a)sự mê mờ giống như ngủ mê khiến cho tâm trí mê muội, thân thể nặng nề.

Trạo cử ác tác cái 掉舉惡作蓋(auddhatya-kaukr!tya-a^va-ran!a)lòng ham vui tiếc nuối quá khứ khiến tâm xao động bị che mờ, thiền định bị ảnh hưởng không thể tinh tiến, không có chánh kiến, bị tà kiến sai sử.

Nghi cái 疑蓋(vicikitsa^-a^varan!a)lòng nghi ngờ nhưng đây không phải chánh nghi mà chỉ là nghi ngờ xằng bậy không phân biệt được thật giả, chánh tà, nên do dự không quả quyết thực hành thiền địnhnghiêm túc.  

Năm thứ che lấp đó gọi chung là ngũ cái gây trở ngại cho sự giác ngộ khám phá bản tâm. 

b/Ngũ uẩn 五蘊 pañca-skandha là 5 tập hợp :

Tạo thành cái ta của chúng sinh của con người, gồm có :

-Sắc  色 rūpa : vật chất, phần hữu hình của ngũ uẩn.

-Thọ 受 vedanā : cảm giác, thông tin do thân thể tiếp xúc với bên ngoài và cả bên trong cơ thể thể hiện bằng dòng điện tín hiệu.

-Tưởng 想 saṃjñā : tưởng tượng, suy nghĩ, thông tin của 5 giác quan được bộ não tiếp thu và xử lý, phân biệt thành tưởng uẩn

-Hành 行 saṃskāra : chuyển động, di chuyển, hoạt động, vật chất hiện hữu là do chuyển động, cảm giác, suy tưởng cũng đều là do hoạt động của cả 5 uẩn

-Thức 識 vijñāna : phân biệt, nhận thức, sự hoạt động phối hợp của 5 uẩn đem lại khả năng phân biệt, nhận thức của con người về bản thân và thế giới chung quanh. Bản thân tức là ngã 我, thế giới chung quanh tức là pháp giới 法界Dharmadhātu      

c/ Mười tám giới 十八界 Astādaśa dhātavah :

Đây là 18 cảnh giới do ngũ uẩn ngã tạo ra, bao gồm :

-Lục căn 六根 Sadāyatana : 6 cơ quan cảm giác của con người gồm : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, bộ não

-Lục trần 六塵 ṣaḍbāhyāyatana (six gunas) : 6 đối tượng của 6 giác quan trên gồm : sắc (vật chất), thanh (âm thanh), hương (mùi thơm, thúi), vị (cảm giác của lưỡi : ngọt, mặn, cay, đắng, chua…), xúc (cảm giác do tiếp xúc của thân thể : trơn, nhám, êm, rát, nóng, lạnh…), pháp (nhận thức, phân biệt tổng hợp của não bao gồm tất cả mọi cảm giác, tâm niệm, tư tưởng)

-Lục thức 六識 ṣaḍ-vijñāna  : lục căn tiếp xúc với lục trần phát sinh ra lục thức là 6 loại nhận thức gồm : thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác của thân thể, nhận thức tổng hợp của bộ não.

d/Thất giác chi 七覺支  (chi支āṅga là nhánh , bộ phận).

Thất giác chi là 7 thành phần của giác ngộ trong Phật pháp.

-Niệm giác chi 念覺支 là tâm niệm giác ngộ, loại bỏ tạp niệm, duy trì chánh niệm

– Trạch pháp giác ch i擇法覺支 là lựa chọn pháp môn để tu tập, lấy chân bỏ ngụy, lấy chánh bỏ tà

-Tinh tấn giác chi 精進覺支 sau khi đã chọn được pháp môn thích hợp thì nỗ lực tu hành để đi đến giác ngộ

-Hỉ giác chi 喜覺支 kết quả tu tập là tâm luôn được vui tươi hoan hỉ

-Khinh an giác chi 輕安覺支 tâm và thân luôn được nhẹ nhàng an lạc

-Định giác chi 定覺支 tâm thân được an thì dẫn đến tâm định không còn điên đảo mộng tưởng

-Hành xả giác chi 行捨覺支 tâm định thì sáng suốt thấu hiểu, buông bỏ chấp trước, tà kiến, phiền não,khám phá bản tâm bất nhị tức là giác ngộ

 Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ, Thất Giác Chi, 18 Giới, Ngũ Uẩn Giai Không  v.v., là quá trình nhận thức để hiểu rõ sự sinh diệt , khổ, vui, ngũ uẩn ngã, đều là ảo hóa, vô thường, không phải chân thật. Thấu rõ bản chất của tất cả các pháp đều là không, thì biết rằng tất cả chỉ là ảo hóa, tạm bợ thì mới giải thoát tất cả mọi  khổ đau, như kinh Bát Nhã nói : Độ nhất thiết khổ ách. Vì biết rằng tất cả đều là do tâm tạo, tâm tưởng tượng ra, không phải có thật, tâm không tạo thì cái gì cũng không có : không có không gian thời gian, không có vật chất vũ trụ vạn vật, không có số lượng nhiều ít, xa gần, lớn nhỏ, không có Phật, không có chúng sinh, không có pháp, không có khổ vui v.v…   

B. Kết quả tu hành quán tưởng tham thiền

Hành giả quán tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp) có đạt tới kết quả thấy được tất cả chỉ là không (emptiness) hay không ? Nếu không thấy được tánh không của tất cả các pháp thì không có kết quả, không thể giác ngộ, không thể giải thoát. Nếu chỉ nắm được các khái niệm mà tôi đã nêu ra một lô một lốc kể trên, dù cho có thuộc nằm lòng, có thể thuyết giảng thao thao bất tuyệt nhưng không thực sự thấy được tánh không cũng chỉ là vô ích không thể giác ngộ, giải thoát.

Tín đồ theo Đạo Phật trên thế giới có rất đông, có thể lên tới một tỷ người. Nhưng số người giác ngộ giải thoát khám phá được bản tâm vô sinh pháp nhẫn là bao nhiêu ? Có thể nói là cực kỳ ít, hầu như không có. Sau khi hòa thượng Nguyệt Khê ở chùa Vạn Phật Hong Kong kiến tánh để lại nhục thân bất hoại vào năm 1965, từ đó đến nay không nghe nói ai kiến tánh nữa.

Chúng ta vẫn nghe thấy các vị danh tăng viên tịch đều đều nhưng họ có kiến tánh hay không thì không ai dám chắc bởi vì không thấy những hành trạng chứng tỏ.  

Những hành trạng chứng tỏ là thế nào ? Các bậc giác ngộ thời xưa ngộ vô sở trụ đạt được sinh tử tự do. Dưới đây là những thí dụ :

Tam tổ Tăng Xán 僧璨 (529-606CN) 

Tam Tổ Tăng Xán 僧璨 thiền sư, tịch vào năm Tùy Đại Nghiệp thứ hai (606CN) trong triều đại nhà Tùy. Trước khi nhập diệt, Thiền sư Tăng Xán đã từng nói với đại chúng: “Mọi người đều quý ngồi mà tịch cho là chuyện lạ, ta nay đứng mà tịch, thể hiện sinh tử tự do. (Người khác ngồi mà nhập diệt xem rất nghiêm túc, chorằng ra đi như vậy là chuyện hi hữu khó được, ta thì không như thế, hôm nay ta đứng mà tịch để thị hiện cho đại chúng thấy sinh tử tự do, không câu nệ hình thức). ” Nói xong, ông dùng tay vịn vào cành cây tức thì nhập diệt. Về sau được vua Đường Huyền Tông ban Thụy hiệu  là “Giám Trí Thiền sư 鉴智禅师”

Bàng Uẩn (龐蘊 740-808 đời Đường)

Câu chuyện nổi tiếng về gia đình Bàng Uẩn (龐蘊 740-808 đời Đường) người ở Tương Châu 襄州 nay  là thành phố Tương Dương  襄陽 tỉnh Hồ Bắc 湖北 cũng chứng tỏ sinh tử tự do, không bị trói buộc. Sự trói buộc chỉ là thế lưu bố tưởng (thói quen tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời) chứ không phải tuyệt đối chân thật. 

Bàng Uẩn là một người giàu có, có vợ cùng với một gái tên Linh Chiếu 靈照 và một trai tên Bàng Đại 龐大. Ông cảm thấy tài sản là trói buộc, giống như cục nợ, nên đã đem toàn bộ tài sản đổ hết xuống sông Tương, không giữ lại chút gì, hàng ngày chẻ tre đan sáo cho con gái đem ra chợ bán sống qua ngày. Suy nghĩ của ông thật khác với thói quen trọng tiền bạc, vật chất của con người thời nay. Cả gia đình bốn người đạt được sinh tử tự do, hãy nghe thầy Duy Lực kể trong link dưới đây.

Bàng Uẩn và con gái là Linh Chiếu

Thầy Duy Lực cũng có kể những câu chuyện về sinh tử tự do :

1194 Thiền sư kiến tánh sinh tử tự do, không sợ uy quyền của vua

1128 Người tại gia cũng có thể kiến tánh- Kể chuyện gia đình Bàng Uẩn

Thiền sư Động Sơn Lương Giới 洞山良价(807-869 CN)

sống vào đời Đường ở tại Hội Kê Chư Tế 会稽诸暨 nay thuộc huyện Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, thọ cụ túc giới năm 21 tuổi. Sư từng gặp Nam Tuyền Phổ Nguyện 南泉普願, thiền sư lĩnh hội ý chỉ Thiền.

Thiền sư Động Sơn Lương Giới

Vào cuối năm Đại Trung (847-860 Công nguyên là niên hiệu của Đường Tuyên Tông Lý Thầm, 唐宣宗李忱) sư thực hành thiền pháp tại Nông Sơn. Ngày 21 tháng 3 năm Hàm Thông咸通thứ 10 (Hàm Thông 860-874CN là niên hiệu của Đường Ý Tông Lý Thôi 唐懿宗李漼), sư bảo đệ tử cạo tóc đắp y cho sư và đánh chuông tập họp đồ chúng. Khai thị xong, sư ngồi kiết già nhập định và lặng lẽ viên tịch. 

Thấy vậy các đệ tử khóc lóc không ngớt. Sư Lương Giới bỗng nhiên mở mắt ngồi dậy nói với họ : “Một người xuất gia tâm lý phải thuần tĩnh không phiền tạp, siêu nhiên không ngưng trệ ở một vật mới đúng là người tu hành chân chính. Bây giờ ta muốn đi mà các ngươi tỏ ra bi ai thảm thiết như thế, chẳng phải quá phàm tục sao ?” Nói xong ông bèn gọi vị tăng chủ sự lại, bảo ông ta chuẩn bị cơm chay. Một lát sau cơm chay được dọn ra, sư mời các đệ tử cùng dùng bữa. Rồi sư lại nói : “Ăn cơm chay xong ta lại đi các ngươi đừng có kh óc nha !”  

Nhưng tâm lý của mọi người vẫn ái mộ sư Lương Giới, mọi người đồng lòng cầu xin sư một cách khổ não bi ai, xin sư sống thêm một thời gian. Sư miễn cưỡng trước sự cầu xin bi thiết đó nên ở lại bảy ngày. Sau bảy ngày sư Lương Giới lại bảo chủ sự chuẩn bị cơm chay đãi tiệc đồ chúng. Tại bàn ăn sư chỉ vào thức ăn chay nói lớn : “Bữa tiệc chay này gọi là bữa cơm chay ngu si ” Trong lời nói có ý trách đồ chúng không lo tu hành đạt tới trí bát nhã, không thâm ngộ giáo pháp của Như Lai, rằng không thật có sanh tử, không đi không đến.

Qua ngày thứ tám sư Lương Giới lại tắm rửa sạch sẽ, ngồi ngay ngắn mà tịch.

Đó là câu chuyện sinh tử tự do, tùy ý sống chết của thiền sư Động Sơn Lương Giới chứng tỏ sự giác ngộ giải thoát.  

Ngộ An thiền sư 遇安禅师(924-995)

Ngộ An thiền sư

Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên 五灯会元 quyển 7 kể về Ngộ An thiền sư 遇安禅师 ở chùa Thụy Lộc 瑞鹿寺 chuyện xảy ra vào đời Bắc Tống năm 995 Công nguyên.

Ngộ An không rõ tục danh, ông là thiền sư người Phúc Châu, là một tu sĩ thuộc phái Pháp Nhãn thời Bắc Tống, là người kế thừa của Đức Thiều quốc sư 德韶国师, ông có sự khai ngộ  rất đặc biệt, rất hữu duyên với Kinh Lăng Nghiêm. Ông được xưng tụng là người “Đọc kinh Lăng Nghiêm mà giác ngộ”.

Ngộ An thiền sư trước khi lâm chung tự mình tắm rửa thật sạch sẽ, thay quần áo sạch. Sau khi tĩnh tọa một hồi bèn tự mình vào nằm trong quan tài, đậy nắp lại. Qua ba ngày, các đệ tử muốn tưởng niệm sư phụ bèn mở nắp áo quan, thấy sư phụ đã chết rồi, mọi người đau buồn khóc lên thống thiết. Lúc đó bỗng nhiên sư phụ ngồi dậy rồi thăng đường nói với đại chúng : “ Nếu lần sau mà có người nào còn lén mở nắp áo quan thì không phải là đệ tử của ta” Nói xong lại tự vào trong áo quan nằm và lần này thì viên tịch thật. Sư Ngộ An không chỉ đạt được sinh tử tự tại, tức muốn đi lúc nào thì đi, mà còn có khả năng sau khi nhập quan ba ngày, vẫn có thể tùy ý sống lại, điều đó chứng tỏ sống chết chỉ là hiện tượng giả tạo không phải có thật.

Kết luận

Phật hướng dẫn ban đầu cho những người sơ cơ chưa biết gì về thế giới về Phật pháp, họ sống trong mê muội, điên đảo mộng tưởng, nên phải dùng lời nói để thuyết. Người đời sau ghi chép lại lời Phật thuyết thành kinh điển văn tự. Khi ghi chép như vậy thì vướng vào văn tự, ngữ nghĩa của văn tự chỉ có một chiều là xác định trong khi thực tế là bất định (vô sở trụ). Còn diễn đạt theo kiểu hai chiều, ví dụ “Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp” hoặc “Chúng sanh, tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh” người đời không thể hiểu nổi.

Còn diễn đạt theo kiểu nhiều chiều như Tứ liệu giản 四料簡 hoặc 四料揀 của Lâm Tế Nghĩa Huyền thì càng rắc rối hơn nữa. Nhưng thực tế vốn dĩ là phức tạp như vậy chứ không đơn giản như các vị sư giảng về Phật pháp cho đám đông tín đồ nghe. Đám đông đó không bao giờ có thể giác ngộ được vì rơi vào biên kiến (lệch một bên) mà biên kiến tức là nhị nguyên, là tà kiến thì làm sao giác ngộ được. Cho nên cuối cùng tín đồ phải buông giáo môn và chuyển qua thiền môn thì mới có thể giác ngộ kiến tánh.

Các nhà khoa học lượng tử ngày nay đã hiểu được thực tế là phức tạp đa đoan. Lượng tử là vô sở trụ, nó không trụ ở 0, không trụ ở 1, không phải vừa 0 vừa 1, cũng không phải phi 0 phi 1, nó là vô sở trụ giống như Tứ liệu giản của Lâm Tế. Họ sáng chế ra bit lượng tử (qubit), chế tạo máy tính lượng tử, ứng dụng tính vô sở trụ của lượng tử và đạt được ưu thế lượng tử (quantum advantage còn gọi là quantum supremacy) vô cùng ấn tượng so với máy tính điện tử.  

Tháng 10-2019 Máy tính lượng tử Sycamore của Google đạt được ưu thế lượng tử so với máy tính điện tử, nó có thể giải quyết một vấn đề toán học hóc búa trong vỏn vẹn 200 giây, bài toán khó đến mức siêu máy tính Summit nhanh nhất thế giới của IBM phải mất 10.000 năm mới giải được.

Tháng 10-2021 TQ đã công bố máy tính lượng tử Tổ Xung Chi (Zuchongzhi 祖沖之) lấy theo tên một nhà toán học TQ thời Nam Bắc Triều. Nó sở hữu hệ thống 66 qubit nếu so với 54 qubit của siêu máy tính lượng tử Sycamore của Google. Đồng thời các qubit của Zuchongzhi cũng có phần khác biệt so với của Sycamore khi nó sử dụng qubit quang tử thay vì qubit siêu dẫn (phải đặt hệ thống ở nhiệt độ âm 273 độ C), điều này giúp nó có sức mạnh và lợi thế tốt hơn. Khả năng của Tổ Xung Chi nhanh gấp 10 triệu lần siêu máy tính nhanh nhất thế giới năm 2021 là Fugaku của Nhật.

Ngoài ra tờ South China Morning Post ngày 26-10-2021 dẫn thông tin từ nhóm nghiên cứu cho biết máy tính lượng tử Cửu Chương-2 (Jiuzhang-2 九章二号) sử dụng 113 qubit có thể thực hiện một phép tính lượng tử được gọi là lấy mẫu boson Gaussian quy mô lớn (GBS) nhanh hơn 1 triệu tỉ tỉ lần (1 septillion = 1.000.000.000.000.000.000.000.000) so với siêu máy tính nhanh nhất thế giới năm 2021 Fugaku của Nhật.

Tóm lại về mặt tâm linh thì tánh không vô sở trụ là giác ngộ giải thoát đạt được sinh tử tự do như các vị thiền sư kiến tánh đã chứng tỏ. Về mặt khoa học kỹ thuật thì tánh không vô sở trụ đem lại những hiệu ứng to lớn trong đời sống thực tế hàng ngày chẳng hạn máy tính lượng tử là niềm hy vọng để đạt tới viễn tải lượng tử (quantum teleportation) đi xa không giới hạn và không mất thời gian. Hoặc chế tạo máy in 3D lượng tử có thể in ra lương thực thực phẩm và tất cả mọi thứ hàng tiêu dùng của con người. Phật pháp và Khoa học cũng là bất nhị chứ không phải Phật pháp chỉ là tâm linh còn Khoa học là duy vật, hai con đường khác nhau và không thể gặp nhau như nhiều người suy nghĩ. Suy nghĩ như vậy là trái với nguyên lý bất nhị của Phật pháp.

Truyền Bình

Advertisement
Đăng tải tại Bài viết | 2 bình luận

THÔNG TIN VÀ VẬT CHẤT ĐỒNG HAY KHÁC ?

Thông tin (information) và vật chất (material) là cùng một thứ hay là hai thứ hoàn toàn khác nhau ? Câu trả lời có lẽ cũng giống như giữa vật chất và năng lượng (energy).

Tương quan giữa vật chất và năng lượng

Trước khi Einstein xác định được công thức chuyển đổi giữa vật chất và năng lượng :

E= mc2  

Thì người ta nghĩ rằng vật chất và năng lượng là hai thứ khác nhau, chúng không thể chuyển hóa cho nhau được. Nhưng sau khi đã khám phá ra công thức chuyển hóa thì người ta mới biết rằng chúng không hoàn toàn khác nhau, bản thể chúng chỉ là một thôi.

Niềm tin của nhân loại càng được củng cố khi người ta tạo ra được vụ nổ nguyên tử tức là bom nguyên tử. Mỹ là quốc gia đầu tiên chế tạo được bom nguyên tử, người Mỹ liền sử dụng nó ngay, họ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản để buộc nước này đầu hàng, kết thúc Thế chiến thứ hai.

Sau này người ta tìm cách kiểm soát phản ứng dây chuyền của nguyên tử để chế tạo ra nhà máy điện nguyên tử. Nhà máy điện nguyên tử gồm có một số lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát để biến năng lượng nguyên tử thành điện năng để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Bản chất của nhà máy điện nguyên tử là biến vật chất, cụ thể là uranium thành năng lượng, cụ thể là biến ra điện năng phục vụ cho đời sống con người.

Trong thực tế là người ta không biến đổi hoàn toàn vật chất thành năng lượng mà chỉ biến nguyên tố uranium 235 thành uranium 236, krypton và barium, giải phóng được một phần năng lượng và biến nó thành điện năng.

Đây là phản ứng phân hạch

Phản ứng phân hạch chỉ giải phóng được một phần của năng lượng vật chất, do đó người ta vẫn còn phải sử dụng một số lượng uranium đáng kể để làm nhiên liệu ban đầu và chất thải hạt nhân còn rất nhiều trở thành một vấn đề khó giải quyết và nguy hiểm. Bởi vì phản ứng phân hạch sản sinh ra rất nhiều tia phóng xạ nguy hiểm cho con người.

Một số tai nạn của các nhà máy điện nguyên tử đem lại thảm họa cho môi trường và con người. Điển hình là thảm họa hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 tại Ukraina và tai nạn của nhà máy điện nguyên tử Fukushima tại Nhật Bản năm 2011.

Hiện nay người ta tìm cách giải phóng năng lượng từ vật chất bằng một cách khác thay vì bằng cách phân hạch, người ta tạo phản ứng hợp hạch còn gọi là tổng hợp nhiệt hạch, cụ thể người ta cho hai nguyên tử đồng vị của hydrogen là deuterium 2H và tritium 3H kết hợp với nhau sẽ cho ra helium 4He và giải phóng rất nhiều năng lượng. Nhưng điều kiện cho phản ứng hợp hạch là nhiệt độ cực cao vì vậy phản ứng này còn gọi là tổng hợp nhiệt hạch (thermonuclear fusion), nó giống như phản ứng xảy ra bên trong Mặt trời. Đó là phản ứng hợp hạch, nó không sản sinh ra những tia bức xạ nguy hiểm. Nhiệt độ ở trung tâm Mặt trời vào khoảng 15 triệu độ C nhưng dưới áp lực rất lớn do khối lượng của Mặt trời là rất lớn. Trên Trái đất người ta không thể tạo được áp lực lớn như vậy, do đó người ta phải tăng nhiệt độ lên gấp bội so với Mặt trời để cho phản ứng xảy ra.

Đây là phản ứng hợp hạch

Ngày 31-12-2021, Tân Hoa xã cho biết lò phản ứng Tokamak siêu dẫn tiên tiến thử nghiệm (EAST= Experimental Advanced Superconducting Tokamak), còn gọi là “mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc, đã duy trì được nhiệt độ 70 triệu độ C trong 1.056 giây, tức là 17 phút 36 giây. Đây là thời gian duy trì lâu nhất trong lò phản ứng tổng hợp nhiệt hạch so với tất cả các lò Tokamak trên thế giới.

Khi lò phản ứng tổng hợp nhiệt hạch được thương mại hóa thành công thì sẽ đem lại nguồn năng lượng an toàn cho con người. Khó khăn hiện nay là vì phản ứng đòi hỏi nhiệt độ cực cao nên nguồn năng đầu vào còn lớn hơn nguồn năng lượng đầu ra nên chưa đem lại hiệu quả.

Tương quan giữa thông tin và vật chất

Sự khác nhau giữa thông tin và vật chất còn lớn hơn giữa năng lượng và vật chất. Thông tin là thức, nhận thức, sự hiểu biết. Nó thuộc lĩnh vực tinh thần hoàn toàn khác hẳn với lĩnh vực vật chất nên rất khó hình dung rằng hai thứ này đồng bản chất. Do đó trong giới khoa học rất ít ai nghĩ rằng thông tin và vật chất là đồng.

Nhưng trong giới tôn giáo thì lại khác. Phật giáo từ lâu đã nói rằng Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm vốn là tinh thần, là thông tin. Tâm tạo ra vật chất, điều này cũng có nghĩa là vật chất tức là tâm. Vũ trụ là tâm, Mặt trời mặt trăng là tâm, Trái đất là tâm, sơn hà đại địa là tâm, vạn vật là tâm, ngũ uẩn của chúng ta là tâm. Mà tâm cũng là thức, là thông tin. Phật giáo cũng đã nói Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, tất cả đều là tâm, do tâm tạo. Vậy rõ ràng Phật giáo nói thông tin là vật chất. Vật chất là tâm, thông tin cũng là tâm. Vậy vật chất là thông tin, quá rõ ràng phải không ?      

Hiện nay rất nhiều nhà khoa học chưa công nhận thông tin là vật chất. Họ cho rằng hai thứ đó hoàn toàn khác nhau, không thể là một được. Nhưng trong Phật giáo có một nguyên lý rất cơ bản rất nền tảng cho mọi nhận thức mà có nhiều Phật tử đã nghe nói. Đó là nguyên lý bất nhị. Nhưng có lẽ nhiều người không hiểu, không thể hiểu, không thể tin vào nguyên lý bất nhị, kể cả nhà khoa học số 1 thế giới là Einstein cũng không hiểu không tin. Tại sao tôi dám nói như vậy ? Bởi vì Einstein đã tuyên bố rõ ràng không thể nhầm lẫn được. Ông tuyên bố 2 câu :

1/Trong một bức thư năm 1945, Einstein viết (nguyên văn) “God tirelessly plays dice under laws which he has himself prescribed.” (Chúa chơi xúc xắc không mệt mỏi theo luật mà chính Ngài đã lập ra)

2/ “Tôi thích nghĩ rằng Mặt trăng vẫn ở đó ngay cả khi tôi không đang nhìn nó”

Câu thứ nhất cần giải thích thêm, câu nguyên văn của Einstein nói Chúa có chơi xúc xắc nhưng theo một quy luật xác định do ngài lập ra. Vậy ý của ông là thế giới vẫn là xác định, còn việc Chúa chơi xúc xắc chỉ là xác suất thống kê thôi, chứ ông không đồng ý với một số nhà khoa học khác nhất là Niels Bhor. Theo quan điểm của Bhor, thế giới là bất định. Hạt cơ bản khi bị cô lập thì trừu tượng. “Isolated material particles are abstractions” (Niels Bohr). Bị cô lập tức là tách khỏi sự nhận thức của chủ thể, của con người. Thí nghiệm hai khe hở (Double slit experiment) nổi tiếng đã chứng tỏ cho sự nhận định này của Bhor.   

Để minh bạch hơn nữa, chúng ta cần biết Einstein và Bhor có một cuộc tranh luận lớn nhất thế kỷ 20 về vấn đề hạt cơ bản của vật chất luôn luôn có sẵn đặc trưng đặc điểm hay nó không có sẵn, chỉ khi có người quan sát, đặc trưng mới xuất hiện.

Quan điểm của Bhor nói rằng hạt cơ bản không có sẵn đặc trưng, chỉ khi nào có người quan sát thì đặc trưng mới xuất hiện, đó là quan điểm cho rằng thế giới là bất định.

Quan điểm của Einstein là hạt cơ bản như photon hay electron luôn luôn có sẵn đặc trưng. Quan điểm đó muốn nói thế giới là xác định, là khách quan. Câu tuyên bố thứ 2 của Einstein nói về Mặt trăng nói rõ lập trường của Einstein, ông cho rằng Mặt trăng là vật thể khách quan. Chính vì lập trường của Einstein thiên về quan điểm cho rằng thế giới là xác định nên các nhà khoa học đã chỉnh sửa câu tuyên bố số 1 của ông thành “God does not play dice with the universe.” (Chúa không chơi trò xúc sắc với vũ trụ) để cho lời nói và quan điểm của ông nhất quán với nhau. Video sau đây của nhà vật lý Brian Greene chứng tỏ lập trường của Einstein cho rằng thế giới là xác định.  

Einstein giải thích sự liên kết lượng tử bằng lý luận về đôi găng tay

Có lẽ tất cả chúng ta, tuyệt đại đa số nhân loại đều cho rằng lập trường của Einstein là đúng đắn, Mặt trăng là vật thể khách quan. Nhưng con người không ngờ rằng đến năm 1982 lúc cả Einstein và Bohr đều đã qua đời (Einstein mất năm 1955, Bohr mất năm 1962) thì tại Paris, Alain Aspect đã tiến hành cuộc thí nghiệm về liên kết lượng tử, lần đầu tiên chứng tỏ cho thế giới thấy rằng  lập trường của Einstein là sai, Bohr mới đúng. Đặc trưng của hạt cơ bản chỉ xuất hiện khi có người quan sát, Thế giới bề ngoài thấy có vẻ xác định nhưng bản chất thật sự là bất định. Tiến sĩ vật lý Amit Goswami cũng đã chỉ rõ khi nào thì hạt electron mới xuất hiện và xác định được vị trí trong video sau :

Tiến Sĩ Amit Goswami Nói Về Tính Chất Electron

Vô hình trung quan điểm của Bohr phù hợp với Phật giáo. Vũ trụ vạn vật là do tâm tạo, tùy theo thói quen của tâm (tập khí) thế nào thì thế giới sẽ hiện ra thế ấy. Điều đó cũng giải thích tại sao cảnh giới tùy theo nghiệp (tập khí) mà xuất hiện.     

Vũ trụ bao gồm không gian, thời gian, số lượng, vật chất, đều là do tâm tạo. Tâm không tạo thì không có vũ trụ.

Thế giới, cả vật chất và tinh thần đều là tâm, là thức, thì hiển nhiên vật chất là thông tin, thông tin là vật chất, hai thứ này có thể chuyển hóa cho nhau, cũng tương tự như sự chuyển hóa giữa vật chất và năng lượng.

Từ Thông tin về Cái Ví Da có thể Phục hồi Cái Ví Da Vật chất

Thí dụ về cái ví da ném vào hố đen của nhà khoa học Brian Greene là một lập luận cho rằng một vật thể bằng vật chất có hai hình thức hiện hữu, một là hình thái vật chất trong không gian 3 chiều mà chúng ta đã quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của con người, hai là hình thái thông tin tương tự như thông tin trong các thiết bị tin học mà con người cũng đã bắt đầu quen thuộc từ cuối thế kỷ 20, thông tin thuộc không gian 2 chiều tức nằm trong mặt phẳng. Ông tin rằng từ hình thái thông tin này vật thể có thể hoàn toàn khôi phục hình thái vật chất. Quan điểm của Brian Greene phù hợp với nguyên lý bất nhị của Phật giáo.

Hiện nay khoa học chưa chuyển hóa được giữa thông tin và vật chất. Đó là việc chưa làm được vào lúc này chứ không phải vĩnh viễn không thể làm được. Lý do chưa làm được là vì số lượng thông tin của một vật thể vật chất cực kỳ lớn, vượt xa khả năng xử lý của máy tính điện tử hiện nay. Ngoài ra người ta cũng nhận ra rằng thông tin về một vật thể có dạng giống như một toàn ảnh (holography). Và vũ trụ mà chúng ta sống trong đó cũng là một vũ trụ toàn ảnh (the holographic universe).

Tuy vậy hiện nay cũng đã có một số mầm mống cho thấy có sự chuyển hóa ở mức độ hạt cơ bản. Đó là sự kiện viễn tải lượng tử (quantum teleportation). Chúng ta biết rằng hạt photon và hạt electron, đó cũng chính là vật chất. Những hạt đó có thể chứa đựng thông tin hoặc chúng ta có thể nói rằng bản thân chúng là thông tin cũng được.

Chúng có thể chứa bất cứ đặc trưng đặc điểm gì mà chúng ta muốn gán ghép đều được cả. Các nhà khoa học hiện nay có thể lợi dụng chúng để tạo ra chip bán dẫn. Chip bán dẫn có diện tích bằng cái móng tay nhưng chứa hàng tỷ bóng bán dẫn (transistor). Chúng tạo thành thông tin dưới dạng số nhị phân. Hệ thống số nhị phận chỉ có 2 số cơ bản thôi, đó là 0 và 1. Khi mạch hở, không có dòng điện (electron) chạy qua được gán là số 0. Khi mạch đóng, có dòng điện chạy qua được gán là số 1. Tất cả mọi đặc trưng đặc điểm của vũ trụ vạn vật đều được gán cho một con số (digital), đó là số hóa (digitizing). Tập hợp của tất cả mọi con số hình thành nên một vật chính là thông tin và thông tin có thể gởi đi xa dễ dàng qua các đường cáp quang hoặc các loại sóng vô tuyến. Ví dụ thông tin về một hình ảnh của một bức họa có thể chuyển từ bên Bắc Mỹ về VN chỉ trong tích tắc dưới dạng số. Khi đến nơi thông tin dạng số có thể nhanh chóng biến thành hình ảnh với đầy đủ đặc điểm qua một app giải mã. Ví dụ :

Cảnh lá phong mùa thu ở Canada

Trong thí nghiệm về liên kết lượng tử, người ta còn thấy có một phương thức chuyển thông tin đi xa thần kỳ hơn nữa, lợi dụng sự liên kết nội tại của lượng tử cũng tức là của hạt cơ bản, của vật chất, người ta có thể dùng cách thay thế để chuyển một hạt photon đi xa mà không mất thời gian, thực chất là không có di chuyển. Chẳng hạn video này mô tả cách làm đó như sau :

Lý luận dựa trên thực nghiệm và viễn ảnh của viễn tải lượng tử

Để cho viễn tải lượng tử trở thành hiện thực, con người cần chế tạo máy tính lượng tử có tốc độ kinh hồn nhanh gấp hàng tỷ tỷ tỷ lần so với máy tính điện tử hiện nay.

Gần đây nhân loại đã có tiến bộ trong việc chế tạo máy tính lượng tử.

Tháng 10-2019 Máy tính lượng tử Sycamore của Google đạt được ưu thế lượng tử so với máy tính điện tử, nó có thể giải quyết một vấn đề toán học hóc búa trong vỏn vẹn 200 giây, bài toán khó đến mức siêu máy tính Summit nhanh nhất thế giới của IBM phải mất 10.000 năm mới giải được.

Tháng 10-2021 TQ đã công bố máy tính lượng tử Tổ Xung Chi (Zuchongzhi 祖沖之)lấy theo tên một nhà toán học TQ thời Nam Bắc Triều. Nó sở hữu hệ thống 66 qubit nếu so với 54 qubit của siêu máy tính lượng tử Sycamore của Google. Đồng thời các qubit của Zuchongzhi cũng có phần khác biệt so với của Sycamore khi nó sử dụng qubit quang tử thay vì qubit siêu dẫn (phải đặt hệ thống ở nhiệt độ âm 273 độ C), điều này giúp nó có sức mạnh và lợi thế tốt hơn. Khả năng của Tổ Xung Chi nhanh gấp 10 triệu lần siêu máy tính nhanh nhất thế giới năm 2021 là Fugaku của Nhật.

Máy tính lượng tử Tổ Xung Chi

Ngoài ra tờ South China Morning Post ngày 26-10-2021 dẫn thông tin từ nhóm nghiên cứu cho biết máy tính lượng tử Cửu Chương-2 (Jiuzhang-2九章二号) sử dụng 113 qubit có thể thực hiện một phép tính lượng tử được gọi là lấy mẫu boson Gaussian quy mô lớn (GBS) nhanh hơn 1 triệu tỉ tỉ lần (1 septillion = 1.000.000.000.000.000.000.000.000) so với siêu máy tính nhanh nhất thế giới năm 2021 Fugaku của Nhật.

Máy tính lượng tử Cửu Chương-2

Chỉ những máy tính lượng tử có tốc độ nhanh khủng khiếp như thế mới có hy vọng biến vật chất thành thông tin và chuyển đi xa không giới hạn và không mất thời gian bằng phương thức viễn tải lượng tử. 

Kết luận

Từ xa xưa Phật giáo đã nêu lên một nguyên lý gọi là bất nhị, ý nói rằng toàn thể vũ trụ vạn vật đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc là tâm bản nguyên gọi là vô sinh pháp nhẫn. Như vậy toàn thể vũ trụ vạn vật với thiên hình vạn trạng đều có cùng một nguồn gốc nên mặc dù bề ngoài thấy thông tin và vật chất là vô cùng khác nhau nhưng bên trong bản chất của chúng lại là một.

Thế nên khi chúng ta nói thông tin và vật chất là đồng (giống nhau) hay dị (khác nhau) cũng đều là không đúng. Bởi vì như kinh Bát Nhã nói Sắc bất dị Không. Sắc là vật chất, là hữu thể, là Có. Còn Không là trống không, là vô thể, là Không Có. Vậy làm sao mà chúng đồng được, nhưng chúng cũng không phải là dị, bởi vì chúng có thể chuyển hóa cho nhau.

Về mặt khoa học thì các nhà vật lý đã biết tất cả mọi hạt cơ bản đều có lưỡng tính sóng hạt. Sóng thì ở khắp mọi nơi không có vị trí nhất định, không có số lượng, không có thời gian. Còn hạt thì trái ngược lại, có vị trí, có số lượng, có thời gian.

Tất cả chúng ta đều chấp vào hạt (chấp có) nên bị vướng mắc, sự vướng mắc này là nguồn gốc của đau khổ. Đời là bể khổ, đó là miêu tả của Tứ diệu đế. Thật ra miêu tả đó là biên kiến, chỉ đúng một nửa thôi. Không phải thế gian là khổ mà chính thói quen chấp thật (tập khí chấp có) mới là khổ. Khi một hành giả đã phá được chấp ngã, phá được chấp pháp thì có thể vẫn sống trên thế gian mà không còn khổ nữa. Bát Nhã Tâm Kinh có câu :

QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH

Bồ Tát Quán Tự Tại (tức Quán Thế Âm) khi thực hành thâm sâu phép quán Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức dùng trí bát nhã soi thấu bản thể của thế giới, thì thấy Ngũ Uẩn đều là không, nên giải thoát được tất cả mọi khổ nạn.

Bên Thiền cũng có một câu chuyện nói về bất nhị, đối đáp giữa thiền sư Quế Sâm và Pháp Nhãn Văn Ích.

Khi Văn Ích trình bất cứ kiến giải nào sư Quế Sâm cũng đều đưa 2 ngón tay ý nói đó là nhị chưa phải giác ngộ.

Công án Thiền giữa Quế Sâm và Pháp Nhãn Văn Ích

Cuối cùng khi Quế Sâm nói : Tất cả đã sẵn sàng thì Văn Ích chợt liễu ngộ. 

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | Bình luận về bài viết này

HIỂU THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO ?

Sự hiểu biết thông thường về thế giới

Thông thường chúng ta hiểu thế giới là quả Địa cầu còn gọi là Trái đất. Nó là một hành tinh trong Thái dương hệ gồm có 8 hành tinh chính thức (Kể từ năm 2006 hành tinh xa mặt trời nhất là Diêm Vương Tinh không được coi là hành tinh nữa). Địa cầu là hành tinh thứ ba tính từ mặt trời ra phía ngoài. Hành tinh thứ tư là Hỏa Tinh đang được con người khám phá, hiện nay có hai quốc gia có xe tự hành đang hoạt động trên bề mặt Hỏa Tinh là Mỹ và TQ. Thái dương hệ thì nằm trong Dải Ngân Hà. Dải Ngân Hà là một thiên hà có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng. Các nhà khoa học ước tính trong vũ trụ có khoảng 2 ngàn tỷ thiên hà, Dải Ngân Hà chỉ là một trong số đó, nó có khoảng từ 100-400 tỷ ngôi sao, mỗi ngôi sao tương tự như Mặt trời của chúng ta và cũng có những hành tinh quay xung quanh.

Vũ trụ rộng bao nhiêu ? Theo tính toán của các nhà thiên văn đường kính của vũ trụ là khoảng 93 tỷ năm ánh sáng. Tuổi của vũ trụ hiện nay là bao nhiêu ? Các nhà thiên văn nói rằng vũ trụ khởi đầu từ một vụ nổ lớn gọi là Big Bang, và từ đó đến nay là khoảng 13,8 tỷ năm.

Đó là những tri thức cơ bản về vũ trụ mà con người đang sống trong đó. Cái vũ trụ đó gọi là vũ trụ vật lý. Nó được hình thành trên cơ sở vật chất, không gian và thời gian. Vật chất được cấu tạo bằng những hạt cực kỳ nhỏ gọi là hạt cơ bản của vật chất (fundamental-hoặc basic hay elementary- particles of matter). Rồi các hạt cơ bản lại cấu tạo thành nguyên tử, phân tử, vật thể, thiên thể, chất sống, sinh vật, con người. Không gian là cái khoảng trống trong đó có chứa các hạt cơ bản và các loại vật thể. Thời gian là đại lượng để đo khoảng cách không gian và sự chuyển động. Ví dụ thời gian để Trái đất đi giáp một vòng chung quanh Mặt trời là 365 ngày đêm. Một ngày đêm là thời gian Trái đất xoay được một vòng quanh trục của nó và có thể tính bằng một đơn vị nhỏ hơn là giờ, một ngày đêm bằng 24 giờ. Thời gian để máy bay đi từ Sài Gòn ra Hà Nội hoặc ngược lại trung bình là 1 giờ 45 phút. Thời gian truyền tín hiệu từ Trái đất đến Hỏa tinh ở khoảng cách ngắn nhất (56 triệu  km) là 186 giây (3 phút 6 giây)

Thời gian truyền tín hiệu từ Trái đất đến Hỏa tinh ở khoảng cách xa nhất (225 triệu  km) là 750 giây.

Nhưng thực tế không truyền được vì tín hiệu không thể đi xuyên qua Mặt trời (Sun), do đó phải đợi lúc đường thẳng nối liền Trái đất và Hỏa tinh không đi xuyên qua Mặt trời (lệch khỏi sự giao hội –conjunction) thì mới liên lạc được.

Do đó thời gian truyền tín hiệu sẽ nhỏ hơn 750 giây (12 phút 30 giây). Tóm lại muốn truyền tín hiệu từ Trái đất (Earth)  tới Hỏa tinh (Mars), phải mất thời gian từ 3 phút 6 giây tới khoảng 12 phút tùy thuộc vào vị trí tương đối của hai thiên thể này. Nói tròn theo thực tế là từ 4 phút tới 13 phút.

Thế giới bao gồm các châu lục như Á châu, Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Úc châu, Nam Cực châu. Và các đại dương Thái bình dương, Ấn độ dương, Đại tây dương, Bắc băng dương. Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng dân số hiện nay là 7,8 tỷ người. Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ lớn hoặc có sức mạnh kinh tế kỹ thuật hoặc xuất khẩu có ảnh hưởng nhiều tới thế giới là Mỹ, 330 triệu dân, TQ 1,4 tỷ dân, Ấn Độ 1,35 tỷ dân, Indonesia 280 triệu dân, Brazil 216 triệu dân, Nga 146 triệu dân, Nhật 125 triệu dân, Việt Nam 99 triệu dân, Hàn Quốc 51 triệu dân,  Đài Loan 24 triệu dân,  v.v…

Tất cả những tri thức trên là sự hiểu biết thông thường về thế giới. Tất cả chỉ là khái niệm mà thôi chứ không phải là chân lý.

Chân lý phải như thế nào ?

Chân lý là cái bất biến, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các định lý (toán học) hoặc các định luật (vật lý học) có phải chân lý không ? Hoặc vật chất có phải là chân lý không ?

Câu trả lời là không phải, vật chất hay các định lý, định luật, cũng không phải là chân lý bởi vì chúng vẫn có thể biến đổi.

Vật chất không phải là chân lý bởi vì các hạt cơ bản có thể biến đổi với hai hình thái rất khác nhau. Hình thái sóng không thể xác định vị trí không gian, thời gian hay số lượng, không có đặc trưng đặc điểm. Hình thái hạt, có thể xác định vị trí không gian, thời gian hay số lượng, có đặc trưng đặc điểm. Ví dụ khi sóng electron đã biến thành hạt electron thì người ta có thể xác định vị trí của nó, số lượng, điện tích, số đo spin v.v…Nhưng khi nào thì sóng biến thành hạt ? Khi có người quan sát, có tâm niệm hay có cảm biến (sensor) thì sóng biến thành hạt. Hiện tượng này khoa học gọi là sự sụp đổ của của chức năng sóng (the collapse of the wave function).

Sóng biến thành hạt khi có người quan sát

Không có người quan sát thì sóng vẫn là sóng, qua 2 khe hở sóng giao thoa tạo ra nhiều vạch trên màn hứng. Có người quan sát thì sóng sụp đổ thành hạt, màn hứng chỉ có 2 vạch tương ứng với 2 khe hở. 

Định lý toán học cũng không phải là chân lý. Ví dụ tổng số 3 góc của một tam giác bằng 180 độ theo hình học phẳng nhưng qua hình học không gian cong thì tổng 3 góc của một tam giác lớn hơn 180 độ. Công thức số học 1+1=2  chỉ đúng trong quan điểm thông thường. Còn trong lĩnh vực lượng tử, hạt trở thành ảo, không có thật, nên không có số lượng. Trong thí nghiệm liên kết lượng tử (quantum entanglement) một hạt photon có thể xuất hiện ở vô số vị trí khác nhau, khoảng cách không gian hay thời gian giữa các vị trí là không có thật, sự di chuyển cũng là không có thật. Năm 2017 TQ đã tiến hành thí nghiệm về liên kết lượng tử sau khi họ đã phóng vệ tinh lượng tử Mặc Tử lên không gian một năm trước đó, họ đã tạo được liên kết giữa hai vị trí cách xa nhau 1200 km, có nghĩa là tạo được hiệu ứng giống như hạt photon đã di chuyển tức thời 1200 km mà không mất thời gian (thực tế là không có di chuyển). Thí nghiệm này chứng tỏ một điều vô cùng quan trọng, đó là không gian, thời gian, chỉ là khái niệm, là tâm niệm chứ không có thực. Do đó công thức 1+1=2  không còn đúng nữa, hai hạt photon ở cách nhau 1200km cũng chỉ là một hạt mà thôi. Nó biến mất ở vị trí A và xuất hiện ở vị trí B cách đó 1200 km nhưng không có di chuyển , bởi vì khoảng cách 1200km là không có thật, nó chỉ là tưởng tượng mà thôi. Mà nó cũng là đồng thời xuất hiện ở hai vị trí A và B. Phật giáo gọi đó là bất nhị (không phải hai mà cũng không phải một, là bất định, không có số lượng). Điều này ngày nay trở nên rất quen thuộc, một hình ảnh có thể xuất hiện đồng thời ở vô số chiếc điện thoại. Còn một vật thể lớn chẳng hạn  cái bàn của ông tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành thì biến mất ở nhà ông ấy rồi xuất hiện ở văn phòng làm việc của ông ấy chứ không có di chuyển giữa hai nơi nhà và văn phòng.

Ngày nay người ta ứng dụng nguyên lý bất nhị để chế tạo máy tính lượng tử, dùng khái niệm qubit (bit lượng tử) qubit là bất định (không phải 0, không phải 1, không phải vừa 0 vừa 1, cũng không phải không 0, không 1) tương ứng với tứ liệu giản 四料簡 của thiền sư Lâm Tế 臨濟   

Ứng dụng của Tứ liệu giản

四料簡 臨濟義玄 Tứ liệu giản Lâm Tế Nghĩa Huyền

奪人不奪境 Đoạt nhân bất đoạt cảnh Bỏ người không bỏ cảnh

奪 境不奪人 Đoạt cảnh bất đoạt nhân Bỏ cảnh không bỏ người

人境俱奪 Nhân cảnh câu đoạt Người và cảnh đều bỏ

人境俱不奪 Nhân cảnh câu bất đoạt Người và cảnh đều không bỏ

Liệu 料 nghĩa đen là vật liệu chất liệu. Nghĩa bóng là cân nhắc liều lượng

Giản 簡 nghĩa đen là cái thẻ tre. Nghĩa bóng ở đây là chọn lựa (đồng nghĩa với giản 揀chọn lựa)

Vậy tứ liệu giản là 4 cách cân nhắc chọn lựa cho phù hợp với người học đạo từ thấp tới cao. Người đưa ra bài kệ tứ liệu giản là thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền, ông tùy theo căn cơ của người học mà có lời chỉ giáo không giống nhau nhưng mục tiêu cuối cùng cũng là giác ngộ. Đó là nói về phương diện tâm lý.

Còn về phương diện vật lý, lượng tử có 4 cách hành xử giống như tứ liệu giản , không nhất định phải theo cách nào, tức là nó không phải luôn luôn xác định.

Ngày 23-10-2019 Google đã cho ra đời máy tính lượng tử mang tên Sycamore. Theo Google thì máy tính lượng tử Sycamore của họ có thể giải quyết một vấn đề toán học hóc búa trong vỏn vẹn 200 giây, bài toán khó đến mức siêu máy tính điện tử nhanh nhất thế giới Summit của IBM phải mất 10.000 năm mới giải xong.

Máy tính lượng tử khi đạt tới tốc độ gấp hàng tỷ tỷ tỷ lần so với máy tính điện tử thì có thể sẽ được dùng để gởi vật thể đi xa chẳng hạn gởi một gói hàng, thậm chí gởi một con người đi xa trong tích tắc. Cái này gọi là viễn tải lượng tử (quantum teleportation). Vài nhà vật lý đã làm phim minh họa viễn cảnh di chuyển một người đi xa bằng phương thức viễn tải lượng tử.

Như thế thì một người có thể đi từ New York qua Paris chỉ trong tích tắc mà thôi bởi vì không gian và thời gian là không có thật, chỉ một niệm là tới. Khoa học có thể ứng dụng Tứ liệu giản của Lâm Tế để thực hiện một cảnh giới giác ngộ thoát khỏi sự ràng buộc của thời không (space-time).

Tóm lại chân lý thì không thể khẳng định được. Kinh Kim Cang gọi là vô sở trụ. Những cái gì, điều gì mà con người khẳng định được, nắm bắt được thì không phải chân lý.

Các định luật vật lý cũng chỉ có tác dụng giới hạn trong một môi trường nhất định nào đó thôi. Ví dụ định luật về trọng trường. Sở dĩ các vật thể bị rơi xuống mặt đất vì Trái đất có lực hút gọi là lực hấp dẫn (gravitational force). Vật bị rơi càng lúc càng nhanh theo một gia tốc là :

g ≈ 9,8 m/s2

Tuy nhiên ở một khoảng cách khá xa mặt đất, khoảng 400 km thì vật không còn bị rơi xuống nữa, trạng thái đó là không trọng lực khi gia tốc trọng trường g gần bằng 0, hoặc trọng lực rất nhỏ gọi là vi trọng lực (microgravity). 

Phi hành gia trên trạm không gian có thể bay lơ lững trong phòng không bị rơi xuống sàn

Một ví dụ khác là định luật Archimèdes. Nhúng một vật vào chất lỏng, hay chất khí, ta sẽ thấy vật đó bị lưu chất đẩy thẳng từ dưới lên trên bằng một lực có độ lớn đúng bằng trọng lượng của phần chất lỏng hay chất khí mà vật chiếm chỗ. Lực đó được gọi là lực đẩy Archimèdes. Lực này được ứng dụng rất nhiều trong tàu thuyền và khinh khí cầu. Tàu thuyền bằng sắt vẫn có thể nổi trên mặt nước dù sắt nặng hơn nước nhưng con tàu sắt vẫn nổi vì trọng lượng của khối nước mà tàu chiếm chỗ vẫn lớn hơn trọng lượng của chiếc tàu, lực đẩy do khối nước đó tạo ra giúp nâng con tàu lên mặt nước. Khinh khí cầu có thể giúp con người bay lơ lững trong không khí. Đèn trời có thể bay trong bầu khí quyển vì ngọn lửa bên trong túi đèn đốt nóng không khí bên trong khiến nó nhẹ hơn không khí bên ngoài, lực đẩy Archimèdes đẩy ngọn đèn bay lên.

Tuy nhiên ở trong môi trường không gian thì lực đẩy Archimèdes không có tác dụng vì không gian không có không khí. Nhưng vật vẫn có thể lơ lững vì không có lực trọng trường hay nói cho đúng là lực trọng trường rất nhỏ (vi trọng lực- microgravity). 

Còn thế giới thực tế có hoàn toàn giống như cái hiểu biết thông thường của chúng ta không ?

Thế giới thực tại  

Thế giới thực tại cũng là thế giới ảo hóa do tâm niệm tạo ra thôi. Nó cũng dựa trên vật chất, không gian và thời gian theo như tâm niệm của con người. Chúng ta vẫn phải dựa vào thế giới đó để ứng xử nhưng với thái độ thức tỉnh, không quá điên đảo mộng tưởng, không quá cố chấp. Nên có một sự điều hòa nhất định, không thái quá, không bất cập. Dưới đây là luận giải vì sao phải ứng xử như vậy.

Chúng ta hiểu rằng cộng nghiệp chi phối thế giới còn biệt nghiệp chi phối bản thân mình.

Chúng ta rất khó thay đổi cộng nghiệp của một quốc gia hay một xã hội vì nó bị tác động bởi số đông, sức của ta khó lòng can thiệp được. Ta chỉ có thể thay đổi tâm niệm của mình để dần dần thay đổi biệt nghiệp. Ví dụ tâm ta bớt cố chấp hơn, bớt xung khắc với những người chung quanh thì cảnh giới của ta trở nên hòa bình yên tĩnh hơn. Bớt cố chấp, bớt bất đồng thì kết quả tất nhiên là sẽ bớt xung khắc, bớt xung đột, bớt cãi vã. Khi ảnh hưởng đó lan rộng ra xã hội, quốc gia, quốc tế, thì hy vọng là thế giới sẽ hòa bình hơn.

Hành động của chúng ta cũng sẽ phải dựa trên các nguyên lý. Các nguyên lý phổ quát thì có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn các định lý và các định luật.    

Phật giáo có nêu ra một số nguyên lý còn ghi chép trong các kinh điển. Xin nêu ra một vài nguyên lý như sau :

Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói rằng Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性 Tất cả các pháp đều không có tự tính, điều đó có nghĩa là hạt photon hoặc hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác không có sẵn bất cứ đặc trưng gì. Hạt electron không hề có sẵn các đặc trưng như vị trí (position), khối lượng (mass), điện tích (electric charge), số đo mức độ xoay (spin). Chính vì vậy ở dạng sóng thì electron là bất định, không có vị trí nhất định trong không gian. Vậy khi nào thì các đặc trưng mới xuất hiện ?

Phật giáo nêu ra nguyên lý thứ hai :

Kinh Hoa Nghiêm trả lời cho câu hỏi trên: Nhất thiết duy tâm tạo切唯心造 Khi có người quan sát thì các đặc trưng mới xuất hiện, hạt electron mới có vị trí nhất định trong không gian. Do đó diễn tả một cách cơ bản hơn, chính xác hơn, rõ ràng hơn, thì phải nói rằng : Chính tâm của người quan sát tạo ra hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác và từ đó tạo ra nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất, chất sống, sinh vật, con người, vũ trụ vạn vật. Điều đó cũng có nghĩa là tâm tạo ra không gian, thời gian và số lượng, tạo ra vật chất, vũ trụ vạn vật.

Chính từ nhận thức đó nên Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu ra nguyên lý thứ ba :

Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp. Ngũ uẩn bao gồm : Sắc (vật chất, matter, material); Thọ (cảm giác, perception); Tưởng (tưởng tượng, imagination, suy nghĩ, thought ) ; Hành (chuyển động, motion); Thức (nhận thức, phân biệt, consciousness, alaya, discrimination).

Chữ uẩn mang hàm ý tích hợp, là tập hợp của nhiều phần tử để tạo ra một hiện tượng ảo hóa. Bởi vì hiện tượng ảo hóa đó kéo dài và con người không có cách nào để phát hiện tính cách giả tạo của hiện tượng nên lầm tưởng là thật, và từ lầm tưởng đó mà sướng khổ một cách vô căn cứ. Tất cả mọi sướng khổ đều là vô căn cứ bởi vì nó dựa trên tưởng tượng. Tưởng tượng này kinh điển Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng tức là tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời ở thế gian. Nguyên lý của vấn đề này nằm ở chỗ kinh điển gọi là tất cả các pháp đều không có tự tính, tất cả mọi tính chất của pháp là do tưởng tượng gán ghép của con người. Dễ thấy nhất là ngôn ngữ, từ ngữ của của bất cứ ngôn ngữ nào đều không có sẵn ý nghĩa, mọi ý nghĩa đều là do con người gán ghép cho từ ngữ theo thói quen. Tương tự như vậy, tất cả mọi vật trong vũ trụ đều không có thực chất, mọi tính chất đều do chúng sinh gán ghép cho vật. Đó cũng chính là ý nghĩa của ngũ uẩn giai không. Khoa học thế kỷ 20 đã xác minh vấn đề này qua cuộc tranh luận thế kỷ giữa hai nhà khoa học hàng đầu thế giới, là Niels Bohr và Albert Einstein mà tôi đã nhiều lần đề cập.

Sắc không có thật, có nghĩa là toàn bộ vũ trụ vạn vật , toàn bộ thế giới mà con người chúng ta đang sống trong đó, không phải tuyệt đối có thật.

Như vậy thì chúng ta nên ứng xử như thế nào. Phật giáo dạy rằng con người nên ứng xử tùy duyên.

Ví dụ khi xảy ra một thiên tai, nhiều người đang gặp nạn. Vậy thì cần thiết phải có hoạt động cứu trợ. Hội Chữ Thập Đỏ, các tổ chức từ thiện cùng nhau quyên góp tiền bạc, vật tư, lương thực thực phẩm để cứu giúp các nạn nhân.

Nhưng nếu có những người cảm thấy ưa thích các hoạt động từ thiện, họ nghĩ đến việc dành toàn bộ cuộc đời mình để theo đuổi hoạt động từ thiện, như vậy có thích đáng không ? Câu trả lời là không, hoạt động đó chẳng đi tới đâu cả. Thế giới sẽ không vì có nhiều người làm từ thiện mà trở nên tốt đẹp hơn. Hội Chữ Thập Đỏ có mục đích duy nhất là nhân đạo, dựa trên các nguyên tắc căn bản vô tư. Kể từ khi thành lập vào năm 1863, mục tiêu duy nhất của ICRC (International Committee of the Red Cross) là để đảm bảo, bảo vệ và hỗ trợ cho các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang.

Hội đã hoạt động cứu trợ rất nhiều nhưng thế giới cũng không hề tốt đẹp hơn.

Liên Hợp Quốc (United Nations) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

Liên Hợp Quốc được thành lập từ năm 1945 đến nay có 193 quốc gia thành viên nhưng cũng không làm được gì nhiều trong mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

Nói tóm lại là kể từ khi LHQ được thành lập đến nay, thế giới cũng không hề hòa bình tốt đẹp gì hơn. Chẳng hạn trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraina hiện nay LHQ chẳng làm được gì ngoài việc họp bàn đả kích lẫn nhau, bỏ phiếu theo ai chống ai, chẳng đi tới đâu.

Tại sao ?

Con người đa số không hiểu được bản chất của thế giới chỉ là tâm niệm mà thôi. Thiện là tâm niệm, Ác cũng là tâm niệm, cả hai có cùng bản chất. Nên Thiện có thể biến thành Ác. Ác cũng có thể biến thành thiện. Bát Nhã Tâm Kinh nói : Sắc tức thị Không (vật chất tức là trống rỗng) từ đó chúng ta suy ra Thiện tức là Ác; Ác tức là Thiện. Suốt đời làm thiện cũng sẽ không đi tới đâu, không thể giác ngộ. Suốt đời làm ác thì cũng thế, không đi tới đâu cả.

Tôi thử nêu ra vài ví dụ để chứng minh.

Thí dụ về Thiện tức là Ác

Chế độ dân chủ tự do của Mỹ và phương Tây là thiện, tốt đẹp, tôn trọng nhân quyền, tự do cá nhân. Người dân sống dưới chế độ này cảm thấy rất thoải mái. Nhưng chế độ tự do cá nhân mang súng đạn trở thành ác, trở thành một thảm họa, chà đạp nhân quyền rất khủng khiếp. Quyền tự do sống bình an, đó là nhân quyền quan trọng nhất của con người, bị chà đạp khi dung túng cho những kẻ mang súng đạn, xả súng bừa bãi giết hại học sinh và giáo viên, thậm chí là học sinh mẫu giáo. Có hành vi chà đạp nhân quyền nào tồi tệ hơn ? Thế nhưng những kẻ nắm quyền lực của nước Mỹ không làm gì cả, họ vẫn bênh vực quyền mang súng, duy trì quyền lợi của những  công ty sản xuất vũ khí. Trong năm 2020 có hơn 45.000 người Mỹ chết vì các sự cố liên quan tới súng đạn, hơn một nửa là tự sát. Tỉ lệ các vụ giết người bằng súng ở mức cao nhất kể từ năm 1994. Ở nước Mỹ người ta sẽ không bao giờ cấm được người dân mang súng như tại các quốc gia khác và những vụ xả súng giết hại người vô tội vẫn tiếp tục xảy ra.

Thí dụ về Ác tức là Thiện

Vụ đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn ngày 04-06-1989 rõ ràng là ác. Chính quyền đưa xe tăng, vũ khí đến bắn giết đám sinh viên biểu tình đang tụ tập ở đó khiến hàng ngàn người chết. Truyền thông phương Tây cho đến nay vẫn còn cực lực đả kích vụ thảm sát đó. Thế nhưng kết quả sau đó thế nào ? Sau vụ thảm sát đó, TQ đã tiếp tục phát  triển rất nhanh và ổn định, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân, đưa đất nước từ quốc gia nghèo nàn lạc hậu trở thành cường quốc số 2 thế giới.

Kết luận

Chúng ta đang sống trong vũ trụ, trong thế giới, bị cảnh giới vật chất trói buộc. Thế nhưng nếu chúng ta hiểu thế giới đó chỉ là tâm niệm (Tam giới duy tâm) không phải tuyệt đối có thật, thì chúng ta có thể tìm thấy chút ít tự do đích thật. Chẳng hạn chúng ta không còn đem mình đi so sánh với người chung quanh xem ai giàu hơn, ai giỏi hơn. Chúng ta sẽ tránh được tình trạng của các quan tham hiện giờ phải vào lò của bác Trọng bởi vì họ theo đuổi những việc kiếm tiền bất chính, tham nhũng và cuối cùng sa lưới.

Chúng ta cũng có thể tránh được tình trạng nhẹ dạ vì thiếu hiểu biết của dân Ukraina, sùng bái theo đuổi tự do dân chủ của phương Tây mà không biết tình thế thực tế của đất nước mình như thế nào. Nên kết quả dân chủ tự do chưa được bao nhiêu thì đất nước đã tan tành, hàng triệu người phải chạy ra nước ngoài lánh nạn.

Người Mỹ và người phương Tây cũng đang sống với ảo tưởng khi họ nghĩ rằng họ có thể trừng phạt kinh tế nước Nga thật nặng nề để không còn sức kiếm chuyện nhưng khi Nga phản công thì chính họ bị lao đao. Thế nhưng họ vẫn còn mang quán tính tâm lý cho rằng phương Tây vẫn còn sức mạnh thống trị thế giới. Chính quyền phương Tây và Nhật Bản vẫn còn ngây thơ tới mức họ nghĩ rằng họ có thể ngăn cản TQ thống nhất với Đài Loan. Tại sao họ không thấy rằng trật tự thế giới đã thay đổi rất nhiều ?

Trật tự thế giới mới là thể nào ? Đó là thế giới có nhiều cực (đa cực) Mỹ không còn là siêu cường duy nhất có khả năng làm mưa làm gió trên thế giới. Mỹ dựa vào sức mạnh của đồng đô la gắn với dầu mỏ (Petro dollars), Mỹ buộc tất cả các quốc gia mua bán dầu mỏ phải thanh toán bằng đồng đô la. Và Mỹ là nước duy nhất có quyền in ra tiền đô la. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ áp dụng nguyên tắc này tại thế giới tự do mà Mỹ lãnh đạo.

Sau khi Liên Xô sụp đổ Mỹ trở thành siêu cường duy nhất  và áp dụng điều này trên toàn thế giới. Nhưng hiện nay sức mạnh của Mỹ đã suy giảm, Mỹ không còn khả năng buộc thế giới phải theo sự sắp xếp của mình. Cuộc chiến Nga- Ukraina là màn dạo đầu của trật tự thế giới mới đa cực . Thế giới hiện nay đang hình thành 4 cực : Mỹ, TQ, Nga, Âu Châu. Những nước khác sẽ ngã theo một trong 4 cực đó hoặc sẽ độc lập giao thiệp với cả 4 cực mà không ngã hẳn về cực nào. VN là một quốc gia điển hình theo xu hướng độc lập đó.

Người trí thì nên hiểu việc gì sẽ phải xảy ra. 330 triệu người Mỹ khó có thể đương đầu với 1,4 tỷ dân TQ khi trình độ khoa học kỹ thuật của Mỹ không còn giành ưu thế bao nhiêu trước TQ, tốt nhất là nên hợp tác, tránh đối đầu nhất là về quân sự, và tâm lý nên sẵn sàng chấp nhận trật tự thế giới mới.    

Người Mỹ nên biết phá ngã chấp không nên coi mình lúc nào cũng là nhất. Nếu chỉ nhận ra điều đó sau một cuộc chiến tranh thất bại với TQ là điều đáng tiếc. Họ đã đụng độ trực tiếp với TQ từ chiến tranh Triều Tiên và đã không giành được thắng lợi lúc quân đội TQ còn rất lạc hậu và cũng cần nhớ rằng lúc đó Mỹ lãnh đạo 28 nước LHQ đánh nhau với TQ. Bây giờ nếu lại đụng độ ở eo biển Đài Loan thì họ lại giành được thắng lợi sao, kể cả khi họ được Nhật, Úc, Ấn (Bộ tứ Quad= Quadrilateral Security Dialogue= Đối thoại an ninh 4 bên) giúp sức ? 

Bây giờ trong cuộc chiến tranh Ukraina, TQ chỉ làm cái bóng, họ không trực tiếp giúp gì nhiều cho Nga, chỉ mua dầu mỏ, mua khí đốt của Nga thôi, nhưng cái bóng lớn của TQ cũng đủ giúp Nga yên tâm giành thắng lợi.

Sau này nếu xảy ra cuộc chiến tại eo biển Đài Loan, chỉ cần Nga đứng sau lưng hỗ trợ tinh thần cũng đủ giúp TQ đánh bại liên minh Mỹ Nhật Ấn Úc bởi vì Đài Loan rất gần TQ, nếu chiến tranh kéo dài liệu liên minh đó có chịu đựng nổi không ? Khả năng cao là Mỹ sẽ không dám can thiệp vì rủi ro là quá lớn. Bởi vì hiện giờ Mỹ và phương Tây đã không dám đụng độ trực tiếp với Nga. Trong khi đó dân số TQ đông gấp 10 lần Nga, GDP cũng gấp 10 lần Nga, vũ khí cũng xấp xỉ Nga, họ dám đụng độ với một quốc gia mạnh gấp 10 lần Nga sao ?  

Cho nên chính quyền Đài Loan nên rút kinh nghiệm Ukraina, không nên đặt niềm tin vào việc Mỹ sẽ bảo vệ họ chống lại TQ. Họ tuyên bố rằng Đài Loan không phải là một phần của TQ, đó là một ý tưởng nguy hiểm mặc dù thực tế hiện nay Đài Loan gần như là một quốc gia độc lập, có ngoại giao và quân đội riêng. Nhưng họ phải hiểu rằng họ không đủ sức chống lại TQ, Mỹ cũng không đủ sức bảo vệ họ. Nên tốt nhất là thương lượng với TQ để thống nhất hòa bình, họ là một vùng lãnh thổ tự trị nhưng quyền đối ngoại và an ninh do TQ đảm trách, đó là một giải pháp tốt hơn là cố trở thành một quốc gia độc lập để rồi cuối cùng bị TQ thôn tính bằng vũ lực.

Tóm lại con người không nên quá chấp thật, trong vấn đề tương tác lẫn nhau, mọi người nên hiểu đúng tình hình thế giới và nên chọn giải pháp thương lượng hòa bình, không nên quá cố chấp để tránh dẫn tới xung đột vũ trang, mất mát đau thương , đất nước tan tành như Ukraina hiện nay.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 2 bình luận

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC NGÀY NAY

Phật giáo (PG) ngày nay thì có khác gì với Phật giáo ngày xưa ? Khác lắm chứ ! Ngày trước có quan điểm cho rằng PG thuộc lĩnh vực tâm linh, tinh thần, nó đi một con đường khác. Còn khoa học (KH) kỹ thuật là thuộc lĩnh vực vật chất, đi theo một con đường khác. Đường ai nấy đi không có gặp nhau.

Nhưng ngày nay khoa học đã phát triển tới một mức độ tiệm cận với PG. Hai bên không phải là hai con đường song song không bao giờ gặp nhau, mà đã thấy có những điểm chung, điểm gặp nhau rất quan trọng. Thế điểm chung đó là điểm nào ? Phật giáo từ lâu đã nói Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 Năm 1927 nhà khoa học người Đức Werner Heisenberg cũng khám phá ra nguyên lý bất định. Nguyên lý này tương hợp với thuyết tánh không của nhà Phật. Ý nghĩa sâu xa của nguyên lý này là các hạt cơ bản của vật chất (fundamental particles of matter) như photon, electron… đều có lưỡng tính sóng hạt. Ở dạng sóng thì không có không gian, không có thời gian, không có số lượng, không có đặc trưng, không có gì là thật cả. Còn khi có người quan sát, có tâm niệm nổi lên thì sóng mới biến thành hạt, thành nguyên tử phân tử, thành vũ trụ vạn vật, thành con người, thành cha mẹ, con cái như những khái niệm quen thuộc của chúng ta. Nhưng tuyệt đại đa số mọi người đều thiên lệch một bên mà Phật giáo gọi là chấp thật, đó chính là nguồn gốc của sinh lão bệnh tử và tất cả mọi đau khổ khác như yêu ghét, tranh giành, chiến tranh. Để giải thoát khỏi tất cả mọi đau khổ thì Phật giáo dạy mọi người phải phá chấp thật bằng thuyết lý về tánh không. Chỉ là phá chấp thôi, không chấp Có cũng không chấp Không mới là giác ngộ.

Tuy mục đích của hai bên là khác nhau. PG muốn đưa mọi người tới giác ngộ, giải thoát tất cả mọi đau khổ, kể cả vấn đề sinh tử. Còn KH nhắm mục đích hiểu thế giới là gì, nắm được các quy luật của nó và tìm cách cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người. Thật ra chúng ta thấy rằng mục đích của hai bên cũng không phải hoàn toàn khác nhau, chỉ khác về phương pháp thực hành thôi. PG theo con đường tâm linh, dùng tu tập thiền định để đi tới giác ngộ giải thoát. Còn KH đi theo con đường ứng dụng khoa học kỹ thuật để cải thiện đời sống vật chất rồi cũng cải thiện đời sống tinh thần, từ một nhận thức chung thì sớm muộn gì cũng sẽ đi tới cùng một cứu cánh. Đường đi có khác nhau nhưng đích đến có thể tương đồng.

Vậy điểm nhận thức chung giữa KH và PG là gì ? Đó là nhận thức chung về tánh không. Từ cuộc thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement) năm 1982 tại Paris do Alain Aspect thực hiện, các nhà khoa học đã rút ra được những kết luận tương đồng với tánh không của PG :

-Hạt cơ bản của vật chất không có thật (non realism)

-Không gian và thời gian không có thật (non locality)

-Số lượng hạt không có thật (non quantity)

Các hạt cơ bản của vật chất khi bị cô lập tức tách rời khỏi sự quan sát của con người hoặc của thiết bị cảm biến thì chỉ là trừu tượng chứ không phải có thật “Isolated material particles are abstractions” (Niels Bohr)

Các kết luận cơ bản ở trên dẫn tới một nhận thức là thế giới vật chất mà chúng ta đang sống trong đó không phải hoàn toàn có thật. Vật chất không có thực thể bởi vì những hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất chỉ là hạt ảo, trừu tượng, không có thật. Đến đây thì các nhà khoa học đã hiểu tại sao PG nói Nhất thiết duy tâm tạo, Tất là do tâm tưởng tượng ra thôi. Sự tưởng tượng này đã trải qua vô lượng kiếp nên đã trở thành phổ biến, kiên cố, không dễ gì trừ bỏ được, Phật, Bồ Tát, bậc thánh cũng có tưởng tượng như vậy, kinh điển gọi là thế lưu bố tưởng 世流布想 đó là điều bình thường nhưng bậc thánh không cho là thật nên không bị rơi vào điên đảo tưởng tức là cái tưởng tượng trái ngược với sự thật nhưng mình vẫn tưởng là thật. Nhưng chúng sinh thì cho là cảnh giới ảo hóa của thế gian là thật nên rơi vào điên đảo tưởng PG gọi là chấp trước tưởng 执著想 Chính cái chấp trước tưởng này mới là nguồn gốc của tất cả mọi đau khổ trên đời.

Tóm lại như Kinh Kim Cang của PG nói về Vô sở trụ, KH ngày nay đã ứng dụng được phần nào vô sở trụ đem lại tiện ích trong cuộc sống hàng ngày của con người, đại khái như sau :

Đa số Phật tử đều biết câu nói trong Kinh Kim Cang : Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm 應 無 所 住 而 生 其 心 Vô sở trụ là không có chỗ trụ (non locality). Tại sao ? Bởi vì không  gian, thời gian, số lượng vật chất không tuyệt đối có thật nên không có chỗ trụ. Ưng 應 là điều kiện cách (conditional mood) của câu nói. Nhi 而 là liên từ (conjunction) có nghĩa là thì, mà. Sinh 生 ở đây chúng ta phải hiểu theo nghĩa thoáng là xuất hiện. Kỳ tâm 其 心 là cái tâm ấy. Cái tâm ấy đã có sẵn rồi chứ không phải do cái gì sinh ra, chỉ là bị che khuất, ví dụ đám mây đen che khuất mặt trời, khi mây tan thì mặt trời xuất hiện chứ không phải mặt trời mới được sinh ra. Cái tâm ấy là vô sinh pháp nhẫn 無生法忍 dịch từ tiếng Phạn anutpattika-dharma-kṣānti  để hình dung cái tâm bản nguyên, là tánh giác, tánh biết của ta, của tất cả mọi chúng sinh. Cái tâm ấy vô hình, vô thể, bất biến, bất nhị, bất sinh bất diệt.

Huệ Năng nghe được câu ấy thì giác ngộ và xin được ở lại phương trượng của ngũ tổ Hoằng Nhẫn tu tập. Cuối cùng được ngũ tổ Hoằng Nhẫn 弘忍 trụ trì tại núi Đông Sơn 東山 thuộc huyện Hoàng Mai 黄梅 Kỳ Châu 蕲州 tỉnh Hồ Bắc truyền y bát làm Tổ thứ sáu của Thiền tông TQ.   

Các bậc giác ngộ thời xưa ngộ vô sở trụ đạt được sinh tử tự do. Ví dụ trong Ngũ Đăng Hội Nguyên 五灯会元 quyển 7 kể về Ngộ An thiền sư 遇安禅师 ở chùa Thụy Lộc 瑞鹿寺 chuyện xảy ra vào đời Bắc Tống năm 995 Công nguyên.

Ngộ An thiền sư trước khi lâm chung tự mình tắm rửa thật sạch sẽ, thay quần áo sạch. Sau khi tĩnh tọa một hồi bèn tự mình vào nằm trong quan tài, đậy nắp lại. Qua ba ngày, các đệ tử muốn tưởng niệm sư phụ bèn mở nắp áo quan, thấy sư phụ đã chết rồi, mọi người đau buồn khóc lên thống thiết. Lúc đó bỗng nhiên sư phụ ngồi dậy rồi thăng đường nói với đại chúng : “ Nếu lần sau mà có người nào còn lén mở nắp áo quan thì không phải là đệ tử của ta” Nói xong lại tự vào trong áo quan nằm và lần này thì viên tịch thật. Sư Ngộ An không chỉ đạt được sinh tử tự tại, tức muốn đi lúc nào thì đi, mà còn có khả năng sau khi nhập quan ba ngày, vẫn có thể tùy ý sống lại, điều đó chứng tỏ sống chết chỉ là hiện tượng giả tạo không phải có thật.

Câu chuyện nổi tiếng về gia đình Bàng Uẩn (龐蘊 740-808 đời Đường) người ở Tương Châu 襄州 nay  là thành phố Tương Dương  襄陽 tỉnh Hồ Bắc 湖北 cũng chứng tỏ sinh tử tự do, không bị trói buộc. Sự trói buộc chỉ là thế lưu bố tưởng (thói quen tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời) chứ không phải tuyệt đối chân thật. 

Bàng Uẩn và con gái là Linh Chiếu

Các bậc giác ngộ đời xưa ứng dụng được vô sở trụ đạt được sinh tử tự do, đạt được về chiều sâu nhưng lại không có thói quen phân tích khoa học, chưa chế tạo được chip bán dẫn nên chưa giúp cho lý vô sở trụ được phổ biến trên diện rộng, điều mà khoa học ngày nay ứng dụng được.

Năm 1927 Werner Karl Heisenberg (1901-1976) người Đức, khám phá ra nguyên lý bất định, các nhà khoa học hiểu chưa đủ sâu nên mô tả còn bị hạn chế chỉ nói rằng“Ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác”.  

Thật ra đó chính là vô sở trụ, không gian, thời gian, số lượng của hạt không phải tuyệt đối có thật. Sau này nhiều nhà khoa học đã làm thí nghiệm cho thấy có hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement). Hiện tượng này về sau được khoa học xác định rõ ràng chính xác hơn thời của Einstein nhờ vào những công cụ hiện đại hơn:  Năm 1967 John Clauser người Mỹ chế tạo được cái máy nó có thể làm cho một photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau với khoảng cách xa. Năm 1982 Alain Aspect dùng cái máy đó làm thí nghiệm tại Paris, ứng dụng bất đẳng thức của John Bell, người Ireland, đã chứng minh hiện tượng liên kết lượng tử là có xảy ra thật. Năm 2008 Nicolas Gisin ở tại đại học Geneva Thụy Sĩ làm lại thí nghiệm với hai photon cách xa nhau 18km, kết quả vẫn đúng. Năm 2016, TQ đã phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới mang tên Mặc Tử (Micius)và năm 2017 họ làm lại thí nghiệm này với hai hạt photon cách xa nhau 1200km, kết quả vẫn đúng như vậy. Hiện tượng này cho thấy rõ không gian, thời gian, số lượng, đều không phải tuyệt đối chân thật.       

Và khoa học đã ứng dụng nguyên lý này để chế tạo ra máy vi tính, mạng internet, điện thoại thông minh (smartphone). Các công cụ này giúp chúng ta triệt tiêu được khoảng cách không gian, không bị hạn chế về thời gian và số lượng . Nghĩa là thế nào ?

Tôi có thể nhìn thấy và nói chuyện được với các con tôi ở bên Anh bất cứ lúc nào miễn là có thời gian rảnh để trò chuyện. Những cuộc hội họp trực tuyến, nhiều người có thể đồng thời giao tiếp với nhau, không bị hạn chế về số lượng, không có khoảng cách không gian, mọi người ở đâu không thành vấn đề . Một bài viết của tôi, có thể hàng trăm, hàng ngàn người trên thế giới cùng xem một lúc không bị hạn chế về số lượng. Và họ có thể xem vào bất cứ lúc nào không hạn chế về thời gian.       

Khoa học chỉ mới ứng dụng một phần rất nhỏ của vô sở trụ nhưng đem lại hiệu quả cũng khá lớn. Ví dụ chúng ta chỉ ở nhà thôi nhưng có thể đi khắp thế giới giải trí. Chẳng hạn bây giờ nhiều người chơi Tiktok có thể xem những video clip ngắn có tính hài hước như thế này :

So sánh giữa vợ và bồ

Hoặc xem một video ca nhạc trên nền tảng Youtube, thả hồn vào cõi thiên thai :

Hoàng Oanh- Thiên Thai- Văn Cao, khung cảnh huyền ảo   

Hoặc chúng ta có thể tình cờ đi vào một cảnh giới xa lạ ở nước ngoài nghe những ca sĩ ngoại quốc hát nhưng chúng ta có thể đã quen biết họ trong những thập niên trước đây, bây giờ bỗng nhiên nghe thấy tiếng họ hát

Enrico Macias và Julie Zenatti- Adieu Mon Pays- Hiển thị lời ca

Thời trước, khi chúng ta muốn nghe nhạc, phải mua băng cassette về nhà và dùng máy thường có dạng Radio Cassette để phát. Sau đó tới thời của đĩa CD và DVD. Nhưng bây giờ phần lớn người ta nghe nhạc trên mạng, trên Youtube hoặc các Music Player lớn, nó quản lý âm nhạc gần như của toàn thế giới, ví dụ Zing mp3, Nhaccuatui của VN, Spotify của Thụy Điển, Apple Music của Mỹ. QQMusic của TQ, Tidal của Na Uy chuyên về âm nhạc lossless (không bị giảm chất lượng)…   

Chúng ta có thể vừa nghe nhạc vừa theo dõi lời ca, điều này hữu ích khi nghe nhạc ngoại. Khi mở nhạc, dù là bài hát nằm trong điện thoại của mình, music player sẽ tự tìm ca từ để hiển thị với điều kiện là trong file nhạc đó có chèn sẵn thông tin về tên bài hát, tên ca sĩ bằng tên gốc thì nhiều khả năng nó sẽ tìm được ca từ để hiển thị. Tên đó không hẳn là tên file mà là thông tin được tích hợp luôn vào file âm thanh (mp3 hoặc flac) có thể bằng app mp3tag. Chẳng hạn chúng ta có thể biên tập thông tin về bài hát bằng Mp3tag như thế này :

Khi đưa một bài hát đã có chứa thông tin vào điện thoại và dùng một music player để mở chẳng hạn dùng QQMusic thì nó sẽ phát bài hát đồng thời tự tìm lời ca và hiển thị đồng thời với tiếng hát, ví dụ bài Tilll All The Rivers Run Dry do Nana Mouskouri thể hiện.  

Nana Mouskouri- Till All The Rivers Run Dry                 

Chúng ta sẽ có cảm giác thích thú khi mở một music player trên điện thoại chẳng hạn QQMusic để nghe nhạc Hoa và nhìn thấy một ca sĩ ưa thích chẳng hạn Đặng Lệ Quân và tìm thấy cả bài hát ưa thích là Đãn Nguyện Nhân Trường Cửu. Bài hát này vốn là một bài thơ của một đại văn gia đời Tống là Tô Thức được phổ nhạc. Tôi quay video màn hình trên điện thoại Xiaomi thể hiện bài hát có lời ca đi kèm, có vài câu dài hơi bị mất chữ chút xíu. Còn quay video màn hình trên điện thoại Huawei thì không bị mất chữ.

Đặng Lệ Quân- Đãn Nguyện Nhân Trường Cửu- Xiaomi

Đặng Lệ Quân- Đãn Nguyện Nhân Trường Cửu- Huawei

Hoặc chúng ta có thể nghe thuyết pháp về Tổ Sư Thiền của thầy Duy Lực

Không gian, thời gian, số lượng, không có bản thể

Chúng ta gần như có thể tìm thấy mọi thứ trên internet : thông tin về thời sự chính trị, kinh tế văn hóa, thể thao du lịch, phim ảnh, ca nhạc, mỹ nữ, mỹ nam…Chúng ta có thể không rời khỏi nhà mà hiểu biết cả thế giới. Trong tương lai khi khoa học phát triển hơn nữa, có thể không phải chỉ có tín hiệu thông tin được truyền đi xa mà kể cả vật thể, con người, cũng có thể truyền đi xa với tốc độ của ý niệm. Từ Địa Cầu tới Hỏa Tinh thay vì phải đi bằng phi thuyền mất 7 tháng, ứng dụng vô sở trụ, cái mà khoa học mô tả là liên kết lượng tử (quantum entanglement) chỉ cần một niệm, một tích-tắc là tới. Như mô tả của video sau đây gọi là viễn tải lượng tử (quantum teleportation) :

 Viễn Tải Và Máy Tính Lượng Tử – Quantum Teleportation And Computer

Tóm lại vô sở trụ là một đạo lý mà người xưa đã tìm thấy và đã sống với nó hàng ngàn năm. Đạo lý vô sở trụ ngày nay lại được khoa học ứng dụng trong đời sống hàng ngày dành cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ có bậc tài giỏi xuất chúng mới đạt tới. Chúng ta phải hiểu đạo lý vô sở trụ, ngũ uẩn giai không và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày đem lại hạnh phúc cho chính mình và mọi người chung quanh, tránh những chuyện tranh giành cố chấp ngu muội dẫn đến chiến tranh loạn lạc như đang diễn ra tại Châu Âu hiện nay.

Có nhiều người ngộ nhận cho rằng PG có khuynh hướng xuất thế gian, ví dụ cửa Phật gọi là Không Môn (cửa không). PG khuyên mọi người tu đạo lìa bỏ thế gian, hướng về tánh không khiến nhiều người chỉ muốn ăn chay niệm Phật, không lấy vợ lấy chồng, không sinh con đẻ cái, hướng về sự tịch diệt, khiến cho xã hội không phát triển, lấy mô hình của bộ lạc Kogi làm chuẩn. Sự thật không phải như vậy. PG có nhiều mức độ, có Ngũ thừa thể hiện sự tu tập tùy theo khả năng nhận thức của hành giả, thích hợp với căn cơ của từng người. Ngũ thừa từ thấp lên cao như sau :

-Nhân thừa dành cho hành giả phổ thông, dạy làm lành lánh dữ, giữ 5 giới cơ bản, tích lũy phước đức để kiếp sau tiếp tục làm người có phước báo.

-Thiên thừa dành cho người muốn được trường thọ sống hàng ngàn năm, mục đích hơi giống người tu tiên bên Đạo giáo (Lão giáo), chỉ khác về phương pháp tu tập. Bên PG tu thập thiện để đạt mục đích. Còn bên Đạo giáo tập luyện khí : luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư. Tinh là cái tinh hoa tinh túy trong nhân thể. Khí là một dạng năng lượng vô hình, khi tập trung được thì có sức mạnh lớn, có thể đánh ngã một đối thủ ở khoảng cách vài mét. Luyện thần hoàn hư là trở về với Đạo vốn là vô hình vô thể giống như hư không.

Thi đấu khí công giữa nhà khí công TQ và võ sư Nhật Bản     

Nhà khí công TQ Ngộ Lạc 悟乐 dùng khí công đánh ngã một võ sư Nhật Bản. Đoạn video này là của thầy giáo Tạ Vi Tập 謝為集 dạy tiếng Hoa tại Nhật ghi lại khoảng năm 2011 trong một show truyền hình của Nhật Bản.

-Thanh Văn, Duyên Giác thừa, đây là kết quả của những người tu tập theo Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên mà phá được ngã chấp, thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngoài ra còn một loại người không biết Phật pháp nhưng tự mình khải ngộ, phá được ngã chấp gọi là Độc giác.

-Bồ Tát thừa, những người tu Lục độ Ba la mật, phát đại nguyện cứu độ tất cả chúng sinh không chừa một chúng sinh nào, trải qua thập địa tức 10 cấp bậc mới đạt tới cứu cánh thành Phật.

-Phật thừa. Không phân biệt cấp bậc, bởi vì mọi cấp bậc cũng chỉ là tương đối. Bất cứ hành giả nào phá được ngã chấp và pháp chấp, ngộ được vô sinh pháp nhẫn 無生法忍(Sanskrit:anutpattika- dharma- kṣānti)là kiến tánh thành Phật, giải thoát tất cả mọi khổ ách, thoát khỏi sinh tử luân hồi. Giải thoát vì ngộ tất cả mọi cảnh giới chỉ là huyễn ảo do tâm tạo chứ không phải có thật 100% , mọi cảnh giới đều do tập khí, thói quen nhận thức do nghiệp lực tạo ra chứ không phải chân thật. Khi đã ngộ thì chỉ cần một thời gian hữu hạn để điều chỉnh tập khí gọi là bảo nhậm 保任 Ví dụ Huệ Năng cần 15 năm bảo nhậm trước khi thực sự truyền pháp Tổ Sư Thiền.

Chúng ta xem qua ngũ thừa PG thì thấy cứu cánh thật sự của Phật pháp là giác ngộ, giải thoát khỏi những tập khí mê muội để sống bình thường tâm thị đạo, hoàn toàn tự do, kể cả sinh tử luân hồi cũng không bị trói buộc. Sinh tử là cái mà người đời cho rằng là quy luật tuyệt đối không ai thoát khỏi. Còn bậc giác ngộ thì biết rằng sinh tử cũng chỉ là ảo chứ không phải thật.

Người giác ngộ không bị cái gì ràng buộc, sống cuộc sống bình thường tùy duyên chứ không nhất thiết phải sống như tu sĩ, không nhất thiết phải sống đơn độc một mình, không vợ chồng không con cái. Họ vẫn có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Họ vẫn sống như người bình thường chỉ là không còn quá chấp thật một cách kiên cố mà thôi.               

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | Bình luận về bài viết này

SAI LẦM LỚN NHẤT CỦA EINSTEIN LÀ GÌ ?

Chúng ta đều biết rằng Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Ông là tác giả của một phương trình thế kỷ tuy rất đơn giản nhưng vô cùng nổi tiếng :

Đây là phương trình thế kỷ  E=mc2 thể hiện mối tương quan giữa năng lượng và vật chất, là khởi đầu của bom nguyên tử cũng như của các nhà máy điện nguyên tử. Ông cũng từng đoạt giải Nobel về Vật Lý  năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện”. Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử. Nó chứng minh rằng ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt, khi ánh sáng là hạt nó tạo ra hiệu ứng quang điện, tức tạo ra sự chuyển động của hạt electron, tạo ra dòng điện. Các tấm pin mặt trời là ứng dụng của hiệu ứng này.  

Ngoài ra ông có những công trình khoa học rất nổi tiếng, đó là Thuyết Tương Đối Hẹp (Theory of Special Relativity 1905), Thuyết Tương Đối Rộng (The General Theory of Relativity 1916). Ông có những tiên đoán chính xác mà về sau khoa học xác nhận như : Tia sáng bị cong khi đi qua vùng có lực hấp dẫn mạnh, chẳng hạn tia sáng đi qua gần mặt trời thì bị cong.

Ông cũng dự đoán có sự hiện hữu của sóng hấp dẫn (gravitational waves) mà mãi 100 năm sau khoa học mới thực sự phát hiện ra sóng hấp dẫn vào năm 2016.

Trong Thuyết tương đối rộng năm 1916, ông nói những tác động hấp dẫn có được là do không-thời gian (thời gian và không gian được Einstein gộp chung lại thành không-thời gian trong thuyết Tương đối hẹp năm 1905) bị uốn cong thay vì nó là một lực.

Dự án của LIGO quy tụ 900 nhà khoa học đến từ 15 quốc gia trên thế giới. Các cơ sở thí nghiệm hiện đại nhất của nó được đặt tại Hoa Kỳ với sự đầu tư cả tỷ USD đến từ Quỹ Khoa học quốc gia (NSF) tìm kiếm sóng hấp dẫn.

Tháng 2 năm 2015, hai trạm quan trắc của LIGO tại Louisiana và Washington được đưa vào chạy thử nghiệm trở lại sau quá trình nâng cấp. Họ thu nhận những dao động đến từ sự kiện hai hố đen sáp nhập trong khoảng thời gian 1,3 tỷ năm về trước.

Các dữ liệu không lâu sau đó được phân tích vào ngày 14 tháng 9 năm 2015 bởi Marco Drago, một nghiên cứu sinh người Ý đã khiến anh trở thành người đầu tiên phát hiện ra sóng hấp dẫn.

Marco Drago khi đó đã ngay lập tức thông báo tới các chuyên gia trong dự án LIGO. Cùng với đó là nhiều tin đồn rò rỉ trong giới nghiên cứu vật lý và thiên văn học rằng cuối cùng sóng hấp dẫn cũng được tìm ra.

Các nhà khoa học tại LIGO quyết định giữ bí mật thông tin để kiểm tra lại nhiều lần thí nghiệm của họ. Cuối cùng, dấu mốc lịch sử được chốt lại trong cuộc họp báo ngày 11 tháng 2 năm 2016 tại Hoa Kỳ.

Thưa quý vị, chúng tôi đã phát hiện trực tiếp sóng hấp dẫn. Chúng tôi thực sự đã làm được”, David Reitze, Giám đốc điều hành Phòng thí nghiệm LIGO tại Viện công nghệ California tuyên bố.

Sự phát hiện ra sóng hấp dẫn mà Einstein đã tiên đoán từ năm 1916 tức 100 năm trước khiến cho danh tiếng của ông càng nổi bật.

Tuy nhiên trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình Einstein cũng phạm phải khá nhiều sai lầm. Người ta có cả một danh sách liệt kê 23 sai lầm của Einstein. Nhưng ở đây tôi chỉ nêu ra vài sai lầm lớn nhất của ông mà thôi.

Sai lầm lớn thứ nhất là Einstein cho rằng không gian vũ trụ là tĩnh không thay đổi. Einstein đã đưa một hằng số vũ trụ vào các phương trình của mình, điều này làm “đóng băng” trạng thái của vũ trụ. Trực giác của Einstein khiến ông lạc lối.

Năm 1919, nhà thiên văn học Mỹ Edwin Hubble (1889 – 1953) khi ấy đến làm việc tại Đài thiên văn Wilson ở California. Bằng quan sát tỉ mỉ của mình qua kính viễn vọng Hooker 100 inch – loại kính viễn vọng mạnh nhất thế giới vừa được chế tạo khi đó – Edwin Hubble đã khiến cả thế giới kinh ngạc với phát hiện: Vũ trụ đang giãn nở công bố vào năm 1929. Ông đã chụp những bức ảnh đẹp nhất có thể về tinh vân, cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng ít nhất một số trong số chúng vượt xa Dải Ngân Hà của chúng ta. Bằng cách khám phá các thiên hà khác, Edwin Hubble đã mở rộng vũ trụ 100 lần.    

Khám phá này khiến chính Einstein cũng ngạc nhiên tột cùng và buộc phải ‘tâm phục khẩu phục’ thừa nhận rằng ông đã phạm phải sai lầm lớn nhất của mình. Tên của Edwin Hubble về sau được NASA lấy để đặt cho Kính viễn vọng không gian Hubble.

Sai lầm lớn thứ hai của Einstein

Giới khoa học dường như không có mô tả rõ ràng về sai lầm lớn thứ hai của Einstein, đây mới đích thật là sai lầm lớn nhất của ông. Tại sao họ không có mô tả rõ ràng ? Bởi vì bản thân giới khoa học vẫn còn mơ hồ. Khởi đầu là vào năm 1927 Werner Karl Heisenberg nêu ra nguyên lý bất định (uncertainty principle). Nguyên lý này phát biểu rằng: “Ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác”.

Phát biểu của Heisenberg rất cụ thể và rõ ràng tuy nhiên nó không nói lên được bản chất của vấn đề. Muốn hiểu được bản chất của vấn đề chúng ta cần tới ánh sáng của một bậc giác ngộ là Đức Phật, ngài đã nêu lên từ xa xưa trong kinh điển Phật giáo.

Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói rằng Nhất thiết pháp vô tự tính一切法無自性 Tất cả các pháp đều không có tự tính, điều đó có nghĩa là hạt photon hoặc hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác không có sẵn bất cứ đặc trưng gì. Hạt electron không hề có sẵn các đặc trưng như vị trí (position), khối lượng (mass), điện tích (electric charge), số đo mức độ xoay (spin). Chính vì vậy ở dạng sóng thì electron là bất định, không có vị trí nhất định trong không gian. Vậy khi nào thì các đặc trưng mới xuất hiện ?

Kinh Hoa Nghiêm trả lời : Nhất thiết duy tâm tạo切唯心造 Khi có người quan sát thì các đặc trưng mới xuất hiện, hạt electron mới có vị trí nhất định trong không gian. Do đó diễn tả một cách cơ bản hơn, chính xác hơn, rõ ràng hơn, thì phải nói rằng : Chính tâm của người quan sát tạo ra hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác và từ đó tạo ra nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất, chất sống, sinh vật, con người, vũ trụ vạn vật. Điều đó cũng có nghĩa là tâm tạo ra không gian, thời gian và số lượng, tạo ra vật chất, vũ trụ vạn vật.

Vậy sai lầm lớn nhất của Einstein là gì ? Đó là ông tin rằng các hạt cơ bản như photon, electron là có thật, chúng luôn luôn có sẵn đặc trưng, có một thế giới vật chất khách quan nằm ngoài nhận thức suy nghĩ của con người. Einstein diễn tả niềm tin của mình bằng hai phát biểu sau :

1/ “Chúa Trời không chơi trò súc sắc với vũ trụ” ý ông nói rằng các hạt cơ bản là khách quan, có thật, luôn luôn có sẵn đặc trưng, luôn luôn xác định, chứ không phải là ngẫu nhiên, bất định như trò chơi súc sắc. Ý của Einstein hạt cơ bản là có thật, là xác định, thế giới là khách quan nằm ngoài tâm niệm, là xác định chứ không phải bất định.    

2/Ông đưa ra quan điểm về Mặt trăng :

“Tôi thích nghĩ rằng Mặt trăng vẫn ở đó ngay cả khi tôi không đang nhìn nó”

Ý ông muốn nói rằng Mặt trăng là có thật, là khách quan, dù ông có nhìn hay không nhìn thì nó vẫn tồn tại. Và đây chính là sai lầm lớn nhất của Einstein cũng như của toàn thể nhân loại.

Quan điểm này trái với sự giác ngộ của Đức Phật, của các vị Tổ Sư Thiền và của cả các nhà khoa học lượng tử  hiện đại của nhân loại. Bởi vì Mặt trăng hay thế giới vật chất không nằm ở đâu khác ngoài nhận thức của bộ não con người. Khi bộ não ngừng hoạt động thì không có cái gì là thật cả. Cái thấy này được khoa học trình bày trong video clip sau :

Vạn Pháp Duy Thức

Chính vì vậy mà Thiền nói rằng ban ngày thì chúng ta “mở mắt chiêm bao” còn ban đêm thì chúng ta “nhắm mắt chiêm bao” Nghĩa là con người lúc nào cũng sống trong chiêm bao, không biết rằng Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm tập hợp sau đây đều không có thật. Sắc (vật chất), Thọ (cảm giác), Tưởng (suy nghĩ, tưởng tượng), Hành (chuyển động), Thức (nhận thức, phân biệt). Năm tập hợp đó chính là cái tôi và cái của tôi (ngã và pháp) đều không có thật, chỉ là tưởng tượng phổ biến trải qua nhiều đời nhiều kiếp, in sâu vào tiềm thức mà thôi, gọi là thế lưu bố tưởng 世流布想             

Kết luận

Sai lầm của Einstein là đại biểu cho sai lầm của toàn thể nhân loại. Sai lầm đó phải chịu trách nhiệm cho tất cả nỗi đau khổ bất hạnh mà nhân loại hiện nay phải gánh chịu. Đó là sai lầm về chấp thật. Đó là sai lầm cho rằng không gian, thời gian và số lượng là có thật, vật chất là có thật, tất cả mọi cảnh giới vật chất và tinh thần là có thật. Những nỗi đau khổ mà con người đang phải gánh chịu bao gồm :

Đau khổ cơ bản : Sinh lão bệnh tử là 4 nỗi khổ cơ bản mà tất cả mọi người đều phải chịu. Mọi người đều cho rằng đau khổ cơ bản này là phải chấp nhận không thể thoát khỏi. Đau khổ này là nỗi khổ về chấp ngã và chấp pháp, tức là cho rằng ta là có thật, tất cả các pháp là có thật.

Kế đó là đau khổ vì hoàn cảnh không thuận lợi, chẳng hạn thiên tai bão lũ , núi lửa, động đất, sóng thần dẫn tới mất mùa đói kém, không đủ lương thực thực phẩm để ăn.  

Sự chấp ngã dẫn tới tranh giành làm hại lẫn nhau. Anh chị em trong nhà tranh giành tài sản. Người trong xã hội tranh giành tiền tài, danh vọng, địa vị. Các quốc gia tranh giành đất đai, tài nguyên, biển đảo, thế lực, dẫn tới chiến tranh. Chiến tranh Nga-Ukraina hiện nay là một thí dụ.   

Những đau khổ về tinh thần. Ngoài 4 nỗi khổ về sinh lão bệnh tử, con người còn có những nỗi khổ tâm mà Phật giáo đã tổng kết gồm :

5/Ái biệt ly khổ 爱别离苦 Nếu yêu thương ai đó mà không được ở gần phải sống xa nhau, chẳng hạn nam nữ yêu nhau mà không được lấy nhau thì cảm thấy đau khổ.

6/Oán tắng hội khổ 怨憎会苦 Ghét nhau mà phải sống gần nhau phải gặp nhau hoài, có chuyện với nhau hoài thì cũng khổ. Chẳng hạn người Nga và người Ukraina không ưa nhau mà phải ở bên cạnh nhau, bây giờ chiến tranh tàn khốc với nhau, thật là đau khổ.

7/Cầu bất đắc khổ 求不得苦 Mong cầu mà không được thì khổ. Chẳng hạn yêu ai đó mà không được yêu lại thì khổ. Mong thi đậu mà cứ bị thi rớt mãi thì khổ. Chẳng hạn Tú Xương đã từng than thở vì thi mãi không đậu.

Bụng buồn còn muốn nói năng chi,

Đệ nhất buồn là cái hỏng thi!      

Một việc văn chương thôi cũng nhảm,

Trăm năm thân thế có ra gì?      

Được gần trường ốc vùng Nam Định,

Thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ.

Rõ thực nôm hay mà chữ dốt,

Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy.

8/Ngũ ấm xí thạnh khổ 五阴炽盛苦 Ngũ ấm 五阴 cũng tức là ngũ uẩn 五蘊 là 5 tập hợp bao gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, đã nói ở trên. Xí thạnh 炽盛 hình dung ngọn lửa bùng cháy (flaming) hoặc sự hưng vượng (flourishing). Nghĩa bóng chỉ sự ham muốn mãnh liệt không kềm chế nổi. Khi một con người trưởng thành, thân thể tâm sinh lý đều hoạt động mạnh mẽ thì đòi hỏi nhiều thứ, chẳng hạn : tiền tài, danh vọng, ham muốn đối với người khác giới, ham muốn được yêu đương, được làm tình v.v…Nếu đòi hỏi của tâm sinh lý đó không được đáp ứng thì phát sinh khổ : ví dụ nghèo, đói rách là khổ, thất nghiệp không kiếm được tiền là khổ, trai không tìm được vợ, gái không tìm được chồng là khổ. Tất cả mọi tệ nạn xã hội như tham nhũng, buôn bán làm ăn gian dối, xì ke, ma túy cho tới cướp bóc, chiến tranh đều từ đây mà ra.

Phật pháp đã đề ra những con đường (Đạo) để giải quyết vấn đề đau khổ của con người như :

Tứ Diệu Đế (khổ, tập, diệt, đạo); Tứ Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp); Bát Chánh Đạo; Thập Nhị Nhân Duyên…rồi tới các pháp môn khác như Luật tông (hành trì giới luật), Tịnh Độ tông (niệm Phật), Mật tông (trì chú), Thiền tông (Như Lai Thiền dùng cái biết để tu, Tổ Sư Thiền dùng cái không biết để tu).

Tất cả các pháp môn của Phật giáo đều là phương tiện để phá chấp thật, hướng dẫn mọi người nhận ra bản tâm vô sinh pháp nhẫn của mình, thức tỉnh, giác ngộ, không còn chấp thật nữa. Giác ngộ tức là kiến tánh thành Phật (Phật chỉ là giác giả, là người giác ngộ chứ không phải một đấng thần linh).

Bát Nhã Tâm Kinh nêu ra cứu cánh giác ngộ là : CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH  (Soi thấy 5 uẩn đều là không, thoát khỏi tất cả mọi khổ nạn)

Tất cả mọi khổ nạn đều là do chấp thật, là tưởng tượng cái ta là có thật, các pháp, vũ trụ vạn vật là có thật, đó chính là nguồn gốc của mọi đau khổ. Thấu suốt tất cả chỉ là tánh không huyễn ảo, chẳng có gì là thật, thì chẳng còn lý do gì để mà khổ nữa. Chính vì vậy Kinh Bát Nhã nói : Soi thấy 5 uẩn đều là không, Thoát khỏi tất cả mọi khổ nạn.  

Vậy chúng ta phải làm gì ? Chúng ta vẫn cứ sống bình thường trong cõi thế gian tạm bợ nhưng không quá chấp thật nữa. Nhà cửa, tài sản, vợ con, người yêu, đều là tùy duyên. Khi duyên đến thì tạm có, khi hết duyên thì tạm không, chẳng có gì là tuyệt đối chân thật, sống chết cũng không thành vấn đề nữa.

Sư Huệ Năng có một bài kệ nổi tiếng và sau khi làm bài kệ này ông đã được Tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát để làm Tổ Thứ Sáu của Thiền tông TQ.

Bài này gần như mọi hành giả Thiền tông đều biết nên chỉ cần phiên âm :

Bồ đề bổn vô thọ

Minh kính diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai

Ý bài kệ nói rằng Tam giới chẳng có cái gì là tuyệt đối chân thật, kể cả sinh lão bệnh tử, kể cả vũ trụ vạn vật, kể cả thánh phàm phật và chúng sinh. Hành giả chẳng phải làm gì cả, mọi việc làm đều là hữu vi sinh diệt, tất cả đã sẵn sàng, chỉ trực há thừa đương 直下承當 nhìn xuống là thấy, nhận ra bản tâm vô sinh pháp nhẫn. Giác ngộ chỉ đơn giản như vậy thôi. Rắc rối chính là tập khí của con người, cái thói quen cho rằng phải thế này mới đúng, phải thế kia mới được, tất cả tập khí đó chỉ là vọng tưởng mà thôi.

Tuy vậy con người bị trói buộc rất nặng nề vào tập khí không thoát ra được nên bị tập khí chi phối. Cho nên bậc giác ngộ như Huệ Năng cũng cần một thời gian hữu hạn là 15 năm để buông bỏ tập khí mà kinh điển gọi là bảo nhậm 保任 Bảo nghĩa là giữ cho tâm không còn bị tập khí trói buộc nữa, chẳng hạn ưng vô sở trụ là nhận ra không gian, thời gian, số lượng, vật chất, cảm thọ, suy tư, chuyển động, phân biệt, đều là không có thật. Thế nên hành giả có khả năng sinh tử tự do giống như gia đình Bàng Uẩn đã thể hiện. Nhậm là nhận một nhiệm vụ chẳng hạn Huệ Năng nhận nhiệm vụ làm Lục Tổ của Thiền tông để truyền dạy cho nhiều người khác giác ngộ.    Còn một hành giả thông thường thì bảo nhậm là buông bỏ tập khí để sống bình thường tâm thị đạo.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 2 bình luận

KẾT THÚC MỘT THỜI KỲ HƯNG THỊNH CỦA ĐẶC DỊ CÔNG NĂNG

Những người chú ý tới đặc dị công năng mà ngày xưa gọi là thần thông có lẽ đều biết qua ba nhân vật nổi tiếng nhất của đặc dị công năng thời hiện đại của TQ. Đó là Hầu Hi Quý, Nghiêm Tân và Trương Bảo Thắng. Ngoài 3 nhân vật nổi cộm này, còn rất nhiều nhân vật khác nữa nhưng ít nổi tiếng hơn. Trong bài viết này tôi tóm tắt đại lược về 3 nhân vật vừa kể có bổ sung thêm một ít tư liệu mới. Cho đến nay 2022, thì 2 trong số 3 người đã qua đời.

Từ thời của Đức Phật con người đã biết tới thần thông, nhưng Phật không coi trọng thần thông, thậm chí còn cấm đệ tử biểu diễn thần thông vì biết rằng thần thông chỉ có giá trị tạm bợ và không thể thắng được nghiệp. Mục Kiền Liên là một trong các đại đệ tử của Phật, ông nổi tiếng có thần thông quảng đại nhưng cuối cùng vẫn bị ngoại đạo lăn đá trên núi xuống đè chết. Theo kinh nghiệm của người xưa thì người có thần thông thường không sống thọ, thần thông hay công năng đặc dị cũng không tồn tại suốt đời của họ, có lúc họ mất hết công lực. Sự kiện Hầu Hi Quý và Trương Bảo Thắng mất khá sớm chỉ trên dưới 60 tuổi là điều chứng tỏ. Như vậy giá trị của thần thông là nó chứng tỏ nguyên lý bất nhị của Phật pháp, vật chất và tinh thần không phải là hai, những người theo chủ nghĩa khoa học duy vật cũng là biên kiến (lệch một bên), những người phủ nhận khoa học cũng là tà kiến.

Hầu Hi Quý (侯希貴 1946-2007)

Hầu Hi Quý và ca sĩ Hồ Nhạn là vợ thứ hai của ông

Hầu Hi Quý, một nhà đặc dị công năng và nhà từ thiện nổi tiếng đến từ Hồ Nam, người đã trải qua 61 năm cuộc đời, đã qua đời vào tháng 9 năm 2007 tại bệnh viện số 2  Tương Nhã 湘雅二医院 vì bệnh ung thư phổi. Các tầng lớp nhân dân lần lượt đến nhà tang lễ huyện Đào Nguyên tỉnh Hồ Nam để tiễn đưa ông Hầu Hi Quý  đến nơi an nghỉ cuối cùng.       

Hầu Hi Quý, quê ở huyện Hán Thọ, tỉnh Hồ Nam, sinh tháng 8 năm 1946. Ông định cư tại Hồng Kông vào năm 1991 và là chủ tịch của nhiều công ty bao gồm Dehui International (Group) Co., Ltd. (Đức Huy 德辉 Quốc Tế (Tập Đoàn) Hữu hạn Công ty)  và Xigui Investment Co., Ltd. (Hi Quý Đầu tư Hữu hạn Công ty) Năm 6 tuổi, ông đã được cha dạy nghề hát và học diễn kịch. Ông đã biểu diễn ở nhiều nơi khác nhau như huyện Công An tỉnh Hồ Bắc, huyện Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu, huyện Hán Thọ, Thường Đức, Từ Lợi, Đào Nguyên tỉnh Hồ Nam v.v… Năm 1968, Đoàn ca kịch Đào Nguyên bị giải tán, cả gia đình không còn kế mưu sinh, họ chuyển về huyện Hán Tho, quê hương ban đầu, ông cùng cha mẹ tham gia sản xuất nông nghiệp. Năm 1972, ông đi tha hương ra ngoài kiếm sống. Ông đã biểu diễn trong Đoàn ca kịch Đồng Nhân Quý Châu, Đoàn hát tạp kỹ Bình Hương và Hoa Cổ Kịch Đoàn tại Du Huyện 攸县. Ông định cư tại Trường Sa tỉnh Hồ Nam từ năm 1976.    

Năm 1987, ông đi về phía Nam tới Quảng Đông, và liên tiếp giữ chức Đại đội Phó và Đại đội Trưởng  Cảnh sát Hình sự thị trấn Bảo An và Bố Cát của Thâm Quyến, rồi Cục Phó kế đến Cục Trưởng Chi nhánh Củng Bắc 拱北thuộc Sở Công an Chu Hải. Ông sở hữu những công năng tuyệt kỹ và khí công cao cường, không chỉ được biết đến rộng rãi ở đại lục mà còn nổi tiếng ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Phó Chủ tịch nước Vương Chấn 王震, Nguyên soái Từ Hướng Tiền 徐向前, Ủy viên Ủy ban Thường vụ, Cố vấn Trung ương Dư Thu Lý 余秋里, và Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Diệp  Tuyển Bình 叶选平đều đã liên tiếp gặp gỡ ông. Phổ Kiệt 溥杰 (em trai của hoàng đế Phổ Nghi) đã viết cho ông một dòng chữ: “Kim thằng khai giác lộ, bảo phiệt độ mê xuyên, tướng tướng đăng thọ vực, tứ hóa cộng tiên tiên 金绳开觉路,宝筏度迷川,将相登寿域,四化共先鞭 (Sợi dây vàng mở đường giác ngộ, bè báu đi qua sông mê,  tướng võ tướng văn được trường thọ, cùng vung roi đẩy mạnh 4 hiện đại hóa.”

Phổ Kiệt (em trai hoàng đế Phổ Nghi) và vợ là Saga Hao

Người đời khen ông là  “Giang Nam nhất tuyệt (một người tuyệt vời ở Giang Nam)”. Người giàu nhất Hong Kong Li Ka-shing (Lý Gia Thành), vua tàu biển thế giới Bao Ngọc Cương 包玉刚, chủ tịch công ty điện ảnh và truyền hình nổi tiếng một thời TVB (Television Broadcasts Limited) Hong Kong Thiệu Dật Phu 邵逸夫 và nhiều ngôi sao văn học ca nhạc điện ảnh như Kim Dung, Lý Cốc Nhất, Châu Nhuận Phát rất ngưỡng mộ ông. Thậm chí ca sĩ Hồ Nhạn 胡雁 còn lấy ông làm chồng vào năm 2002. Ông từng được Thủ tướng Chu Dung Cơ tiếp kiến.

Biểu diễn tiêu biểu : cách không di chuyển cái bàn mạ vàng của ông Lý Gia Thành

Đó là một ngày mùa xuân rộn rịp năm 1991, Hầu Hi Quý đi chúc tết ông Lý Gia Thành, chủ khách sau một hồi hàn huyên thăm hỏi, bèn nói chuyện một cách thoải mái không có gì câu thúc.

“Đã sớm nghe đại danh của Hầu tiên sinh, hôm nay mới gặp, quả nhiên là tướng mạo đường đường.” Lý Gia Thành ngồi trên sofa, cúi mình cười nói, “nhưng công phu phi phàm của ông, tôi chưa được xem qua, chẳng hay ông có vui lòng cho xem không ?”

Hầu Hi Quý cũng cúi mình, nói : “Không biết Lý tiên sinh muốn xem loại công phu nào ?”

“Tôi có một thỉnh cầu hơi bất thường, không biết Hầu tiên sinh có đáp ứng không ?” Lý Gia Thành muốn thử xem công phu của Hầu Hi Quý cao thấp, nên bỗng nhiên phát sinh chủ ý, ông nói với Hầu Hi Quý, “Ông đã từng đến nhà tôi ăn cơm, chắc còn nhớ trong phòng ăn của tôi có một cái bàn được bao bọc bằng vàng. Nếu như ông có thể đem cái bàn bọc vàng đó đến phòng làm việc của tôi, thì thật là thần diệu đó.”

Hầu Hi Quý nhướng mày hai cái, ông biết cái bàn bọc vàng đó rất nặng, “di chuyển” nó đi hao phí công phu rất lớn, nhưng để cho ông Lý chân thành kính phục, ông đáp ứng. Hầu Hi Quý yêu cầu ông Lý cung cấp tấm drap giường, lập tức có người đi ra giao cho ông. Ông trải tấm drap dưới đất, kéo cho bằng phẳng, sau đó cởi áo ngoài, mặt hướng về phía cửa, đứng ngưng thần, thời gian chốc lát, chỉ thấy bụng của Hầu Hi Quý từ từ hóp vào, mặt đỏ lên, tiếp đó liên tiếp kêu to : “bàn vàng mau đến! bàn vàng mau đến !” Năm ba phút trôi qua, tấm drap dưới đất bỗng đột ngột nổi lên, lúc kéo tấm drap ra, cái bàn vàng to lớn với ánh vàng óng ánh đã ở đó.

Ông Lý Gia Thành kinh ngạc chưa từng thấy, mắt trừng trừng nhìn cái bàn bọc vàng như muốn chứng thực rằng đây không phải là huyễn ảnh mà là sự thật sống động.

Lúc nhìn Hầu Hi Quý, thấy mồ hôi đầm đìa, mắt lờ đờ, ho nhẹ một tiếng, miệng thổ ra hai búng máu tươi.

Lý Gia Thành nghe tiếng kinh hô, bèn sực tỉnh, thấy Hầu Hi Quý miệng thổ máu tươi, cuống lên, vội kêu người đưa Hầu Hi Quý vào bệnh viện.

“Không cần phải khẩn cấp, không cần phải khẩn cấp.” Hầu Hi Quý xua xua bàn tay to lớn của mình, đặt mông ngồi xuống sofa, nói, “ Lý tiên sinh muốn tôi làm, tôi không thể không làm…có hơi mệt một chút, sẽ khỏe ngay thôi, không cần khẩn cấp.”

Ông Lý Gia Thành lắc đầu nhè nhẹ tỏ vẻ áy náy, cầm bút lên, lập tức ký một tờ chi phiếu 100 vạn nhân dân tệ tặng cho Hầu Hi Quý, rồi cùng với Hầu Hi Quý tay khoác tay chụp hình để ghi nhớ kỷ niệm.

Lý Gia Thành và Hầu Hi Quý

Tháng 3 năm 1998, Hầu Hi Quý được bầu làm Ủy viên Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Báo “Nhân dân Trung Hoa” của Bắc Kinh, tạp chí “Nghĩa Ô” của Đài Loan và Đài truyền hình Châu Á của Hồng Kông đều đã giới thiệu những việc làm của ông.

Năm 2001, ông cũng đã đầu tư 600.000 nhân dân tệ để ủng hộ Bắc Kinh đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic 2008, tặng hai chiếc xe hơi làm phương tiện đi lại. 

Trong 11 năm trước khi ông mất, Hầu Hi Quý đã quyên góp hơn 90 triệu nhân dân tệ cho xã hội, quê hương và con người tại Đại lục, với mức trung bình gần 10 triệu nhân dân tệ mỗi năm, tạo nên kỷ lục cao nhất về các khoản đóng góp của cá nhân trong nước cho xã hội, quê hương và người dân.

Nghiêm Tân (嚴新 1950- Nay còn sống)

Nghiêm Tân là một bác sĩ và nhà khí công cao cấp có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc từ giữa những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Ông đã đi tiên phong trong phương pháp khí công, đới công 带功 với các báo cáo, cho phép hàng nghìn người  luyện công trên các bãi đất trống cùng một lúc, và khiến một số người tự công bố phản ứng sinh lý đặc biệt. Vào cuối những năm 1990, Nghiêm Tân Khí Công đã trở thành phong trào tập luyện Khí công đầu tiên được Tổng cục Thể thao Nhà nước phê duyệt và đăng ký.  Ông đã hợp tác với  Viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa để thực hiện nghiên cứu về ứng dụng của Khí công trong vật lý và hóa học.

Từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 1987, một đám cháy rừng đã bùng phát ở khu Đại Hưng An Lĩnh của tỉnh Hắc Long Giang. Sau khi đám cháy kết thúc, Nghiêm Tân nói rằng ngọn lửa đã được ông phát công dập tắt. Sau đó, ông Hà Tộ Hưu 何祚庥 đã đăng một bài báo, trong đó có đề cập: “Nghiêm Đại Sư không dập lửa vào buổi sáng, mà ông ấy dập lửa vào ban đêm, khi ngọn lửa sắp đốt cháy nhiều khu rừng nhưng ông ấy đã làm hết sức mình để dập lửa”.

Gần đây, khoảng năm 2020 có một số tin đồn trên mạng là Nghiêm Tân đã qua đời. Nhưng một người hâm mộ khí công tên là Trương Binh张兵 đã đăng lên mạng vào ngày 25-02-2020 để phản bác :

“Gần đây, tôi thường đọc tin tức về cái chết của đại sư Khí công Nghiêm Tân trên Internet, tất nhiên là một người đam mê Khí công, tôi cảm thấy rất buồn mỗi khi nghe tin như vậy. Để xác thực sự việc này, tôi đã liên hệ với nhiều bạn bè và xin báo lại sự thật cho mọi người.

Trên thực tế, ngay từ những năm 1990, đã có những kẻ vu cáo ác ý, và đủ loại báo cáo sai sự thật rằng đại sư khí công Nghiêm Tân qua đời . Nhưng sau đó, người có tâm đã tung đoạn video về cuộc đời của ông Nghiêm Tân, đập tan tin đồn bịa đặt là “ông đã chết”. 

Năm 2014, cũng có một nhóm người đưa tin về cái chết của ông Nghiêm Tân, sau đó, một người bạn vì quá bất bình nên đã đăng một bài báo về tình hình sức khỏe và cuộc sống của ông Nghiêm Tân tại Hoa Kỳ, và đính kèm bức ảnh của ông. Câu chuyện và bức ảnh của Nghiêm Tân cũng không khiến dư luận thay đổi, nhiều bạn bè của tôi cũng cho rằng đại sư Nghiêm Tân đã qua đời.

Cách đây không lâu, tôi thấy có người đăng tin về cái chết của đại sư khí công Nghiêm Tân trên các nền tảng thông tin mạng khác nhau, tôi cũng kêu gọi mọi người đừng tin những lời vu khống ác ý của những người có động cơ phỉ báng.  

Vào giữa những năm 1990, ông Nghiêm Tân định cư ở Hoa Kỳ và bắt đầu một cuộc sống tương đối ẩn dật, có nghĩa là kể từ đó, ông Nghiêm Tân liên tục bị bóp méo bởi các phương tiện truyền thông sai sự thật, và những tin tức như cái chết của đại sư khí công Nghiêm Tân đã tiếp tục nổi lên. 

Tháng 3 năm 2019, một người đam mê khí công tên Sơn Nhân đã đến thăm Sư phụ Nghiêm Tân ở California, Hoa Kỳ. Ông mô tả về đại sư Nghiêm Tân, đã gần 70 tuổi: “Cách đó không xa, xuất hiện một người đàn ông gầy còm, ngồi bất động như một tác phẩm điêu khắc đá, nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên là làn da của ông không phải vì gầy mà nhăn nheo. Trái lại, các nếp gấp ít, tươi sáng và đàn hồi, không giống như da của một người ở độ tuổi gần 70 ”.

Trước đây khi nhìn thấy ông, ông luôn đeo kính, nhưng lần này thì không có. Hốc mắt hơi sâu. Tôi không biết diễn tả đôi mắt đó như thế nào, có thần khí sáng sủa chăng, ánh mắt như ngọn đuốc thu phục lòng người chăng. Cảm giác có thể là không chính xác, bởi vì tất cả những từ ngữ này mô tả sự quyến rũ trong mắt của người thường, nhưng chúng lại thiếu đi sự sâu sắc và tĩnh lặng mà những hành giả vĩ đại xuất thế ly tục có được do sự di dưỡng tinh thần vượt ngoài đời thường, an hòa siêu nhiên tam giới. “

Theo lời giới thiệu của Sơn Nhân, Sư phụ Nghiêm Tân luôn muốn Khí công được chính danh, và không ngừng tìm kiếm người để kế thừa, nhưng tình hình đã thay đổi, vì vậy ông chỉ thuận theo tự nhiên, thuận theo thời thế, tùy thời mà nghỉ ngơi và ông cũng có cơ hội để nghỉ ngơi thật tốt.

 Thông tin này về đại sư Nghiêm Tân đã trực tiếp phá vỡ các báo cáo ác ý về “cái chết của đại sư khí công Nghiêm Tân”.

“Trên thực tế, dù sống ở Mỹ nhưng việc nghiên cứu khoa học của ông Nghiêm Tân vẫn chưa dừng lại, và tôi vẫn thường xuyên xem các bài báo cáo thí nghiệm của ông Nghiêm Tân mà bạn bè chuyển từ Mỹ về, đọc xong thấy tôi rất phấn khởi.”

Ông Nghiêm Tân sinh năm 1950, quê ở làng Đông An, thành phố Giang Du 江油, tỉnh Tứ Xuyên, năm nay (2020) ông 70 tuổi.

Ông Nghiêm Tân từng là bác sĩ ở Tứ Xuyên, sau đó đến Trường Cao đẳng Y học Cổ truyền Trung Quốc Thành Đô để học thêm, và sau đó giảng dạy tại  Miên Dương Trung Y Học Viên Tứ Xuyên, và được chọn tham gia công tác nghiên cứu lâm sàng tại Trùng Khánh Trung Y Nghiên cứu Sở. Vì đã học khí công từ nhỏ nên ông Nghiêm Tân đã theo học với hơn 20 thầy nổi tiếng về khí công, y học và võ thuật.

Vào mùa hè năm 1974, Nghiêm Tân phụng mệnh “xuống núi”, và từ đó ông bắt đầu thực hành các môn khí công ứng dụng thực tiễn của mình, chẳng hạn như chữa bệnh và cứu người, dạy các bài tập và làm thí nghiệm khoa học. Ông không tính phí trị bệnh và giảng dạy, và sống một cuộc sống giản dị, khiêm tốn và thận trọng. Ông cống hiến vô tư và được mọi người tôn kính Những bài giảng của ông về thực hành khí công ở hàng trăm nơi đã phổ biến kiến ​​thức về khí công trên diện rộng. Việc làm đó đã thúc đẩy sự nghiệp Khí công phát triển.

Ông đã hợp tác với các nhà khoa học để thực hiện hàng loạt thí nghiệm khoa học thành công, được nhà khoa học Tiền Học Sâm đánh giá rất cao, coi đó là “bước đột phá lớn trong nghiên cứu khoa học nhân thể”, “phát hiện mới của khoa học và là tiền thân của cách mạng khoa học.” Năm 2000, đại sư khí công Nghiêm Tân có gặp và chụp ảnh chung với Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Trước đó ông cũng có chụp hình với tổng thống Mỹ Bush (cha)

Với việc Nghiêm Tân được mời đến thăm Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Mexico và các quốc gia khác, Nghiêm Tân Khí Công đã truyền bá ra nước ngoài. Hiệp hội Khoa học Khí công Nghiêm Tân Quốc tế đã được thành lập và vài chục quốc gia đã thành lập các chi nhánh, để Khí công, báu vật của TQ, sẽ tỏa sáng rực rỡ hơn trên thế giới.

Biểu diễn tiêu biểu tại Nhật Bản

Trong lần đến thăm Nhật Bản, Nghiêm Tân đã có cuộc thi đấu khí công ngoài dự định với một nhà khí công Nhật Bản và đã giành thắng lợi.

Hôm đó vào buổi tối ngày 17-11-1986, tại khách sạn Ðại Tân Cốc Tokyo, giới đồng nghiệp Nhật mở tiệc chiêu đãi các bạn Trung Quốc. Giữa tiệc, ông Kusudu, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học khí công của Nhật Bản phàn nàn với trưởng đoàn Trung Quốc Trương Chấn Hoàn về nỗi khổ do bệnh đau khớp khuỷu tay đã nhiều năm chữa trị nhưng vô hiệu của mình và ông muốn nhờ một nhà khí công nào trong đoàn Trung Quốc chữa trị giúp. Trương Chấn Hoàn đã giao nhiệm vụ này cho Nghiêm Tân và đề nghị Nghiêm Tân sẽ nâng năm ly rượu lên Kusudu. Khi dâng rượu sẽ phát công chữa bệnh. Phương án trị liệu giàu kịch tính này làm người bạn Nhật Bản rất khoái. Kusudu vốn là bậc lão thành trong giới khí công Nhật, công lực không phải loại thường. Hơn nữa ông ta tửu lượng hơn người, từng có kỷ lục tối cao: uống liền mười tám chai rượu mạnh mà không say, có biệt hiệu “Hũ rượu đại”. Khi nhận nhiệm vụ, Nghiêm Tân ngầm phát công lực thăm dò biết rằng, dây chằng khớp của Kusudu bị tổn thương ở dạng mãn tính, ông rót một ly rượu nhỏ Mao Ðài, dùng hai tay nâng cho Kusudu, Kusudu đứng lên nhận lấy, rồi uống một hơi cạn. Lúc Nghiêm Tân định nâng tiếp ly thứ hai thì đâu ngờ vị “Hũ rượu đại” này có vẻ chuếch choáng nói: “Thôi, đổi uống bia”, rồi lại đòi chia cốc bia ít nồng độ này thành 4 lần uống, gọi là cho đủ năm ly. Sau khi Kusudu nhăn nhó uống hết chỗ bia cuối cùng thì kỳ tích lập tức xuất hiện: với một bộ mặt đỏ gay, Kusudu giơ cao cánh tay đau của mình, co duỗi một lúc rồi vui sướng nói: “Hết đau rồi, không còn chút đau nào nữa! Công phu của Nghiêm tiên sinh quả thật cao siêu!”. Ông ta là người trong nghề, ông hiểu rằng chỗ rượu ấy đã được Nghiêm Tân xử lý bằng công lực, chỗ đau nơi khuỷu tay mình cũng đã được Nghiêm Tân phát khí chữa trị.

Trong giới khí công của Nhật Bản cũng không thiếu những người không tin phục. Một hôm các đồng nghiệp hai nước Trung – Nhật đang vui vẻ toạ đàm, thì một nhà khí công Nhật Bản tên là Sukitari, thông qua phiên dịch đề nghị được đấu “khí lực” để phân thắng bại với Nghiêm Tân. Không hiểu là do không nghe thủng ý của Sukitari hay do không hiểu sâu tính cách võ sĩ đạo của một số cao thủ trong giới khí công Nhật Bản, mà người phiên dịch sợ khi chuyển ngữ quá thẳng sẽ làm tổn thương đến tình hữu hảo giữa đôi bên, nên ông đã dịch cho Nghiêm Tân là để “học hỏi lẫn nhau”.

Nghiêm Tân vui vẻ nhận lời, nhưng khi nhìn sang đối phương Nghiên Tân cảm thấy sững sờ. Là một người đã luyện công, tập võ hơn ba mươi năm, hơn nữa lại có trong người những công năng đặc dị thần kỳ, Nghiêm TÂn nhận ra ngay “học hỏi lẫn nhau” ở đây bao hàm ý nghĩa gì. Sang Nhật lần này là một cuộc viếng thăm hữu nghị, Nghiêm Tân không hề chuẩn bị thi thố, đọ sức với bạn, nay họ đã chiếu thư, mà xem ra không phải là do ngẫu hứng nhất thời. Vừa rồi mình đã nhận lời, nếu làm thật, Nghiêm Tân tự hiểu công lực của mình có thể làm tổn thương đến đối phương, thậm chí có thể hủy các lục phủ ngũ tạng, như vậy không phù hợp với đạo đức trong võ lâm, không lợi cho tình hữu nghị giữa hai nước. Nhìn lại đối phương, rõ ràng không phải cỡ tầm thường, nếu có sơ suất, hậu quả khôn lường. Ngồi ở chỗ mình nhìn bên ngoài Nghiêm Tân có vẻ trấn tĩnh khác thường, nhưng trong đầu đã suy tính cân nhắc nhanh chóng. Sukitari không chút nể nang, lấy thế, vận khí, phát công lực mạnh nhằm thẳng vào mặt Nghiêm Tân. Mọi người nên hiểu đó là một nhà khí công có hạng của nước Nhật, châm cứu, điểm huyệt đều vào loại thượng thặng. Khi Sukitari vận đủ đan điền khí phát mạnh công vào Nghiêm Tân, thần lực đó hết sức lợi hại, nhưng Nghiêm Tân không hề cảm nhận chút nào, vẫn nói cười bình thường với mọi người, thản nhiên như không.

Thấy luồng khí phủ đầu phát ra không có tác dụng gì, Sukitari liên tục tăng lực phát công, mồ hồi trên trán vã ra nhưng Nghiêm Tân vẫn ngồi ngay ngắn vững chãi. Thấy không ổn, Sukitari dùng khí thu công, đề nghị được thay đổi phương hướng phát khí từ sau lưng Nghiêm Tân, Nghiêm Tân ưng thuận thoải mái. Sukitari lại lấy thế, liên hồi vận khí, nhằm đúng lưng Nghiêm Tân phát công ác liệt, nhưng vẫn vô hiệu, anh ta ướt đẫm mồ hôi, trong lòng cảm thấy lạ lắm. Chính diện tấn công không thấy nhúc nhích, phát công từ sau lưng cũng không thấy suy chuyển, hay là do cự ly quá xa? Sukitari liền đến sát bên Nghiêm Tân, áp bàn tay vào lưng ông, vận toàn lực phát khí, dùng cả cơ cánh tay đẩy mạnh vào lưng Nghiêm Tân. Không ngờ cứ như bị va phải một hòn đó to, anh ta mệt mỏi thở gấp, mồ hôi vã ra như tắm, mặt đỏ gay. Nghiêm Tân vẫn ngồi như không có việc gì xảy ra. Sukitari hiểu rằng hôm nay đã gặp phải cao thủ. Nếu như chỉ dựa vào phát lực khí công và cậy sức húc bừa bãi thì chỉ có thất bại thảm bại. Anh ta đưa hai tay điểm luôn xuống huyệt Bách hội trên đỉnh đầu Nghiêm Tân. Ðây không phải là trò đùa, nếu huyệt này bị cao thủ điểm trúng thì chí ít cũng bị ngây ra như gỗ. Nhưng Nghiêm Tân vẫn vững như Thái Sơn, an toạ bật động, không hề cảm thấy gì khác thường. Lúc này nhìn bại cục đã định, Sukitari mồ hôi đầm đìa, thở hổn hển, trợn tròn hai mắt, bất ngờ vung ra đòn hiểm độc cuối cùng, giơ ngón tay bắt mạnh vào động mạch họng của Nghiêm Tân. Tóm bắt mạch vào động mạch họng là ngón đòn hiểm độc nhất. Người bị bắt trúng nếu không chết ngay thì sẽ bị tổn thương. Tuy vẫn ngồi yên thản nhiên, nhưng Nghiêm Tân hiểu rõ tính chất leo thang nâng cấp trong các động tác mà đối phương tung ra. Nhanh như cắt, khi tay đối phương vung tới, Nghiêm Tân không né tránh, cũng không trả đòn mà ông quay hẳn đầu lại để cho Sukitari tóm bắt “ngon lành”. Kết quả là Nghiêm Tân vẫn bình an. Ðến nước này, nguyên khí trong người Sukitari mất sạch, chân tay bủn rủn, toàn thân rã rời, mới biết vị khí công danh sư trước mặt mình này quả là “danh bất hư truyền.” Ông ta cúi mình nhận thua tại chỗ và nói thành khẩn: “Công phu của ngài quả là lợi hại, cao siêu! Xin bái phục.” Rồi gọi người con trai đến, hai cha con cùng khẩn cầu bái Nghiêm Tân là sư phụ. Cuộc đọ võ hấp dẫn này làm cho người Nhật Bản vô cùng thán phục tài nghệ của Nghiêm Tân. Kế hoạch dự định sẽ có một cuộc đọ quyền giữa một quyền sư Nhật Bản với Nghiêm Tân, và một nhà kiếm thuật đọ kiếm với Nghiêm Tân được đối phương chủ động xin hủy bỏ.   

Nhân tiện đây tôi cũng xin nói thêm về  một video tỷ thí khí công giữa một nhà khí công TQ (Ngộ Lạc悟乐) và một nhà khí công Nhật Bản (Kawasaki) được thu từ một chương trình truyền hình Nhật Bản như sau : Ngộ Lạc đại sư cách không kích đảo Nhật Bản võ sư 悟乐大师隔空击倒日本武师. (2009-12-18 15:47:07)

Thi đấu khí công giữa TQ và Nhật Bản

Đại sưkhí công TQ Ngộ Lạc cách không đánh ngã cao thủ khí công  Nhật Bản Kawasaki là người của hãng xe mô tô Kawasaki

Đoạn video này là của thầy giáo Tạ Vi Tập 謝為集ghi lại hơn mười năm trước. Nó được ghi lại từ TV Nhật Bản khi ông đi dạy ở Nhật Bản. Nội dung như sau. Khi đó, nhà khí công người Nhật cách không quật ngã một chàng trai người Mỹ. Lúc đó nhà khí công Nhật khiêu chiến nói muốn đánh ngã đại sư Ngộ Lạc, và đại sư Ngộ Lạc đã trả lời: “Hôm nay tôi sẽ cho các bạn biết năm nghìn năm văn hóa Trung Quốc là như thế nào!” Thế là đã xảy ra cuộc tỷ thí mà video trên đã ghi lại.
Tuy nhiên, sau đó ông ấy đã mời một chuyên gia khí công (không rõ quốc tịch), và kung fu của ông ấy rất giỏi. Ông đang ngồi thiền trên mặt đất, ba người đàn ông to lớn người Mỹ cùng lúc tấn công, cách ông hai mét, họ lần lượt ngã xuống đất, không thể đến gần, thậm chí không thể bò dậy được. Vừa định đứng dậy, vị cao nhân nhẹ nhàng vẫy tay, tay chân mà mấy người đàn ông dùng sức chống đỡ liền tê liệt rơi xuống đất, dùng hết sức giãy dụa nhưng không đứng lên được.

TV giới thiệu rằng cha mẹ của vị cao nhân này là một người Trung Quốc và một cụ bà 80 tuổi. Không hiểu vì lý do gì mà đài truyền hình lại không sắp xếp để vị võ sư này giao đấu với đại sư Ngộ Lạc, có lẽ vì họ là đồng hương. Telekinesis (cách không di chuyển vật) rất phổ biến ở Hoa Kỳ, và huấn luyện viên là một người Trung Quốc ẩn danh (người đó có thể là Nghiêm Tân). Thật không may, các đoạn trích rất ngắn, khiến một số cư dân mạng thiếu  hiểu biết có thể bị mù tịt.

Trương Bảo Thắng (張寶勝 1958-2018)

Sáng sớm ngày 3/8/2018, Trương Bảo Thắng, “nhân vật đệ nhất đặc dị công năng”, đã qua đời tại Bắc Kinh, hưởng thọ 60 tuổi (1958-2018). Người đàn ông kỳ lạ này, người nổi tiếng khắp Trung Quốc vào thời điểm thập niên 1980 và được phụ nữ và trẻ em biết đến. Tin tức về cái chết của ông ấy lan tràn trên mạng xã hội. Ngoài ra, không có sự chú ý của giới truyền thông chính thống. Nhưng có rất nhiều người theo dõi Trương Bảo Thắng. Trên tài khoản công khai của ông “Zhang Baosheng Supernatural Research Association= Hội Nghiên cứu Siêu nhiên Trương Bảo Thắng” có một bài báo “Tôi cầu chúc Bảo Thắng một cuộc hành trình tốt” số người xem sớm đạt 10 vạn view chứng tỏ công chúng độc giả vẫn còn hoài niệm ông. Một người trong số họ đã để lại lời nhắn ngay sau khi dự đám tang của ông ấy : “Bảo Thắng vẫn còn chữa bệnh cho mọi người hồi tháng 6-2018, và anh ấy nhất định sẽ chúc phúc cho mỗi chúng ta.” Trên thực tế, sau màn trình diễn thất bại vào năm 1995, vị đại sư này đã biến mất khỏi công chúng. Nhưng chủ nhân vẫn chưa đi xa, và mảnh đất nơi chủ nhân sống cũng rất phong phú và màu mỡ.

Hai mươi năm sau màn trình diễn thất bại, Trương Bảo Thắng vẫn được đãi ngộ tương đương cấp trung đoàn trưởng. Ông có hai vệ sĩ riêng và sống ẩn dật trong ngôi nhà thuộc Viện Nghiên cứu Bí ẩn và Siêu nhiên Trung Quốc.

Khu nhà nơi ông sinh sống nằm ở số 1A, đường Viên Minh Viên Tây Bắc Kinh. Đây là một khu cộng đồng dân cư nhiều tầng kiểu cũ. Lối vào được bảo vệ rất chặt chẽ và cấm ra vào nếu không có giấy tờ.

Khu nhà nơi Trương Bảo Thắng ở, phía tây Bắc Kinh 

Ông đã ly hôn với vợ cũ và lấy một cô vợ trẻ hơn, nhưng ông chán nản và rượu chè suốt ngày, vợ ông hết lần này đến lần khác đưa bạn bè cũ đến an ủi ông.

Năm trước, ông từ chối gặp gỡ các phóng viên, và khá thận trọng về ý định đến thăm của các phóng viên, và thỉnh thoảng hỏi các phóng viên về mục đích phỏng vấn. Vào thời điểm đó, Vương Lâm, một cao thủ đặc dị công năng giống như ông, đã chết vì bệnh trong bệnh viện sau khi bị giam giữ. Chỉ đến lúc đó mọi người mới nhớ tới vị siêu cấp sư phụ từng là toàn năng một thời. Những người theo dõi Trương Bảo Thắng nói: “Nhà nước đã giấu ông ấy và giữ bí mật cho ông ấy, và Trương Bảo Thắng chắc chắn sẽ được sử dụng khi đất nước gặp khó khăn. Một số cư dân trong tiểu khu chế giễu và nói: “Đó là một kẻ nói dối, tại sao lại đề cập đến ông ta?” Không biết bộ não vốn thường xuyên bị rượu gây mê của Trương Bảo Thắng có hồi tưởng lại những khoảnh khắc huy hoàng thời trước của ông.

Trương Bảo Thắng nhất định có thể gọi là đại sư của thế hệ trước, ông là một nhân vật bí ẩn của quốc gia, hành trạng của ông  cũng trải qua  rất nhiều tranh cãi. Một số người khẳng định đặc dị công năng của ông, một số người nói rằng ông là một kẻ dối trá.

Tuy nhiên, ông không chết trong tù, ông chết ở một nơi bí ẩn, có liên quan đến một số cơ chế bí ẩn của đất nước. Nhà ngoại cảm nổi tiếng Trương Bảo Thắng chết đột ngột vì đau tim và không được báo chí đưa tin nhiều, ông đã đóng góp rất nhiều cho đất nước, nhưng cho đến nay thế giới vẫn tiếp tục hiểu lầm và chế giễu ông.

Có người nói rằng ông đã lừa dối Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, nhưng cũng có người nói rằng ông đã tham gia vào việc cấp cứu Diệp Nguyên soái bằng cách sử dụng đặc dị công năng của mình.

Nếu Vương Lâm (王林1952-2017 sinh tại huyện Lư Khê芦溪tỉnh Giang Tây, ông nổi tiếng ở môn khí công) có thể được gọi là cao thủ, thì không nghi ngờ gì nữa, Trương Bảo Thắng là bậc thầy của một thế hệ đặc dị công năng.

Vào mùa hè năm 1957, một gia đình trò chuyện sau bữa tối ở ngoại ô Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Bỗng có sấm chớp, mưa to, một quả cầu lửa màu xanh từ trên trời rơi xuống, sà vào nhà quay đi quay lại, sau tiếng lạch cạch, quả cầu lửa vụt tắt. Năm sau, người vợ sinh được một bé trai. Vì nhà nghèo và không thể nuôi dạy được, cậu bé được giao cho một gia đình người dì, chị của mẹ, ở Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, và đặt tên là Trương Bảo Thắng.

Trương Bảo Thắng, sinh năm 1958 tại thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh. Học vấn sơ trung, thợ tạp dịch ở mỏ chì Hoàn Nhân thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh. Ông có công năng nhận ra chữ bằng ” lỗ tai”, Trương Bảo Thắng khai rằng ông có khả năng “nhìn không phải bằng mắt” và có thể biểu diễn “chuyển vật thể đi  và nhận vật thể đến bằng tâm niệm”. Ông đã từng biểu diễn nhiều đặc dị công năng, v.v., và sau đó ông bị chỉ trích và bài bác vì người ta cho rằng ông có hành vi gian lận.  

Khi còn nhỏ Trương Bảo Thắng đã phải chịu đựng rất nhiều gian khổ vì không hiểu được thế giới quan của hầu hết mọi người trên đời. Vì ông dựa vào một số kinh nghiệm của mình, những gì mình đã thấy, đã cảm nhận, những sự việc người khác không thể hiểu, ông đã nói ra, và thậm chí đã làm một số việc dị thường, và phải chịu đựng rất nhiều bôi bác.

Vào tháng 5 năm 1982, ông được chuyển đến Bắc Kinh bởi Tổ chức Khí công đặc dị công năng. Quay lại những năm 1980, khi mà thông tin còn tương đối khép kín, và có rất nhiều tài năng đặc dị khắp nam bắc.

Được sự chấp thuận của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng, ngày 2 tháng 6 năm 1983, Trương Bảo Thắng chính thức được chuyển đến Viện 507. Kể từ đó, dấu chân của Trương Bảo Thắng đã trải dài khắp các đơn vị bao gồm 11 cơ quan kể cả chính phủ, quan chức hay nơi ở của gia đình. Qua các buổi  biểu diễn, anh đã giành được giải thưởng. “Thần Nhân神人”, “Trung Quốc Thánh Nhân中国圣人”, “Bảo vật quốc gia và khí công sư国宝级气功师”, “Phật sống Bồ tát活佛菩萨”, v.v., và đã được cấp chuyên xa, nhà riêng, có người phục vụ riêng, trở thành bảo vật quốc gia được lãnh đạo trung ương đặc biệt coi trọng.

Biểu diễn tiêu biểu của Trương Bảo Thắng tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh

Bắc Kinh Nhân Dân Đại Hội Đường, trang nghiêm, vĩ đại, là nơi hội họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc Hội Trung quốc) là nơi làm việc của Thường vụ Ủy viên Hội. Các hoạt động trọng đại của cả nước thường được cử hành tại đây. Các vị lãnh đạo Trung ương tiếp kiến khách nước ngoài và hội kiến với những nhân vật quan trọng đều tiến hành tại đây. Phàm những hoạt động được tổ chức tại đây đều có tính chất trọng yếu và quyền uy. Hôm nay tại đại sảnh đường của Bắc Kinh Nhân Dân Đại Hội Đường, đèn hoa chiếu sáng, các nhà nhiếp ảnh, quay phim, ảo thuật gia, nhiều vị lãnh đạo và rất đông khán giả đều có mặt. Có người đến vì lòng hiếu kỳ, có người mang ánh mắt nghi ngờ, có người mang tâm lý vận động bài trừ, có người mang ánh mắt phủ định…tất cả vây quanh vũ đài, đợi Trương Bảo Thắng biểu diễn.

Trương Bảo Thắng cảm thấy rằng lần biểu diễn này tại Bắc Kinh không giống lần trước. Lần trước là biểu diễn hội báo, không khí hài hòa, nhưng chỉ là biểu diễn tương đối dễ dàng như thấu thị, dùng mũi nhận chữ. Còn lần này trong điều kiện cực kỳ nghiêm túc để giám định công năng của anh là thực hay giả, huống chi tại hiện trường rất nhiều người đang chuẩn bị “tìm cách phá bĩnh” nữa. Nhiều máy quay phim đặt ở các vị trí trên, dưới, bên phải, bên trái, mọi góc độ, sẵn sàng theo dõi mọi động tác của anh. Không khí thật là khẩn trương . Hạng mục biểu diễn là dùng “ý niệm di chuyển vật” Ngay cả những người tin tưởng sự tồn tại của đặc dị công năng cũng mướt mồ hôi trán thay cho Bảo Thắng, trong lòng suy nghĩ : anh ấy có làm được không ?

Biểu diễn bắt đầu. Trong một thùng sắt, bỏ vào hai trái táo (apple), đậy nắp, dùng que hàn điện hàn kín. Người chủ trì để cho Trương Bảo Thắng dùng ý niệm lấy trái táo ra. Chỉ thấy anh im lặng, không gây tiếng động, trấn định tự tâm. Mọi con mắt nhìn chăm chăm vào người anh, quan sát nhất cử nhất động của anh. Một phút, hai phút, năm phút rồi mười phút trôi qua, đến khi bức màn trong não của anh xuất hiện một quả táo, anh mới dùng ý niệm mang trái táo đặt ở một góc của vũ đài. Lúc đó trên bức màn nhỏ trong não của anh không còn trái táo. Theo kinh nghiệm của anh, anh tin rằng một trái táo trong thùng sắt đã đi ra ngoài, trái kia vẫn còn trong thùng. Anh nói với mọi người : “một trái táo đã ra ngoài”. Nhiều người không tin, bởi vì họ thấy Trương Bảo Thắng trước sau vẫn đứng cách thùng sắt hơn một mét, anh hoàn toàn không chạm vào thùng sắt, trái táo làm sao ra ngoài được chứ ? Người chủ trì ra lệnh cho người mở nắp thùng sắt, mọi người đều phát hiện thiếu mất một quả táo. Bảo Thắng nói với mọi người, trái táo lấy ra đang nằm ở một góc vũ đài, người ta theo chỉ dẫn của anh, quả thật tìm thấy quả táo.

Chính lúc mọi người bàn luận sôi nổi, có người khen ngợi, có người hoài nghi, muốn tìm một khuyết điểm nào đó, một vị lãnh đạo thuộc Ban bí thư, nói : “Tôi được lãnh đạo ủy thác đến tham gia trắc nghiệm, cuộc biểu diễn vừa rồi tôi xem không rõ lắm, tôi hi vọng có thể làm một thí nghiệm ngay trên người mình”, tiếp đó ông dùng tay chỉ chiếc huy chương trên ngực mình, nói : “mời Trương Bảo Thắng dùng ý niệm mang nó đi, được không ?” Người chủ trì biết đây là người muốn vạch khuyết điểm, nên hướng về Bảo Thắng nói : “Anh thấy được không ?”. Bảo Thắng gật đầu. Chỉ thấy anh nhìn một chút chiếc huy chương trên ngực ông bí thư, mà không thấy anh đi lại gần ông ta, cự ly giữa hai người khoảng vài mét. Khán giả tại hiện trường có người nhìn ông bí thư, có người nhìn Trương Bảo Thắng, mọi người chờ đợi anh lên tiếng trả lời. Ông bí thư cũng đắc ý chờ đợi Bảo Thắng lên tiếng trả lời “được” hoặc “không được”. Không ngờ Trương Bảo Thắng không trả lời câu hỏi, chỉ nói : “di chuyển rồi”. Ông bí thư như đang mơ chợt tỉnh, vội dùng tay sờ vào trước ngực, nhưng cái huy chương đã biến đâu mất từ lúc nào, ông hoảng hốt tìm kiếm, trên dưới đều không thấy. Trương Bảo Thắng chỉ nói một câu : “huy chương đã ở trên thân người khác rồi” Không ít người lật đật mò tìm túi trên túi dưới của mình. Trong đám đông có người kêu lên : “trên người tôi có một chiếc huy chương, nó làm sao mà đeo vào được ?” Khi chiếc huy chương được chuyền đến tay ông bí thư, ông nhận ra nó ngay, đó chính là chiếc huy chương ông vừa mới đeo trên ngực. Ông bí thư bị á khẩu không nói nên lời. Người tại hiện trường còn chưa hết ý, đều hứng thú vây quanh Trương Bảo Thắng, nhiệt tình hỏi anh về cảm giác và công năng.

Ông đã được nhiều nhân vật lãnh đạo cao cấp của nhà nước TQ tiếp kiến trong đó có Phó Thủ tướng Bạc Nhất Ba là người cùng thế hệ và là đồng chí với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Kết luận

Thời gian đã bước sang thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, thế giới không còn cần bất cứ đặc dị công năng nào nữa, dù cho có đặc dị công năng tồn tại, xã hội chúng ta cũng không chịu thừa nhận, chúng ta tuyệt đại đa số là những người theo chủ nghĩa duy vật.

Mọi thứ đều có thể giải thích được bằng khoa học, và những thứ không thể giải thích được bằng khoa học thì không được phép tồn tại. Lý luận Logic này về cơ bản là ý đồ lớn của chúng ta, bất chấp là nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại thế kỷ 20 là Albert Einstein đã bị chứng tỏ là sai lầm hết sức cơ bản. Vậy Einstein sai lầm ở chỗ nào ?  

Sai lầm lớn nhất và cơ bản nhất của Einstein là ông cho rằng có một thế giới khách quan có thật nằm ngoài tâm niệm của con người. Quan niệm của ông được minh họa bằng hình ảnh Mặt trăng.

Einstein nói : “Tôi thích nghĩ rằng Mặt trăng vẫn tồn tại ở đó ngay cả khi tôi không đang nhìn nó”

Thật tế là Mặt trăng cũng như tất cả mọi vật chỉ là thức, là tâm niệm của con người, chứ vật chất không có thực thể, kể cả không gian, thời gian đều không có thực thể. Điều này đã được Niels Bohr nêu lên khi ông còn sống. Và đến năm 1982 tại Paris, Alain Aspect đã chứng tỏ quan điểm của Niels Bohr là đúng, quan điểm của Einstein là sai.

Bohr nói :“Mọi thứ chúng ta gọi là có thực được cấu tạo bằng những thứ không được xem là thật. Nếu cơ học lượng tử chưa gây shock một cách sâu sắc cho bạn thì có nghĩa là bạn chưa hiểu gì về nó.”

Chính vì lẽ đó Phật giáo từ thời xa xưa đã nói rằng Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.

Nhưng tại sao quan điểm sai lầm của Einstein lại được tuyệt đại đa số mọi người chấp nhận còn quan điểm của Bohr lại chẳng được mấy ai để ý ? Ngay cả hàng tỷ Phật tử mặc dù miệng họ nói “Tất cả là do tâm tạo” mà họ đã quen tụng đọc trong kinh điển nhưng thực tế là họ chẳng hiểu chút gì thế nào là do tâm tạo, họ vẫn ham mê vật chất, ham sống sợ chết, ham sướng sợ khổ, như bao nhiêu người khác. Bởi vì cái thói quen đã ăn sâu vô cùng thăm thẳm trong tâm khảm của họ mà kinh điển gọi là thế lưu bố tưởng. Chỉ có một số rất ít bậc giác ngộ nhận ra pháp giới chỉ là tâm niệm, là thức, chứ không phải là thực thể khách quan. Cái mà mọi người và cả Einstein gọi là khách thể, khách quan (object, objective) thật tế chỉ là chủ quan tập thể (collective subjectivity)    

Các nhà đặc dị công năng như Hầu Hi Quý, Trương Bảo Thắng đã qua đời, một thời đại đã kết thúc, cái gọi là siêu năng lực chỉ còn tồn tại trong truyền thuyết và ký ức, từ nay về sau, thế giới không còn cần những thứ này tác động đến thế giới quan của con người nữa. Song đó chỉ là quan điểm của những người thiển cận. Các nhà khoa học thấu hiểu cơ học lượng tử như Niels Bohr, Amit Goswami, Brian Greene hiểu rằng đặc dị công năng không hề trái với khoa học và cũng không phải là không giải thích được bằng khoa học.

Những biểu diễn của Trương Bảo Thắng về cách không di chuyển vật, dùng tâm niệm di chuyển vật, các nhà khoa học này nghĩ rằng trong tương lai nhân loại sẽ đi tới thời đại đó và phương thức di chuyển đó gọi là viễn tải lượng tử (quantum teleportation)

Trương Bảo Thắng đã thực nghiệm phương thức di chuyển đó bằng tâm linh còn trong tương lai thì con người sẽ thực hiện bằng khoa học. Viễn kiến đó được hình dung trong video clip sau :

Đi xa không giới hạn trong tích tắc bằng viễn tải lượng tử  

Hiện nay nhân loại cũng đang chế tạo những máy tính lượng tử có tốc độ nhanh hơn siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay hàng tỷ lần.

Tờ South China Morning Post ngày 26-10-2021 dẫn thông tin từ nhóm nghiên cứu cho biết máy tính lượng tử Jiuzhang 2 (九章二号Cửu Chương 2) có thể tính toán một vấn đề trong một phần nghìn giây thay vì 30 nghìn tỷ năm nếu dùng máy tính thông thường. Trong nghiên cứu công bố trên hai tạp chí Physical Review Letters và Science Bulletin, trưởng nhóm Pan Jianwei (潘建伟 Phan Kiến Vĩ)cho biết Zuchongzhi 2 (祖冲之二号 Tổ Xung Chi-2) , máy tính lượng tử này sử dụng qubit photon lập trình 66 qubit, nhanh gấp 10 triệu lần siêu máy tính nhanh nhất thế giới Fugaku của Nhật Bản và mạnh hơn hẳn so với máy tính lượng tử Sycamore 55 qubit của Google ra đời năm 2019.

Cửu Chương-2 có 76 qubit. Các nhà nghiên cứu đã tăng số lượng qubit từ 76 lên 113 để nó càng nhanh hơn nữa. Máy tính lượng tử có tốc độ kinh hồn như vậy mới có khả năng thực hiện viễn tải lượng tử. Nhưng viễn tải lượng tử cũng còn là tương lai xa đối với nhân loại.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 4 bình luận

TÂM ẢNH HƯỞNG TỚI VẬT

Nguyên lý nhất thiết duy tâm tạo

Trên Duy Lực Thiền tôi đã nhiều lần nói và dẫn chứng rằng Vật chỉ là thế lưu bố tưởng, vật cũng chỉ là tâm niệm hình thành do một thói quen lâu đời nhiều kiếp chứ nó không có thực chất. Cái ý này kinh điển Phật giáo nói là Nhất thiết duy tâm tạo. Bản chất của vật chỉ là thông tin, nó không có sẵn đặc trưng, kinh gọi là Nhất thiết pháp vô tự tính, ý nghĩa quan trọng nhất của câu này là các hạt cơ bản của vật chất không có sẵn đặc trưng, các đặc trưng của hạt cơ bản là do tâm tưởng tượng ra chứ không có thật, giống như hoa đốm trong hư không. Nhưng vì tâm đã có một thói quen rất lâu đời gọi là thế lưu bố tưởng, chính thói quen này quyết định vật xuất hiện như thế nào. Nếu tâm thay đổi do niệm thay đổi, do tu tập, do nguyện lực v.v… thì vật cũng sẽ thay đổi theo.

Tôi đã dẫn chứng bằng thí nghiệm 2 khe hở với 2 trường hợp. Trường hợp có người quan sát tức có tâm niệm và trường hợp không có người quan sát tức không có tâm niệm. Ở mỗi trường hợp thì hạt electron sẽ phản ứng khác nhau. Nó sẽ cho ra kết quả nhiều vạch ở màn hứng trong trường hợp không có người quan sát, hạt electron thể hiện là sóng. Còn nếu có người quan sát, màn hứng sẽ chỉ hiển thị 2 vạch tương ứng với 2 khe hở, chứng tỏ electron là hạt, nó có các đặc trưng đi kèm. Điều đó chứng tỏ đặc trưng của hạt là do tâm niệm của người quan sát tưởng tượng ra. Sự tưởng tượng này có quy luật hẳn hòi được trình bày trong lý duyên khởi tức thập nhị nhân duyên của Phật giáo.  

Ngoài thí nghiệm 2 khe hở, tâm ảnh hưởng tới vật còn được chứng tỏ bằng hình ảnh của tinh thể nước qua thí nghiệm của tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto. Trong bài này tôi sẽ đi sâu hơn vào thí nghiệm này.

Thí nghiệm về tinh thể nước của Emoto Masaru

Emoto Masaru (江本 勝, Giang Bản Thắng) sinh năm 1943 tại Yokohama Nhật Bản, mất năm 2014.

Emoto Masaru

 Ông nói rằng tâm niệm của con người có ảnh hưởng đến cấu trúc phân tử của nước.

Năm 1999, Emoto đã xuất bản vài tập của một tác phẩm mà đến 2005 được xuất bản đầy đủ mang tên Thông điệp của Nước (Messages in Water), trong đó có những bức ảnh về các tinh thể băng và các thí nghiệm đi kèm của chúng.    

Tác phẩm Messages in Water bản tiếng Việt       

Theo mô tả của trưởng nhóm nghiên cứu, các bước thí nghiệm là như sau: Một giọt nước được cho tiếp xúc với một suy nghĩ nhất định, một ngôn ngữ, âm nhạc, một từ ngữ, hay một yếu tố vật lý. Sau đó nó sẽ được nhỏ xuống khay thí nghiệm rồi bỏ vào tủ lạnh, đông thành một viên băng nhỏ. Trong phòng thí nghiệm với mức nhiệt độ giảm xuống còn -50C, nhà nghiên cứu sẽ lấy viên băng nhỏ này ra và nhanh chóng đặt nó dưới kính hiển vi có gắn máy ảnh.

Khi ánh sáng từ kính hiển vi chiếu vào, nó sẽ khiến viên băng tan chảy. Ở vị trí trên cùng của viên băng, một tinh thể nước sẽ nhanh chóng thành hình, nhưng chỉ có thể tồn tại trong khoảng vài giây. Những nhà thí nghiệm cần nhanh chóng chụp ảnh để bắt trọn được hình ảnh rõ nhất của tinh thể nước.

Phương pháp sử dụng là rất rõ ràng. Trong môi trường thí nghiệm như vậy, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành với khoảng từ mười đến một trăm mẫu nước khác nhau rồi tiến hành phân tích thống kê kết quả. Các bức ảnh trong quyển sách là những tinh thể nước điển hình nhất trong số kết quả thu được.

Trong cuộc thí nghiệm, phản ứng của nước khi tiếp xúc với các loại suy nghĩ khác nhau, các loại ngôn ngữ, âm nhạc, từ ngữ, các nhân tố vật lý (như sự rung động, sóng vi âm, sóng điện từ), và rất nhiều các nhân tố khác đã được quan sát một cách có hệ thống.

Trong một thí nghiệm khác, khi cùng một từ, ví dụ như “trí tuệ”, được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau và dán lên các khay chứa mẫu nước khác nhau, các tinh thể nước được tạo ra có hình dạng và cấu trúc như nhau.

Nếu bên ngoài khay có các nhãn dán mang tính chất tích cực như “tình thương” hay “cảm ơn”, mẫu nước sẽ tạo ra các tinh thể rực rỡ, ngược lại, mẫu nước từ các khay có dán nhãn tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.

Hình dạng tinh thể nước tương ứng với các tâm niệm khác nhau thể hiện bằng chữ viết được gắn lên bình chứa. Từ trái sang: “tình yêu”, “cảm ơn” và “tao ghét mầy”

Các nhà nghiên cứu còn có một khám phá thú vị khác: vào thời điểm khi một viên băng sắp tan chảy, tinh thể nước tạo thành sẽ trông giống với chữ “thủy” trong tiếng Hán.

Tinh thể chữ Thủy

Tiến sĩ Emoto không hứng thú với việc cố gắng đạt được sự công nhận từ giới khoa học chính thống, vì điều ông nhận ra từ các cuộc thí nghiệm đã mở rộng tầm mắt cho cá nhân ông. Ông đã viết lên trang bìa cuốn sách “Thông điệp từ Nước” mấy câu thơ giống như một bài kệ, ý của ông như sau:

“Hado (sóng) tạo từ ngữ

Từ ngữ là rung động của bản tính

Từ ngữ đẹp tạo ra bản tính đẹp

Từ ngữ xấu tạo ra bản tính xấu

Đây chính là căn bản của vũ trụ”

Tôi xin phép diễn tả lại ý của ông như sau :

Sóng tức là thông tin, là tâm niệm tạo ra từ ngữ. Từ ngữ là rung động của tâm niệm, là thói quen tạo ra một đặc trưng. Từ ngữ đẹp là một tâm niệm thiện tạo ra một đặc trưng một hình ảnh đẹp. Từ ngữ xấu là một tâm niệm ác tạo ra một đặc trưng một hình ảnh xấu. Căn bản này của vũ trụ được Phật pháp diễn tả là Nhất thiết pháp vô tự tính, Nhất thiết duy tâm tạo.

Một mẩu giấy ghi hai từ “Love=yêu thương” và “Cảm ơn=Thanks”  được dán lên khay đựng nước đã tạo nên tinh thể đẹp cân đối này

Với công trình của mình, Tiến sĩ Emoto hy vọng có thể thay đổi chất lượng nước và thanh lọc nguồn tài nguyên nước của Trái đất bằng những ý niệm tốt đẹp của con người. Sau khi tham khảo lịch pháp và lời tiên tri của người Maya, ông tuyên bố ngày 25/7/2003 là ngày kỷ niệm toàn cầu của hoạt động này.

Trên thực tế, khi con người có thể đối xử với nước – nguồn gốc của sự sống – bằng tình thương và lòng biết ơn, phải chăng chỉ có mỗi nước được cải thiện? Hay là tầm quan trọng của các thí nghiệm tinh thể nước sẽ vượt quá trí tưởng tượng của mọi người ?

Cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Emoto Masaru

Phóng viên: Chào tiến sĩ Emoto, tôi đã đọc cuốn sách “Thông điệp của nước” và cảm thấy nó rất độc đáo. Ông đã nêu ra một số chủ đề thật ý nghĩa. Cuối cuốn sách, ông viết: “Nếu nước không có nguồn gốc nguyên thủy ở Trái đất mà đến từ không gian vũ trụ, thì điều này có nghĩa rằng sự tồn tại của chúng ta cũng bắt nguồn từ ngoài không gian.” Ông có thể giải thích rõ hơn được không?

TS Emoto: 5 năm trước, một tiểu hành tinh mang theo băng đã rơi xuống Trái đất. Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Hawaii đã đo đạc và phát hiện thấy nó nặng 100 tấn. Mỗi năm, có hàng chục triệu mảnh băng lớn như vậy rơi xuống Trái đất từ ngoài không gian. Nếu chúng ta tính toán khối lượng nước mà chúng mang theo, người ta sẽ thấy rằng rất có thể nước nguyên thủy trên Trái đất có nguồn gốc từ ngoài không gian.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Hawaii cho rằng ban đầu có thể không tồn tại nước trên Trái đất và nước ở Trái đất là đến từ ngoài không gian. Rất nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu không đồng tình với giả thuyết này, nhưng tôi tin rằng nó là đúng.

Phóng viên: Vì nước đến từ ngoài không gian, nên sự sống cũng đến từ ngoài không gian. Đây có phải là điều ông nhìn nhận phải không?

TS Emoto: Vâng, tất nhiên rồi.

Phóng viên: Cuối cuốn sách, ông viết: “Đích đến cuối cùng của thế giới hỗn loạn này là gì? Con người đã xuất hiện như thế nào? Lịch sử nhân loại là gì? Tương lai rồi sẽ ra sao?”

TS Emoto: Tôi nghĩ rằng con người cũng chính là nước. Cơ thể người là chiếc áo mà chúng ta khoác lên khi ở tại hành tinh này; nếu ở các hành tinh khác, chiếc áo này có thể sẽ hoàn toàn khác biệt. Nước rải rác khắp mọi nơi trong toàn vũ trụ.

Tôi tin rằng Trái đất cũng giống như quả thận của vũ trụ. Rất nhiều nước của vũ trụ đã đến hành tinh này. Nó phải được thanh lọc rồi trở lại những hành tinh khác để thanh lọc những nơi đó. Những hành tinh đó cần nước tinh khiết.

Nước chính là chúng ta. Chúng ta, con người cần phải tự mình thanh lọc. Lý do chúng ta tới đây từ không gian vũ trụ là để được thanh lọc. Rồi chúng ta sẽ phải trở lại vũ trụ. Những hành tinh khác đang chờ đợi chúng ta. Họ đang nói: “Hãy trở về! Hãy trở về! Nhanh lên và hãy trở về! Nhanh lên!”

… … …

Phóng viên: Nhưng thực tế là thế giới này đang ngày càng dơ bẩn hơn.

TS Emoto: Nếu chúng ta tiếp tục sống như thế này, Trái đất có thể phải đối mặt với những thảm họa và có thể đi đến kết thúc. Nếu chúng ta không thay đổi cách sống, chúng ta có thể sẽ bị nạn hồng thủy, như những gì đã xảy ra trong [câu chuyện về] con thuyền Noah.

Phóng viên: Làm sao chúng ta có thể tránh những thảm họa như vậy?

TS Emoto: Rất đơn giản. Sự yêu thương và lòng biết ơn, với mọi người và với mọi vật. Nếu 10% số người trong chúng ta có thể làm được điều đó thì thảm họa sẽ không thể xảy ra.

Phóng viên: Tại sao lại là 10%?

TS Emoto: Các thí nghiệm đã cho thấy nếu 10% ổ vi khuẩn là các vi khuẩn tốt, 10% khác của nó là các vi khuẩn xấu, và 80% còn lại là trung tính thì cả ổ vi khuẩn sẽ trở thành tốt, và vi khuẩn tốt sẽ chiếm ưu thế.

… … …

TS Emoto [nhìn vào tờ báo tiếng Trung mà người phóng viên đang cầm]: Người Trung Quốc là rất quan trọng. Có rất nhiều người Trung Quốc. Tôi không hiểu tại sao chính phủ Trung Quốc lại cải biến ký tự Trung văn [thành giản thể]. Tờ báo này thì còn được. Nó là ký tự phồn thể.

Phóng viên: Tại sao ông nghĩ có sự khác biệt giữa chữ giản thể và chữ phồn thể?

TS Emoto: Dựa trên cách mà nước kết tinh, chữ phồn thể Trung Quốc là rất tốt. Tôi đã sử dụng chữ phồn thể để làm các thí nghiệm của mình. Các tinh thể được hình thành trông rất đẹp.

Phóng viên: Ông có so sánh chữ phồn thể và chữ giản thể trong thí nghiệm của mình chưa?

TS Emoto: Chưa. Những tôi muốn thử xem thế nào. Văn tự cũng là sinh mệnh, một sinh mệnh đang sống. Đây chính là đặc tính tối quan trọng của nhân loại. Tôi là người Nhật, và tôi thực sự yêu thích văn tự Nhật Bản. Nếu ai đó buộc tôi thôi sử dụng văn tự Nhật Bản, tôi sẽ không thể sống được. Tôi thực sự không hiểu nổi chính phủ Trung Quốc.

Nhận định về thí nghiệm và tư tưởng của Masaru Emoto

Về thí nghiệm của Emoto chúng ta có thể đi đến kết luận rằng tinh thể nước bị ảnh hưởng bởi tâm niệm con người. Tâm niệm đó chứa đựng trong chữ viết, trong ý thức của bộ não và nói chung là trong tâm. Chúng ta cần hiểu tâm theo duy thức học Phật giáo. Tâm bao gồm 8 thức : tiền ngũ thức, ý thức, mạt-na thức (manas) và a-lại-da thức (alaya). Chính là tâm hay 8 thức này ảnh hưởng tới cấu trúc của tinh thể nước. Tôi cho rằng điều quan trọng không phải là hình thức của văn tự, cái quan trọng là tâm niệm chứa trong đó. Đối với Trung Quốc, chữ phồn thể hay chữ giản thể cũng chứa tâm niệm như nhau mà thôi.

Nhưng hạn chế của Emoto là ông chưa nghĩ rằng tâm niệm chẳng những ảnh hưởng tới cấu trúc của tinh thể nước mà còn ảnh hưởng sâu xa hơn, ảnh hưởng tới các hạt cơ bản, cấu trúc của nguyên tử, cấu trúc phân tử (như tinh thể nước), toàn bộ thế giới vật chất và tinh thần của chúng sinh, của con người. Ảnh hưởng này đã được Phật giáo nhận thức gọi là kiến tánh giác ngộ : Nhất thiết duy tâm tạo. Tất cả đều là do tâm tạo : từ hạt cơ bản cho tới nguyên tử, phân tử, vật chất, tinh thần, vũ trụ vạn vật. Sinh tử luân hồi cũng đều là từ tâm niệm mà ra chứ không phải là có thật. Bản chất của vật chất, của không gian, thời gian, vũ trụ vạn vật, sinh vật, con người đều chỉ là tâm niệm, bản chất của vạn vật là không có gì là thật cả, Phật giáo gọi là tánh không. Con người là ngũ uẩn ngã, ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 Ngũ uẩn bao gồm : Sắc (vật chất, matter, material); Thọ (cảm giác, perception); Tưởng (suy nghĩ, tưởng tượng, thinking, imagination) ; Hành (chuyển động, motion); Thức (nhận thức, phân biệt, consciousness, alaya, discrimination).     

Qua cuộc phỏng vấn, chúng ta hiểu hơn về Emoto. Ông cho rằng nước có thể từ ngoài không gian tới Địa Cầu qua rất nhiều tảng băng rơi xuống Trái Đất. Và ông cũng tin rằng nguồn gốc của con người có thể là từ ngoài không gian tới.

Niềm tin này còn bị hạn chế trong tư duy của Einstein rằng có một thế giới khách quan là vũ trụ vạn vật. Và Địa Cầu, hành tinh thứ ba của Thái dương hệ, là nơi hội đủ điều kiện cho sự sống phát sinh và tiến hóa dần thành con người. Niềm tin này có vẻ rất khoa học, được sự ủng hộ của nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 là Einstein và nhà sinh vật học nổi tiếng Charles Darwin. Karl Marx cũng đã dựa trên niềm tin này mà xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng khách quan.

Nhưng chính Emoto cũng không ngờ rằng thí nghiệm của ông có ý nghĩa sâu xa hơn ông tưởng. Niềm tin về thế giới vật chất khách quan đã bị sụp đổ từ năm 1982 khi Alain Aspect tại Paris, đã chứng minh rằng các hạt cơ bản như photon, electron…không có sẵn đặc trưng, không có đặc tính gì cả. Chỉ khi nào có người quan sát thì các đặc trưng của hạt mới xuất hiện. Cuộc tranh cãi giữa hai nhà khoa học hàng đầu thế giới Niels Bohr và Albert Einstein đã ngã ngũ với phần thắng nghiêng về Niels Bohr.

Rất tiếc là khi một nguyên lý mà Phật giáo đã nêu lên từ ngàn xưa : Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性 Tất cả các pháp đều không có tự tính, điều đó đã được chứng minh là hạt photon hoặc hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác không có sẵn bất cứ đặc trưng gì. Khi nguyên lý này được chứng minh thì cả Einstein và Niels Bohr đều đã qua đời (Einstein mất năm 1955, còn Niels Bohr mất năm 1962). Nên hai ông không biết cuộc tranh luận của mình kết cục ra sao.

Nhưng trước đó khi Niels Bohr còn sống, ông đã nói :

Ông nói : “Mọi thứ chúng ta gọi là có thực được cấu tạo bằng những thứ không được xem là thật. Nếu cơ học lượng tử chưa gây shock một cách sâu sắc cho bạn thì có nghĩa là bạn chưa hiểu gì về nó.”

Và điều ông nói đã được chứng minh qua thí nghiệm liên kết lượng tử (quantum entanglement) mà Alain Aspect đã tiến hành tại Paris năm 1982. Đến năm 2008 Nicolas Gisin của Đại học Geneva Thụy Sĩ đã làm lại thí nghiệm đó rõ ràng chính xác hơn. Thí nghiệm hai khe hở (double slit experiment) cũng chứng minh nhận định của Bohr. Thí nghiệm về tâm niệm ảnh hưởng đến tinh thể nước cũng góp phần chứng minh nhận định của Bohr.

Kết luận :

Tất cả những thí nghiệm khoa học nêu trên đều chứng minh cho những nguyên lý mà Phật giáo đã nêu ra từ ngàn xưa : Nhất thiết pháp vô tự tính. Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm bản nguyên của tất cả chúng sinh mới chính là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật mà các tôn giáo gọi bằng những danh xưng khác nhau : Phật giáo gọi là Tâm (Citta), Phật hay Phật tánh, Tánh giác ngộ hoặc Bất nhị pháp. Nho giáo gọi là Thiên (Trời). Đạo giáo gọi Đạo. Thiên Chúa giáo gọi là Thượng Đế hay Đức Chúa Trời…rất nhiều tên gọi khác nhau. Tất cả tên gọi đều hình dung một thể tánh vô hình, bất sinh bất diệt, quyền lực vô biên. Khoa học cũng có tên gọi cho thể tánh là nền tảng cho mọi sự vật, mọi sự hiện hữu, mọi tồn tại, đó là Trường thống nhất (Unified field) hoặc Miền tần số (Frequency domain).

Khoa học hình dung đó là một dạng sóng đồng nhất, vô hình, tiềm năng của năng lượng và vật chất. Khoa học muốn làm chủ trường thống nhất đó và chủ động biến nó thành nhà cửa, vật dụng, lương thực thực phẩm, một cách trực tiếp thông qua máy tính lượng tử có tốc độ nhanh hơn máy tính điện tử hiện nay hàng tỷ tỷ tỷ lần. Con người cũng có thể du hành trong không gian vũ trụ bằng viễn tải lượng tử (quantum teleportation) đi xa không giới hạn, không mất thời gian, chứ không phải quá chậm chạp như phi thuyền không gian hiện nay. Nếu chỉ đi từ Địa Cầu tới Hỏa Tinh, khoảng cách chỉ vài trăm triệu km, mất tới 7 tháng thì biết bao giờ mới tới được những hành tinh ở xa hàng ngàn năm ánh sáng ?

Còn hành giả các tôn giáo thì mưu cầu hạnh phúc tự tại bằng cách nhận ra Phật tánh mới đích thật là mình chứ không phải ngũ uẩn ngã. Thiền thì đi đến kiến tánh thành Phật. Tịnh độ tông thì cầu vãng sanh Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà, vì đường quá xa nên phải tạm tới một hóa thành trước khi kiến tánh thành Phật. Nho giáo thì Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức 天行健 君子以自強不息 (Trời vận động không ngừng, quân tử phải tự cường không ngừng nghỉ) và Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đạo gia thì tu luyện để trở về với Đạo: Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp đạo 煉精化氣、煉氣化神,煉神還虛,煉虛合道 

Nói chung con người từ khoa học gia đến hành giả các tôn giáo đều nhận ra bản chất vô hình vô thể của vũ trụ vạn vật và tìm cách mưu cầu hạnh phúc cho mình và xã hội bằng những cách thức khác nhau. Nho gia và khoa học gia thì chú ý đến xã hội nhiều hơn nên họ tìm cách cải tạo đời sống vật chất của toàn xã hội. Còn Phật giáo và Đạo giáo chú trọng tâm linh nhiều hơn, giải quyết vấn đề sinh lão bệnh tử hay vấn đề trường thọ của mỗi người một cách rốt ráo hơn.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 2 bình luận

METAVERSE VÀ THẾ LƯU BỐ TƯỞNG

Metaverse là gì ?

Metaverse là một từ ghép trong tiếng Anh bao gồm meta và universe. Meta (Μετά) là tiếng Hy Lạp nghĩa là sau, phía sau. Verse là viết tắt của Universe nghĩa là vũ trụ. Chúng ta đang sống trong vũ trụ, phía sau vũ trụ là gì ? Đó có thể là một thế giới ảo mà tin học hiện đại có thể mang lại cho con người một trải nghiệm kỳ lạ. Trải nghiệm kỳ lạ đó là con người có thể điều khiển vũ trụ đó theo ý muốn. Nghĩa là sao ? Nghĩa là ta muốn nhà thì có nhà, muốn xe thì có xe, muốn đi tới cảnh giới nào cũng được. Nói chung con người có thể thực hiện bất cứ điều gì mà tâm trí có thể nghĩ tới.

Cái khả năng này hơi giống giống như Tâm hay Phật tánh mà Phật giáo thuyết giảng. Phật giáo nói rằng Nhất thiết pháp duy tâm tạo, tất cả các pháp trong Tam giới đều là do tâm tạo, nghĩa là vũ trụ mà chúng ta đang sống chỉ là tưởng tượng do tâm tạo chứ không phải có thật. Và cái vũ trụ, cái thế giới mà chúng ta đang sống Phật pháp gọi là Thế lưu bố tưởng nghĩa là tưởng tượng đã lưu truyền phổ biến qua nhiều đời nhiều kiếp, quá quen thuộc quá vững chắc đến mức chúng ta tưởng là có thật, không biết rằng thế giới đó chỉ là mở mắt chiêm bao, giấc mộng giữa ban ngày. Chúng ta có thể gọi thế giới, vũ trụ đời thường này là vũ trụ ảo cấp 1. Còn metaverse là vũ trụ ảo cấp 2.       

Và ngày nay metaverse đem lại cho con người sự trải nghiệm về một vũ trụ ảo cấp hai, mà nói theo Thiền thì trên đầu lại mọc thêm một cái đầu. Trên cái ảo của thế lưu bố tưởng, mọc thêm cái ảo của metaverse.

Cơ sở của Metaverse

Thực tế tăng cường (AR= Augmented Reality) thực tế ảo (VR=Virtual reality) và toàn ảnh (hologram) đem lại cho con người cảm giác thật hơn là chỉ tưởng tượng suông bằng ý thức. Metaverse sẽ tạo ra một không gian 3D, nơi người dùng sẽ tương tác với nhau chân thật hơn nữa so với các công nghệ AR, VR. Thay vì chỉ nhìn xem và nghe nội dung kỹ thuật số, người dùng trong metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian của thế giới kỹ thuật số và vẫn có thể tương tác vật lý. Nghĩa là thế giới cấp hai vẫn có thể tương tác với thế giới cấp một. Từ khóa Metaverse bắt đầu xuất hiện trên các bản tin khi những tin đồn bắt đầu rộ lên vào giữa tháng 10 năm 2021 về việc thương hiệu Facebook sẽ đổi tên thành Meta. Thay đổi một cái tên mới để khẳng định sự quan tâm tới metaverse. Mark Zuckerberg ông chủ của Facebook đã công bố tên mới Meta tại hội nghị Connect 2021 của Facebook vào ngày 28 tháng 10, với trang web mới tên là Meta, đó là một “công ty công nghệ xã hội= Social Technology Company.” Trong metaverse, mọi người sẽ có thể làm hầu hết mọi thứ có thể tưởng tượng: gặp gỡ mọi người, làm việc, học tập, vui chơi, mua sắm, sáng tạo, rất nhiều trải nghiệm mới trong thế giới ảo mà không thể thực hiện chỉ với chiếc điện thoại. Facebook đã công bố kế hoạch  thuê 10.000 nhân viên kỹ thuật mới đòi hỏi kỹ năng cao ở EU để tạo ra metaverse.  

Mark Zuckerberg ông chủ của Facebook đầu tư cho Metaverse

Metaverse được xây dựng quanh ý tưởng tạo ra các thế giới ảo cực kì chân thật, gia tăng trải nghiệm của người dùng. Ví dụ bạn sẽ có thể sử dụng hình ảnh 3D của mình phân thân theo phương thức toàn ảnh để có mặt tại văn phòng, tại một buổi hòa nhạc với bạn bè hoặc trong phòng khách với bố mẹ, trong khi thực tế bạn không có mặt ở đó  nhưng mọi người đều thấy và tưởng là bạn có mặt và trò chuyện với bạn y hệt như bạn đang ở đó, chỉ khi họ bắt tay hay ôm bạn mới biết là bạn không hiện hữu ở đó.

CEO của Niantic, John Hanke phát biểu rằng : “Chúng tôi tin rằng có thể áp dụng công nghệ để gia tăng “tính thực tế” của AR – Khuyến khích tất cả mọi người tương tác, kết nối nhiều hơn với thế giới xung quanh. Công nghệ chỉ nên được sử dụng để gia tăng trải nghiệm cốt lõi chứ không dùng để thay thế trải nghiệm của chúng ta ngoài đời thật”

Mặt khác, tuy nói là thế giới ảo nhưng mọi kết nối và tương tác trong Metaverse lại là thật. Cũng vì vậy, cần có một nền kinh tế của Metaverse được lưu trữ bởi một hệ thống minh bạch, không bị thâu tóm hay kiểm soát. Và tất nhiên, chỉ có tiền điện tử cùng với công nghệ Blockchain mới là phương tiện phù hợp nhất để lưu trữ tài chính trong Metaverse. Do đó, tiền điện tử chính là nhân tố quan trọng để xây dựng nên Metaverse với nền kinh tế an toàn, hiện đại và minh bạch.

Trong những biến động thời cuộc của thế kỷ 21, cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; khoảng cách giữa người với người đang thay đổi đáng kể, họ đặc biệt dành nhiều thời gian cho công nghệ và các thiết bị bổ trợ để khiến việc liên lạc, kết nối của mình tiện lợi hơn. Tuy rằng Metaverse còn đang ở giai đoạn phôi thai và còn nhiều rào cản hạ tầng trước khi nó có thể vươn đến từng ngóc ngách của cuộc sống, nhưng sự nghiên cứu gấp rút của các tập đoàn và xu thế ủng hộ của truyền thông đang chứng minh cho rất nhiều tiềm năng mà Metaverse sẽ thể hiện trong tương lai, trở thành công cụ đắc lực cho mối liên kết của nhân loại trong thời đại số hóa. 

Trên đầu lại mọc thêm cái đầu

Thế giới đời thường của chúng ta đã là một thế giới điên đảo mộng tưởng mà thuật ngữ Phật giáo gọi là Thế lưu bố tưởng. Phật giáo nói rằng 5 tập hợp cấu tạo nên con người đều không có thật (Ngũ uẩn giai không) Mỗi con người trong nhân loại cũng như mỗi chúng sinh trong Tam giới đều là ngũ uẩn ngã (cái ta được cấu tạo bằng 5 tập hợp là sắc (vật chất, hình tướng), thọ (cảm giác), tưởng (tưởng tượng suy nghĩ), hành (chuyển động), thức (phân biệt, nhận thức).

Thế giới đời thường vốn đã là thế giới ảo không có thực thể rồi, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người lại tạo ra một thế giới ảo cấp hai, mục đích là để thỏa mãn những mong muốn mà họ không thể thực hiện được trong đời thường.

Ví dụ họ muốn làm giàu, có nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp hoặc chồng bô trai, có con ngoan, muốn đi du lịch khắp nơi mà không thực hiện được trong đời thường. Ngày xưa thì họ đi chùa lễ Phật, cầu xin thần thánh để họ có được những thứ đó bằng cách gặp vận may trong đời này hoặc có được chúng ở kiếp lai sinh. Còn ngày nay với metaverse họ sẽ có được những thứ đó hay bất cứ thứ gì mà họ mong muốn ở không gian ảo cấp hai. Nói không gian ảo cấp hai bởi vì thế giới đời thường đã là không gian ảo cấp 1, đó là ý nghĩa của câu trên đầu lại mọc thêm cái đầu, không gian ảo cấp hai chồng lên không gian ảo cấp 1.

Tuy vậy metaverse cũng có thể có phần nào đó hữu ích thiết thực cho con người. Chẳng hạn con gái tôi kết hôn ở nước ngoài nhưng vì đại dịch Covid-19 tôi không thể đến đó tham dự hôn lễ được. Nếu có metaverse thì tôi hoàn toàn có thể xuất hiện ở đó, gặp gỡ nói chuyện với mọi người ở đó. Nhưng vì hiện nay chưa có metaverse nên tôi chỉ có thể xuất hiện với một hình ảnh và lời phát biểu qua bản ghi âm mp3 trong đám cưới, chưa có một thực tế ảo mà sau này mạng Facebook kỳ vọng có thể làm được.    

Metaverse cũng có thể hữu ích trong tình hình đại dịch khi học sinh học trực tuyến qua metaverse sẽ thuận lợi dễ dàng hơn so với tình hình học trực tuyến hiện nay.

Chỗ giống nhau và khác nhau giữa metaverse và thế lưu bố tưởng

Chỗ giống nhau

Thế lưu bố tưởng là cái sự vật hữu hình hoặc vô hình không có thực thể, cái ảo hóa của không gian, thời gian và số lượng. Sự thật này đã được khoa học chứng minh qua thí nghiệm liên kết lượng tử (quantum entanglement) mà trên Duy Lực Thiền đã nói đi nói lại rất nhiều lần. Hạt cơ bản (particles) không có sẵn đặc trưng, các đặc trưng của hạt quark (tạo ra hạt nhân nguyên tử với hạt proton và neutron) và của hạt electron (tạo ra cái vỏ nguyên tử) chỉ xuất hiện khi có tâm niệm của người quan sát, chính tâm niệm đó được gán ghép, được tưởng tượng thành đặc trưng của hạt cơ bản. Đặc trưng về vị trí (position) và số lượng (quantity) tạo ra không gian và thời gian; đặc trưng về điện tích, độ xoay (spin) tạo ra yếu tố nhị nguyên (âm dương) và chuyển động; đặc trưng về khối lượng chủ yếu từ hạt proton, hạt neutron, tạo ra sự bền vững của nguyên tử. Từ các đặc trưng đó mới hình thành cấu trúc nguyên tử, cấu trúc phân tử, chất sống, sinh vật, nói chung là hình thành vũ trụ vạn vật.

Kinh điển Phật giáo từ lâu đã nói rằng Nhất thiết pháp vô tự tính (tất cả sự vật kể cả vật chất và tinh thần đều không có sẵn đặc trưng). Điều này đã được Alain Aspect chứng minh lần đầu tại Paris năm 1982 qua thí nghiệm liên kết lượng tử. Vậy đặc trưng của sự vật, quan trọng nhất là của các hạt cơ bản từ đâu mà có ? Câu trả lời là từ tâm niệm của người quan sát, tâm niệm của chúng sinh. Chính tâm niệm của người quan sát đã tạo ra các hạt cơ bản với các đặc trưng như đã nói trên (vị trí, số lượng, khối lượng, điện tích, độ xoay (spin). Điều này đã được chứng minh qua thí nghiệm hai khe hở (double slit experiment) mà trên Duy Lực Thiền đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần nên ở đây chỉ nhắc sơ thôi. Chính vì tâm niệm của người quan sát đã tạo ra hạt cơ bản như quark, electron, photon với các đặc trưng của hạt nên Phật giáo mới nói Nhất thiết pháp duy tâm tạo (tất cả sự vật kể cả vật chất và tinh thần đều là do tâm tạo). Chính vì vũ trụ vạn vật bao gồm cả sinh vật, con người đều chỉ là tưởng tượng, là ảo hóa, không có thực thể nên Bát Nhã Tâm Kinh khẳng định chắc nịch: Ngũ uẩn giai không. Vũ trụ, thế giới mà chúng ta đang sống chỉ là thế lưu bố tưởng. Thế giới đời thường và Metaverse cũng phải tuân theo nguyên tắc bất nhị, như công án Thiền dưới đây chỉ ra.

0127a Công Án Quế Sâm 桂琛 và Pháp Nhãn Văn Ích 法眼文益   

Bây giờ metaverse sẽ ứng dụng thế lưu bố tưởng để tạo ra một thế giới ảo kỳ diệu. Nó ứng dụng như thế nào ? Vì không gian là không có thật nên một người có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau trên địa cầu. Thí dụ tôi đang sống tại VN, vì đại dịch Covid-19 tôi không hề ra khỏi nhà, nhưng tôi hoàn toàn có thể xuất hiện bên Mỹ để đi thăm viếng, chúc tết các chị em của tôi bên Mỹ. Đồng thời tôi cũng có thể xuất hiện bên Anh, thăm viếng chúc tết các con các cháu của tôi. Mọi người đều thấy tôi giống y như thật và nghe tiếng nói tiếng cười của tôi giống y như tôi đang có mặt ở những chỗ đó.

Vì thời gian là không có thật nên những người đã chết từ lâu có thể sống dậy, nhờ vào AI (artificial intelligence= trí tuệ nhân tạo) họ có thể ca hát, nói năng giống y như họ vẫn đang còn sống. Khoa học đã thử tạo ra một video clip để mô tả sự việc như vậy.

Metaverse Vũ Trụ Ảo- không có Không gian và Thời gian- VD                    

Chỗ khác nhau

Chỗ khác nhau giữa Metaverse và Thế lưu bố tưởng chỉ là do sự hạn chế của khả năng kỹ thuật của con người. Chẳng hạn hiện nay con người chỉ mới tạo được cảm giác nhân tạo ở việc thấy và nghe. Còn cảm giác của các giác quan khác như ngửi, nếm, tiếp xúc thân thể (xúc giác) thì chưa làm được. Do đó con người chỉ mới tạo được ảo giác về hình ảnh và âm thanh (thấy và nghe) mà chưa tạo được ảo giác về ngửi, nếm, nắm tay, ôm hôn v.v…

Mặt khác con người cũng còn lâu mới tạo ra được viễn tải lượng tử (di chuyển đi xa không giới hạn trong tích tắc không mất thời gian)    

Cảm giác thấy và nghe dễ tái tạo trong khi cảm giác của 3 giác quan còn lại thì khó tái tạo hơn. Làm thế nào để tạo cảm giác giống hệt như khi ta đang ngửi thấy mùi hương (khứu giác), đang ăn cái bánh (vị giác), hay đang ôm hôn người tình (xúc giác) ?

Khoa học phải tiến đến khả năng tái tạo cảm giác đồng bộ của ngũ giác quan. Ví dụ như nhà làm phim tạo dựng cuốn phim “Cuộc đời tôi” Chẳng hạn trong hoạt cảnh tôi gặp gỡ người tình. Khi hai người gặp nhau, khán giả cảm nhận được mùi hương tỏa ra từ người yêu. Khi hai người cùng đi ăn với nhau, cảm giác ngon miệng thế nào của tôi và của người tình lần lượt được khán giả cảm nhận. Và khi hai người hôn nhau, cảm giác của cái ôm và nụ hôn cũng được khan giả cảm nhận giống như người trong cuộc.

Đó là những vấn đề rất khó mà khoa học hiện nay vẫn chưa làm được. Muốn giải quyết vấn đề này khoa học phải hiểu sâu hơn về thế giới. Cụ thể họ phải hiểu tánh không. Tánh không có nghĩa là Nhất thiết pháp vô tự tính, Nhất thiết duy tâm tạo. Tánh không cũng có nghĩa là vô sở trụ (non locality). Tất cả các pháp, kể cả không gian, thời gian, số lượng, đều là ảo hóa, không có thực thể. Với sự giác ngộ siêu đẳng như vậy Metaverse mới có thể đạt tới khả năng gần hơn một chút với Phật tánh, và mới có khả năng thể hiện gần với thế giới đời thường hơn.

Kết luận    

Metaverse và Thế lưu bố tưởng hay thế giới đời thường vốn là cùng bản chất, không khác nhau (bất nhị) nhưng có sự phân cực thành hai thế giới khác nhau. Cũng giống như giữa Sắc (vật chất) và Không (tánh không) vốn là một (Sắc tức thị Không), không có khác nhau (Sắc bất dị Không) nhưng biểu hiện của Sắc (vũ trụ vật chất) và Hư không (tánh không) thì hoàn toàn khác nhau. Chính vì thực tại (Reality) là như vậy nó mới phong phú vô cùng, thiên hình vạn trạng không biết đâu mà lần khiến người thế gian điên đảo mộng tưởng và đau khổ triền miên. Người thế gian mê muội nên không biết rằng đau khổ hay hạnh phúc cũng đều là do tâm tạo, là tưởng tượng chứ không phải tuyệt đối có thật. Thế nên người xưa có câu Bình thường tâm thị đạo 平常心是道. Chúng ta nên sống với tâm bình thường không quá lo sợ trước mọi hoàn cảnh.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 10 bình luận

Thư Mục 3 (từ câu 0201-0300)

0201 Sinh sản vô tính. Có phải nhà khoa học đã tạo ra một linh hồn ?

0202 Bộ lạc Kogi sinh hoạt giống Tăng đoàn

0203 Chưa ngộ trình công phu là trình cái gì ?

0205 Tham thiền nghi tình không dài là do không quyết chí tu hay sao ?

0206 Vì nhiều người giết 1 người. Ăn cục thịt trả cục thịt. Bồ Tát thị hiện

0207 Dùng tri kiến luân hồi đàm luận rốt cuộc cũng chỉ là tri kiến luân hồi

0208 Nghi tình là muốn biết mà biết không nổi không tìm hiểu nữa mới thành nghi tình

0209 Trình công phu thật ra là trình cái gì ?

0210 Phật tử thắc mắc tại sao Phật giáo không phải là tôn giáo

0211 Trong đời sống tạo nghiệp gì thì nhận quả nấy. Phật tánh vẫn không thay đổi

0212 Trong luật Tứ Phần, không hiểu Khai Giá Trì Phạm là thế nào

0213 Kinh Hoa Nghiêm nói Tâm như họa sĩ đại tài, vẽ cái gì thì thành cái ấy

0214 Xin Sư phụ giảng giới Thinh Văn và giới Bồ Tát

0215 Giảng Y nghĩa bất y ngữ, Thực tướng vô tướng

0216 Xin SP khai thị sau khi chết có linh hồn hay không

0217 Tại sao thân trung ấm sống mà chết, A lại da thức không phải là linh hồn

0218 Tin Phật pháp phải tin Nhân Quả. Không tu mà cầu chứng là không thể có

0219 Sám hối như thế nào mới là chơn sám hối

0220 Nhân Quả Nghiệp Thức cuộc đời đau khổ giải quyết như thế nào ?

0221 Cư sĩ trình bày quan điểm tu hành ngỏ ý muốn tu Tổ Sư Thiền

0222 SP khai thị về Ngũ Ấm Ma trong kinh Lăng Nghiêm

0223 Hỏi đáp giữa ông lão 90 và SP

0224 SP giải thích Tứ tướng trong kinh Kim Cang

0225 Khi ngồi thiền thì có hiện tượng xảy ra trên thân, nên làm sao

0226 Khai thị chỗ không biết. Không gian 4 chiều. Làn sóng ánh sáng

0227 Khoa học dùng sức đẩy phản lực còn các vị A La Hán dùng cái gì để bay ?

0228 Niệm Phật có được vãng sanh không ? Pháp môn Tịnh Độ phải bao gồm Tín Nguyện Hành

0229 Xin hỏi khái niệm về không gian và thời gian

0230 Bậc A La Hán siêu việt ngũ giác quan. Tập khí sạch hết đến diệu giác

0231 Các chùa đều xưng Lâm Tế Chánh Tông nhưng không học theo thiền Lâm Tế    

0232 Phật dạy giảng kinh phải thấu suốt 3 câu nghĩa là thế nào ?

0233 Trong kinh Lăng Nghiêm, chỉ Tâm ở 7 chỗ Phật đều phủ nhận. Vậy tâm ở đâu ?

0234 Phật không có kiến lập chân lý. Vậy kinh điển của Phật không phải chân lý sao ?

0235 Hiện nay trên thế giới ngoài pháp tham thoại đầu của Tổ Sư Thiền còn pháp nào khác đi đến giác ngộ không ?

0236 Con còn sơ cơ xin SP dạy cách tham và khán thoại đầu

0237 Hiểu nhân quả phước báo thế nào mới đúng lời Phật dạy

0238 Các cảnh giới của thiền có ảnh hưởng gì tới tham thoại đầu

0239 Ở xa quá không có điều kiện đến thiền đường, tu ở nhà có giác ngộ không ?

0240 Khi đề khởi câu thoại vọng tưởng cứ đến, làm sao cho hết ?

0241 Sư Phụ dạy tham thiền phải ưu tiên 1 mà tụi con xếp số 4, số 5

0242 Nhất niệm vô minh là gì có phải vọng khởi không ?

0243 Ra khỏi mở mắt chiêm bao có trả quả không ?

0244 Niệm Phật nhiều đến mức quên hoàn cảnh không dám niệm nhiều nữa

0245 Phật muốn mình từ trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh

0246 Trình công phu. Tham thiền là kéo dài cái không hiểu không biết

0247 Diệt Tận Định của ngoại đạo và của A La Hán

0248 Có nghiệp nhân mới có nghiệp quả, phải từ từ mới hết

0249 Cái Không không có nghĩa lý gì hết nhưng tất cả Dụng đều từ Không mà ra

0250 Nói con người có số phận, vậy có đúng giáo lý Phật không ?

0251 Tổ Sư Thiền nếu công phu đúng thì rất nhanh

0252 Làm sao phân biệt được định và hôn trầm

0253 Con nhìn không được kéo dài

0254 Khi thức thứ 8 chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí những hạt giống tốt xấu có còn không ?

0255 Trình công phu : tham thiền bị tức ngực nhức đầu trở ngại

0256 Con tham thiền nhức đầu làm sao giảm ?

0257 Trình công phu : cái không biết

0258 Bát Nhã Tâm Kinh là gì thế nào là hành thâm Bát nhã ?

0259 Thế nào là chiếu kiến ngũ uẩn giai không ?

0260 Nhân quả trong đời sống : làm ruộng rẫy

0261 Trình công phu : biết cái vô tướng, ai là người biết ?

0262 Trình kiến giải : cái vốn không và ly nhân duyên

0263 Sơ tham hỏi : ngồi thế nào cho đúng

0264 Thắc mắc : pháp có chỗ sanh chăng ?

0265 Thắc mắc : bổn tâm tu Tịnh tại sao phải đề khởi nghi tình ?

0266 Trình bày nguyên nhân đến với Thiền tông

0267 Xin SP khai thị : Đạo do Tâm ngộ bất tại tọa. Chuyện rùa giếng rùa biển

0268 Cuồng tâm ngưng nghỉ, ngưng nghỉ tức Bồ đề là gì ?

0269 Tham thiền không có bí quyết, chỉ cần sanh tử nhứt thiết không

0270 Thắc mắc : nghi tình không kéo dài

0271 Trình thơ kệ : tánh không vốn không có nghĩa lý gì cả

0272 Trí là cửa của mọi tai họa

0273 Khổ hạnh cầu Phật là mê, lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo

0274 Qua được Sơ quan, Trùng quan Mạt hậu quan là kiến tánh chưa ?

0275 Ba câu hỏi về tâm

0276 Lìa tứ cú và nghĩa 3 câu là phá chấp phải không ?

0277 Trình cảnh giới vô ký không

0278 Các Bồ Tát phát nguyện khi nào độ hết chúng sinh mới nhập niết bàn  

0279 Tại sao công phu cực điểm không biết mà biết rõ tường tận cảnh giới chung quanh ?

0280 Nhiều vị bên giáo môn cho rằng Như Lai Thiền không khác Tổ Sư Thiền, xin SP giải thích

0281 Bồ Tát hành phi Đạo tức thông đạt Phật Đạo là thế nào ?

0282 Khai ngộ, Chứng ngộ và Triệt ngộ

0283 Cái ẩn tánh là thế nào đối với Chánh biến tri ?

0284 Thiện Ác do thức biến hiện thì không dính dáng đến Chánh biến tri

0285 Truy cứu nguồn gốc sinh vật, con người không có bắt đầu

0286 Mặt trời mọc ở phương đông không phải là chân lý

0287 Tâm của Phật và tâm của chúng sinh đồng hay khác ?

0288 Vật chất biến chuyển có ảnh hưởng gì đến Phật tánh không ?

0289 Con thắc mắc một bài kệ trong Pháp Bảo Đàn Kinh

0290 Xin SP khai thị hai câu cuối của Bát Nhã Tâm Kinh

0291 Chấp ngã của thức thứ 7 như thế nào ?

0292 Con thấy Krishnamurti luận rất hay nhưng không biết có đúng chánh pháp không ?

0293 Không cho tìm hiểu Thiền sao lại giải đáp cho chúng con ?

0294 Tại sao hư không bỗng nhiên sanh ra thế giới loài người ?

0295 Khi một người kiến tánh có nhìn thấy hào quang của những người khác không ?

0296 Năm loại chủng tánh của chúng sinh

0297 Thọ giới Bồ Tát mà phạm giới có chịu nhân quả gì không ?

0298 Chuyện thiền sư Tử Dung ấn chứng cho thiền sư Liễu Quán VN

0299 Tam thiên đại thiên thế giới

0300 Năng lượng của tâm

 

Đăng tải tại Bài viết | Bình luận về bài viết này

Thư Mục 2 (từ câu 0101-0200)

0101 Vô tu vô chứng- Kỹ sư- Luật sư- Thiện ác, vô ký- Đại Thế Chí, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục

0102 Vô sở trụ, tùy duyên- Ý chỉ trung quán- Phá nhân duyên- Phá khứ lai- Phá lục tình

0103 Phá ngũ ấm- Phá lục chủng- Quán tam tướng- Kỹ sư Bi Lý

0104 Ms Loan nghe qua liền vào cửa- Ấn chứng với Lai Quả, Hư Vân, Nguyệt Khê

0105 Hư Vân gặp ông tăng sửa đường núi Kê Túc, Vân Nam- Thức thứ 6 tập thuần thục cũng ảnh hưởng thức thứ 7

0106 Hữu tình- Phép an tâm- Hồi hướng- Biểu đồ của Nguyệt Khê-Newton Einstein- Thích ca- Chủ Khách

0107 In kinh- Biên kiến- Vô ngã- Thí nghiệm của Pavlov- Chư Phật Bồ Tát- Ni Liễu Nhiên- Ni Thực Tế

0107a Thí nghiệm trên con chó của Pavlov

0108 Nhân vô ngã- Ác thú và người- Luật nhân quả- Bảo nhiệm- Khất thực

0109 Phép Khất thực- Tìm thầy học đạo- Tông và Phái- Vấn đề truyền pháp-3 cấp Tịnh Độ- Thiền của giáo môn

0110 Sư Đế Nhàn Thiên Thai tông- Quỷ- Bác Sơn- Cao đẳng Huệ Nghiêm- Vũ trụ quan Thế kỷ 21

0111 Chiến tranh do ngã chấp- Tân Phong thiền sư- Tam bảo- Tha lực, Tự lực

0112 Truyền đăng lục- Xưa tuỳ cơ sau mới gọi là công án, thoại đầu- Hào quang- Luật sư Huệ Nam và thiên thần

0113 Sư Vân Tùng 4 câu hỏi- Chấp ngại- Tưởng lưu trú- Thiền hội Triệu Châu 20 người

0114 Vì sao các nước theo PG chậm phát triển ? Lý Văn Bi (Arizona)

0115 Khoa học chưa biết Mạt na và A lại da thức- Chánh trí- Như như- Tam tự tánh- Bát thức

0116 Hành bổn phận- DNA- Cộng nghiệp, biệt nghiệp- Tướng, tưởng, hành ấm- Tam tịnh nhục

0117 Khất thực tại các nước tiểu thừa- Tỉ phú ăn chay- Lời mở đầu ý chỉ trung quán- Phá hành

0118 Chấp giả là giả càng khó trị- Tất cả tai hoạ là do cái biết- Tập cho trẻ tham thiền- Kinh nghiệm niệm Phật

0119 Hám Sơn 20 cuốn- Tứ tướng- Lực học Thích Ca- Định Huệ- Lời dạy của Lục Tổ

0120 Tham thoại đầu có thấy gì là sai- Hawking- Hoạt bát vạn năng- 4 bài kệ của Vĩnh Gia- Mạt pháp

0121 Số lượng- Xá lợi- Kể chuyện Batan- 4 điều khó- Cháu Đạt Ma- Tiểu sử Einstein- Bác sĩ Sabin

0122 Giải ngộ, chứng ngộ- Ưu tiên 1 : hỏi và nhìn- Vua, Thừa tướng kiến tánh

0123 Thiền sư bắt trộm- Chân Hạnh- Từ Ân- Tăng TQ- Sư Thông Biện- Kể về hiện tượng

0124 Không tranh cãi- In kinh- Bổn phận- Thiền con ve-Mù chữ kiến tánh- Sắp xuất gia tại Cư Sĩ Lâm

0125 Cầu xuất gia với Văn Thù- Nhân duyên xuất gia- Cách tham thiền-Ms Phương Canada

0126 Sắc Không- 18 giới- 7 Đại- Hoa đốm- Lục tặc

0127 Định Huệ không hai- Không, Giả, Trung- Pháp Nhãn Văn Ích

0128 Ý Phật là phá chấp- Tập khí là thói quen của não- Chướng ngại của Thông Biện là chấp ngã

0129 Pháp Nhãn (Hàn Quốc)- Lâm Tế, Tào Động (Nhật)- Nam Hoa, Cao Mân nay chỉ còn là giáo môn

0130 Xuất gia phải có chánh nhân (giải quyết sanh tử)- Truyền giới- Sa di 10 giới

0131 Đảnh lễ- Vấn tấn- Xử lý phạm giới- Giá giới 遮 戒

0132 Tánh giới, giá giới- 4 trọng giới- Chánh định- Tọa thiền

0133 Cái dụng của Không- Bát quan trai- Tam thừa- Vô sở cầu

0134 Huỳnh Bá và Lâm Tế- Tập khí- Động đất- Thái hậu mất bảo châu

0135 Chân lý không thể kiến lập- Duy trì thân người- Không biết không lo

0136 Quảng Hưng Long- Con ngổ nghịch- Học sinh lớp 11- Cô thợ may

0137 Bơm mực- Tham thiền lười học- Huỳnh Bá, Lâm Tế- Thí nghiệm Pavlov

0137a  Không học vẫn thi đậu

0138 Bất biến tùy duyên- Ba tiếng Tốt- Nam Hoài Cảnh- Hầu Giáo thọ- 3cấp trì giới

0139  5 phái Thiền- Hàn Quốc, thấu công án- Lâm Tế sấm sét- Tào Động ôn hòa- Thiền quán- Chuyển nghiệp

0140 Nghĩa 3 câu- Đệ tử kiến tánh trước thầy- Chấp ngã, pháp, không- 4 A Hàm

0141 Sư giả khất thực chợ cá- Sư Tây Tạng ăn mặn- Tứ tướng

0142 Như Lai Thiền- Samatha- Tammabatde- Thiền na- Tổ Sư Thiền- Hiển dụng của Tâm

0143 Các vị đắc đạo dùng thần thông di chuyển bằng tâm linh hay bằng thể xác ?

0144 Con không biết vì sao tham thiền lâu năm mà không khởi được nghi tình ?

0145 Giải thích biểu đồ 4 thừa của Sư Nguyệt Khê

0146 Tông chỉ Tổ Sư Thiền- Thiên Thai Tông- Hoa Nghiêm Tông

0147 Khoa học (Lời nói đầu trong Vũ Trụ Quan Thế kỷ 21) và Phật pháp

0148 Kể chuyện thiêu người chết của Tổ Sư Thiền

0149 Giác ngộ rồi có trở lại làm chúng sinh nữa không ?

0150 Hai thời công phu mỗi ngày do ai soạn, để làm gì ?

0151 Cư sĩ Miền Tây hỏi về Chân Như, Diệu Hữu

0152 Cái không biết của Tổ Sư Thiền có khác với Như Lai Thiền không ?

0153 Luật Nhân Quả trong đời sống

0154 Cái Tâm thức đã ngưng, xin chỉ dạy cách bảo nhiệm

0155 Đang học Cơ bản Phật học có chướng ngại tham thoại đầu không ?

0156 Thế nào là Lục nhập vốn vô sanh

0157 Sự truyền thừa của Hòa thượng- Giảng Như Lai thọ lượng

0158 Thời gian có phụ thuộc vào lực từ trường không ?

0159 Sợ tham thiền sai thành bệnh, xin trình công phu

0160 Sao kiến tánh không gọi là Phật mà gọi là Tổ ?

0161 Tại sao Phật giáo không nhìn nhận người chết có linh hồn ?

0162 Con có đủ mắt tai mũi lưỡi thân ý, tại sao Kinh nói không có ?

0163 Cúng dường 1000 Phật không bằng cúng dường một vị vô tu vô chứng là sao ?

0164 Thế nào là Thật tướng niệm Phật ?

0165 Nhĩ căn viên thông là phép tu của giáo môn, sao ngài Hư Vân bảo là Thiền?

0166 Con nhìn mạnh thì đau đầu tức ngực, nhìn nhẹ thì buồn ngủ, xin SP chỉ dạy

0167 Tam tự quy y là do ai thuyết ?

0168 Vô minh cầu sanh tác chi nhậm diệt nghĩa là gì ?

0169 Trình tình trạng đang công phu mất câu thoại đầu

0170 Hành giả trình công phu và đọc sách Tổ Sư Thiền để tăng trưởng lòng tin

0171 Thiền học PG và Căn bản Phật pháp với 4 Thừa

0172 Thắc mắc chỗ nhìn và tham hay bị quên

0173 Thiền của SP thuộc phái nào trong 5 phái Thiền Trung Quốc ?

0174 Trình công phu về cái nhìn, có dẫn chứng

0175 Thiền quán tưởng và sự khác biệt so với Tổ Sư Thiền

0176 Văn ngôn và bạch thoại trong Kinh Phật- vài nhận xét về Sinh vật tiến hóa luận

0177 Phải tu đúng tông chỉ pháp môn mới có kết quả

0178 Lão tham trình công phu tham thoại đầu

0179 Giảng 3 thứ thiền quán tưởng- Sức dụng của Tâm

0180 Sơ tham nghiên cứu kinh điển có bị trở ngại không ?

0181 Nhập thất tu có đúng không ? Thí dụ về cọp chợ

0182 Cái dụng của Phật và Tổ có đồng nhau không ? Làm sao lìa tứ cú ?

0183 Cách thức làm Yết ma và pháp Bát kính của Tỳ kheo ni

0184 Giải thích 8 thức và thân trung ấm- Khứ hậu lai tiên

0185 Con còn nghi ngờ cái không biết của SP dạy, xin khai thị

0186 Giảng kinh Lăng nghiêm- Sự thấy không phải do con mắt

0187 Từ Như Lai thiền qua tham thoại đầu, không biết lòng từ bi có trưởng dưỡng không ?

0188 Tại sao Thiền tông ít phổ biến hơn các tông phái khác ?

0189 Có phải tu Tịnh Độ dễ hơn tu Tổ Sư Thiền ?

0190 Công án con trâu qua khung cửa sổ- Y văn giải nghĩa tam thế Phật oan

0191 Cách trừ tập khí hữu lậu từ vô thủy

0192 Trình công phu, xin khai thị về cái nhìn

0193 Vì mãi giữ chánh niệm không biết có rơi vào tịch tĩnh không ?

0194 Khác biệt giữa niệm danh hiệu, niệm chú và tham thoại đầu

0195 Trí huệ và mê trí huệ là như thế nào ?

0196 Hành giả trình hiểu biết về tham TST- Giảng sơ lược các thiền quán

0197 Thắc mắc cái không biết của TST làm sao độ chúng sinh

0198 Giảng đại ý 4 Thừa trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận của Nguyệt Khê

0199 Tiểu thừa giới và Đại thừa giới, nhân quả tội báo đồng hay chẳng đồng ?

0200 Tại sao Bà Thắng Man hiểu mà hàng Thanh văn không hiểu ?

Đăng tải tại Bài viết | Bình luận về bài viết này