ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI ?

Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học.

Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc  Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với. Nam mô A Di Đà Phật (南 無 阿 彌 陀 佛, chú ý chữ 無 phải đọc là mô chứ không phải vô) là Hán dịch từ tiếng Phạn Namah Amitabhàya buddhàya  có nghĩa là quy y Đức Phật A Di Đà.

A Di Đà (zh. 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābhaamitāyus. Amitābha dịch nghĩa là “vô lượng quang” – “ánh sáng vô lượng”; amitāyus có nghĩa là “vô lượng thọ” – “thọ mệnh vô lượng”.

A Di Đà được thế gian hình tượng hóa thành vị Phật của thế giới Tây phương cực lạc, nơi chỉ có vui mà không có khổ.

Hình Đức Phật A Di Đà

Vô lượng quang biểu hiện ý nghĩa không gian vô tận, cùng khắp không gian. Vô lượng thọ biểu hiện thời gian vô cùng, thời gian không giới hạn. Các ý nghĩa này là muốn hiển thị Tâm linh bất nhị của Đạo Phật. Bất nhị cũng không phải là một, mà là không có số lượng. Cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian và không có số lượng, đó mới là ý nghĩa thực sự của danh xưng A-Di Đà tức là vô lượng quang, vô lượng thọ. Cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian, không có số lượng cũng có nghĩa là không có không gian, không có thời gian, không có số lượng, đó là vì Tâm như hư không vô sở hữu hay Phật tánh bất nhị, bất biến, bất sinh bất diệt, cũng có nghĩa là Niết Bàn (Nirvana).

Phật (Buddhàya) không phải là một vị thần linh, mà chỉ là một người giác ngộ, tự mình thân chứng bản tâm bất nhị là bản thể của vũ trụ vạn vật. Kinh điển Phật giáo nói rằng khi Đức Phật Thích Ca ngộ đạo dưới gốc cây bồ đề, thì các thần thông, là những thuộc tính vốn có của tâm giác ngộ, hiện ra đầy đủ, nên:  Về mặt không gian Ngài nhìn thấy suốt cả Tam thiên đại thiên thế giới, còn gọi là Tam giới tức là Ba cõi thế giới, bao gồm Dục giới [欲 界 sa.(tiếng sanskrit) kāmaloka,  thế giới mà chúng ta đang sống]; Sắc giới [色界, sa. rūpaloka thế giới cõi trời nơi chúng sinh có thọ mạng lâu dài hơn cõi thế gian]  và Vô Sắc giới [無色界, sa. arūpaloka, thế giới nơi chúng sinh không còn thân thể vật chất mà chỉ còn tinh thần, ý thức]. Về mặt thời gian, Ngài nhìn thấy suốt cả quá khứ vị lai không có bắt đầu, không có kết thúc. Về mặt số lượng, Ngài nhìn thấy vô lượng vô biên thế giới, vật thể, chúng sinh, không phân biệt lớn nhỏ, từ vũ trụ bao la đến thế giới vi mô của những vật thể cực kỳ nhỏ bé mà ngày xưa không có danh từ diễn tả, nên tạm gọi là vi trần (hạt bụi nhỏ). Thật ra Ngài nhìn thấy cả thế giới hạ nguyên tử ( Sub Atomic) thấy cả những vật thể như hạt quark, electron, neutrino. Cái thấy đó vô cùng siêu việt, Ngài nhận ra cả những khoảnh khắc thời gian cực ngắn gọi là sát-na nhiều lần nhỏ hơn một giây đồng hồ (second). Đó gọi là chánh biến tri, biết cùng khắp không gian thời gian. Vì sao cái biết lại tuyệt đối như vậy ? Bởi vì Thích Ca chính là Tâm bất nhị, chính là Tam giới. Bộ Kinh Thành Duy Thức Luận (成唯識論 ) của ngài Huyền Trang dịch, đã tổng kết : “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” Tức là cái vũ trụ tưởng đâu là ở bên ngoài, độc lập khách quan, cũng chỉ là biến hiện của Tâm mà thôi. Cái tâm linh giác ngộ đó, mọi chúng sinh đều có  sẵn, và không hề thua kém chút nào so với Phật Thích Ca, bởi vì đều chung một Tâm bất nhị, nhưng vì mê muội chạy theo thế giới vật chất nhỏ bé tầm thường, chúng không “ngộ” được mà thôi, và vì không giác ngộ nên chúng trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi đầy đau khổ. Đức Phật thấu hiểu tính chất trống rỗng của nguyên tử vật chất, một điều mà phải đến cuối thế kỷ 20, nghĩa là 25 thế kỷ sau thời Đức Phật, những nhà bác học hàng đầu của nhân loại mới hiểu, khi họ khám phá ra hạt quark với đặc tính lạ lùng.

Một hạt quark đơn lẻ không tồn tại, phải 3 hạt quark hợp lại mới thành lập được hạt proton hoặc hạt neutron, đây là 2 thành phần của hạt nhân nguyên tử. Rồi các điện tử (electron) xoay quanh hạt nhân tạo thành nguyên tử vật chất, rồi các nguyên tử của 4 loại nguyên tố C, H, O, N  tạo thành các phân tử hữu cơ, từ đó hình thành sinh vật và con người. Nhưng quark và electron cũng như tất cả mọi hạt cơ bản khác (subatomic particles) cũng chỉ là hạt ảo. Do đó cái vũ trụ hình thành từ hạt ảo chỉ có trong tâm tưởng chứ không phải sự thật khách quan ở bên ngoài. Chính vì Đức Phật hiểu bản chất trống rỗng của nguyên tử, Ngài mới đưa ra thuyết triết học tánh không Śūnyatā (Emptiness) của vạn vật (Trình bày cô đọng trong Bát Nhã Tâm Kinh chỉ có 260 chữ). Tại sao từ bản chất là không lại xuất hiện thế giới, vũ trụ, vạn vật ? Đó là do trùng trùng duyên khởi, sự kết hợp có điều kiện mà hạt nhân đầu tiên lại không thể khẳng định, chẳng hạn một hạt quark thì không tồn tại, nhưng 3 hạt quark hợp lại thì xuất hiện hạt proton hoặc hạt neutron, để rồi từ đó hình thành nguyên tử và vạn vật. Đức Phật tạm đưa ra thuyết “thập nhị nhân duyên” để giải thích sự hình thành của vật chất và sinh vật trong đó có con người. Ngày nay với việc phát minh ra máy vi tính, con người đã chứng minh một cách rõ ràng rằng những hiện tượng ảo trên màn hình vi tính như : hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chữ viết v.v… chỉ là trùng trùng duyên khởi của điện tử (electron) quy về hai trạng thái của dòng điện, có dòng điện chạy qua (số 1), không có dòng điện chạy qua (số 0), từ đó hình thành kỹ thuật số theo hệ thống nhị phân, và phát triển thành công nghệ thông tin với vô số ứng dụng như hiện nay.

Trở lại với thế giới đời thường, Đức Phật thấy rằng tất cả sơn hà đại địa, nhà cửa lâu đài, vạn vật, con người đều chỉ là nhân duyên (sự kết hợp có điều kiện) của cái không (trống rỗng không là gì cả, cái hư không vô sở hữu (không phải là sự thật tuyệt đối). Chỉ có cái bản tâm bất nhị, bất biến, bất sinh bất diệt, vô ngã (không phân biệt ta và người), vô lượng (không có số lượng), tuyệt đối ( vô phân biệt, không có các cặp phạm trù mâu thuẫn) mới đích thực là mình, tất cả chúng sinh đều có chung một tâm đó. Vì thế Ngài nói rằng : tất cả chúng sinh đều là Phật đã thành (chứ không phải sẽ thành) bởi vì cái bản tâm đó đã sẵn có (trước khi vũ trụ được thành lập) chỉ cần buông bỏ cái tâm nhỏ hẹp, mê muội, chấp trước (không phải là mình thật) để hòa nhập vào cái tâm vô lượng quang, vô lượng thọ (tức A Di Đà), cái đó còn gọi là Niết Bàn 涅槃, sa. nirvāṇa tức là bất sinh bất diệt hay là không còn sinh diệt (diệt tận 滅盡).

Những kiến giải của Đức Phật về thế giới đã được các nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện nay thừa nhận. Kể sơ như sau :

Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922)  nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập thì trừu tượng- tức không phải vật thật).

Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức người phát minh ra nguyên lý bất định _không thể đồng thời xác định vị trí và vận tốc hay động lượng của một hạt, ví dụ electron) nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật)

Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism”  (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).

Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại)

Stephen Hawking (nhà toán học và vật lý người Anh, hiện mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge, chỉ những nhà khoa học xuất sắc như Isaac Newton hay Paul Dirac mới có chức danh này) và Neil Turok (sinh năm 1958 tại Johannesburg, South Africa, Giáo sư Vật Lý của Đại học Princeton, Giám đốc Viện Perimeter về Vật Lý lý thuyết) nói : “The quantum world is one of virtual particles continually fluctuating in and out of existence, even in a vacuum, of superstrings vibrating and twisting in ten or eleven dimensions, most of which are ‘rolled up’ and invisible, of a reality in which gravitation, spacetime and matter are or were merged in one ‘instanton” (Thế giới lượng tử là thế giới của các hạt ảo không ngừng dao động qua lại giữa hiện hữu và cả hư không, của siêu dây rung động và biến dạng trong 10 hoặc 11 chiều kích_ phần lớn những chiều kích ấy bị cuốn lên và vô hình_của một thực tại trong đó lực hấp dẫn, thời không, và vật chất, được hoặc đã được kết hợp lại trong ‘sát-na hiện tiền’ ).

Thế giới lượng tử (quantum world) là thế giới nào ? Đó cũng chính là thế giới vật chất, sinh học và tâm lý mà chúng ta đang sống chứ chẳng phải thế giới nào khác. Vấn đề không gian, thời gian, số lượng là không có thật, cũng được hiện tượng rối lượng tử chứng minh một cách rõ ràng, cụ thể và chắc chắn.

Hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) mới được khoa học chứng thực gần đây (thí nghiệm của Alain Aspect đầu thập niên 1980 và của Nicolas Gisin năm 2008) là thực nghiệm tiêu biểu xác nhận tính tương đối của không gian, thời gian và số lượng, tức là cả ba đại lượng trên đều không độc lập tồn tại. Hiện tượng rối lượng tử là hiện tượng các hạt cơ bản như photon, electron, proton, neutron, và kể cả nguyên tử, có thể xuất hiện đồng thời tại hai hoặc nhiều vị trí khác nhau, khiến người quan sát không thể xác định chúng là một hạt cùng lúc ở nhiều vị trí, hay là nhiều hạt giống hệt nhau ở tại các vị trí khác nhau. Nhưng điều quan trọng là nếu có sự biến đổi của một hạt ở vị trí này thì tất cả các vị trí khác đều biến đối y hệt, tức thời, bất kể khoảng cách bao xa. Nicolas Gisin, nhà vật lý của Đại học Geneve phát biểu : “điều thú vị ở đây là tự nhiên có thể tạo ra các sự kiện cùng xuất hiện ở nhiều địa điểm”

Năm 2002, nhà vật lý Australia gốc Trung Quốc Ping Koy Lam cùng cộng sự tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra (ANU) đã thực hiện thành công thí nghiệm chuyển thông tin theo nguyên lý hoàn toàn mới dựa trên “tương tác ma quỷ” (spooky action at a distance) tức hiện tượng rối lượng tử, của các quang tử (photon). Đúng vào lúc một chùm laser chứa những dữ liệu thông tin nhất định bị huỷ tại một vị trí trong phòng thí nghiệm, thì nhóm của Lam đã thấy xuất hiện một chùm laser khác giống hệt như thế tại một vị trí khác cách vị trí ban đầu 1 mét. Mặc dù chùm sáng không hề chuyển động từ điểm này đến điểm kia nhưng vì hai chùm sáng giống hệt nhau nên người quan sát có cảm tưởng rằng, chùm sáng đã được di chuyển tức thời, từ điểm này đến điểm kia.

Trong một thí nghiệm khác gần đây hơn, năm 2008, các nhà khoa học tại Geneve, Thụy Sĩ tạo ra những cặp photon hoặc các gói ánh sáng. Chúng được chia ra rồi truyền qua cáp quang được Swisscom cung cấp, đến hai trạm tại hai ngôi làng thuộc Thụy Sĩ cách nhau khoảng 11 dặm (18 kilômét). Các trạm khẳng định rằng từng cặp photon vẫn kết nối với nhau – bằng cách phân tích một photon, các nhà khoa học có thể dự đoán tính chất của photon kia. Hai photon đã tương tác với nhau một cách tức thời. Nếu cho rằng hai photon đã chuyển tín hiệu cho nhau thì tín hiệu đó phải di chuyển với tốc độ không tưởng, gấp hàng vạn, hàng triệu lần tốc độ ánh sáng.

Không phải chỉ có trong thế giới lượng tử, photon mới có tính chất bất định xứ (nonlocality) không có số lượng, không có khoảng cách, mà trong thế giới đời thường cũng vậy. Vật thể cũng có những tính chất đó nhưng người đời ít có cơ hội thấy mà thôi. Ít thấy nhưng không phải là không có. Năm 1979, Hầu Hi Quý đang đứng tại làng Loan Sơn, huyện Du tỉnh Hồ Nam, dùng tâm niệm lấy một gói thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa tại nơi sản xuất là huyện Lạc Đô tỉnh Thanh Hải, cách làng Loan Sơn 1600 km. Trong chớp mắt gói thuốc lá biến mất khỏi Lạc Đô và xuất hiện tại Loan Sơn, giống như điều đã xảy ra với photon trong thí nghiệm của Nicolas Gisin.

DoQuyenHoaYen

Thuốc lá Đỗ Quyên Hoa sản xuất tại huyện Lạc Đô tỉnh Thanh Hải 

Hiện tượng rối lượng tử xác định rõ ràng rằng không gian, thời gian và số lượng là không có thật, các đại lượng này chỉ phát sinh trong tâm thức của người quan sát khi có đủ điều kiện. Khoa học hiện đại hiểu rằng người quan sát có vai trò quan trọng trong việc hình thành các hiện tượng. Nhận thức này đối với giới khoa học là mới, nhưng đối với Phật giáo thì không mới vì đã được nói tới từ lâu trong kinh điển. Ngày nay chúng ta chẳng những giải ngộ được không gian, thời gian, số lượng là không có thật mà còn thực nghiệm được, nhờ vào thế giới ảo của điều khiển học (cybernetics) và internet. Chẳng hạn những dòng chữ này, bài viết này, có thể đến với các bạn ở bất cứ nơi nào trên thế giới, bất cứ lúc nào, không tùy thuộc vào vị trí mà bạn đang ngồi (nghĩa là khoảng cách không gian không có thật) miễn có đủ nhân duyên. Nhân duyên là bạn có một máy vi tính nối mạng hoặc một thiết bị cầm tay (laptop, netbook, smartphone, ipad hoặc máy tính bảng, có hỗ trợ wifi hoặc 3G). Bạn hoàn toàn có thể đọc bài viết, nghe audio, xem video. Tất cả vô ngại. Tuy nhiên, thực tế vẫn có thể trở ngại khi wifi hoặc 3G không đủ mạnh, hoặc thiết bị không hỗ trợ đầy đủ. Điều này cũng giống như chúng sinh bị vô minh, sở tri chướng che khuất, không diệu dụng được đầy đủ khả năng như Đức Phật, không phải vì khả năng kém hơn Đức Phật, chỉ vì bị quá nhiều che khuất.

Song bởi vì đa số chúng sinh không đủ lòng tin ở tự tâm của mình là Phật, là giác ngộ, vì đã nhiều đời nhiều kiếp sống trong mê lầm, giống như một kẻ bần cùng rách rưới, lê tấm thân nghèo khổ đi ăn mày, không biết, không tin rằng trong người mình có một viên ngọc như ý vô cùng quý giá, muốn gì được nấy, nên không thể đem ra dùng. Do đó Đức Phật mới bày ra tám vạn bốn ngàn pháp môn để thích ứng với từng loại căn cơ mê muội của chúng sinh, trong đó có pháp môn Niệm Phật còn gọi Tịnh Độ Tông (淨土宗 chữ 土 trường hợp này đọc là độ, không đọc là thổ) người tu cứ niệm Nam mô A Di Đà Phật để cầu vãng sinh về cõi giới Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà, cõi giới đó không còn sinh tử luân hồi, nên chúng sinh được an tâm tu hành cho đến giác ngộ. Thật ra đó chỉ là một thứ Hóa Thành Dụ (một tòa thành ảo giả lập để dẫn dắt người tu vào tạm trú vì đường đi quá xa) chứ không phải cứu cánh đích thực, bởi vì ngay danh xưng A Di Đà đã cho thấy chỗ đến là tâm giác ngộ cùng khắp không gian thời gian, A Di Đà không phải là ai xa lạ, chính là bản tâm của mỗi người.

Truyền Bình

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Tịnh Độ tông ở đây :

Tìm hiểu về Tịnh Độ Tông

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Bài viết. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

63 Responses to ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI ?

  1. keditimchanly nói:

    nam mô a di đà phật có nghĩa: đem tôi về cõi đất sạch với
    -cõi đó không có đàn bà:
    Đại nguyện thứ 35. “Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhân của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sinh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chính giác.”
    Phật a di đà mà trọng nam khinh nữ? Sao tư tưởng ngược với Phật Thích ca dữ vậy?
    Thế Phật a di đà ở đâu ra?

    • Phật A Di Đà hay Phật Thích Ca đều là người giác ngộ, không chấp ngã, không chấp pháp, không phân biệt nam nữ (vô phân biệt trí) Phàm tất cả những gì nói ra được đều không có nghĩa thật, chỉ là phương tiện. Chẳng qua đối với những người sinh ra là nữ nhân mà muốn tu hành, không muốn làm người nữ, Phật A Di Đà dựa vào tâm nguyện của họ mà khích lệ họ thôi, chứ không phải trọng nam khinh nữ. Bởi vì đã giác ngộ thì phải hiểu pháp giới bình đẳng. Phật A Di Đà chẳng phải ai xa lạ, chính là bản tâm của chính mình. Tất cả chúng sinh, tất cả pháp giới đều chung một tâm đó thôi.
      Thân mến
      Truyền Bình

      • nghia vo nói:

        truyền bình là ai vậy , sao mà cao siêu quá vậy . cho mình biết dánh tánh có được không vậy .

      • Không dám ! Truyền Bình chỉ là người bình thường, là đệ tử của Thầy Duy Lực, tên thế tục La Thiếu Bình, cựu học sinh trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ (1965-1972) cựu sinh viên Đại học Kinh Tế TP HCM (1976-1977 và 1982-1983), cựu cán bộ Ủy Ban Kế Hoạch Tỉnh Hậu Giang (HG cũ 1977-1987).

    • Kẻ Qua Đường nói:

      Tôi ngoại đạo hiểu thế này. Ngài nói khi đắc đạo thành Phật nếu có “tín nữ” hỏi lòng hướng về Phật – vậy sau này có thoát khỏi kiếp nữ nhân không (thời điểm trên thân phận phụ nữ là thấp kém và bị ngược đãi nhiều nhất trong xã hội Ấn bấy giờ; họ không hỏi thắng vấn đề vì sợ điều phiền muộn do lời nói mà đánh vòng với mong muốn kiếp sau trở thành nam nhân). Phật cho rằng vốn dĩ suy nghĩ hình thành và tác động nên đều đó đeo bám mãi không thôi. Ngài ngụ ý rằng sự luân hồi không phân nam và nữ không phụ thuộc kiếp trước là nữ kiếp sau cũng là nữ. Trật tự thế giới theo sự vốn định của nó. Đây là khẳng định con đường đúng đắn nhất quán của quá trình tu đạo cho đến khi thành Phật của ngài.

      • Giáo pháp cơ bản nhất của Phật pháp là : Tất cả các pháp đều không có tự tính, như vậy tính nam hay tính nữ chỉ là vọng tưởng theo tập quán chứ không có thật. Huỳnh Đình Kiên kiếp trước là nữ kiếp sau trở thành nam. Nghiệp chính là cái tập quán nhận thức, thay đổi nhận thức thì thay đổi nghiệp theo nguyên lý thay thế. Chính vì cảnh giới vật chất chỉ là ảo (thế lưu bố tưởng) nên Kinh Phật nói Nhất thiết duy tâm tạo. Trong cuộc tranh cãi khoa học giữa Niels Bohr và Einstein, lẽ đúng đã thuộc về Bohr vì Einstein tưởng vật chất là khách quan, độc lập đối với ý thức, điều đó là sai, bởi vì tập quán của ý thức tức là nghiệp quyết định cảnh giới vật chất, chứ vật chất không có thật. Thí nghiệm hai khe hở cũng chứng tỏ hạt electron không độc lập đối với người quan sát.

  2. Pingback: Bài của Cương sưu tầm gởi vào đây nhờ giữ giùm. « đường đời muôn lối!

    • Trả lời bạn Cương,
      Bài này vốn là bài gốc ở blog này, nó đã có sẵn, các web hoặc blog khác chỉ đăng lại. Do đó bạn Cương khỏi cần gởi vào nhờ giữ giùm vì nó đã có sẵn. Cám ơn bạn Cương đã quan tâm
      Truyền Bình

  3. Nguyen Trong Hung nói:

    Phật pháp tuỳ duyên.
    Nam Mô A Di Đà Phật!

  4. ngusi nói:

    Admin của blog này là quý Phật Tử Hay là Quý Thầy vậy ?

  5. ngusi nói:

    Tôi cũng là Phật Tử và tôi cũng đang tham Tổ Sư Thiền do HT Duy Lực chỉ dạy

  6. Pingback: Danh sách chuyên mục Bài Viết của Duy Lực Thiền | Duy Lực Thiền

  7. Các Thầy các anh tiền sư! em rất muốn có 1 người thầy để hướng dẫn em tu “sửa” .từ nhỏ gia đình em cụ thể bố em theo đạo Tăng Gìa, em đọc kinh từ nhỏ.và muốn qui y,…xin liên hệ em 0977204490

  8. Huyendieuty nói:

    Vô cùng ngưỡng mộ sự hiểu biết của Truyền Bình, xin đa tạ anh!

  9. thienphu85 nói:

    chào bác Truyền Bình , cháu cũng đang nghiên cứu Tham Thiền , và có nhiều thắc mắc , không biết là bác có ở TPHCM hay không ?

    • Chào Thienphu, tôi ở Cần Thơ chứ không phải ở TP HCM. Nhưng Đức Phật nói khoảng cách không gian là không có thật mà chúng ta cũng có thể thực nghiệm điều này bằng cách gặp nhau qua Skype. Khi nào muốn gặp, bạn cứ nhắn tin hẹn lên mạng vào mobile của tôi số 0946887047. Username skype của tôi là binhthieula.

      • Nguyen Như nói:

        chao Truyen Binh , em ko phai phat tu nhung em cung hieu biet mot it ve phat phap duoc truyen day từ phật a di da nhập định về giảng dạy… neu anh muon tim hieu ve the gioi tam linh anh co the lien he em nhe… dt 01685 892 146 .. nếu có duyên thi se găp đươc…

      • Chào bạn Nguyen Như, bạn giống như Ngài Vô Trước được Đức Di Lặc truyền dạy giáo pháp à ? Bạn có thể kể rõ Phật A Di Đà đã truyền dạy như thế nào không ?

  10. tranhung nói:

    Kinh thua quy vi
    Giao ly cua phat khong the nao noi het duoc ,neu ma noi den chu PHAT thoi thi chung ta noi khong bao gioi het duoc ,neu ma dung kien thuc cua the gian ma binh luan chu phat thi qua tho tap ,tam thuong qua ,khong hieu biet gi ve PHAT.

    • Ông nói như vậy thì chắc Vô Trước, Thế Thân, Long Thọ, và cả Thích Ca đều “khong hieu biet gi ve PHAT” vì họ đều dùng kiến thức thế gian để thuyết pháp cho người thế gian hiểu.

  11. nam nói:

    Người mù dắt người đui đi thành một đoàn thật là vui vẽ, và cứ khen nhau hết lời 🙂

  12. nam nói:

    vui nghê, dắt nhau đi giữa rừng rậm nhưng vẫn rất hạnh phúc như mình đã nắm hết cả vũ trụ trong tay, chúc những người anh em luôn luôn hạnh phúc và vững bước trên con đường sâu thăm thẳm 🙂

    • Triết gia, các nhà hoạt động tôn giáo, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà kinh tế, văn nghệ sĩ và cả bàn dân thiên hạ chẳng phải đều là những người mù sờ voi đó sao ? (Kinh Đại Bát Niết Bàn)

  13. le hieu nói:

    XIN LOI BAN DUY LUC,CAI MA BAN DANG NOI ADIDA>>NGUOI NAY LA AI,THANH PHAT BAO GIO,THANH PHAT NOI DAU>.PHAT THICH CA THUYET KINH ADIDA DE LAM GI KHI NGAI LA VI PHAT DANG TONTAI O COI TABA NAY,1VI PHAT RA DOI DE NOI VE 1VI PHAT KHAC>>KHUYEN THEO PHAT ADIDA>>BAN XEM LAI GIAO PHAP CUA PHAT DI COI CHUNG TADAO RUI DO BAN 0933063109 SDT CUA TUI CO GI BAN LH

    • Bạn hơi ngớ ngẩn, tôi không phải là Duy Lực. Thượng tọa Thích Duy Lực đã viên tịch mười mấy năm rồi. Tôi là Truyền Bình, là người lập ra blog Duy Lực Thiền. Tôi thấy dường như bạn chưa hiểu bài viết đó nói gì nên xin miễn bàn.

      • saitdark nói:

        Chắc là Duy Lực Thiền cũng tầm trung niên rồi vậy cháu gọi là chú đi. Cháu đang reply lại cm của bạn le hieu mà. hay chú reply nhầm rồi. @@

    • saitdark nói:

      – Mình chỉ đọc bài và bình luận thôi. Tự mình thấy nghiên cứu trong khoa học lượng tử khá tương đồng với một số giáo lý của Phật dạy như: tương ưng, tương thông, do tâm tạo, hợp duyên… các hạt cơ bản từ không tạo thành có vậy. Dù từ con mắt khoa học lượng tử thời nay phân tích ra từ vốn chúng ta từ không ra không khác gì đất đá mà vẫn tự cảm thấy sắc thọ tưởng hành thức.
      – Còn về Phật A-Di-Đà, là một vị Phật ở Phương Tây có thệ nguyện rộng lớn độ tất cả các hạng chúng sinh muốn về cõi nước Ngài, do Phật Thích-Ca thuyết. Lý do Phật Thích-Ca thuyết về Phật A-Di-Đà rất đơn giản. Do Phật Thích-Ca chỉ thị hiện ở cõi Ta Bà ngũ trược này trong 80 năm nên Phật Thích Ca giới thiệu Phật A Di Đà cho mọi người được biết để ai có tâm cầu đạo, muốn nhan chóng thoát khổ, độ chúng sinh, thành Phật thì có thể tu niệm theo lời dạy mà lâm chung vãng sinh về cõi nước Phật A Di Đà với đầy đủ các duyên lành, không có duyên ác, số thọ mạng vô lượng nên không thôi chuyển như ở cõi Ta Bà.
      Có gì không hợp lý khi Phật Thích Ca khuyến khích mọi người niệm Phật A Di Đà để vãng sinh Tịnh Độ? Như một bác sĩ đi khám chữa bênh ở một địa phương, dù cho vị bác sĩ đó có thể chữa được cho rất nhiều người nhưng vì phương tiện thuốc men, thời gian, nhân số có hạn nên số người chưa được cũng rất có hạn, chưa kể về sau lúc vị bác sĩ đi rồi thì sao. Vậy nên vị bác sĩ đó giới thiệu về một bệnh viện lớn có y đức ở một nới nào đó rồi chỉ bảo cho cách đi đến đó nếu có người bệnh cần chữa. Như vậy thôi, chứ lẽ nào theo ý bạn lại như tâm chúng sinh: mình đang làm bác sĩ chữa bệnh ở đây, ai cũng chữa ở chỗ ta, không thể chỉ người bệnh đến nơi khác chữa dù nơi ấy có điều kiện tốt hơn, làm như thế doanh thu của mình sẽ ít đi/ mình sẽ ít nổi tiếng đi/ được ít người kính trọng…? Các ngài chẳng chấp ngã, điều gì có lợi nhất cho chúng sinh thì các ngài làm vậy.

      • Bạn vẫn chưa thực sự hiểu bài viết đó muốn nói gì. Nó nói về danh xưng A Di Đà, bản thể A Di Đà. Chứ tôi không có nói không có Tây phương Cực lạc. Nếu thế gian là có thì cõi đó cũng có như thế gian. Thậm chí có người thế gian đã đến đó rồi trở về kể lại như dưới đây :
        http://tuyenphap.com/Tham-khao/Tay-Phuong-Cuc-Lac-Du-Ky/LICH-SU-VE-SU-THICH-KHOAN-TINH
        Bổ sung. Chào saitdark, xin lỗi nhé ! tưởng nhầm bạn và le hieu là một. Tôi năm nay 62 tuổi rồi. Già có khi cũng lẩm cẩm !

      • Mình cũng ko hiểu bạn muốn nói gì, nhưng mà mình nghĩ niệm A di đà để tập trung vào nhất niệm vô minh vì Phật chẳng chấp ngã nên mình cũng không niệm A di đà bởi vì để đến cảnh giới cao hơn thì phải bỏ cả niệm đó nữa

  14. VŨ Dương nói:

    Có vẻ như ở Việt Nam ta chưa có ai đủ đức độ để chứng quả ở tây phương cực lạc rồi trở về kể lại thầy nhỉ!????

    • Chúng ta cũng không biết rõ ở VN có ai hay có bao nhiêu người đã vãng sanh về Tây phương cực lạc. Đôi khi trên internet hay trên Youtube cũng có kể một vài trường hợp nhưng tôi cũng không biết chắc rằng có đúng hay không.

      • VŨ Dương nói:

        Cảm ơn thầy!!!

      • Theo tôi thì Việt Nam chưa có ai chứng quả Tây phương cực lạc vì lúc đối đáp vs Ma vương Phật có nói người đã chứng đắc chắc chắn sẽ đi thuyết pháp cứu độ chúng sinh ai không làm vậy thì người đó chưa chứng đắc hoặc (chứng đắc giả- tự lừa mình) đại ý của Phật là như thế, người đã chứng đắc Tây phương thì cả thế giới đều biết . Bao giờ đi Mỹ không cần máy bay hoặc tối thiểu nhớ được tiền kiếp thì mới có khả năng là đã chứng đắc Tây phương cực lạc. Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu thai cả ngàn năm nay rồi mà vẫn chưa chứng được Tây phương cơ mà, tu luyện đâu phải dễ dàng, Đường Tăng hẳn cũng chưa chứng đắc bởi vì quả thực ông ấy chứng đắc thì ông ấy sẽ nhớ được mình là Đường Tăng và ông ấy sẽ chỉnh đốn lại các bài Pháp không chính xác, những bài pháp giả còn nhiều chấp trước không đưa con người đến giác ngộ.

      • Tây Phương cực lạc là một hóa thành mà thế gian cũng có người đã tới, ví dụ Pháp sư Khoan Tịnh. Tam giới duy tâm, tất cả các pháp đều là do tâm tạo. Người đã tới được Tây phương cực lạc cũng chưa phải là giác ngộ, chỉ là có điều kiện thuận lợi để tiếp tục tu hành. Điều tôi muốn nói trong bài viết là Phật A Di Đà chính là bản tâm của mỗi người, mỗi chúng sinh.

    • saitdark nói:

      Theo như trong kinh nói thì thời gian vãng sanh bậc hạ với trung ở trong hoa sen là rất lâu dài so với tuổi thọ ngắn ngủi của con người. Vậy điều đầu tiên là phải được thượng phẩm là yêu cầu cơ bản để có thể đủ thời gian quay về báo lại với mọi người. (Không thấy trong kinh nói rõ thời gian chênh lệch của Cực Lạc so với Ta Bà nhưng trong truyện kể 3 bồ tát tu sinh đâu suất chỉ mới một buổi trên đấy mà dưới Ta Bà qua 3 năm là thấy) Thứ 2 là phải có nguyện sau khi vãng sanh sẽ với báo với người thân liên hữu. Rõ ràng để thỏa mãn cả 2 điều này không phải là dễ rồi.

    • saitdark nói:

      Thời gian là dù thật là ảo thì đổi với phàm nhân chúng ta rõ ràng chẳng có nhiều ý nghĩa. Chí có chư Phật/ chư đại Bồ tát mới chứng được chứ phàm nhân sinh lão bệnh tử nói ra vậy thì biết vậy thôi. Ngay trong các Kinh Phật thuyết đều có trình tự thời gian 3 đời với vô lượng kiếp chúng sinh rồi tiến lên thanh văn, duyên giác, bồ tát. Phàm nhân mà bàn chuyện thời gian là ảo khác gì bàn vũ trụ hữu hạn hay vô hạn. Giống như biết thân là hợp duyên cấu tạo nên từ tứ đại/các nguyên tử, hạt cơ bản nhưng bị tổn thương vẫn thấy đau, vẫn nóng, lạnh, đói, khát…. Chỉ là nói diệu nói huyền chẳng ích gì, chẳng nên chấp vào vấn đề này.

      • Tưởng thời gian là có thật như tuyệt đại đa số mọi người vẫn nghĩ hay nghi ngờ rằng thời gian không có thật là khác nhau lắm chứ. Những thân nhân của người tử nạn trên tàu Sewol Hàn Quốc đau khổ cỡ nào vì cho rằng tất cả đều là thật. Nếu họ hiểu tất cả chỉ là ảo hóa thì có còn quá đau khổ nữa không ?

      • saitdark nói:

        @Duy Lực Thiền: Để giúp mọi người bớt đau khổ thì cần giải thích cho họ về khổ, vô thường, vô ngã chứ thời gian thực ảo thì quá xa vời rồi bác ạ.

      • Dựa vào đâu để nói vô thường vô ngã ? Căn bản là ở chỗ thế gian là huyễn ảo, không gian, thời gian, số lượng vật chất đều là ảo, có cơ sở khoa học rõ ràng, chứ nói suông người ta dù có tin cũng không thật sự hiểu.

  15. saitdark nói:

    @Duy Lực Thiền – Không cần thiết phải nói đến vấn đề không gian, thời gian, số lượng vật chất đều là ảo khi giải thích với đại đa số người. Trong một bài Kinh Đức Phật cũng đã giảng giải về khổ – vô thường – vô ngã rồi. Đơn giản là sống ở thế gian khổ nhiều vui ít, ngay khi sinh ra đã trải qua cái sinh khổ, còn vô số khổ và lão bênh tử trong đời vậy khổ là căn bản của thế gian và không ai tránh được. Nhưng trong dòng luân hồi vô tận không phải lúc nào cũng thường khổ hay thường lạc vậy cái khổ vui thế gian thay đổi liên tục chẳng ngừng là vô thường. Mà cái gì vô thường thay đổi liên tục không theo ý ta đương nhiên chẳng phải ta, và tất cả chẳng có pháp gì trên thế gian này theo ý ta cả, và mọi pháp đều vô ngã. Như vầy là giải thích cho đại đa số người, còn những ai muốn tìm hiểu sâu hơn sau đó mới có thể như ý bác giải thích thời gian thực ảo cho họ được. Chứ nếu mang các kiến thức khoa học đó vào ngay từ đầu chỉ làm thêm rối những người còn chưa hiều.

    • Tôi không có ý phân biệt đối tượng, nhưng người có khả năng vào được blog này để xem thường là người trí thức chứ không phải người bình dân. Người bình dân thường thì họ đến chùa Hoằng Pháp nghe Thích Phước Tiến, Thích Nhật Từ, hoặc vào Youtube nghe các sư tăng khác giảng thì chắc thích hợp hơn.

  16. laitran247 nói:

    Vậy nếu được về Hóa Thành Dụ để an vui tu tập an toàn cũng được . Con đã hiểu những lời giảng của chú và cũng có thể vãng sanh được.

  17. LamKhangPr nói:

    chuyen ngta chet o tau Han Quoc ma keu ngta hay xem do la ao . Xl thay nha thay nghj wa cao sieu rui do . vay T hoi Thay neu ngchet cem nhu la ao vay nguoi ta moi Thay den nha cung lam chj vay

    • Phật pháp từ xưa đã nói thế gian là huyễn ảo. Khoa học ngày nay cũng chứng tỏ vũ trụ là ảo, vũ trụ là toàn ảnh tức là ảo ảnh xuất hiện ở nơi nó không tồn tại. Nhưng người đời không mấy ai tin, bởi vậy người ta mới khổ. Vì người thế gian khổ nên mới có Phật pháp.

  18. me-i-de nói:

    KÍnh chào Sư huynh Tryền Bình!
    Cho phép tôi được xưng hô như vậy ! bởi cũng ái mộ văn phong ,kiến thức và tài năng giảng pháp của người.
    Người cầu đạo sẽ cảm thấy hạnh phúc ,an vui khi những gì mà kiến thức bản thân chưa thể đi xa hơn vấn đề mình thắc mắc , ấy gọi là “thông” ! người mãi còn “chấp” pháp và hí luận loanh quanh thì mãi mãi và vẫn luôn ngập chìm trong u mê bởi cái “chấp” ! thế mới hay câu :
    “…..,Phật pháp nan văn ” quả là không sai tí nào !
    Ước mong sao sẽ có nhiều và thật nhiều người ghé vào đây để cùng nhau đàm đạo ,để cùng nhau “thông”.Than ôi ! chánh pháp ngày nay đã bị dèm pha và biến thái quá rồi ! thế mới hay pháp đang trong “mạt” hay chúng ta đang trong “mạt pháp”.
    Kính –

    • Chào bạn Haidong,
      Tôi nghĩ chúng ta không cần than thở về thời mạt pháp. Thời nào cũng vậy, ở đâu cũng giống nhau. Tất cả các pháp đều là cái thấy biểu kiến của mình, không phải toàn bộ sự thật, nên cứ an nhiên, tự tại, tùy duyên mà thôi.

  19. Trí Việt nói:

    Bài viết tàm tạm, mới chỉ nói đến góc độ so sánh hiện đại và những gì Đức Phật Thích Ca giảng pháp. Nghe qua thì khoa học hiện đại phân tích cũng rất tinh tế nhưng kg đạt đến diệu tế như Đức Phật thôi. Thấy bài viết đơn giản dễ hiểu nhưng đó là kiến thức, mà kiến thức càng nhiều càng rối, kiến thức kg giúp người an vui. Muốn an vui thì hãy chuyên tâm tu tập, thực hành Bát chánh đạo, giải chấp, quán không triệt để. Đó là con đường đi đến an vui. Kg giải quyết những thắc mắc mà nó kg dẫn đến an vui.
    Biết an vui trong từng khoảnh khắc và biết mất đi trong từng khoảnh khắc thì người ấy đang sống như cõi tiên trên trần thế.
    Tâm Đạo Chánh

  20. Minh Nhựt nói:

    Em muốn biết vị phật đầu tiên trong thế giới phật là ai và người đó đã giác ngộ như thế nào?? Khi thành phật mà chưa có thế giới của phật A di đà tạo ra thì người đó ở phương nào để mà độ người???

    • Thời gian không có bắt đầu cũng không có kết thúc (vô thủy vô chung) nên cũng không thể xác định vị Phật đầu tiên. Nếu có kinh sách nào xác định được vị Phật đầu tiên cũng chỉ là nói tạm để gạt con nít cho nó hết thắc mắc mà thôi. Vũ trụ không thể xác định là có hay không có, nên những câu hỏi của bạn không thể có câu trả lời khẳng định. Tam giới là do chúng sinh tưởng tượng ra, không có chân lý ở trong đó.

  21. Junkey nói:

    Con có một vài thắc mắc khi tìm hiểu Phật giáo, mong chú/ bác/ thầy chỉ dạy giải đáp:
    1. Nếu Phật là 1 vị đạt chánh đẳng chánh giác, đủ cả 10 danh xưng, trí huệ thần thông biết được tất cả mọi thứ trời đất, tức là đã đạt đến vô cùng. Vậy nếu nói bản chất nếu là Phật đều là như nhau đúng không, dù là Phật Thích Ca, Phật A Di Đà hay Nhiên Đăng Phật thì sự giác ngộ của các vị đó đã đạt tới mức tuyệt đối, chẳng phải là như nhau ?
    2. Con có đọc sơ qua một vài bài viết và kinh sách nói rằng Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Cực Lạc (theo lời của Thích Ca Mâu Ni Phật), vậy phải hiểu từ “giáo chủ” như thế nào ? còn Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta Bà này thì phải hiểu cõi Ta Bà này ra sao, gồm những gì ?
    3. Một khái niệm quan trọng con chưa hiểu là về Luật Nhân Quả, là Luật Nhân Quả tự nó vận hành xuyên suốt vô cùng tận, là quy luật biến đổi theo sự phát triển của thế giới nói chung. Vậy không có một thế lực nào điều hành luật này (kể cả Phật pháp cũng phải nương theo nhân quả), vậy tại sao tự nó biết mà phân xử nhân quả, đảm bảo là nhân quả công bằng ở các tiền kiếp và hậu kiếp của chúng sanh các cõi, vậy bản chất cơ bản và thâm sâu nhất của nó là gì con chưa hiểu ? (hơi trừu tượng nhưng câu hỏi con còn hơn thế, chỉ là diễn đạt không được)
    Mong được khai sáng từ Chú, bác và quý thầy!

    • 1.Các vị Phật Thích Ca Mâu Ni hay A Di Đà đều là Tâm, tất cả chúng sinh cũng cùng một Tâm đó, bình đẳng như nhau
      2.Giáo chủ là người hướng dẫn con đường giác ngộ của chúng sinh. Cõi Ta Bà tức là cõi thế gian, bạn sống trong thế gian ắt biết cõi đó như thế nào rồi. Cõi Cực Lạc là cõi chỉ có vui không có khổ. Sở dĩ được như vậy vì tâm nguyện của chúng sinh cõi đó là như vậy. Họ đã thực hiện Tín, Nguyện, Hành suốt đời hoặc nhiều đời để được kết quả đó theo quy luật Nhất thiết duy tâm tạo. Nhưng cõi Cực Lạc vẫn chưa phải giác ngộ nên vẫn còn cần sự giáo hóa của Phật A Di Đà.
      3. Luật Nhân Quả vận hành giống như lực quán tính. Chính bản thân mỗi chúng sinh là người điều khiển luật nhân quả chứ không phải ai khác. Khi một người đụng vô bức tường thì bị dội lại do lực quán tính. Một người gieo nhân ác thì bị quả báo ác theo luật nhân quả cũng cùng một cách như vậy, nhưng phức tạp hơn bởi vì kết quả nhiều lúc không hiện ra tức thời và có sự thay đổi hình tướng.

  22. Bang Nguyễn nói:

    Ông dẫn dụ tùm lum tà la nói đủ thứ chuyện rồi kết luận Phật adida là chính mình.Nghĩa là mình tôn vinh, lạy lục, Cầu khẩn, hy vọng chính cái tôi của mình. Đúng ông và Đại thừa là những quái thai ngu muội ko biết lấy gì để so sánh. Một bọn lưu manh phá đám đạo Phật chân chính được Đức Phật Thích Ca mâu ni sáng lập.

  23. Hình ảnh của Đức Phật A Di Đà này rất đẹp , tôi muốn thỉnh về thờ , nhờ các bạn giúp .

Bình luận về bài viết này