Bảng tổng hợp mp3 giải đáp của Thầy Duy Lực và Mục lục

Bảng Tổng hợp các danh mục Audio mp3 Giải đáp của Thầy Duy Lực

Bảng Tổng hợp 2, Danh mục liệt kê các công bố của Duy Lực Thiền (tiếp)

Kể từ ngày 18-09-2017 phần thuyết giảng trực tiếp của Thầy Duy Lực đã được chuyển về trang Duy Lực Mp3 Mới

Thông Báo 28-02-2014  (thông báo này chỉ còn là dấu tích lịch sử, không còn khả dụng)

Do Microsoft đã có nhiều thay đổi về cách sử dụng Skydrive (nơi chứa các files âm thanh thuyết pháp của thầy Duy Lực) mà nay đã đổi tên thành OneDrive, nên muốn download các files âm thanh đó, không thể bấm trực tiếp vào các files cụ thể liệt kê trên trang Duy Lực Thiền, quý vị chỉ cần nhớ số thứ tự của file muốn download, hãy bấm vào hàng chữ : Mở thư mục âm thanh … …

Nó sẽ mở ổ đĩa OneDrive trên mạng theo số thư mục có ghi trên hàng chữ nói trên. Xin nhớ một điều, mỗi thư mục chứa tới 100 files trong khi mỗi bảng liệt kê trên Duy Lực Thiền chỉ kê 50 files. Do đó cần thiết phải nhớ số thứ tự thì mới dễ tìm. Bảng kê trên trang Duy Lực Thiền chỉ còn tác dụng nêu đại ý của file âm thanh với chữ có dấu nên dễ đọc. Còn bảng liệt kê trên OneDrive là tên file, chữ không có dấu nên khó đọc hơn. Nhớ số thứ tự thì dễ dàng tìm đúng file mình muốn download. Bấm vào tên file để download.

Quý vị có thể dùng computer, laptop, máy tính bảng hay smartphone đều có thể download được. Tốt nhất là dùng smartphone, vì nó là một phương tiện gần gũi nhất với mỗi người và rất tiện lợi để nghe bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Tuy là files âm thanh nhưng một số files có hình của các nhân vật được đề cập, quý vị có thể thấy được hình khi nghe bằng máy nghe nhạc trên điện thoại.

Kể từ ngày 18-09-2017 phần thuyết giảng trực tiếp của Thầy Duy Lực đã được chuyển về trang Duy Lực Mp3 Mới.

Tổng kết Kinh Sách do Hòa thượng Duy Lực dịch và trứ tác

01 Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải

02 Bá Trượng Ngữ Lục

03 Bá Trượng Quảng Lục

Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục – Hoài Hải Thiền Sư mp3

04 Bửu Tạng Luận – Tăng Triệu

Bửu Tạng Luận mp3

05 Cội nguồn truyền thừa và Phương pháp tu trì của Thiền tông

Cội Nguồn Truyền Thừa và Phương Pháp Tu Trì Thiền Tông mp3

06 Công Án của Phật Thích Ca và Tổ Đạt Ma

Công Án của Phật Thích Ca và Tổ Đạt Ma mp3

07 Đại Huệ Ngữ Lục

Đại Huệ Ngữ Lục mp3

08 Đại Thừa Tuyệt Đối Luận – Nguyệt Khê Thiền sư

Đại Thừa Tuyệt Đối Luận mp3

09 Danh từ Thiền Học – Ngữ vựng Phật Học

10 Đường lối thực hành Tham Tổ Sư Thiền- Duy Lực

Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền mp3

11 Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng

Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng Phần 1 mp3

Duy Lực Ngữ Lục Quyển Thượng Phần 2 mp3

12 Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ

Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ Phần 1 mp3

Duy Lực Ngữ Lục Quyển Hạ Phần 2 mp3

13 Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết mp3

14 Góp nhặt lời Phật, Tổ và Thánh Hiền

Góp nhặt lời Phật, Tổ và Thánh Hiền mp3

15 Truyền Tâm Pháp Yếu – Hoàng Bá Hy Vận

Truyền Tâm Pháp Yếu- Hoàng Bá Hy Vận mp3

16 Kinh Kim Cang

Chư Kinh Tập Yếu : Kinh Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh mp3

17 Kinh Lăng Già

Kinh Lăng Già mp3

18 Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Kinh Thủ Lăng Nghiêm mp3

19 Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Yếu chỉ

Chư Kinh Tập Yếu (Đầy Đủ) : Kim Cang, Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Pháp Bảo Đàn, Duy Ma, Viên Giác, Triệu Luận mp3

20 Kinh Viên Giác 

Kinh Viên Giác mp3

21 Lâm Tế Ngữ Lục 

Đường Lối Thực Hành Tổ Sư Thiền- Lâm Tế Ngữ Lục 1,2,3 mp3

22 Nam Tuyền Ngữ Lục

Nam Tuyền Phổ Nguyện Ngữ Lục mp3

23 Pháp Bảo Đàn Kinh- Lục Tổ Huệ Năng

Pháp Bảo Đàn Kinh- Lục Tổ Huệ Năng mp3

24 Phật Pháp với Thiền Tông – Duy Lực

Phật Pháp với Thiền Tông- Thiền Sư Đại Huệ mp3

25 Tâm Linh và Khoa Học trong Phật Pháp

Tâm Linh và Khoa Học trong Phật Pháp mp3

26 Tham Thiền Cảnh Ngữ – Bác Sơn Hòa thượng

Tham Thiền Cảnh Ngữ – Bác Sơn Hòa Thượng mp3

27 Tham Thiền Phổ Thuyết- Lai Quả Thiền Sư

Tham Thiền Phổ Thuyết – Thiền Sư Lai Quả mp3

28 Thiền Thất Khai Thị Lục – Lai Quả Thiền Sư

Thiền Thất Khai Thị Lục- Thiền Sư Lai Quả mp3

29 Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải- Trung Phong Hòa Thượng

30 Triệu Luận Lược Giải – Tác giả Tăng Triệu, Lược giải Hám Sơn

Triệu Luận Lược Giải – Tăng Triệu -Hám Sơn Chú Giải mp3

31 Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 – Duy Lực

Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 mp3

32 Yếu chỉ Kinh Hoa Nghiêm

33 Yếu chỉ Phật pháp – Duy Lực

34 Yếu chỉ Trung Quán Luận – Long Thọ Bồ Tát

Chư Kinh Tập Yếu (Đầy Đủ) : Kim Cang, Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Pháp Bảo Đàn, Duy Ma, Viên Giác, Triệu Luận mp3

Danh Sách Bài Viết chính của Blog Duy Lực Thiền

1 TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO

2 TẠI SAO TÂM LÀ KHÔNG LẠI CÓ VÔ SỐ CÔNG DỤNG ?

3 Phật giáo hiểu biết gì về thế giới ?

4 Thiền và Sức khỏe

5 THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN PHẬT GIÁO

6 Sự Thật là gì ?

7 Liễu nghĩa của “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

8 ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI ?

9 Lời mở đầu

10 THỜI-KHÔNG LÀ GÌ ?

11 Thế giới ta đang sống là ứng dụng của Tâm bất nhị

12 LỰC HỌC THÍCH CA ĐỐI CHIẾU VỚI CƠ HỌC NEWTON VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN

13 ĐẶC ĐIỂM CỦA BLOG DUY LỰC THIỀN

14 Cốt tủy của Phật pháp

15 Khi Vật lý gõ cửa Bản thể học

16 Lục căn, lục trần, lục thức = 18 giới

17 Thế lưu bố tưởng và các hiện tượng lạ thường

18 Tông chỉ chung của Đạo Phật là phá chấp

19 TẬP QUÁN (THÓI QUEN) CÓ Ý NGHĨA THẾ NÀO ĐỐI VỚI VŨ TRỤ VẠN VẬT ?

20 Hướng dẫn tìm kiếm

21 AI LÀ NHÀ KHOA HỌC VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI ?

21 Bis PHẬT PHÁP LÀ KHOA HỌC TÂM LINH CÓ ĐÓNG GÓP LỚN CHO  NHÂN LOẠI

22 CHÚNG TA CÓ THỂ HOÀN TOÀN DỰA VÀO KHOA HỌC CHĂNG ?

23 NIẾT BÀN VÀ CHÁNH BIẾN TRI

24 CON NGƯỜI CÓ THỂ DU HÀNH TRONG THỜI GIAN CHĂNG ?

25 Từ David Bohm đến Kinh Lăng Nghiêm

26 TỨ PHÁP GIỚI CỦA KINH HOA NGHIÊM

27 Ý NGHĨA CỦA BẤT NHỊ TRONG PHẬT GIÁO

28 KHẮP KHÔNG GIAN, KHẮP THỜI GIAN VÀ VÔ SỐ LƯỢNG CÓ Ý NGHĨA GÌ ?

29 NỘI DUNG GIÁC NGỘ TRONG PHẬT GIÁO

30 TÍNH VÔ THƯỜNG CỦA CÁC PHÁP

31 Thiền sư và Nhà khoa học

32 PHÁP GIỚI BÌNH ĐẲNG

33 ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO CHO HẠNH PHÚC NHÂN LOẠI

34 PHẬT PHÁP VÀ ĐẶC DỊ CÔNG NĂNG

35 VẠN PHÁP DUY THỨC CÓ Ý NGHĨA GÌ ?

36 Ý NGHĨA RÕ RÀNG CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH

37 SỰ KẾT THÚC CỦA KHOA HỌC

38 SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ HỌC

39 SỰ KẾT THÚC CỦA SINH VẬT TIẾN HÓA LUẬN

40 SỰ BẮT ĐẦU CỦA KHOA HỌC TÂM LINH

41 THẦN THÔNG CÓ THẬT HAY KHÔNG ?

42 CHỐT LẠI CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

43 Ý NGHĨA CỦA THỜI GIAN

44 NHỮNG KHÁI NIỆM ĐẶC THÙ CỦA PHẬT GIÁO

45 THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

46 MỘNG VÀ THỰC KHÔNG DỄ PHÂN BIỆT

47 “ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM” LÀ NGHĨA THẾ NÀO ?

48 Tìm hiểu về Tịnh Độ Tông

49 TU HÀNH THEO PHẬT PHÁP LÀ THẾ NÀO ?

50 ĐIỀU GÌ CHỨNG TỎ KHÔNG GIAN CHỈ LÀ ẢO TƯỞNG, KHÔNG PHẢI THẬT ?

51 THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

52 Amit Goswami- Vật Lý Lượng Tử Nói Gì Về Bản Chất Của Thực Tại?

53 ĐIỀU GÌ CHỨNG TỎ SỐ LƯỢNG VẬT CHẤT LÀ ẢO KHÔNG PHẢI THẬT ?

54 CÁC THÁNH TÍCH PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ

55 CÁC DẠNG THỨC THÔNG TIN

56 TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓ GIÁC NGỘ ?

57 PHẬT PHÁP VÀ THÁM HIỂM KHÔNG GIAN

58 SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA VẬT LÝ VÀ TÂM LÝ

59 ĐIỀU GÌ CHỨNG TỎ THỜI GIAN CHỈ LÀ ẢO ?

60 THÔNG ĐIỆP CỦA PHẬT GIÁO

61 VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG CŨNG LÀ THÔNG TIN

62 NGŨ THỪA PHẬT GIÁO và TRƯỜNG A-LẠI-DA THỨC

63 BÀN THÊM VỀ CHÁNH BIẾN TRI

64 TRI THỨC CỦA NHÂN LOẠI ĐÃ TIẾN TỚI ĐÂU ?

65 MIỀN TẦN SỐ A-LẠI-DA THỨC

66 AI QUYẾT ĐỊNH THẾ GIỚI ?

67 TÂM VÀ VẬT TRONG PHẬT PHÁP

68 DANH VÀ SẮC ĐỀU LÀ GIẢ DANH

69 Phật giảng giải cho Ca Diếp về Thế Lưu Bố Tưởng

70 THẾ GIỚI LÀ DO THÓI QUEN TÂM LÝ TẠO RA

71 THUYẾT KIÊN BẠCH ĐỒNG DỊ CÓ Ý NGHĨA THẾ NÀO ?

72 TÂM VÀ THỜI ĐẠI LƯỢNG TỬ

73  ẢO VÀ THẬT

74 NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH TAM GIỚI

75 TRÒ ẢO THUẬT CỦA TÂM

76 ĐỐI CHIẾU VẬT LÝ VŨ TRỤ VÀ PHẬT PHÁP

77 CÁI TA THẬT RA LÀ CÁI GÌ ?

78 PHẬT GIÁO CÓ THỂ HƯỚNG DẪN GÌ CHO KHOA HỌC VÀ NHÂN LOẠI ?

Danh Sách Bài Viết phụ (Nhà sau) của Blog Duy Lực Thiền

1 Cầu bất đắc khổ

2 Giới thiệu chuyên mục Nhà sau

3 Nữ nhân thị lão hổ

4 Sống khổ : Thiên tai, Sóng thần Nhật Bản

5 Đăng Biện Giác Tự Thơ Vương Duy

6 Sống khổ : “Tôi không thể chịu đựng nổi cuộc sống” – Dalida

7 OÁN TẮNG HỘI KHỔ : ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA (DEVADATTA)

8 ÁI BIỆT LY KHỔ : HÒN VỌNG PHU VÀ MẠNH KHƯƠNG NỮ

9 Mối “vạn cổ sầu” của các nhà thơ

10 ĐÓN XUÂN NÀY NHỚ XUÂN XƯA

11 Chuyến viếng thăm chùa Cao Mân, Trung Quốc của Thầy Duy Lực

12 VĂN HÓA MÍNH ĐÀM

13 CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG VÀ THẾ GIỚI ẢO

14 CUỘC ĐỜI LÀ ẢO MỘNG

15 NGÔI LÀNG BÌNH YÊN

16 TRƯƠNG BẢO THẮNG – LẤY TRÁI TÁO RA KHỎI THÙNG SẮT BỊ HÀN KÍN

17 HẦU HI QUÝ – PHỤC NGUYÊN CHIẾC ĐỒNG HỒ TAY BỊ ĐẬP BẸP

18 TRƯƠNG BẢO THẮNG – DÙNG THẤU THỊ TÌM THẤY QUẢ VỆ TINH BỊ CHÌM DƯỚI ĐÁY SÔNG

19 HẦU HI QUÝ – LÀM CÁ TƯƠI BỐC MÙI- LẤY XĂNG TỪ KHOẢNG CÁCH 50KM- BẤT ĐỊNH XỨ

20 HẦU HI QUÝ – ĐẦU BỊ CHÉM ĐỨT NGƯỜI VẪN SỐNG- SÚNG BẮN KHÔNG BỊ THƯƠNG- THẤU THỊ

21 TRƯƠNG BẢO THẮNG – DÙNG THẤU THỊ TÌM THẤY CON BÒ BỊ CHÌM DƯỚI LỚP BĂNG DÀY

22 HẦU HI QUÝ- Tác động người khác, biến ra thuốc lá và rượu, dùng tâm niệm lấy chiếc đồng hồ cho xuyên qua tường

23 LIÊU VĂN VĨ – NHẬN THỨC VỀ NHÂN THỂ ĐẶC DỊ CÔNG NĂNG

24 Trương Bảo Thắng – Cảnh cáo nữ ảo thuật gia nước ngoài và nhà xã hội học bảo thủ

25 Hầu Hi Quý – Biến ra thức ăn và thuốc lá, biến cua giấy thành cua thật

26 TRƯƠNG BẢO THẮNG- Thời thơ ấu gian khổ – Kết cục thành đạt

27 Trương Bảo Thắng trong trận động đất Đường Sơn khủng khiếp

28 Trương Bảo Thắng bị cha nuôi bỏ rơi, người đời bắt đầu phát hiện siêu nhân

29 Trương Bảo Thắng – Lần đầu được tiến dẫn về tỉnh Liêu Ninh, chưa được trọng thị

30 Hầu Hi Quý – Trị bệnh thần tốc, hô phong hoán vũ, nhận ra và đọc đúng âm của những chữ ông chưa từng học

31 Trương Bảo Thắng – Đản sinh kỳ lạ, tuổi thơ bất hạnh

32 CÁ NHÂN TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA

33 Trương Bảo Thắng – Đi về nam, đến Quảng Châu, Thâm Quyến

34 Trương Bảo Thắng- Tranh cãi với cảnh sát và cảnh vệ

35 Trương Bảo Thắng- Tha tâm thông và dùng ý niệm di chuyển vật thể

36 Trương Bảo Thắng- Khả năng đi xuyên tường

37 CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ NHÂN SINH

38 Hầu Hi Quý- những chuyện thần kỳ xảy ra năm 1979, sau “cách mạng văn hóa”

39 LIÊU VĂN VĨ- LỜI BẠT (SÁCH VỀ HẦU HI QUÝ)

40 Lời tác giả- Lời tựa- Lời bạt của sách Siêu Nhân Trương Bảo Thắng

41 Trương Bảo Thắng- Trị bệnh cho nguyên soái Diệp Kiếm Anh

42 CÓ PHẢI ZÉNON (ZENO) NGỤY BIỆN KHÔNG ?

43 Ý NGHĨA KHOA HỌC VỀ VIỆC BIẾN RA THUỐC LÁ CỦA HẦU HI QUÝ

44 Hầu Hi Quý – Gặp gỡ những người nổi tiếng của Hong Kong

45 Hầu Hi Quý- Biến ra đô la Mỹ, cảnh cáo cô tiếp viên nhà hàng Tây Uyển

46 Những nhà ngoại cảm, họ là ai ?

47 MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ 2014

48 DUY TÂM – LƯƠNG KHẢI SIÊU

49 VÔ THƯỜNG MÙA WORLD CUP

50 CHÍNH TRỊ, CÔNG NGHIỆP VÀ TIN HỌC

51 Thí nghiệm của Maria Chekhova về rối lượng tử (quantum entanglement)

52 HIỆU ỨNG TU HÀNH

53 VẤN ĐỀ CỦA NỀN GIÁO DỤC THẾ GIỚI

54 Dùng tâm lực di chuyển cái bàn mạ vàng

55 MỸ NHÂN VÀ CHUYỆN TU HÀNH

56 Ý NGHĨA CỦA THỜI GIAN TƯƠNG ĐỐI

57 Du Ký Tây phương Cực lạc của Pháp Sư Khoan Tịnh

58 NGÀY PHỤ NỮ 8-3, PHI CƠ MH370 CỦA MALAYSIA BAY ĐI ĐÂU ?

59 ĐỨNG TRƯỚC THẾ GIỚI

60 THẦN THÔNG THỜI HIỆN ĐẠI

Một số video clips về Khoa học hỗ trợ để hiểu Tánh Không

Vạn Pháp Duy Thức

Tieng On Toan Anh – Truong Alaya Thuc

The Holographic Universe – Vũ Trụ Toàn Ảnh 1 – Phụ đề Việt ngữ

Double Slit Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ

The Holographic Universe – Vũ Trụ Toàn Ảnh 2 – Phụ đề Việt ngữ

Universe 3 – Trường và Nguyên Lý Toàn Ảnh – Phụ đề Việt ngữ

Universe 4 – Ứng dụng Toàn Ảnh – Vũ Trụ Ảo – Phụ đề Việt ngữ

Universe 5 – Bộ Não Người Là Toàn Ảnh – Phụ đề Việt ngữ

Universe 6 – Bộ não người và cơ chế tạo ra thực tại ảo

Universe 7 – Mỗi Người Có Vũ Trụ của Riêng Mình – Phụ đề Việt ngữ

Universe 8 – Thức trong Vật Lý Lượng Tử – Phụ đề Việt ngữ

Universe 9 – Chúng ta thấy thế giới không đúng như nó là – Phụ đề Việt ngữ

Universe 10 – Niềm Tin Trong Đời Sống – Phụ đề Việt ngữ

Universe 11 – Cảm Nhận, Niềm Tin Có Thể Làm Thay Đổi Gen – Phụ đề Việt ngữ 

Universe 12 – Tâm Mang Tiền Đến Cho Bạn – Phụ đề Việt ngữ

Universe 13 – Tiếng Ồn Toàn Ảnh – Chúng Ta Có Thể Làm Gì – Phụ đề Việt ngữ

Não phản ánh Tâm đã quyết định trước Ý thức 6 giây

Nguoi choi Tro Choi Nhan Loai co the lam gi ?

Đối Chiếu Vật Lý Vũ Trụ Và Phật Pháp 1 – Việt dịch

Đối Chiếu Vật Lý Vũ Trụ Và Phật Pháp 2 – Việt dịch

Đối Chiếu Vật Lý Vũ Trụ Và Phật Pháp 3 – Việt dịch

Đối Chiếu Vật Lý Vũ Trụ Và Phật Pháp – Tổng Kết – Việt dịch

Vũ Trụ Song Song – Bồ Tát Vô Trước

Đăng tải tại Thầy Duy Lực giải đáp (Audio mp3) | 2 bình luận

HAI THỨ CHIÊM BAO TRONG ĐỜI SỐNG

Trong cuộc sống con người có hai thứ chiêm bao nhưng tuyệt đại đa số mọi người chỉ biết có một thứ chiêm bao thôi, còn một thứ thì tuyệt đại đa số không mấy ai biết là chiêm bao cả, tưởng là hoàn toàn có thật 100%. Trước khi đi sâu vào phân tích, hãy nghe thầy Duy Lực nói về hai thứ chiêm bao này.

245a Nhắm mắt chiêm bao và Mở mắt chiêm bao

Ban đêm chúng ta ngủ nằm mơ, đó là Nhắm mắt chiêm bao. Khi chiêm bao thấy mình trúng số giàu có mua xe hơi nhà lầu. Chợt giật mình thức dậy thì biết tất cả chỉ là ảo mộng không có thật. Ban ngày chúng ta mở mắt sống và làm việc, chúng ta đều cho rằng cuộc đời này là có thật 100%. Hơn nữa vật chất là vững bền, có những công trình đã xây dựng hàng ngàn năm như Vạn Lý Trường Thánh vẫn còn sừng sững đó. Hay những tượng binh mã (Binh mã dũng 兵馬俑)do Tần Thủy Hoàng chôn giấu trong lăng mộ hơn 2000 năm không ai hay biết. Mãi tới ngày 29-03-1974 khi một người nông dân đào giếng ở phía Đông Ly Sơn cách lăng mộ Tần Thủy Hoàng 1,6 km về phía đông mới phát hiện những tượng binh mã bằng đất nung này. Thế nên tất cả chúng ta đều tin chắc 100% rằng thế giới trên Địa cầu này là có thật. Chỉ có Phật Thích Ca mới nói rằng thế giới mà chúng ta đang sống cũng chỉ là chiêm bao, đó là mở mắt chiêm bao nhưng tất cả chúng ta đều không thể tin nổi. Chỉ có ai đó giác ngộ, thức tỉnh mới biết đó cũng chỉ là chiêm bao.  

Bài viết này sẽ giải thích tại sao cuộc đời cũng chỉ là vọng tưởng, là chiêm bao thôi. Chúng ta phải dựa vào những thí nghiệm khoa học do những nhà Vật Lý đã được trao giải Nobel Vật Lý. Điều đó chứng nhận rằng giới khoa học công nhận những điều các nhà vật lý đã trình bày là có cơ sở khoa học. Mặt khác chúng ta phải kết hợp với lời Phật thuyết được ghi trong kinh điển Phật giáo hàng nghìn năm nay. Kết hợp Khoa học và Phật pháp mới lý giải được phần nào tại sao Cuộc sống đời thường của chúng ta cũng chỉ là chiêm bao.    

Thí nghiệm rối lượng tử (quantum entanglement) ngay từ thời của Einstein người ta đã biết nhưng Einstein không tin rằng sự liên kết lượng tử là có xảy ra thật. Thí nghiệm đó tạo ra 2 photon (hạt ánh sáng) xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau là A và B. Nếu tác động vào A, thí dụ xoay photon A nửa vòng theo chiều kim đồng hồ thì tức khắc photon B sẽ xoay nửa vòng ngược chiều kim đồng hồ, không mất chút thời gian nào, bất chấp khoảng cách là bao xa. Vì người ta không hiểu tại sao tác động đó xảy ra và không mất thời gian, không lý giải được, nên Einstein gọi đó là “tác động ma quái từ xa” (spooky action at a distance).    

Ông đưa ra giả thuyết rằng giống như trường hợp của một đôi găng tay :

Đôi găng tay gồm 2 bao tay, một chiếc cho bàn tay phải và một chiếc cho bàn tay trái

Bây giờ nếu người ta bí mật bỏ một bao tay vào một va li và để ở New York, còn chiếc kia cũng bỏ vào va li và đem tới Nam Cực. Sau đó người ta mở chiếc vali ở New York thấy có chiếc bao tay trái thì tức khắc người ta biết chiếc bao tay ở Nam Cực phải là bao tay phải bất chấp khoảng cách là bao xa.

Một nhà vật lý trẻ người Mỹ tên là John Clauser vốn ủng hộ Einstein cũng không tin là hiện tượng rối lượng tử có xảy ra thật. Ông ta cố gắng chế tạo chiếc máy thật tinh vi và làm lại thí nghiệm với mục đích giúp chứng minh là Einstein đúng. Trước đó vào năm 1964 một nhà khoa học người Bắc Ireland là John Stewart Bell đã đưa ra một bất đẳng thức nhằm xác định chính xác hiện tượng rối lượng tử có thực sự xảy ra hay không. John Bell là người đã giúp biến lý luận toán học thành thực nghiệm vật lý học.

John Clauser đã chế tạo cái máy tinh vi để làm thí nghiệm về rối lượng tử năm 1967.

Chế tạo cái máy xong John Clauser tiến hành thí nghiệm và áp dụng bất đẳng thức của John Bell để xác định kết quả chính xác. Nhưng oái oăm thay tất cả thí nghiệm đều chứng tỏ là Einstein sai, hiện tượng rối lượng tử là có xảy ra thật.

Năm 1982 tại Paris, Alain Aspect đã dùng chiếc máy của John Clauser, áp dụng bất đẳng thức của John Bell, tiến hành lại thí nghiệm rối lượng tử một cách chính thức, đã chứng tỏ một cách dứt khoát là hiện tượng rối lượng tử thực sự có xảy ra.

Thí nghiệm rối lượng tử của Alain Aspect năm 1982

Năm 2012, Anton Zeilinger, giáo sư tại Vienna, nước Áo đã làm lại thí nghiệm với khoảng cách A-B là 89 miles (143km), kết quả cũng tương tự.

Anton Zeilinger làm thí nghiệm rối lượng tử 2012       

Năm 2022, ba nhà Vật lý John Clauser, Alain Aspect và Anton Zeilinger đã được trao giải Nobel Vật lý, chứng tỏ rằng những công trình nghiên cứu của họ là có giá trị khoa học, được giới khoa học xác nhận. 

Secretary General of the Royal Swedish Academy of Sciences Hans Ellegren, Eva Olsson and Thors Hans Hansson, members of the Nobel Committee for Physics announce the winners of the 2022 Nobel Prize in Physics Alain Aspect, John F. Clauser and Anton Zeilinger, during a news conference at The Royal Swedish Academy of Sciences in Stockholm, Sweden, October 4, 2022. TT News Agency/ Jonas Ekstromervia REUTERS ATTENTION EDITORS – THIS IMAGE WAS PROVIDED BY A THIRD PARTY. SWEDEN OUT. NO COMMERCIAL OR EDITORIAL SALES IN SWEDEN.

Các cuộc thí nghiệm này chứng tỏ 3 điều :

1/Vật (cụ thể là hạt cơ bản như photon, electron…) không có thật (non realism) từ đó suy ra nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất, vũ trụ vạn vật đều là do tâm tưởng tượng ra chứ không có thực thể. 

2/Không gian và thời gian là vô sở trụ (non locality) cũng tức là không có thật. Không gian và thời gian cũng chỉ là tâm niệm chứ không có thực thể. Chính vì không gian không có thật nên hiện tượng liên kết lượng tử mới xảy ra được. Bởi vì giữa hai photon thật ra không hề có khoảng cách nào nên tín hiệu cũng không cần truyền đi, không có sự di chuyển. Từ thời cổ đại cho tới thời hiện đại cũng không có khoảng cách nào về thời gian cả. Thời gian cũng chỉ là tâm niệm.  

3/Số lượng là không có thật (non quantity). Một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau giống như là hai photon, thật ra chỉ là một. Thậm chí năm 2012 Maria Chekhova tại đại học Mat-xcơ-va còn tạo được một liên kết với 100.000 hạt photon. Vậy 100.000 hạt photon cũng chỉ là một hạt. Vậy số lượng là không có thật. Số lượng 100.000 photon mà con người đếm được chỉ là ảo, không phải thật.

Tóm lại tất cả nhận thức của con người, tất cả những lời nói ra đều là chủ quan tùy tiện chứ không phải hoàn toàn khách quan kể cả những tri thức về khoa học. Trong số các khoa học thì toán học được coi là lý luận chặt chẽ nhất nhưng vẫn là chủ quan tùy tiện. Thí nghiệm quantum entanglement chứng tỏ rằng những điều thầy Duy Lực nói trong file mp3 ở trên rằng không gian, thời gian, số lượng vật chất đều chỉ là tâm niệm, là khái niệm của bộ não con người chứ không phải là có thật.  

Kết luận :

Phật pháp nói rằng thế giới mà chúng ta đang sống chỉ là chiêm bao giữa ban ngày hay mở mắt chiêm bao chứ không phải hoàn toàn có thật. Chỉ khi nào chúng ta thức tỉnh tức là từ mở mắt chiêm bao mà tỉnh dậy thì mới biết đó là chiêm bao.

Bây giờ chúng ta cố gắng học hành tu tập để trở thành người tài giỏi thông tuệ hoặc trở thành tỷ phú giàu có hoặc trở thành nhà lãnh đạo chính trị đầy quyền lực như tổng thống Mỹ, tổng thống Nga hay chủ tịch TQ, hoặc trở thành một youtuber về tôn giáo thuyết pháp hấp dẫn có hàng triệu tín đồ say mê theo học…Nhưng tất cả cũng chỉ là trong chiêm bao mà thôi. Tất cả đều đang biến đổi không ngừng, tất cả rồi sẽ qua không có gì tồn tại mãi mãi.    

Chỉ có bản tâm vô sinh pháp nhẫn mới thật sự vĩnh cửu. Thức tỉnh giác ngộ thì thấy ngay cái tâm đó, cái tâm chung bất nhị cho vô lượng vô biên chúng sinh. Người xưa nói trực há thừa đương 直下承當 (nhìn xuống là thấy ngay) chứ cái tâm đó không phải ở đâu xa. Đó là tánh không, không có không gian thời gian, không có số lượng, không có nhân quả, không có gì cả, nhưng lại có khả năng tạo ra đủ mọi thứ ảo hóa của cuộc đời mà chúng ta đang sống trong cõi mộng mơ chiêm bao ban ngày trên thế gian đó vậy. 

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | Bình luận về bài viết này

NGƯỜI PHƯƠNG TÂY ĐẾN VỚI ĐẠO PHẬT

Trước hết chúng ta hãy cùng tạm hiểu người Phương Tây là ai. Người phương tây là người ở Châu Âu, Châu Mỹ (không kể thổ dân), Châu Úc và New Zealand (không kể thổ dân). Họ là những người đang thống trị thế giới về kinh tế, tài chính, tiền tệ, khoa học kỹ thuật. Họ đang dẫn đầu thế giới về thông tin, truyền thông, cuộc sống văn minh.

Đạo Phật bắt đầu truyền đến phương tây từ khi nào ? Nhà triết học Đức Schopenhauer nghiên cứu sách Phật và các tôn giáo khác tại châu Á, nhà triết học Mỹ Henry David Thoreau dịch kinh Phật, nhà triết học Friedrich Nietzsche viết sách tán dương đạo Phật, đặc biệt là hai nhân vật phương Tây cải đạo theo Phật giáo là Henry Steel Olcott và Helena Blavatsky vào năm 1880. Như vậy có thể xem như Phật giáo đã du nhập vào phương Tây vào cuối thế kỷ thứ XIX.

Như vậy sau khoảng một thế kỷ rưỡi, nhận định về thực trạng của đạo Phật ở phương Tây hiện nay như thế nào? Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhà biên dịch và tác giả bài viết Cao Huy Hóa có dẫn những nhận định của một nhà nghiên cứu Phật học người xứ Wales (Anh), Vishvapani Blomfield như sau. Ông tự nhận là người thầy dạy về chánh niệm (đã dạy hơn 100 lớp qua nhiều năm), là nhà văn, biên tập viên và xướng ngôn viên truyền hình, tham gia biên tập trên BBC về Thought for the Day (Mỗi ngày một ý tưởng, có tác động tốt cho người nghe). Ông là tác giả của tác phẩm khá nổi tiếng Gautama Buddha: The Life and Teachings of the Awakened One (Đức Phật Thích Ca: Cuộc đời và Giáo pháp của bậc Giác ngộ). Ông đưa ra 10 nhận định như sau:

1. Đạo Phật phương Tây không quy tất cả về sự giác ngộ. Nhiều người tìm đến Phật giáo trong thập niên 60 đã xem Niết-bàn là kinh nghiệm tột cùng. Một thập niên sau, những người hippies thế hệ sau này đã nhận ra một cách khó khăn rằng Phật giáo quan tâm đến việc định hình tính cách và hành vi hơn là những kinh nghiệm lớn, huyền bí. Phật tử trẻ tuổi thường được hâm nóng nhiệt huyết bởi hành động xã hội hơn là thần bí.

2. Phật giáo không phải chỉ quy về các nhà sư. Tại phần lớn các nước châu Á, các nhà sư là những người tu hành thực sự, tập trung vào thiền và tu học, trong khi cư sĩ hỗ trợ người tu hành. Sự phân biệt giữa nhà sư và cư sĩ không thích hợp với xã hội hiện đại phương Tây, và những vị giáo phẩm trong tự viện phương Tây là hiếm có. Những người tu tập ngoài tự viện thường thường cũng rất nghiêm chỉnh và họ nắm quyền trong những phong trào Phật giáo khác nhau.

3. Đạo Phật Tây Tạng mang nặng hành trang từ nóc nhà của thế giới. Những vị Lạt-ma Tây Tạng đến những vùng đất mới lạ thường và huy hoàng vào những năm 70 của thế kỷ trước. Cùng với nguồn cảm hứng và trí tuệ, họ đã mang đến những tranh luận về bộ phái, tính lạ lùng của tôn giáo, sự kiện “Lạt-ma tái sinh”, lối tu tập Mật tông và tính bảo thủ sâu sắc. Người phương Tây yêu mến người Tây Tạng, nhưng cũng chú ý đến hành trang của họ.

4. Những trường phái pha trộn lẫn nhau. Phần nhiều những giảng sư Phật giáo người châu Á muốn xây dựng những trường phái có sẵn vào những nước châu Âu. Từ đó, có mặt thiền Zen phương Tây, Theravada phương Tây, vv… Nhưng những ranh giới đó bị gãy đổ vì những Phật tử phương Tây, năng động trong những nhu cầu chung, họ đã khám phá toàn bộ truyền thống Phật giáo. Thế giới Phật giáo mới ở phương Tây về căn bản là không thuộc bộ phái hay giáo phái nào cả.

5. Mọi người nắm lấy những gì họ cần, chứ không phải những gì được cho. Đối với toàn bộ những thảo luận về dòng tu, truyền thừa và sự thanh tịnh của giáo pháp, đạo Phật phương Tây được hướng theo nhu cầu của người học cũng như mong muốn của các vị thầy.

6. Chánh niệm là nơi gặp gỡ giữa đạo Phật và phương Tây. Thực hành chánh niệm Phật giáo được áp dụng khắp nơi, từ trị liệu sức khỏe tinh thần đến ẩm thực, và ngày nay chứng kiến một sự “bùng nổ chánh niệm” (“mindfulness boom”). Những lối tiếp cận này đã áp dụng quán sát nội tâm cốt lõi của Phật giáo vào cuộc sống hiện đại, làm cho những thực hành này phát triển vô cùng lớn trong đạo Phật phương Tây kể từ những năm 60 của thế kỷ trước. Chắc 50 năm tới những thực hành này càng sắc nét hơn.

7. Nhưng đó không phải là điểm gặp gỡ duy nhất. Phong trào chánh niệm bị cường điệu như là “đạo Phật mới cho phương Tây”. Nhưng, trừ khi bạn đang theo một con đường chân thật cao quý, đạo Phật có nhiều hơn, chứ không chỉ có chánh niệm. Ảnh hưởng Phật giáo vào văn hóa phương Tây khá mạnh mẽ trong nhiều ngành nghệ thuật, hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, trị liệu tâm lý và cuộc sống những người làm việc.

8. Những người phương Tây có thể thiền và ngay cả giác ngộ. Tác giả bài báo trên tờ Guardian cho biết: “Rất nhiều Phật tử tôi quen biết đã tu tập qua nhiều thập niên, đã tự học và dạy. Những người phương Tây hoàn toàn có thể kiến tạo đạo Phật cho mình, và đó là tương lai đạo Phật”.

9. Nhưng tình dục không phải là điều xa lạ. Những vụ tai tiếng và những chuyện đời đau khổ chứng tỏ rằng, ngay cả đối với những người tôn thờ độc thân, tình dục cũng không phải xa lạ. Có đáng ngạc nhiên không?

10. Một vấn đề đặt ra: Vậy thì đạo Phật phương Tây là thế tục hay tôn giáo? Một chiều hướng đang lên, mong cách ly đạo Phật khỏi những yếu tố không ở trong cuộc đời này như nghiệp và tái sinh để chỉ còn đạo Phật thế tục tương hợp với khoa học. Điều này nảy ra một câu hỏi lớn: Liệu theo khoa học có đồng nghĩa con đường đến giác ngộ bị trật đường ray? Có phải đạo Phật là một nguồn lực thử thách phương Tây? Chắc là 50 năm nữa mới có câu trả lời thỏa đáng.

Theo tác giả bài viết Cao Huy Hóa, nhận định cuối cùng về thế tục hóa đạo Phật thì nghe có vẻ lạ lùng và trái với thế giới quan và đạo đức Phật giáo. Một người bình thường có thể cảm kích những lời Phật dạy trong cuộc sống, đặc biệt là Ngũ giới và Bát Chánh đạo, nhưng nếu một người không biết đến nghiệp báo, nhân quả, luân hồi và tái sinh thì làm sao giải thích được hậu quả và trách nhiệm hành động của mình trong dòng sinh diệt vô thủy vô chung? Và lý tưởng của người xuất gia là gì, nếu không thoát vòng sinh tử luân hồi? Vì vậy, không thể có Phật giáo thế tục hóa, mà chỉ có những người thế tục phương Tây hiểu và ứng dụng đạo Phật theo cách của mình.

Cùng với những người như thế, những Phật tử không mấy khi đến chùa hoặc thậm chí không biết đến chùa hay tu viện, chắc hẳn họ thiếu không gian thiêng liêng để thờ tự, để cùng hòa với Tăng chúng và đạo tràng, để đắm mình trong tụng kinh, trong nghi lễ, và như vậy yếu tố tôn giáo nhạt nhòa đi. Nhưng nếu nhìn tổng quan hơn, Phật tử khắp nơi vẫn biết đến những nhà sư phương Tây thuộc nhiều trường phái khác nhau, tu hành miên mật, thiền viện uy nghiêm, nghiên cứu, viết sách và thuyết pháp có tính thuyết phục cao.

Có điều phải công nhận một thực tế rõ ràng: Đạo Phật đến đâu thì hòa bình, yên vui, bất bạo động đến đó, nhưng không dễ để một người trở thành một Phật tử đúng nghĩa, nhất là một người phương Tây mang gánh nặng của văn hóa, khoa học, tự do cá nhân, và niềm tin vào Thượng đế cố hữu.

Trước khi tôi (Truyền Bình) đưa ra nhận xét về Phật tử phương tây, hãy xem cụ thể một vài điển hình về người phương tây theo PG và góc nhìn của họ.

1.Richard Gere – diễn viên điện ảnh Mỹ: “Chúng ta đều có một điểm chung là đánh giá cao về lòng tốt và lòng từ bi; mọi tôn giáo đều như vậy. Tất cả chúng ta đều hướng về tình yêu thương”

Ngôi sao điện ảnh Mỹ Richard Gere là đệ tử thuần thành của Đức Dalai Lama. Hiện nay ông càng nổi tiếng hơn về những nỗ lực thay mặt cho nhân dân Tây Tạng. Trong trang web của ông, The Gere Foundation Website, ông nói rõ về sự cống hiến của mình cho việc bảo tồn truyền thống PG Đại thừa. Ông đã hoàn thành một việc có ý nghĩa lớn là mang một nhận thức chân chính về đạo Phật đến với phương Tây.

2.Alice Malsenior Walker – nhà thơ, tác giả, nhà hoạt động người Mỹ da màu : “Chúng ta không liên hệ với nhau như những con người hoàn thiện, mà như những con người còn nhiều thiếu sót”

Alice Walker, nổi tiếng trên thế giới là một nhà thơ và tác giả của cuốnThe Color Purple (Màu tía), đã bắt đầu tu tập Thiền định Tây Tạng sau khi bà đọc cuốn Awakening Compassion (Lòng từ bi thức tỉnh) của hòa thượng Pema Chodron vài năm trước, tuy rằng bà đã thực hành thiền định từ những năm trước đó.

Bà đi khắp thế giới, thuyết giảng về nhân quyền và nữ quyền ở Trung Đông và châu Phi. 3.Oliver Stone đạo diễn, biên kịch người Mỹ: “Nếu nghệ thuật tồn tại như một cuộc hồi sinh tâm linh đối với một quốc gia, thì nó luôn cần nhiều tranh luận, bởi vì nghệ thuật thách thức sự suy nghĩ và tập tục của thời đại và xã hội. Nghệ thuật phải lột trần điều gian dối”

Oliver Stone đến với đạo Phật từ năm 1975, khi đó ông tình nguyện chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam . Đạo Phật mà người Việt Nam tu tập đã làm ông xúc động, và bộ phim Heaven and Earth (Trời và Đất) đã giúp ông tiến một bước quan trọng vào một thế giới rộng lớn hơn. Những bộ phim của ông có khuynh hướng nói về phần xấu ác của con người hoặc một khía cạnh nhân tính cần được giải quyết, chẳng hạn như phim Greed (Tham lam) Platoon (Trung đội).

4.Orlando Bloom diễn viên người Anh: “Tôi tin rằng bạn chỉ có thể thành người nhờ vào tâm linh”

Orlando Bloom và Katy Perry

Orlando Bloom, ngôi sao của bộ phim Lord of the Ring, đã trở thành thành viên của Tổ chức Quốc tế Soka Gakkai, một phái của Phật giáo Nichiren vào năm 2004. Anh cũng là một nhà hoạt động về các vấn đề khí hậu, và đã cải tạo ngôi nhà mình để thích hợp với môi trường.

5.Léon Riotor và Gaston Léofanti, người Pháp, tác giả của quyển sách về Phật giáo : Les Enfers Bouddhiques: le Bouddhisme Annamite (Các tầng địa ngục theo Phật giáo : PG An Nam. Sách xuất bản tại Paris năm 1895)   Léon Riotor, tên đầy đủ là Léon Eugène Emmanuel Riotor, sinh năm 1865 tại Lyon và mất năm 1946 tại Paris, là chính trị gia và nhà văn người Pháp. Từng là phó chủ tịch Hội đồng Thị chính Paris và Hội đồng Tỉnh Seine, ông tham gia sáng tác nhiều thể loại, khi thì viết thơ, lúc viết tiểu thuyết, châm biếm có, du ký có, tâm lý học có và cả phê bình nghệ thuật cũng có.

Gaston Léofanti, tên đầy đủ là Gaston Adolphe Joseph Léofanti, sinh năm 1863 tại Rennes và mất năm 1909 tại Paris. Ông từng là phóng viên tờ L’Avenir du Tonkin (Tương lai của Bắc Kỳ), biên tập viên và thương gia.

Tôi dựa vào bài viết có tính khái quát cao này của Cao Huy Hóa cộng với một ít khảo sát thêm để đưa ra thêm một số nhận định riêng của mình về thái độ của người phương tây khi tiếp thu Đạo Phật như thế nào. Chúng ta căn cứ trên số đông chứ không phải vơ đũa cả nắm.

1.Trước hết người phương tây coi trọng khoa học, thần tượng của họ là nhà khoa học số 1 của thế kỷ 20, Albert Einstein. Tôn trọng khoa học cũng là điều rất phù hợp với Phật giáo. Phật giáo hoàn toàn dựa trên khoa học chứ không phải dựa trên tín điều của người sáng lập tôn giáo. Nhưng trình độ khoa học của Phật giáo phải là cực kỳ cao siêu mà trình độ nhận thức của khoa học hiện nay nói chung là chưa đạt tới.

Thí dụ Phật giáo nói : Nhất thiết pháp vô tự tính. Câu này phải hiểu ở mức độ cơ bản nhất, tức là các hạt cơ bản của vật chất như photon, electron, quark…là không có tự tính, tức là không có đặc điểm đặc trưng gì cả. Trạng thái đó gọi là trường thống nhất (unified field) hoặc miền tần số (frequency domain). Phật giáo có nhiều thuật ngữ để mô tả trạng thái này như tánh không, vô ký không, vô thủy vô minh, tánh giác ngộ, tâm bản nguyên.

Nhưng trong thế giới đời thường, chúng ta thấy vật nào, pháp nào cũng có đặc trưng đặc điểm cả, kể cả hạt photon hay hạt electron. Vậy những đặc trưng đó từ đâu có ?

Phật giáo trả lời là : Nhất thiết duy tâm tạo. Điều đó có nghĩa là tâm tạo ra hạt photon, hạt electron, hạt quark, hạt proton, hạt neutron…rồi đến nguyên tử, phân tử, chất sống, sinh vật, con người, vũ trụ vạn vật v.v…Tất cả đều là do tâm tạo.  

Thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement) do Alain Aspect tiến hành tại Paris năm 1982. Sau đó Anton Zeilinger của University of Vienna tiến hành năm 2012 với khoảng cách giữa 2 hòn đảo La Palma và Tenerife cách xa nhau 89 miles (144km) của quần đảo Canary Islands. Và gần đây nhất các nhà khoa học TQ tiến hành thí nghiệm với vệ tinh lượng tử Mặc Tử vào năm 2017 với khoảng cách giữa hai phòng thí nghiệm tại Delingha (德令哈 Đức Linh Cáp) và Lijiang (丽江 Lệ Giang) là 1200 km. Những thí nghiệm này đã chứng tỏ một cách rõ ràng và thuyết phục rằng hạt vật chất như photon, quark, electron… bản thể cũng chỉ là sóng, là tánh không, không có thực thể và không có không gian thời gian số lượng. Từ đó suy ra rằng vật chất, số lượng, không gian, thời gian chỉ là khái niệm mà thôi chứ không có thực thể. Điều đó đã được nhà khoa học nổi tiếng, đồng thời với Einstein, là Niels Bohr nêu ra một cách rõ ràng.

“Mọi thứ chúng ta gọi là thật được tạo ra bởi những cái không thể xem là thật. Nếu cơ học lượng tử chưa gây sốc cho bạn một cách một cách sâu xa, là bạn đã chưa hiểu được nó”

Thầy Duy Lực là người hoằng dương Thiền pháp tại VN đã nói :

1401 Việc trần sa kiếp cũng như việc hiện nay                  

Như vậy có thể nói rằng người phương tây coi trọng khoa học thì Phật giáo cũng vô cùng tôn trọng khoa học, từ những kinh điển bất liễu nghĩa như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, đến những kinh điển liễu nghĩa như Bát Nhã Tâm Kinh, Trung Quán Luận. Tất cả đều rất khoa học mà ngay cả nhà khoa học số 1 thế giới của phương tây thế kỷ 20 là Albert Einstein cũng chưa hiểu hết Phật pháp.

2.Người phương tây coi trọng thực dụng nên họ chú trọng những phương pháp tập luyện đem lại những hiệu quả rõ ràng thiết thực trong đời sống như thiền định để giữ cho tinh thần được yên ổn, được an tâm, từ đó cũng giúp duy trì được sức khỏe thể chất, tránh được nhiều thứ bệnh kể cả tâm bệnh và thân bệnh. Điều này cũng khiến cho Phật giáo như có được một luồng gió mới, thổi thêm sức sống cho Đạo Phật.

3.Người phương tây coi trọng tự do cá nhân, họ có tâm lý thích hưởng thụ cuộc sống nên đối với những quy định về giới luật nghiêm khắc của Đạo Phật nhất là đối với Đại thừa từ TQ truyền sang họ cảm thấy không phù hợp lắm. Những giới luật này cấm tu sĩ không được có gia đình. Đã là tăng hay ni thì phải từ bỏ hoàn toàn tính dục. Ngay cả ngũ giới đối với người cư sĩ chưa xuất gia cũng khá khó giữ, khó tuân thủ hoàn toàn.  

Ngũ giới bao gồm : Không được giết hại; Không được trộm cướp; Không được tà dâm; Không được nói dối; Không được uống ruợu. Họ giữ giới như thế nào ?

Không trộm cướp, không nói dối hại người thì ok. Những những giới kia thì có chỗ phải du di.

Không sát sinh khó giữ hoàn toàn vì xã hội của họ rất coi trọng vệ sinh. Côn trùng như muỗi, kiến, mối, bị coi là có hại và phải bị tận diệt. Những con vật có hại như chuột, rắn, cũng không được phép sống chung với con người. Phật tử phương tây muốn hay không muốn cũng phải đồng tình để cho xã hội tiêu diệt những con vật trên. Vả lại cũng không thể tuyệt đối không sát sinh. Bệnh truyền nhiễm thì phải dùng thuốc kháng sinh. Nấu nước sôi để pha trà pha cà phê cũng không thể tránh khỏi sát sinh. 

Không tà dâm theo đúng nghĩa thì người cư sĩ chỉ được sinh hoạt tính dục với người hôn phối chính thức của họ mà thôi. Nhưng con người có nhiều xúc cảm, có khi lãng mạn, gặp cơ hội họ khó có thể giữ giới triệt để. Ngay cả khi đã xuất gia họ vẫn còn xúc cảm. Thế nên người phương tây thích Phật giáo Tây Tạng. Tu sĩ theo Mật tông Kim cương thừa có pháp môn Karmamudrā (tiếng Phạn, Hán dịch là Sự nghiệp thủ ấn song thân pháp tu hành 事業手印雙身法修行 pháp môn này phổ biến ở Tây Tạng, hành giả gọi là Las-kyi phyag-rgya Lạt ma pháp sư 喇嘛法師) đó là một kỹ thuật Phật giáo Kim Cương thừa về sự kết hợp thực hành với một người phối ngẫu thực tế hoặc chỉ là hình ảnh tưởng tượng gọi là Jnanamudra Hándịch là Trí huệ thủ ấn 智慧手印. Hành giả có thể thực hành cái gọi là yoga tính dục với một người phối ngẫu hoặc chỉ là tưởng  tượng suông không có người phối ngẫu (Jnanamudra).   

Không uống rượu khó có thể tuân thủ triệt để, chỉ có thể hạn chế mà thôi, bởi vì trong những dịp lễ lộc, hội hè, tết nhất, người ta thích uống một vài ly rượu nhỏ, miễn sao đừng say sưa mất kiểm soát mà thôi.        

4.Đối với vấn đề giác ngộ kiến tánh thành Phật, có lẽ người phương tây ít ai chú trọng theo đuổi bởi vì đối với những vấn đề siêu hình khó nắm bắt như nhân quả nghiệp báo, kiếp lai sinh, bản thể tánh không, nó quá mông lung khó kiểm chứng. Không phải trong số họ không có người quan tâm nghiên cứu chỉ là không phải số đông. Ngay cả đối với người TQ hiện nay có lẽ cũng ít có người chú tâm. Khi xã hội quá đề cao vật chất thì tâm linh có phần sa sút.

Giác ngộ kiến tánh có thể đem lại hiệu ứng rõ ràng như làm chủ thân tâm, nghĩa là tâm luôn luôn an định, thân không bệnh, không bị tai nạn (vì làm chủ nghiệp) làm chủ sinh tử như trường hợp của sư Động Sơn Lương Giới (洞山良价 807-869)hoặc gia đình 4 người của cư sĩ Bàng Uẩn (龐蘊740-808), hay nhà sư Giới Đồ Lê 戒阇黎 (không rõ năm sinh năm mất, chỉ biết là người ở Thai Châu Lâm Hải 台州临海 tỉnh Chiết Giang, sống vào thời Nam Tống (1127–1279).

Sau khi Thiền sư Nguyệt Khê 月溪(1879-1965)viên tịch gần đây nhất, chúng ta không còn nghe thấy ai kiến tánh để lại nhục thân bất hoại nữa. Số nhà sư viên tịch, trà tỳ để lại xá lợi thì nhiều nhưng cũng không chắc là kiến tánh như thầy Duy Lực từng nói, bản thân thầy cũng có để lại xá lợi.

0097 Xá lợi có giá trị gì không ?                        

Kết luận  

Người phương tây tiếp thu Phật pháp, họ tạo ra một luồng gió mới chấn hưng Đạo Phật với những ứng dụng của Thiền trong đời sống thực tiễn đem lại lợi ích thiết thực như duy trì được trạng thái cân bằng tương hỗ giữa thân thể và ý thức, tâm an, thân thể mạnh khỏe, năng lượng dồi dào, cuộc sống hạnh phúc vững chắc, khuyến khích ăn chay, ít sát sinh.

Còn về vấn đề tu hành giải thoát, kiến tánh thành Phật, có lẽ không được chú trọng mấy bởi vì phần lớn họ theo quan điểm duy vật khách quan mà đại biểu là Einstein. Einstein phát biểu rằng :

“Tôi thích nghĩ rằng Mặt trăng vẫn ở đó ngay cả khi tôi không đang nhìn nó”

Không riêng gì người phương tây mà gần như toàn thể nhân loại kể cả nhiều ông sư đang thuyết pháp trên mạng đều tin vào quan điểm duy vật khách quan của Einstein.

Mà những người tin theo quan điểm này thì không bao giờ có thể giác ngộ được. Thậm chí gần như toàn bộ các ông sư Phật giáo đang thuyết pháp trên mạng, họ nói rằng tu là sửa, sửa từ người ngu muội, bất trí, đau khổ, trở thành người có chánh niệm, có trí tuệ, có phước đức. Vậy họ có giác ngộ không ? Đáng buồn câu trả lời là không. Bởi vì họ còn quá cố chấp. Họ chấp cái ta (ngũ uẩn ngã) là có thật nên phải tu, phải sửa, tức là họ vẫn cứ trụ trong tương đối. Họ chấp pháp, cho rằng giáo lý của Đức Phật là chân lý, họ tin rằng cứ cố gắng tu sửa, trì giới nghiêm túc thì đến một ngày nào đó trong tương lai họ sẽ giác ngộ.

Chúng ta hãy can đảm mà hỏi rằng. Tại sao có hàng tỷ tín đồ Phật giáo đã và đang tu tập, có hàng vạn ức ngôi chùa trên khắp thế giới, có hàng triệu ông sư đang ra sức thuyết pháp trên mạng và ngoài đời, vậy mà sau sư Nguyệt Khê viên tịch năm 1965, không thấy có ai kiến tánh thành Phật nữa ?

Tuyệt đại đa số họ cũng không hiểu chánh niệm đích thật là thế nào. Lục Tổ Huệ Năng đã nói rất rõ trong bài kệ :

無念念即正 Vô niệm niệm tức chánh Niệm vô niệm là chánh

有念念成邪 Hữu niệm niệm thành tà Niệm hữu niệm thành tà

有無俱不計 Hữu vô câu bất kế  Hữu vô đều không chấp

長禦白牛車 Trường ngự bạch ngưu xa Mãi ngồi xe trâu trắng

Ý của bài kệ là nếu hành giả cố chấp dù là chấp Có hay chấp Không đều là tà. Không chấp thật tức không chấp Có cũng không chấp Không thì niệm nào cũng là chánh. Từ đó chúng ta mới hiểu hành vi của nhà sư Giới Đồ Lê (hóa thân của Văn Thù Bồ Tát). Ông ăn đầu heo, kết nạp nữ đệ tử, ăn chung, ở chung với nàng. Nhưng việc đó cũng như mọi sự việc khác trên thế gian đều chỉ là ảo hóa không phải thật tức là niệm vô niệm. Hành vi của ông chỉ nhằm phá chấp mà thôi.

Vậy có bao nhiêu người trên thế giới nhận ra quan điểm của Einstein cũng là chấp thật, là niệm hữu niệm ?    

Từ nhận thức này mới có thể đi tới phá ngã chấp và pháp chấp. Phá được như vậy thì mới có thể phá chấp Có và chấp Không. Thoát ra khỏi tương đối cũng tức là tỉnh giấc chiêm bao ban ngày, cũng tức là kiến tánh giác ngộ.  

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | Bình luận về bài viết này

CÁCH VẬT TRÍ TRI LÀ GÌ ?

Lúc tôi mới bắt đầu vào học tiểu học năm 1960 và một vài năm tiếp theo, trong thời khóa biểu có một môn học gọi là Cách Trí. Thầy cô giáo đôi khi còn gọi là môn Thường Thức tức là môn học về các sự vật chung quanh mình. Nhưng không có ai giải thích Cách Trí nghĩa là gì. Có lẽ danh từ đó cũng vượt quá sự hiểu biết của thầy cô giáo tiểu học. Sau này khi lớn lên học Hán ngữ, tra cứu tôi mới biết.  

Danh từ Cách Trí là gọi tắt Cách Vật Trí Tri, danh xưng này đầu tiên xuất phát từ sách Lễ Ký 禮記 phần nói về Đại học, nguyên văn là : Dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri, trí tri tại cách vật「欲誠其意者,先致其知,致知在格物.」[Người muốn cho ý chân thành trung thực, trước hết phải đạt được sự hiểu biết đến cùng (trí kỳ tri). Để hiểu biết đến cùng phải cách vật 格物. Cách vật có nghĩa là xét cho cùng, hiểu cho đúng tường tận cái lý của sự vật]

Lý tưởng của Nho giáo : “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ” cũng xuất phát từ đây. Họ dạy rằng muốn làm sáng tỏ cái Đức trong thiên hạ 明明德于天下者 (minh Minh Đức vu thiên hạ giả) cũng tức là Bình thiên hạ (đem lại thái bình thịnh trị cho thế giới- Pax Mundi- World Peace) trước hết phải cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm. Tất cả những việc làm đó nằm trong nội dung tu thân.

Tóm lại người quân tử muốn làm được việc vĩ đại nhất là Bình thiên hạ thì trước hết phải lo tu thân. Mà tu thân cốt yếu nhất là phải cách vật để trí tri (xét sự vật đến cùng để hiểu biết tận cùng cái lý của nó).

Tóm lại trong thời đại của Khổng Tử, người ta đã nêu ra nguyên tắc Cách vật trí tri gọi tắt là Cách Trí. Nhưng trong thực tế không thực hiện được. Lý do là trình độ khoa học thời xưa còn thấp kém nên chẳng biết làm thế nào để cách vật. Thời đó không có khả năng đi sâu vào cấu trúc của vật chất để hiểu tường tận.      

Đến đời Tống, Nho gia cố gắng phát triển Lý học với những nhân vật nổi tiếng là Chu Đôn Di (周敦頤 1017-1078CN), Trình Hạo (程顥 1032-1085), Trình Di (程頤1033-1107,Chu Hi (朱熹 1130-1200). Họ cố gắng cách vật trí tri nhưng biến tướng trở thành lý tưởng cầu học để làm người hoàn thiện nhưng không thật sự trí tri. Có thể nói là họ thất bại trong cách vật bởi vì khả năng khoa học kém cỏi của thời đó không giúp được gì nhiều. Người ta chỉ hiểu khái quát bề ngoài thôi. Chẳng hạn Vương Dương Minh thử ứng dụng cách vật trí tri, ông ngồi dưới bụi trúc trong 7 ngày, chẻ nhỏ thân trúc để tìm cái lý mà chẻ mãi tìm mãi cũng chẳng thấy lý gì, mất công toi và chán nản. Mãi ba chục năm sau, ông bỗng nhiên tỉnh ngộ, thấy rằng không thể đến với sự vật để tìm ra đạo lý được, mà đạo lý ở trong tâm mình. Nhưng ông không biết rằng phải cách vật tới cấp độ phân tử, nguyên tử, lượng tử (hạt cơ bản của vật chất) thì mới có thể tìm thấy cái lý sâu thẳm không tưởng tượng nổi của vật. Nhưng thời đó chưa có khả năng đi sâu như vậy. 

Và thời Tống người ta đưa ra những phương châm ràng buộc tệ hại nhất đối với con người trong xã hội, nô dịch đối với giới trí thức và trói buộc quá mức đối với phụ nữ. Nho gia đời Tống xem “chết đói là việc nhỏ, thất tiết mới là việc lớn”, đòi hỏi người phụ nữ chết chồng lỡ gặp cảnh đói kém phải chịu chết đói chứ không được đi lấy chồng khác để giữ trinh tiết!    

Sách Nhị Trình Toàn Thư (di thư của Trình Hạo và Trình Di chương 22) có đoạn:

Hỏi “Phụ nữ góa chồng không thể giữ mình theo đạo lý thì như thế nào ? Đáp : “Thế này nhé. Phàm nên giữ trinh tiết với chồng. Còn nếu chọn thất tiết đi bước nữa là mất trinh tiết. Lại hỏi : Hoặc nếu có cô nhi bần cùng không chỗ nương tựa thì có thể tái giá không ? Đáp : Chỉ là hậu thế sợ chết đói chết rét mới nói như vậy. Chứ nên coi : Ngạ tử sự cực tiểu, Thất tiết sự cực đại 餓死事極小,失節事極大 (Chết đói là việc rất nhỏ, Thất tiết là việc rất lớn)

Nhà thơ nữ Lý Thanh Chiếu là một nạn nhân của luật pháp trọng nam khinh nữ do các Nho gia đời Tống chủ trương. Sau khi chồng là Triệu Minh Thành mất, bà tái giá với một người chồng mới không mấy tử tế là Trương Nhữ Châu. Cảm thấy bất hạnh, bà gởi đơn kiện và xin ly hôn. Bà thắng kiện nhưng theo luật pháp thời đó dù bà có lý do chính đáng để xin ly hôn nhưng kiện chồng thì vẫn bị phạt hai năm tù. Vì bà là nhà thơ nổi tiếng nên được quan lớn Kỳ Sùng Lễ hết lòng giúp đỡ miễn giảm cho bà những việc lao nhọc trong tù. Mãn hạn tù bà có viết lá thư cảm ơn. Nhờ lá thư này mà người ta thấy rõ cụ thể những bất công trọng nam khinh nữ của thời xưa ngay trong luật pháp, nhất là thời Tống với những quy định rất khắt khe đối với phụ nữ.     

Chu Hi nói : 所谓致知在格物者,言欲致吾之知,在即物而穷其理也。盖人心之灵莫不有知,而天下之物莫不有理,惟于理有未穷,故其知有不尽也。是以《大学》始教,必使学者即凡天下之物,莫不因其已知之理而益穷之,以求至乎其极 (Cái gọi là tri thức hoàn thiện nằm ở việc tìm hiểu sự vật đến tận cùng, Lời nói này là nếu tôi muốn hiểu biết tường tận thì đối với các sự vật, phải lý giải tới tận cùng, bao gồm cả tâm linh con người, không có gì là không biết. Nhưng mọi sự vật trên đời đều không có gì là không có lý của chúng, tuy nhiên lý thì không có chỗ cùng tận, nên tri thức về chúng là vô tận vậy. Vì vậy thiên “Đại học” mới dạy điều tất yếu khiến các học giả, phàm đối với mọi thứ trên đời, không có cái gì mà nhân từ cái lý đã biết mà suy ra đến tận cùng để cầu đạt tới cùng cực).

Lục Cửu Uyên học giả đời Tống từng cho rằng phương pháp “cách vật trí tri” của Chu Hi quá “chi ly vỡ vụn”

Vương Dương Minh đời Minh đã viết trong thiên “Đại học vấn”: “Trí tri’ không phải là điều mà các vị hậu Nho gọi là để mở rộng tri ​​thức mà là cái mang lại lương tri cho ta. Lương tri là cái Mạnh Tử gọi là khả năng “phân biệt đúng sai” Mọi người đều có tâm  phân biệt đúng sai, nó không cần phải suy nghĩ mới biết, không cần đợi học mới biết, cho nên gọi là lương tri.

La Khâm Xuyên đời Minh cho rằng “Cách vật” dùng để chỉ sự hiểu biết của con người về những sự vật bên ngoài, “lấy sự học hỏi là chủ yếu, bổ sung bằng sự suy nghĩ biện luận.” “Trí tri” là hoạt động lý tính của con người tiến hành suy nghĩ biện luận, lấy “suy nghĩ biện luận là chủ và học vấn là phụ trợ”. Nếu như không có “cách vật” tức là không có tiếp xúc với sự vật bên ngoài thì tri thức sẽ rơi vào không tưởng. Nếu như không có “trí tri” thì sẽ bị mê hoặc lầm lạc trước các hiện tượng sự vật. Vì vậy hai phương thức phải bổ sung cho nhau.

Nói chung các học giả Trung Hoa trong nhiều thời kỳ đã suy nghĩ khá nhiều về Cách vật trí tri nhưng không có khả năng thực hiện cách vật (tìm hiểu tới cùng về vật chất, sự vật) nên không có trí tri (hiểu biết đến nơi đến chốn). Rốt cuộc họ dựa vào quan niệm chung của xã hội mà trong đó người nam là chủ đạo để xây dựng triết học (Lý học) và luật pháp một cách chủ quan, nó trói buộc nặng nề giới trí thức và bất công đối với phụ nữ. Chu Hi có nghiên cứu về Phật giáo và Đạo giáo nhưng chưa thấu đáo lại lấy thiên kiến của mình để xây dựng thành cái gọi là Lý học đời Tống nông nổi và lệch lạc và có ảnh hưởng tiêu cực tới vận mệnh của TQ, nó khiến TQ suy nhược và mất nước vào tay các dân tộc thiểu số là Mông Cổ (triều đại nhà Nguyên) và Nữ Chân (Mãn, triều đại nhà Thanh)  

Trong khi đó Phật giáo có sự hiểu biết thấu đáo hơn, xứng đáng gọi là Trí tri vì đã hiểu biết đến tận cùng do Đức Phật là người giác ngộ chỉ dạy. Phật giáo đã du nhập TQ theo hai ngã.

Sớm nhất là từ phía nam tức là từ Việt Nam ngược lên TQ.

Theo sách Lĩnh Nam chích quái, vào thời đại Hùng Vương, hai vợ chồng Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa đã được một nhà sư Ấn Độ tên là Phật Quang thuyết giảng về Đạo Phật tại núi Quỳnh Viên. Mặc dù đây là truyền thuyết nhưng không hẳn là không có thật. Theo khảo cứu của các học giả, núi Quỳnh Viên ở phía nam Cửa Sót nơi con sông cùng tên chảy ra biển (nay thuộc Hà Tĩnh). Lịch sử Phật giáo cho biết rằng vào thời vua A Dục (Asoka 273 – 232 tr CN), vua nước Ma Kiệt Đà (Magadha- bắc Ấn Độ) sau khi xâm chiếm xứ Kalinga, gây bao cảnh chết chóc đau thương cho hàng vạn người, bỗng cảm thấy hối hận, nhà vua phát nguyện ủng hộ Phật giáo, xây dựng nhiều chùa chiền, thành lập 9 phái đoàn để truyền bá đạo Phật ra các nước chung quanh, trong số đó có phái đoàn do hai cao tăng Uttara và Sona đi bằng đường biển đến Suvannabhumi (xứ của vàng) truyền đạo. Sử của Thái Lan và Myanma có ghi nhận công cuộc hoằng pháp của phái đoàn này. Một đoàn khác do Mahoda, con của vua A Dục cầm đầu, đã đến nước Văn Lang của vua Hùng thứ 18 vào năm 240 trước CN. Theo sử liệu điều chỉnh thì Thục Phán đánh chiếm nước Văn Lang không phải năm 258 trước Công nguyên như sử cũ mà phải là năm 208 trCN và, như vậy khi đoàn của Mahoda đến vào năm 240 trCN, thì nước Văn Lang vẫn còn). Họ đã thuyết giảng và xây dựng cơ sở Phật giáo, trong đó có bảo tháp vua A Dục tại thành Nê Lê mà ngày nay là Đồ Sơn, Hải Phòng, tăng sĩ trong đoàn có gặp và thuyết pháp cho Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa, đó là dấu vết xưa nhất của Phật giáo tại Việt Nam. Sách Thiền Uyển truyền đăng tập lục có dẫn lời sư Đàm Thiên nói với vua Tùy Cao Đế rằng ở Giao Châu có đường biển sang Thiên Trúc (Ấn Độ), trong khi Giang Đông (Trung Quốc) chưa có Phật giáo thì ở Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) thủ phủ của Giao Châu, đã có 20 ngôi chùa, 500 vị tăng, dịch kinh được 15 quyển. Trong số tăng sĩ đó, có Khâu Đà La (Ksudra), Ma Ha Kỳ Vực (Marajivaka), Chi Cương Lương Tiếp (Kalasivi), Khương Tăng Hội (người gốc Khương Cư -Sogdiane, nay thuộc Uzbekistan_theo cha mẹ đến Luy Lâu lúc 10 tuổi. Năm 248CN, vua nước Ngô Tôn Quyền cho sứ giả sang Luy Lâu rước Khương Tăng Hội đưa về Kiến Nghiệp)…Các tăng sĩ đều là người Ấn Độ hoặc Trung Á đến Giao Châu truyền đạo trong thế kỷ 2 và 3 Công nguyên.

Còn sử liệu chính thức thì Phật giáo bắt đầu du nhập TQ từ năm 65 CN.

Câu chuyện Minh Đế cầu pháp được tìm thấy trong Hậu Hán thư. Sách này chép rằng niên hiệu Vĩnh Bình thứ tám (65 Tây lịch), vua Minh Đế ra chiếu chỉ người phạm tội lẫn trốn phải dâng một số tơ lụa tốt để chuộc tội. Sở Vương Anh, huynh đệ của Minh Đế, đóng đô ở Bành Thành, tự xét rằng trong nhà có người phạm tội nên dâng ba mươi bốn xấp lụa để chuộc tội cho người thân. Minh Đế xem trường hợp này không đáng xử tội với lý do Sở Vương biết “tụng lời vi diệu của Hoàng Lão và sùng thượng đức nhân từ của Phật” (楚王誦黃老之微言尚浮屠之仁祠 thời đó chưa có danh xưng Phật, còn gọi Phật là Phù đồ 浮屠Buddha) nên hẳn nhiên là người tốt không phải tội, cho nên vua đem tơ lụa hoàn trả lại cho Sở Vương. Sau đó, Sở Vương làm lễ sám hối, ăn chay ba tháng và tổ chức trai tăng thịnh soạn cúng dường Tăng sĩ (桑門 tang môn về sau mới gọi là tăng già 僧伽) và cư sĩ (伊蒲塞 y bồ tắc về sau gọi là ưu bà tắc 優婆塞). Chiếu văn của Minh Đế hiện nay vẫn còn. Nhưng câu hỏi về thầy của Vương Anh là ai vẫn còn là một nghi vấn. Văn kiện lịch sử này là một chứng cứ xác thực chứng minh sự có mặt của Phật giáo vào thời Hậu Hán. 

Một câu chuyện khác nói rằng Hán Minh Đế mộng thấy người vàng (金人) từ phương Tây. Qua lời bàn của viên quan Phó Nghị, vua sai sứ qua Tây Vực cầu pháp. Thành quả của chuyến đi này là thỉnh được Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan là hai vị tăng của Tây Vực. Vua Minh Đế cho xây chùa Bạch Mã ở ngoại ô thành Lạc Dương làm nơi thờ Phật, phiên dịch kinh điển.

Tóm lại theo chính sử thì Phật giáo được chính thức ghi nhận du nhập TQ từ năm 65 CN dưới thời Hán Minh Đế bằng đường bộ. Còn theo truyền thuyết thì Phật giáo đã du nhập VN sớm hơn 300 năm, vào khoảng năm 240 trước CN dưới thời vua Hùng Vương thứ 18 bằng đường biển và Phật tử đầu tiên chính là Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa. Khi Triệu Đà đem quân đánh chiếm nước Âu Lạc của Thục Phán vào khoảng năm 179 trước CN và sau đó năm 111 trước CN, lúc Lộ Bác Đức đánh chiếm nước Nam Việt dưới triều vua Hán Vũ Đế, thì khi đó Phật giáo đã có tại miền Bắc VN rồi.    

Những điều Phật giáo nói như Nhất thiết pháp vô tự tính, Nhất thiết duy tâm tạo là những Trí tri (hiểu biết tận cùng, nguyên lý) mà các nhà Nho chưa hề biết. Phật cũng không dùng phương pháp Cách vật (xét sự vật đến cùng để tìm cái lý) để biết mà nhờ có thần thông siêu việt nên thấy biết cả những điều mà khoa học hiện đại dùng phương pháp cách vật vẫn chưa hiểu hết.

Chẳng hạn Phật biết không gian, thời gian, số lượng, vật chất, chỉ là những khái niệm của con người chứ không phải sự thật khách quan. Kinh điển Phật giáo gọi những thứ đó là thế lưu bố tưởng 世流布想 là tưởng tượng bình thường phổ biến được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời của thế nhân chứ không phải là sự thật tuyệt đối.

Khoa học hiện đại dùng phương pháp cách vật, đã khám phá ra lượng tử, là những đơn vị nhỏ nhất của vật chất, đó là các hạt cơ bản của vật chất như photon, electron, quark… tất cả có 18 loại hạt cơ bản mà riêng hạt graviton (hạt hấp dẫn) trước đây người ta chỉ mới nhìn thấy sóng mà chưa tận mắt nhìn thấy hạt nên chưa đưa vào bảng Mô hình chuẩn Vật lý hạt (Standard Model of Particle Physics) như sau (17 loại hạt cơ bản):

Mô hình chuẩn của Institute of Technology Madras

Gần đây Hội đồng Châu Âu về Nghiên cứu Hạt nhân (CERN) đã đưa luôn hạt graviton (chữ g) vào cho đủ toàn bộ 18 hạt.

Mô hình chuẩn của CERN (Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire)     

Như vậy 18 hạt cơ bản của vật chất gồm 6 loại hạt quark, 6 loại hạt lepton và 6 loại hạt tương tác (forces) bao gồm luôn cả hạt higgs (higgs boson).  

18 loại hạt này gọi là hạt cơ bản của vật chất (elementary particles). Mỗi loại hạt đều có hai hình thái đối lập nhau là hạt và sóng. Nghĩa là mỗi loại hạt đều có một loại sóng tương ứng. Nhưng cả 18 loại sóng đều có chung một bản chất sóng vô phân biệt gọi là sóng tiềm năng (potential wave). Sóng tiềm năng là một trường thống nhất vô tự tính, vô phân biệt. Phật giáo có nhiều tên gọi cho trường thống nhất này : Tâm, Phật, Phật tánh, Tánh không, Vô ký không, Vô thủy vô minh. Các triết học tôn giáo khác cũng có nhiều tên gọi cho cái bản thể này như : Trời, Thiên lý, Đạo, Thượng đế (God, Dieu).

Từ chỗ vô phân biệt, vậy cái gì phân biệt sóng tiềm năng thành 18 loại sóng khác nhau và thành 18 loại hạt cơ bản và cuối cùng cấu tạo thành vũ trụ vạn vật ?

Phật giáo trả lời đó là Tâm và biểu hiện cụ thể là tâm niệm của chúng sinh, đặc biệt là của con người. Có người vặn lại : con người chỉ mới xuất hiện khoảng 3 triệu năm, còn vũ trụ đã xuất hiện 13,8 tỷ năm, trước khi có con người thì làm sao có tâm niệm ?

Bắt bẻ này mắc kẹt trong thời gian. PG đã nói thời gian, không gian, vật chất, đều không tuyệt đối có thật, số lượng cũng không có thật, nên con số 13,8 tỷ năm hay 3 triệu năm chỉ là ảo tưởng của con người mà thôi. Từ khi con người xuất hiện và có nền văn minh thì con người mới thấy có vũ trụ vạn vật, và đặt ra  giả thuyết Big Bang và nhiều giả thuyết khác. Thực tế thì bản chất của vũ trụ vạn vật, con người đều là tánh không, là sóng tiềm năng vô tự tính, vô phân biệt, xưa nay vẫn vậy, ngay hiện tại bây giờ cũng vậy, phân biệt tạo tác chỉ là tâm niệm không có thực thể. Tâm là sóng, Vật là hạt. Hai hình thái tương phản nhưng đồng nhất thể. Tâm hay sóng tiềm năng là vô phân biệt. Hành giả đạt tới vô tâm cũng chưa phải là giác ngộ. Thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan 白雲守端(1025-1072CN)đời Tống nói:

莫謂無心云是道 Mạc vị vô tâm vân thị đạo Đừng nói vô tâm là đạt đạo

無心猶隔一重關 Vô tâm do cách nhất trùng quan Vô tâm cách đạo một trùng quan (cửa ải)

Bởi vì vô tâm là không có tâm niệm, vô tâm thì hạt chưa xuất hiện. Vô tâm thì không có vật chất, không có vũ trụ vạn vật, không có không gian thời gian, không có cuộc sống.

Phái Toàn Chân Đạo chủ trương Tam giáo đồng nguyên, nói : Một quyền đập nát hư không (Nhất quyền phấn toái hư không 一拳粉碎虛空).

空靈虛幻入凡塵 Không linh hư huyễn nhập phàm trần Linh tánh từ không nhập phàm trần

仙佛儒修一念間 Tiên Phật Nho tu nhất niệm gian  Tiên Phật Nho chỉ trong một niệm

抽添有減總由虛 Trừu thiêm hữu giảm tổng do hư Dù thêm hay bớt đều hư huyễn

粉碎虛空成大覺 Phấn toái hư không thành đại giác Đập nát hư không mà giác ngộ

Nghĩa là không cái gì là có thật, kể hư không, tất cả đều do tâm tạo ra (Nhất thiết duy tâm tạo).      

Năm 1982 ở Đại Lễ Đường Nhân Dân Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trương Bảo Thắng đã dùng đặc dị công năng để chứng tỏ vật chất không có thực thể. Trước mặt đông đảo các nhà lãnh đạo TQ và các nhà khoa học. Người ta đặt hai quả táo vào trong một thùng sắt và hàn kín thùng lại. Trương Bảo Thắng đã dùng tâm lực lấy một quả táo ra khỏi cái thùng sắt mà nắp đã bị hàn kín. Nếu quả táo là có thật, thùng sắt là có thật thì làm sao lấy được quả táo ra khỏi thùng sắt ?. Sau đó mở nắp thùng sắt thì thấy chỉ còn một quả táo trong thùng, còn quả kia đã được lấy ra ngoài bằng tâm lực và còn nằm ở một góc của khán đài.

Bộ trưởng Bộ Tài chính TQ lúc đó là Bạc Nhất Ba 薄一波 đã bắt tay chúc mừng Trương Bảo Thắng biểu diễn thành công.

Kết luận :  Cách Vật trí Tri là một nguyên tắc được nêu ra trong sách Lễ Ký từ thời đại của Khổng Tử. Thời xưa con người chưa có đủ tri thức, khả năng, trình độ để cách vật hiệu quả. Các nhà Nho loay hoay mãi cũng không thực hiện được cách vật trí tri cho đúng đắn, chỉ có thể suy nghĩ và thực hành lệch lạc làm hại rất nhiều cho xã hội, trói buộc tư tưởng con người, trói buộc phụ nữ rất khắt khe. La Khâm Xuyên đời Minh nêu được nguyên tắc khá đúng để cách vật trí tri nhưng không ai thực hiện được. Ngay cả ngày nay khi khoa học đã rất phát triển, cách vật đã được thực hiện rất sâu rồi, vẫn còn rất nhiều nhà khoa học, ngay cả những người thuôc tầm cỡ thế giới từng đoạt giải Nobel Vật lý, vẫn còn mơ hồ. Bởi vì đây là một vấn đề triết học và khoa học cực kỳ khó. Tuyệt đại đa số con người vẫn không thể nào tin nổi rằng không gian, thời gian, số lượng vật chất, vũ trụ vạn vật, chỉ là tâm niệm, do tâm tạo chứ không phải tuyệt đối có thật.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 1 bình luận

PHẬT TRI KIẾN

Phật tri kiến là cái thấy biết của Phật. Phật tri kiến có khác với cái thấy biết của chúng sinh không ? Tất nhiên là có, những gì chúng sinh có thể thấy biết thì Phật đều biết, còn những gì Phật thấy biết thì phần lớn chúng sinh không thể thấy biết cũng không thể hiểu được. Do đâu mà con người biết được Phật tri kiến có những điểm vô cùng vi diệu mà chúng sinh không thể thấy biết và hiểu ? Do những lời chỉ dạy của Phật được ghi chép trong các kinh điển Phật giáo mà các đệ tử xuất sắc của Phật đã ghi nhớ truyền khẩu và viết lại trong lần kết tập kinh điển thứ 4 diễn ra khoảng hơn 500 năm sau khi Phật nhập diệt.

Chúng ta nên biết rằng trong 3 lần kết tập kinh điển trước đây, các tu sĩ cũng chỉ ôn lại bằng cách dùng ký ức ghi nhớ chứ chưa viết ra.

Sau khi Phật nhập diệt 3 tháng thì các tu sĩ  tổ chức cuộc Kết tập Kinh điển lần thứ nhất với khoảng 500 tu sĩ tại ngoại thành Vương Xá (Rajagaha) do Đại Ca Diếp chủ trì, A Nan đọc lại bài giảng, Ưu Bà Ly đọc các giới luật. Thời Đức Phật, tại Ấn Độ, mặc dù đã có văn tự Vedic của giới quý tộc, và có lần hai Đại Đức Yamelu và Tekula xin phép Phật cho ghi chép bài giảng bằng văn tự nói trên nhưng Phật không đồng ý, vì kinh điển chỉ là phương tiện, e rằng người tu cứ bám chặt vào phương tiện mà quên mất cứu cánh, nên các bài giảng của Phật chỉ được các tu sĩ ghi nhớ thuộc lòng và truyền khẩu cho nhau mà thôi.

Phật dùng tiếng Magadhi (Ma Kiệt Đà) là thứ tiếng thông dụng của vương quốc Ma Kiệt Đà để giảng, các đệ tử thấu hiểu và giảng lại cho tín đồ bằng nhiều ngôn ngữ địa phương của họ. Kết tập tức là gom lại, cùng nhau tụng đọc, rà soát lại cho thống nhất. Sau lần kết tập này, Kinh Tạng và Luật Tạng được đúc kết. Kinh Tạng có bốn bộ : Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ và Tăng Chi Bộ.

Một trăm năm sau, cuộc Kết tập Kinh điển lần thứ hai được tổ chức với khoảng 700 tu sĩ tại thành Vesali (Tỳ Xá Ly) và Vajji (Bạt Kỳ). Lần này Kinh Tạng có thêm Tiểu Bộ. Luật Tạng được giữ nguyên với 10 giới luật căn bản. Trong lần kết tập này có sự bất đồng giữa hai khuynh hướng, một là bảo thủ, giữ nguyên giới luật như nguyên thủy, đó là khuynh hướng của Trưởng Lão Thuyết Bộ (Sthaviravada), khuynh hướng thứ hai là cải cách về giới luật của Đại Chúng Bộ (Mahasanghika).

130 năm sau nữa, dưới thời vua A Dục (Asoka 268-232 trước CN), Đại hội Kết tập kinh điển lần thứ 3 được triệu tập với khoảng 1000 tu sĩ do ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaliputta Tissa) chủ trì. Kinh Tạng vẫn là 5 Bộ kinh như  lần kết tập trước, nhưng có tách riêng một số bài giảng của Phật về tâm lý, thể tính và sự tướng của vạn pháp, hình thành Thắng Pháp Tạng còn gọi Vi Diệu Pháp hay Luận Tạng. Luật Tạng được phái Trưởng Lão Thuyết chấn chỉnh chút ít, cơ bản là giữ nguyên. Cả hai khuynh hướng Trưởng Lão Thuyết và Đại Chúng đều phân hoá thành nhiều tông phái. Vua A Dục rất sùng tín Phật giáo, đã gởi nhiều phái đoàn đi các nơi truyền giáo trong số đó có Đại Đức Mahinda là hoàng tử của vua, cùng với 4 tu sĩ khác, sang đảo Tích Lan (nay là Sri Lanka) hoằng pháp. Mahinda được vua nước Tích Lan giúp đỡ xây dựng chùa Đại Tự Viện (Mahavihara), từ đây phát triển thành phái Đại Tự Viện.

Sau cuộc kết tập kinh điển lần thứ 2, phái Đại Chúng bắt đầu phát triển, đến cuộc kết tập lần thứ 3, tức hơn 200 năm sau khi Phật nhập diệt, thì phái này đã lan rộng tại nhiều vùng của Ấn Độ và phân hóa ra nhiều tông phái. Thời kỳ đầu, các tông phái đều sử dụng kinh điển A Hàm (Agama) bằng ngôn ngữ Sanskrit ( Bắc Phạn) gồm 4 bộ kinh là : Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Tạp A Hàm. 4 bộ A Hàm này tương ứng với 4 Bộ Kinh của Nam Tông là Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ và Tương Ưng Bộ, (không có bộ kinh tương ứng với Tiểu Bộ của Nam Tông), nội dung có một số sửa đổi để hàm chứa tư tưởng Đại Thừa (Mahayana).   Vào khoảng hai thập niên cuối cùng (năm -20) trước khi bước vào Công nguyên, khoảng 500 tu sĩ của phái Đại Tự Viện họp lại, do vua Vattagamani triệu tập, tổ chức cuộc Kết tập kinh điển lần thứ 4, tại Tích Lan. Một điểm hết sức đặc biệt là trong lần kết tập này, kinh điển sau 500 năm truyền khẩu, lần đầu tiên được viết thành văn bản trên lá bối (bối diệp 貝葉).

Trong lần kết tập kinh điển thứ 4, lần đầu tiên Kinh Phật được viết ra trên lá bối. 

Đó là bước đầu hình thành Tam Tạng Kinh, gồm có Kinh Tạng với 5 Bộ Kinh lớn như nói trên, riêng Tiểu Bộ có 15 quyển. Luật Tạng gồm 5 quyển : Căn bản giới, Tiểu giới, Đại phẩm Tiểu phẩm Yết ma và Truyền pháp giới. Tạng thứ ba là Thắng Pháp Tạng hay Luận Tạng (Adbidamma Pitaka_A Tỳ Đàm hay A Tỳ Đạt Ma) còn gọi là Vi Diệu Pháp gồm 7 bộ căn bản. Ngôn ngữ được dùng để ghi chép là tiếng Pali, vốn là ngôn ngữ Paishachi ở phía Tây Ấn Độ, phát triển thành tiếng Pali sử dụng phổ biến trên cao nguyên Decan và Nam Ấn , cũng là ngôn ngữ của Mahinda đến Tích Lan từ mấy trăm năm trước. Đây là kinh điển Phật giáo nguyên thủy (Theravada) thuộc truyền thống Nam Tông, được truyền bá ở các nước phía nam nên còn gọi là Nam Truyền, như  Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia, phía nam Việt Nam.

Đến thế kỷ thứ nhất Công nguyên, kinh điển Đại Thừa do các đại sư danh tiếng luận giải đã xuất hiện nhiều và có hệ thống, kéo dài 4 thế kỷ, như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Long Trí, Đề Bà, Vô Trước, Thế Thân…, nhưng những bộ kinh thời kỳ đầu như  Kinh Duy Ma Cật, Liễu Ba La Mật, Bồ Tát Tạng, Tam Pháp Kinh… bằng tiếng Sanskrit đã thất truyền chỉ còn bản dịch Hán ngữ  (trong Hán Tạng). Cùng thời gian đó, Phật giáo Đại Thừa đã truyền sang Trung Quốc, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho Phật giáo. Nhiều nhà sư Ấn Độ đã sang Trung Quốc truyền giáo, họ thông thạo chữ Hán và đã dịch nhiều bộ kinh như : Phật Đà Da Xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm (Jikubutsunen)dịch Trường A Hàm; Cồ Đàm Tăng Già Đề Bà ( Gotama Sanghadeva) và Trúc Đạo Tổ (竺道祖347-419CN) dịch Trung A Hàm và Tăng Nhất A Hàm; Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) dịch Tạp A Hàm; Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) cùng với Tăng Triệu dịch Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và rất nhiều kinh khác…

Đến thế kỷ thứ 6 Công nguyên, Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc truyền đạo, mở đầu cho Thiền Trung Hoa trong đó nổi bật là Lục tổ Huệ Năng. Người Trung Hoa vốn rất tự hào về tư tưởng triết học của mình với Bách gia Chư tử, tuy nhiên từ lâu họ đã thừa nhận triết học Trung Hoa không thể sánh bằng Phật học xuất phát từ Ấn Độ. Nhiều nhà sư Trung Quốc như Huyền Trang, Nghĩa Tịnh, Pháp Hiển… sang Ấn Độ thỉnh kinh, đem về phiên dịch sang Hán ngữ. Huyền Trang đã tổ chức một đạo tràng dịch kinh rất qui mô và chặt chẽ gồm 12 vị cao tăng thạc học để chứng nghĩa, ghi chép, kiểm tra, hiệu đính. Ngày nay kho tàng kinh điển Phật học Trung Hoa gọi chung là Hán Tạng có thể nói là hoàn bị và phong phú bậc nhất trên thế giới. Hán Tạng không phải chỉ được ấn hành ở Trung Quốc và Đài Loan, mà cả ở Nhật Bản (như bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh in tại Tolyo từ 1924-1934). Hán Tạng đầy đủ hơn Tam Tạng Kinh Pali vì chứa đựng thêm rất nhiều kinh điển Đại Thừa, Luật Tạng Hán cũng có nhiều bộ kinh khác ngoài 5 quyển căn bản của Luật Tạng Pali. Hán Tạng cũng đầy đủ hơn Sanskrit Tạng, vì khi Phật giáo Ấn Độ suy vi, một số kinh bằng ngôn ngữ Sanskrit bị thất truyền nhưng bản dịch vẫn còn trong Hán Tạng, kể cả Tiểu Bộ của Nam Tông không có trong Sanskrit Tạng nhưng vẫn có trong Hán Tạng. Ngoài ra nhiều bộ kinh mới của các Đại sư Trung Hoa như Pháp Bảo Đàn Kinh do đệ tử của Huệ Năng soạn, Triệu Luận của Tăng Triệu, Đại Huệ Ngữ Lục, Thần Hội Ngữ Lục, Tham Thiền Cảnh Ngữ, Truyền Đăng Lục, Truyền Tâm Pháp Yếu, Lai Quả Thiền Sư Thiền Thất Khai Thị Lục, Bích Nham Lục…chỉ có trong Hán Tạng.

Cái chúng ta gọi là Phật tri kiến chủ yếu nằm trong Vi Diệu Pháp, đó mới chính là cốt lõi của Phật pháp. Thắng Pháp hay Vi Diệu Pháp đề cập tới nhiều lĩnh vực khoa học siêu việt không gian, thời gian. Chẳng hạn Phật giáo nhận thức rằng thế giới chỉ là ảo hóa chứ không phải thật. Cuộc sống hiện thực của chúng ta chỉ là “mở mắt chiêm bao”, thường chúng ta chỉ tin rằng đêm ngủ nằm mơ mới là chiêm bao, còn ban ngày là thật, kể cả các khoa học gia lừng lẫy như Einstein đều tin thế giới là có thật, chỉ có bậc thánh trí như Đức Phật hay các vị Tổ Sư mới hiểu thế giới cũng chỉ là ảo hóa do tâm tạo ra. Tuy nhiên các ngài không chấp, bởi vì thế giới không phải thật, cũng không phải là không thật, không thể chấp vào chỗ nào được, vì vậy trong kinh mới nói: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” không có chỗ trụ mới ngộ được cái tâm bản lai vốn sẵn có trước khi cha mẹ sinh ra.  

Cuối thế kỷ 20 khi con người phát minh ra máy tính (computer) là một chứng minh rất cụ thể cho nhận thức trên của Phật giáo, rõ ràng chỉ với 2 trạng thái khác nhau của dòng điện (ngắt hay đóng), tương ứng với 2 con số rất đơn giản là 0 và 1, người ta tạo ra vô số hiện tượng như âm thanh, hình ảnh, màu sắc, sáng tối…trên máy vi tính, các tín hiệu truyền đi xa dễ dàng qua mạng internet khiến chúng ta có thể nhìn thấy và nói chuyện được dễ dàng và rẻ tiền với những người quen hay bà con ở những nơi xa xôi trên trái đất. Bản chất của hiện tượng là không thật nhưng hiện tượng lại rất thật, bởi vậy không thể chấp bên nào được. Thế giới không gian thời gian bên ngoài cũng tương tự như  máy vi tính vậy, nhưng ở một cấp độ phức tạp, cao siêu hơn, khoa học đang dần dần khám phá.

Trong “Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” có câu :

Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc

Đó là diễn tả rõ ràng bản chất vốn là một, của các cặp phạm trù mâu thuẫn trong vũ trụ vạn vật, mà trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại chưa hiểu rõ lắm, tuy nhiên khi khoa học đã biến đổi được vất chất thành năng lượng (ví dụ các nhà máy điện nguyên tử) và ngược lại biến năng lượng thành vật chất ( qua thí nghiệm) thì đã hiểu được phần nào ý nghĩa của câu trên, nhưng chưa đạt tới cùng tột.

Về vũ trụ quan, khoa học chỉ mới biết tới vũ trụ hữu hình mức độ thường nghiệm ( tương ứng với Dục giới trong Phật giáo) và vũ trụ hữu hình mức độ vi tế như sóng vô tuyến điện, sóng siêu âm, các tia ánh sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy, tai không thể nghe được nhưng vẫn hiện hữu  ( tương ứng với Sắc giới) nhưng đối với vũ trụ vô hình là thế giới tinh thần ( tương ứng với Vô Sắc giới, chúng sinh không có thân thể chỉ có tinh thần) thì khoa học đành chịu, không cách nào tiếp xúc được. Trong khi đó Vi Diệu Pháp của Phật đã đề cập tới Tam giới gồm 3 cảnh giới kể trên.

Tại sao các nhà khoa học với nhiều công cụ hiện đại mà vẫn chưa hiểu mấy về vũ tru, trong khi Đức Phật sống cách nay hơn 2500 năm, không có công cụ gì trong tay, lại hiểu thấu ? Đó là vì Phật là bậc thánh trí giác ngộ, đã chứng được toàn bộ bí mật của vũ trụ, không nằm ngoài cái Tâm bản nhiên của vũ trụ pháp giới. Phật giáo nói rõ “Vạn pháp duy Tâm”. Chữ Tâm này không phải đối lập với Vật mà bao hàm cả Vật bởi vì nếu đối lập thì còn vướng trong tương đối, mà Tâm thật ra là bao trùm tất kể cả cái Tâm của con người (chủ thể nhận thức) và Vật (đối tượng của nhận thức) thống nhất trong một thực thể duy nhất, bất biến, vĩnh cửu, đó là Tâm, là Phật, là Bản lai diện mục, là Thượng Đế, cũng chính là Vũ trụ, Pháp giới. Đó là điều chỉ có thể chứng ngộ mà không thể lý giải, bởi vì khi lý giải thì đã phân biệt chủ thể và đối tượng của lý giải, tức đã rơi vào tương đối, lệch lạc một bên thì không thể thấy trọn vẹn được. Các vị sư giác ngộ đã thân chứng cái Tâm ấy, đạt tới cảnh giới sinh tử tự do, diệu dụng được thần thông, nhưng không thể nói cho người khác biết được, cố diễn tả cũng chỉ gây ra hiểu lầm mà thôi, cho nên các ngài chỉ dùng ngôn ngữ thiền phi lô gích để thăm dò mức độ kiến tánh của các vị tăng mà người chưa ngộ thì chẳng thể hiểu được. Nhưng để người đời có chỗ đặt lòng tin, đôi khi các ngài lưu lại nhục thân bất hoại của chính mình để làm tin. Chẳng hạn nhục thân của Lục Tổ Huệ Năng sống vào đời Đường, nhục thân của các ngài Hám Sơn và Đơn Điền thuộc đời Minh hiện vẫn còn lưu giữ tại chùa Nam Hoa ở thành phố Thiều Quan 韶关 tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Nhục thân của Huệ Năng 1300 năm đã trôi qua mà vẫn không hư hoại, không cần bất cứ biện pháp nào để bảo quản.  

Kinh điển Phật giáo chia ra hai loại :

1.Kinh điển phương tiện còn gọi là bất liễu nghĩa tức là loại kinh chỉ nói phân nửa sự thật chứ chưa nói hết toàn bộ sự thật. Phân nửa sự thật cũng không phải là sự thật. Ví dụ Tứ Diệu Đế là kinh bất liễu nghĩa. Khổ, Tập, Diệt, Đạo không phải là toàn bộ sự thật. Phật chỉ căn cứ vào vọng tưởng của chúng sinh mà thuyết phân nửa sự thật theo cảm nhận thường nghiệm của chúng sinh. Thập Nhị Nhân Duyên cũng là loại kinh bất liễu nghĩa. Chứ nếu xét về mặt Chân Đế, Khổ có thật hay không ? Nhân Duyên có thật hay không ? Chúng ta sẽ xem xét.

Trước khi giải đáp vấn đề này chúng ta đề cập đến loại kinh thứ hai :

2.Kinh liễu nghĩa là loại kinh nói hết toàn bộ sự thật. Sự thật luôn luôn có hai mặt đối nghịch nhau mà triết học gọi là cặp phạm trù mâu thuẫn như : Thiện và Ác, Tốt và Xấu, Đúng và Sai, Sáng và Tối v.v…Đại biểu cho kinh liễu nghĩa là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh gọi tắt là kinh Bát Nhã. 

Trong kinh Bát Nhã, Phật nói : Ngũ Uẩn giai không. Cái tôi của ta là dựa trên ngũ uẩn bao gồm Sắc (vật chất), Thọ (cảm giác), Tưởng (suy nghĩ, tưởng tượng), Hành (chuyển động), Thức (nhận thức, phân biệt). Cả 5 uẩn (tập hợp) này đều là không tức không có thực chất, không có thật. Như vậy tất cả chỉ là tánh không. Cái tôi của chúng sinh từ thể xác cho tới tinh thần, tư tưởng đều không phải tuyệt đối có thật, chỉ là vọng tưởng, tâm niệm mà thôi. Khổ chỉ là tâm niệm, Nhân duyên, vật chất cũng chỉ là tâm niệm, không phải tuyệt đối có thật.  

Từ đó suy ra sâu xa hơn nữa, toàn bộ vũ trụ vạn vật đều là không, không phải tuyệt đối chân thật, chỉ là tâm niệm.

Một câu hỏi cần được nêu ra là kinh Bát Nhã có phản ánh đúng sự thật hay không, Phật tri kiến có cơ sở khoa học hay không ?

Chiếu theo cơ sở khoa học của thế kỷ 21 nhất là dựa trên những khám phá mới của cơ học lượng tử thì Phật tri kiến hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Trước hết tánh không mà kinh Bát Nhã nói là gì ? Tánh không không phải là hư vô, mặc dù là vô hình vô tướng nhưng chúng ta có thể hình dung đó là một loại sóng tiềm năng. Nói rõ ràng hơn thì tánh không là một loại trường thống nhất (unified field) mà Phật giáo diễn tả bằng các tên gọi như Tâm, Phật tánh, Tánh giác ngộ. Các tôn giáo khác thì gọi là Thượng Đế, Trời… Ở hình thái này thì tánh không có những tính chất mà người bình thường không tưởng tượng nổi như : không phải là vật chất, không có thực thể (non realism), vô sở trụ, không có không gian và thời gian (non locality), không có số lượng (non quantity). Tất cả những điều này đều là những kết luận rút ra từ thí nghiệm liên kết lượng tử (quantum entanglement) mà nhà vật lý người Pháp Alain Aspect đã tiến hành tại Paris năm 1982. Người chế tạo chiếc máy để có thể tiến hành thí nghiệm này là nhà vật lý người Mỹ John Clauser. Với cái máy do John Clauser sáng chế, Alain Aspect đã có thể làm cho một photon (hạt ánh sáng) xuất hiện đồng thời ở 2 vị trí khác nhau tạm gọi là A và B. Khi tác động vào A thì B lập tức bị tác động theo tức thời không mất chút thời gian nào. Hiện tượng này gọi là rối hay liên kết lượng tử. Năm 2012, Anton Zeilinger, giáo sư tại Vienna, làm lại thí nghiệm với khoảng cách A-B là 89 miles (143km), kết quả cũng tương tự. Cả ba nhà khoa học Alain Aspect, John Clauser và Anton Zeilinger đều được trao giải Nobel Vật Lý năm 2022. Năm 2017, một năm sau khi TQ đã phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên của thế giới lên không gian mang tên Mặc Tử (Micius), họ đã làm lại thí nghiệm này với khoảng cách A-B là 1200km, kết quả cũng vẫn như vậy. 1200km là một khoảng cách rất lớn nên không thể nói là tác động tức thời chỉ là sai số của phép đo. 

Thí nghiệm liên kết lượng tử đã chứng tỏ một cách rõ ràng đầy thuyết phục rằng vật chất (cụ thể là hạt photon hay hạt electron) có bản chất là sóng tiềm năng vô hình. Và ở trạng thái đó vật là vô sở trụ (non locality) không có không gian và thời gian, và không có thật (non realism). Số lượng cũng không có thật (non quantity). Năm 2012 Maria Chekhova của đại học Moscow có thể làm cho 1 photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau. Như vậy chứng tỏ số lượng là không có thật. Một có thể biến thành nhiều để tạo ra vạn vật là do tác dụng của Tâm thôi.  

Phật tri kiến là Vi Diệu Pháp vì nó nhận ra một sự thật mà con người không thể tưởng tượng nổi. Chẳng hạn khoảng cách không gian từ New York tới Paris  5.837 km là không có thật, khoảng cách đó chỉ là tâm niệm mà thôi. Và một bậc giác ngộ như Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ cần một niệm là có thể đi từ New York tới Paris. Chúng ta nói như vậy nghe có vẻ mê tín vì chưa ai thật sự chứng kiến Bồ Tát Quán Thế Âm làm điều đó. Nhưng dựa vào thí nghiệm liên kết lượng tử thì điều đó hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Và nhiều nhà khoa học chẳng hạn Brian Greene tin rằng tới một ngày nào đó trong tương lai khoa học có thể làm được. Chuyển một khối lượng vật chất đi xa không mất chút thời gian nào (trong tích-tắc) được gọi là viễn tải lượng tử (quantum teleportation). Người ta hình dung viễn tải lượng tử bằng clip sau đây : 

Viễn tải lượng tử không mất thời gian (quantum teleportation) 

Kết luận   Kinh điển của Phật pháp là rất nhiều, một người khó có thể đọc hết mà cũng không cần thiết phải đọc hết. Kinh điển gồm hai loại : bất liễu nghĩa và liễu nghĩa. Phần bất liễu nghĩa là thuyết pháp dựa trên tri kiến thông thường của thế gian. Phần liễu nghĩa mới đích thực là Phật tri kiến, mới đúng là điều Phật muốn truyền dạy để hành giả có thể đốn ngộ, kiến tánh thành Phật.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 2 bình luận

Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư

Thiên Như Duy Tắc Thiền Sư

天如惟則禪

(Tiểu sử, nhận định và tác phẩm)

Thiên Như Duy Tắc Thiền sư (1286-1354CN) là một thiền sư thuộc hệ Lâm Tế thời nhà Nguyên, người quê ở huyện Cát An 吉安縣, tỉnh Giang Tây, họ đời thường là Đàm 譚, khi còn trẻ ông xuất gia ở Hòa Sơn 禾山. Sau ông đến núi Thiên Mục ở tỉnh Chiết Giang để tham học Phật pháp với Thiền sư Trung Phong Minh Bổn 中峰明本 (1263-1323CN), trở thành đệ tử nối pháp. Theo “Thiên Như hòa thượng Ngữ lục ” (Duy Tắc) có nói: “từ năm mười tuổi đến nay, mải mê học ngồi thiền, đè nén tham, sân, si ở trong đầu xuống”. Duy Tắc từ lúc còn trẻ đã xuống tóc, lúc chưa gặp minh sư đã từng trải qua một thời gian tu mù tập bừa một cách  tự phát. Về sau du phương đến núi Thiên Mục lễ bái Trung Phong Minh Bổn làm thầy của mình, sau đó ông mới biết thế nào là tham Thiền học Đạo. Dần dà qua năm tháng công phu nhọc nhằn, sau đó ông mới tự giác phân biệt được sự khác nhau giữa Thiền và Tịnh, nhưng ông chủ trương ” Thiền Tịnh Nhất Trí”, và trở thành truyền nhân Hổ Khâu Phái của Lâm Tế Tông.

Việc Thiền sư Duy Tắc chủ xướng “Thiền Tịnh Nhất Trí” có quan hệ đến kinh nghiệm “ngồi thiền tu mù” lúc trẻ của ông , do minh sư khó gặp, vả lại những bậc thầy chân chính tham thiền phá được công án, sáng suốt thiền ý (minh liệu thiền ý) không có nhiều. Hơn nữa, số người ray rứt tưởng niệm về cái khổ của sinh tử luân hồi không nhiều. Thứ ba là số người có thể buông bỏ hư danh của thế gian, tránh thoát được vọng duyên và thói quen xấu (bãi đắc thoát vọng duyên ác tập) của người đời cũng không nhiều. Do đó, ông nhận thức rằng tham thiền có chỗ khó khăn trong việc đột phá:

Một là lúc đầu đã không gặp được thiện tri trức chân chính để cùng với người đó phát triển tông chỉ và khai thị đạo lý, do đó căn cơ bất ổn và phương hướng không đúng. …Thứ hai, không biết cái khổ do không lấy sinh tử là việc lớn (sinh tử sự đại) làm tâm niệm, nên đã không có công phu tinh tiến dũng mãnh, lại không có chí khí, quyết tâm bất cứ việc lâu xa nào cũng không thoái lui …Thứ ba, hoặc là không phá bỏ hư danh lợi lộc của thế gian, buông bỏ không được; hoặc là đối với vọng duyên ác tập của thế gian không đoạn trừ được, không tránh thoát được.   

Thiền sư Duy Tắc đề xuất quan điểm “Thiền Tịnh Độ,  Tịnh Độ Thiền “, đó là lấy Thiền pháp thu nhiếp pháp môn Tịnh Độ, và cũng lấy pháp môn Tịnh Độ hàm nhiếp Thiền pháp. Duy Tắc theo “Tứ Liệu Giản 四料簡” của Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽904-975CN) để chọn lựa trong vấn đề về Thiền và Tịnh (giản trạch Thiền Tịnh vấn đề) ông nhận thức Tứ Liệu Giản ca ngợi pháp môn Tịnh Độ, giống như một đỉnh núi đơn độc bên bờ vực với vách đá dựng đứng cao vạn nhận (nhận là đơn vị đo độ dài ngày xưa, 1 nhận dài khoảng 2,1m) khiến người ta không thể vượt qua, tuy nhiên, xét từ thân thế thiền sư, nhận định của ông khiến mọi người cảm thấy ông đang hạ giá Thiền và đề cao pháp môn Tịnh độ, sự thật có đúng không? Bài viết này nhằm theo dõi quan điểm của Duy Tắc về “Tứ Liệu Giản”

Để khai triển ý nghĩa thực tế của “ Tịnh Độ Thiền, Thiền Tịnh Độ”, đồng thời dùng hai chủ đề “Thiền Tịnh Nhất Trí” và “Thiền Tịnh Song Tu” để xem xét ngài Duy Tắc đánh giá thế nào về mối quan hệ ràng buộc giữa Thiền và Tịnh. Nói chung chúng ta đều biết đề cao Tịnh Độ là phá hủy Thiền, chẳng những không hiểu Thiền mà còn không biết Tịnh Độ, đây có lẽ là một thứ bệnh của các hành giả tu Tịnh Độ. Ngược lại, hành giả Thiền chủ trương “Tịnh Độ là do Tâm, là tự tánh của A Di Đà”, nếu họ không biết rằng chỉ có đại Bồ Tát đã chứng ngộ Pháp thân, thì mới có thể chứng được thực tế đó, và thế là họ có một bụng trống tâm cao, từ bỏ việc tu tập, đây có thể cũng là một bệnh của người tu Thiền. Cái mà Duy Tắc muốn tu tập là Thiền còn Tịnh phải chăng chỉ là tu kiêm thêm thôi (Tịnh thị phủ khả dĩ kiêm đới nhi tu). Và sau khi đã chứng ngộ từ Thiền hay từ Tịnh, đó là sự thể nhận thái độ đối với chủ trương “Thiền Tịnh Nhất Trí” vậy.

Các tác phẩm chủ yếu của Thiền sư Duy Tắc bao gồm “Thiên Như Hòa thượng Ngữ lục”, “Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải”, “Tịnh Độ Hoặc Vấn”, v.v. Trong đó, “Thiên Như Hòa thượng Ngữ lục” do người nối pháp của ông là Thiện Ngộ 善遇 biên tập, ban đầu xuất bản bốn tập “Ngữ Lục” tiếp theo là năm tập “Biệt Lục” phụ theo lời tựa từ năm Chí Chính 至正 thứ 9 (1349CN), sau đó tiếp tục xuất bản “Thặng ngữ tập” với 2 quyển bao gồm “Tịnh Độ Hoặc Vấn” và “Tông Thừa Yếu Nghĩa “. Vào năm Chí Chính thứ 14 (1354CN), tại chùa Vân Thê 雲栖寺 cải biên thành 9 quyển, còn “Tịnh Độ Hoặc Vấn” được chuyển thành một quyển sách riêng. Một số người Nhật như Trung Dã Đạt Huệ 中野达慧 (Nakano Tatsue) đã từng thu thập từ “Thiên Như Hòa thượng Ngữ lục” biên tập thành quyển “Vạn Tục Tạng Kinh” chủ yếu được xuất bản vào thời Edo. Ấn bản này có lời tựa của hai người là Dương Tông Đoan và Vô Học Dã Nhân, cuối quyển sách có phụ thêm bài ký của Âu Dương Huyền (1283-1357CN) nhan đề “Sư Tử Lâm Bồ Đề Chính Tông Tự Ký” (Bài ký chùa Bồ Đề Chính Tông tại vườn Sư Tử Lâm) ngoài ra có bài “Nhật Bổn hòa khắc ảnh ấn cận thế Hán tịch tùng khan” (Bản sao văn bản và ảnh tại Nhật các bộ sách Hán ngữ cận đại)  do Aramoto Migo và Okada Takehiko biên tập cũng được sao chụp và xuất bản dựa trên quyển Ngữ lục này.

Cuốn “Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải” khi đã lưu hành khoảng hai trăm năm, và được nhiều người “khen ngợi và siêng năng giảng dạy”. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm phản đối, chẳng hạn như Phùng Mộng Trinh (馮夢禎1548-1595CN) đã nói:

Ông Phùng cho rằng trong  “Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải” có quá nhiều quan điểm chủ quan của Duy Tắc, vì ông thường có quan điểm cá nhân khi viện dẫn chú thích của các tông phái khác khi giải thích Kinh Lăng Nghiêm nên Kinh Lăng Nghiêm đã có nhiều ý kiến cá nhân thêm vào rồi. Do đó “ Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải” đã có nghi vấn. Phán đoán của Tiền Khiêm Ích 錢謙益càng sáng tỏ hơn, ông nói:

Hai trăm năm sau vẫn còn có ý kiến ​​dị nghị, có người nói “Lăng Nghiêm” của Thiên Như không phải là “Lăng Nghiêm” mà Như Lai đã thuyết. “Mông sáo” (mờ mịt) là mô tả “Hội giải” này. Dấu ấn tông môn của nó tuy có nguồn gốc từ Thiên mục (tánh thấy), nhưng con mắt giáo môn ắt chuyên thuộc về Thiên thai.    

Người ta chỉ ra rằng Duy Tắc diễn giải Kinh Lăng Nghiêm theo giáo lý của Thiên Thai tông, nhận định này là đúng. Duy Tắc cũng lấy giáo lý Thiên Thai để diễn giải “Tịnh Độ Hoặc Vấn” của mình, tức là ông đã sử dụng khá nhiều giáo lý Thiên Thai để khai triển tư tưởng Tịnh độ và ngay cả quan niệm về “Thiền Tịnh Nhất Trí”.  

(Tâm Nghị 心毅 Đại Bồ Văn Hóa 大菩文化 Hội Phật giáo Phổ Đà Sơn 普陀山佛教协会 thành phố Chu Sơn 舟山tỉnh Chiết Giang)

Bài Tựa Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải  của Thiên Như Duy Tắc Thiền sư

天如惟則禪師《楞嚴經會解》

Chấp bút : Sa Môn Khắc Lập

Thiên Như Duy Tắc Thiền sư  là người kế thừa của Trung Phong Quốc Sư, sống  vào thời nhà Nguyên và đã đạt được những thành tựu to lớn trong Thiền tông. Thiền sư Duy Tắc cả đời theo tông phong của đại sư Lâm Tế và được sắc tứ danh hiệu “Phật tâm Phổ tế Văn Huệ Đại biện Thiền sư” và một chiếc áo kim lan. Những lời dạy của ông về  Tịnh độ tông đã được biên soạn thành cuốn sách “Tịnh Độ Hoặc Vấn (Các câu hỏi hoài nghi về Tịnh Độ)” và được đưa vào sách “Mười điều cốt yếu của Tịnh độ”, một tác phẩm kinh điển quan trọng của Tịnh Độ tông. Sách “ Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải” của ông thu thập tinh hoa chú giải của chín nhà nghiên cứu vào thời Đường và Tống, với các chú thích thuyết minh bổ sung, tổng cộng hai mươi tập. Nó luôn được các thế hệ người tu học hậu thế đánh giá cao.

Thủ Lăng Nghiêm Kinh là huệ mạng của chư Phật, là con đường đạt đạo của tất cả chúng sinh, là giềng mối lớn của hệ thồng giáo lý, là cửa ải quan trọng của Thiền môn. Kể từ khi Thế Tôn thành đạo, năm thời chuyển hóa không gì khác hơn là một đại sự nhân duyên. Hãy tìm cầu cơ duyên bao quát toàn diện của kinh, trực chỉ tâm thể phát hiện cái chân thực tối thắng, xác định được ý nghĩa tính chất cơ bản giản đơn, chân thực viên thông, để con người có thể xoay chuyển sự vật giống như Như Lai, chỉ bằng một cái búng tay, vượt qua hàng vô học, đạt đến Lăng Nghiêm vô thượng. Giải thích tên gọi của kinh, tất cả mọi việc rốt ráo là vững chắc, tức cái gọi là nguồn gốc các pháp , không chuyển động không hư hoại, nguồn gốc bí mật của Như Lai, vạn hạnh của Bồ Tát đều bắt đầu từ đây, và tất cả quy về đây vậy. Hãy xem xét sự giải thích cặn kẽ của kinh, ắt là nói về cái lý tròn đầy để làm sáng tỏ bản chất chân thực và khai mở các hạnh viên mãn để chỉ rõ cách tu hành chân chính. Bản chất của nó cả thể và dụng đều rõ ràng. Về mặt tu hành nhân quả đều khế hợp, từ đầu tới cuối đều là liễu nghĩa. Nếu người tu hành quay lưng với chân mà hướng về vọng sẽ không đạt được vô thượng Bồ đề. Hoặc có người yêu thích Tiểu thừa chỉ được chút ít cho là đủ. Hoặc nếu không trừ bỏ ham muốn hữu lậu nuôi dưỡng tánh nghe, những người đó đều phạm sai lầm. Vì vậy, khi A-nan lấy đa văn tà nhiễm làm duyên để phát triển đại giáo. Đức Thế Tôn trước tiên bảo ông ấy rằng: “Tất cả chúng sinh đều ở trong vòng luân hồi sinh tử liên tục vì không biết được chân tâm thường hằng, tánh thanh tịnh, thể trong sáng, mà dùng đủ thứ vọng tưởng. Những tưởng tượng đó không thật do đó mà luân chuyển trôi lăn. Ngài lại nói: “Có một pháp Tam ma đề (Samadhi= Thiền định) tên là Đại Phật Đính Thủ Lăng Nghiêm Vương đầy đủ vạn hạnh, Như Lai mười phương đều do một cửa này mà siêu xuất diệu trang nghiêm lộ. Hiểu và thực hành kinh này là gốc lớn (của Phật pháp) vậy.  

Do đó, phá bảy chỗ dính mắc (phá thất xứ phan duyên), và phân biệt hai loại căn bản. Do cái thấy nên phát hiện được tâm, và do tâm mà phát hiện tánh thấy. Tuy tánh thấy của tâm luôn hiển hiện, nhưng hiển hiện chính là do tâm. Giống như người mù nhìn bóng tối, thí dụ cho ý nghĩa là nhìn không cần mắt; chỉ ra là thấy không cần ánh sáng, thể nghiệm cái thấy thường hằng không lay động; giống như nhìn cái bất biến của con sông, thí dụ cho buông thỏng tay mà không rớt; Nói về bát hoàn (tám sự trở lại) (1) , chọn trong vạn vật, không trải ra cũng không cuốn lại, không đúng cũng không sai. Khiến cho nhận ra chân tâm thanh tịnh và viên mãn, phá vọng, cái thấy nghe phân biệt sắc không không dựa vào tai, mắt. Tức nhận ra sự sai lầm, mê muội lộn xộn, do đó phá vỡ khái niệm tự nhiên và khai thị sự sai lầm của cái thấy; cái thấy kết hợp với biệt nghiệp, đồng thời chỉ ra đó cũng là nơi sinh ra cái thấy sai lầm. Và lấy một người làm thí dụ cho nhiều người, lấy một nước làm thí dụ cho nhiều nước. Nói chung là hiển thị gốc rễ của đồ vật và sinh vật của toàn thế giới đều là vọng vậy. Từ nông đến sâu, từ hẹp đến rộng. Tuy có nhiều cách để hiển bày cái vọng nhưng chỗ hiển bày rốt ráo là cái chân thật. Đó là cách đưa nguyên lý Âm vào mọi cảnh giới (cố hựu cử âm nhập xứ giới), mở rộng đến thất đại (2), dung hội vào bản chất của Như Lai Tạng, khiến nhận ra rằng ta và vạn vật là cùng một gốc, đúng và sai là cùng một bản chất, và chỉ là vọng không có tự tánh và cái toàn thể là chân (thị phi nhất thể, vọng vô tự tánh, toàn thể tức chân). Phàm thập giới (3) đều là hình tướng biểu hiện của cái chân chính (phàm thập giới y chính chi tướng), đều theo nghiệp mà phát hiện vậy (giai tuần nghiệp phát hiện nhi dĩ).

Đã ngộ tức là chân, còn theo đuổi mê lầm mà mong ngộ cũng khó như dời núi lấp sông, là căn nguyên sinh khởi của nghèo nàn cùng cực (thâm cùng sinh khởi chi do). Ví như hư không không ngăn cản vạn pháp phát triển (thí hư không bất cự chư tướng phát huy) , hiển thị sáng tỏ chân tâm diệu giác, soi sáng khắp pháp giới, một và nhiều ứng biến với nhau, lớn và nhỏ chứa đựng được nhau (4- nhất đa hỗ ứng, tiểu đại tương dung), thể và dụng không mâu thuẫn nhau, nó không phải phàm tục cũng không phải chân thực (tức thể tức dụng, phi tục phi chân) . Đến như rời xa là rời cái sai đúng, cái tức là cũng không phải tức là (Chí vu ly tức ly phi, thị, tức phi tức), nó hàm chứa tính vi diệu của tâm và không đi đôi với những câu danh ngôn (tắc tàng tâm diệu tính, bất thiệp danh ngôn hĩ). Rồi (Phật) lại thí dụ một người nhìn vào gương mà chạy càn, đó là ví dụ cho cái vọng tưởng mà không có nguyên nhân, đó là cái hại của đa văn và khuyên nên tu pheo pháp môn vô lậu (dụ vọng vô nhân, kết trách đa văn, khuyến tu vô lậu) . Lời nói đả thông đều là lý tròn đầy. Lý giải tuy đầy đủ nhưng nếu không thực hành thì nó không được chứng tỏ. Vậy, đã rõ ý nghĩa của cặp mâu thuẫn, bước đầu là xác định nguyên nhân mà phát tâm rồi đoạn trừ vô minh, đó là cốt yếu của việc tu hành. Kế đó là xem xét căn bản của phiền não, ý chọn đúng một căn đầy đủ để từ đó phát nguyện thực hành (ý trạch viên căn vi phát hành chi do). Nghĩa là từ chỗ xác định ưu nhược điểm của sáu căn, và quyết định chọn một căn để thâm nhập. Đánh chuông để biết đâu là chân thường, buộc khăn để thấy sáu nút thắt, đến hai mươi lăm thánh sở (5) để chứng pháp môn. Chọn nhĩ căn làm phương tiện cho sơ tâm. Rồi (Phật) lại dạy các quy tắc nhiếp tâm, đứng yên tại đạo tràng nghe tứ trọng luật nghi (6) và đính quang thần chú (7). Thông hiểu và nói được những điều ấy là thực hành viên mãn vậy (thông nhi ngôn chi giai viên hành dã).  

Cho đến do tam tăng tiến (8) mà thành tựu 55 điểm đến trên con đường tới Chân Bồ Đề (thành tựu ngũ thập ngũ vị chân bồ đề lộ). Tuy nói về những quả vị chưa đạt tới, nhưng do thực hành giới nghiệp và đã quen với bảy cảm xúc và ý nghĩ, thiền định đề phòng năm loại tà ma, không khác gì hơn việc tu hành của tông môn, tức hướng tới “Viên mãn Bồ Đề, trở về vô sở đắc”(tất kỳ vu “viên mãn bồ đề, quy vô sở đắc ”), thì mới có thể gọi là chứng cứu cánh kiên cố tối thượng. Tuy nhiên, dựa trên những nguyên lý vững chắc tối thượng, chúng ta nên tu theo những hạnh vững chắc cứu cánh đó, và chứng nghiệm những nguyên lý vững chắc tối thượng đó. Kinh Lăng Nghiêm chỉ dạy đại để là như vậy. Đó là biết ba điều : lời chỉ dạy, thực hành, và nguyên lý, tất cả được gọi là Lăng Nghiêm. Đó là nói về liễu nghi, không cần phải thêm gì nữa. Những người nghiên cứu kinh sách phải phù hợp nguyên lý, hành vi phải đúng theo tông phái. Ngoài chính tông còn có 5 thành phần: một là kiến đạo, hai là tu đạo, ba là chứng lý, bốn là sưu tập kinh điển, và năm là trợ đạo. Người ta nói rằng sau khi thấy đạo thì tu đạo, sau khi tu đạo thì chứng lý, đây là thứ tự của con đường thông thường thôi vậy. Nghiên cứu về luận là căn bản cho tu chứng, như sau khi phát hiện tính chất tiềm ẩn, gọi là ngộ Pháp thân mà không cần trải qua a tăng kỳ kiếp, mới được mời tới trước bảo sở, gọi là mọi nghi hoặc được tiêu trừ, tâm ngộ thực tướng, há bị giới hạn cục bộ ở những điều thường nghiệm sao? (vị bất lịch tăng kì hoạch pháp thân; thỉnh nhập hoa ốc chi tiền, vị nghi hoặc tiêu trừ, tâm ngộ thật tướng chi loại, hựu khởi cục vu thường tai )  Thật là một lời dạy vĩ đại! Nếu muốn phát hiện bản tâm chân thật của mình và trở về nguồn cội, người muốn minh tâm kiến tánh, hãy nhận ra cái bản tâm của mình là đây vậy.

Tuy nhiên, Kinh không thể tiếp thu nếu không giảng dạy, và không thể nắm được nếu không có vận dụng. Hoặc là lời nói lệch lạc, ý bị vo tròn không chuẩn hoặc danh từ giống nhau nhưng nội dung lại khác. Người ngu tối, thấp kém có chỗ không hiểu, nhưng người truyền bá kinh điển nghĩ là họ thông đạt, rồi lấy đó giải thích. Từ đời Đường đến đời Tống có hơn mười nhà giải thích kinh. Bắt đầu tôi thấy có sư Trường Thủy Tuyền, sư Cô Sơn Viên, sư Lặc Đàm Nguyệt, sư Ôn Lăng Hoàn; Tôi cũng đọc qua nắm được ý từ sách của các vị sư Ngô Hưng Nhạc, Hưng Phú, Khác Tư, Trung Duyện, Chân Tế, Tiết Tuy và Lý Mẫn. Tất cả đều gần giống nhau. Chỉ có cái thấy mỗi người xuất phát từ lập trường của mình thì không thể không có sự khác biệt nhỏ. Điều này làm cho hành giả hoang mang chia rẽ, không biết đi đường nào cho đúng, và nếu họ không được sự hướng dẫn biện giải tốt ắt có mối lo không đạt, nếu không sai chỗ này thì cũng sai chỗ nọ.

Nay tôi tổng hợp những giải thích cốt yếu của các nhà để mở thông con đường lớn, những chỗ khác nhau không được mọi người công nhận thì lược bỏ, những chỗ khác nhau nhưng được đa số thông qua thì giữ lại, cùng nhau đưa lên xem xét, thẩm tra chứng cứ đích xác giữ lại có mức độ. Những chỗ có mâu thuẫn ắt có nêu phụ thêm ý của mình coi như chú thích bổ sung. Giống như các dòng sông khác nhau nhưng đều chảy ra hội tụ ở biển, do đó gọi là hội giải. Ý Đạo vốn không có lời, nhưng không có lời nói thì không hiển thị được Đạo.  

Đức Phật bất đắc dĩ phải nói mà thôi vậy. Nếu nói không rõ, ắt lời nói của các vị thầy sẽ không thể dung thứ cho mình. Bởi vì lời nói thì nhiều và khác nhau, và đạo đi sai càng xa, ắt người hội giải lại có thể dung thứ cho mình sao! Diễn giải đã là tổng hợp, nhiều người xem xét do hội giải có thể hiểu lời nói của người khác, do lời của người khác mà biết lời của Phật nói. Hiểu lời của Phật thì nắm được cứu cánh kiên cố vậy, đó là hành, là lý, là giáo, là thiền, là đạt đạo, là huệ mạng, là tất cả những chữ nghĩa còn lại (giai thặng ngữ hĩ) hà huống chỉ giải với hội thôi sao !

Thời gian là vào năm thứ hai niên hiệu Chí Chánh (1342 Công nguyên triều đại nhà Nguyên) năm Nhâm Ngọ, sa môn Duy Tắc (ước 1280-1350 Công nguyên) người đất Lư Lăng (nay là thành phố Cát An tỉnh Giang Tây) ký thuật tại thành phố Cô Tô (nay là Tô Châu) tại vườn Sư Tử Lâm.

Xưa Thiên Thai Trí Giả đại sư nghe nói ở Tây Vực có kinh này (tức Thủ Lăng Nghiêm Kinh), ngày đêm nhìn về hướng Tây, ước nguyện thấy kinh nhưng không thấy được.

Vào cuối đời Đường Vũ Hậu (Võ Tắc Thiên) tại Trường An, sa môn Bàn Lạt Mật Đế (Pramiti người Thiên Trúc) bắt đầu cầm bản tiếng Phạn (của Kinh Lăng Nghiêm), từ Nam Hải đến Quảng Châu gặp Tể tướng Phòng Dung, khi biết sư Nam Tuyền đang ở Quảng Châu tại chùa Chế Chỉ 制止寺, bèn thỉnh cầu ngài   dịch ra Hán ngữ bằng cách bút thụ 笔受 (nghĩa là sư Bàn Lạt Mật Đế dịch miệng từ bản tiếng Phạn và sư Nam Tuyền viết ra chữ Hán). Năm đầu niên hiệu Thần Long đời Đường Trung Tông (705 Công nguyên) vào ngày 23 tháng 5 năm Ất Tỵ, cuốn kinh được hoàn thành và chép ra tâu lên vua (đằng tả nhập tấu). Do triều đình xảy ra nhiều việc nên chưa rảnh ban hành. Thiền sư Thần Tú vào đạo tràng và nhìn thấy tấu bản đó, ông chép lại và đưa về chùa Độ Môn ở Kinh Châu. Lúc pháp sư Huệ Chấn đến viếng chùa Độ Môn thấy được quyển kinh đó, và kinh bắt đầu được truyền bá. Vào năm Thiên Bảo thứ mười (751 Công nguyên), pháp sư Duy Khác chùa Hưng Phúc ở Tây Kinh (Trường An) nhân đến nhà của cố tể tướng Phòng Dung, có được bản kinh bút thụ, bèn bắt đầu viết chú giải và truyền bá rộng rãi. Tiếp đó, các ông Trường Thủy, Cô Sơn, Ngô Hưng lần lượt phát kiến thêm và giải thích ngày càng tường tận hơn. Tuy nhiên, các học giả có thể bị mắc kẹt trong chi tiết và không thể khám phá được hết. Nay Thiên Như Thiền sư Duy Tắc tại vườn Sư Tử Lâm hội giải một lần cho thật chín chắn, ắt không đợi khám phá tất cả, các vẻ đẹp đều đầy đủ ở đây (kim Sư Tử Lâm Thiên Như Thiền sư hội giải nhất xuất, tắc bất đãi biến thám, nhi chúng mỹ cụ tại), không phải mệt nhọc biện luận điều cốt yếu, các nghi ngờ sẽ tự tiêu (bất lao biện hạch, nhi quần nghi tự tiêu). Đây là phương tiện cho tụng và tu tập, không phải phương tiện để tranh luận tìm lẽ đúng nhé (tụng tập chi tiện, mạc tiện vu thị hĩ ). Tôi (sa môn Khắc Lập) đã cùng sư phụ (Thiền sư Duy Tắc) đi du phương đã lâu, đã tham chước khắp các nhà, chắt lọc kiến giải​, mất ba năm mới thành quyển hội giải này, tôi đã xem qua tất cả. Thế mới biết sơ sơ về công phu thâm sâu của kinh này vậy (cái diệc phả tri kì thâm hữu công vu thị kinh giả dã). Ấy là vì mọi người mà khắc bản gỗ để lưu hành, khôi phục một quyển kinh đã trải qua bao năm tháng.

Sa môn Khắc Lập ở quận Lâm Xuyên 臨川 (thành phố Phủ Châu 撫州市tỉnh Giang Tây) viết bài tựa.  

————

Chú thích

(1) Bát hoàn

8 tình huống trở về, ý nghĩa là sự phục hoàn. Mọi sự biến hóa trên thế giới đều quay trở lại nguồn gốc ban đầu. Có tám loại, gọi là bát hoàn. Biện là phân biệt; Kiến là thấy, khả năng thấy còn gọi là tánh thấy. Bát hoàn biện kiến là sử dụng tám loại trạng thái của đối tượng thấy có thể hoàn nguyên để biện luận, còn tánh thấy vốn không lay động nên không có biến đổi. Theo tập thứ hai của Kinh Lăng Nghiêm, A Nan không biết rằng “đối tượng của tánh thấy thì sinh diệt, nhưng tánh thấy không lay động” đã nhận thức sai về duyên trần (điều kiện và đối tượng) tùy theo đối tượng mà phân biệt. Như Lai bèn dùng hai pháp “tâm” và “cảnh” để phân biệt chân vọng. Nếu nói thấy do ‘tâm’ thì ‘bây giờ ta sẽ cho ngươi thấy không có chỗ để quay về’; nếu nói thấy do ‘cảnh’, thì ‘bây giờ ta trở về chỗ ban đầu’, Phật dùng ví dụ này để chỉ rằng ‘cảnh’ mà ta thấy có thể quay trở lại. Đó là nguyên lý tánh thấy không lay động không thể quay trở lại, kinh giải thích bằng tám tình huống cảnh có thể trở lại gọi là bát hoàn bao gồm : 1/Minh hoàn nhật luân: Ánh sáng trở về khi mặt trời mọc. 2/Ám hoàn hắc nguyệt :Bóng tối trở về khi không có trăng. 3/Thông hoàn hộ dũ : Khai thông trở lại khi cửa mở ra. 4/Ủng hoàn tường vũ : Che lấp trở lại do tường ngăn hay mái nhà che. 5/Duyên hoàn phân biệt : Các duyên trần như sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, trở lại tạo ra phân biệt. 6/Ngoan hư hoàn không : ngoan không hư không trở lại tánh không. 7/Thổ bột hoàn trần : đất có thể trở về bụi. 8/Thanh minh hoàn tễ : sự trong sáng trở lại khi trời tạnh ráo.      

(2)Thất đại : Triết học xưa liệt kê bảy yếu tố cấu thành vật chất, tâm lý và vạn vật gồm : địa, thủy, hỏa, phong, không gian, tánh thấy và ý thức. 

(3)Thập giới : 10 cõi giới được xếp hạng từ thấp nhất đến cao nhất : 1/ địa ngục, 2/ ngạ quỷ, 3/súc sinh,  4/ a tu la (thần), 5/ con người, 6/ chư thiên, 7/ Thanh văn, 8/ Duyên giác, 9/ Bồ tát, 10/ Phật. 

(4)Nhất đa hỗ ứng, tiểu đại tương dung: Một và nhiều ứng biến với nhau, nhỏ và lớn đều dung chứa nhau.

Không gian, thời gian, số lượng là không phải tuyệt đối có thật. Điều này đã được khoa học chứng minh. Năm 2008 Nicolas Gisin của đại học Geneva Thụy Sĩ đã tiến hành một thí nghiệm gọi là rối lượng tử hay liên kết lượng tử (quantum entanglement). Người ta có thể làm cho một hạt photon xuất hiện đồng thời ở 2 vị trí khác nhau trong không gian. Trong thí nghiệm này 2 hạt photon cách xa nhau 16km. Tác động vào hạt A thì hạt B bị tác động theo tức thời không mất chút thời gian nào. Sau này đến năm 2017 khi Trung Quốc đã phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên của thế giới lên không gian, vệ tinh mang tên là Mặc Tử, họ làm lại thí nghiệm này, 2 hạt photon cách xa nhau đến 1200km, khi tác động vào hạt A thì hạt B cũng bị tác động theo tức thời không mất thời gian. Như vậy khoa học đã có thể kết luận rằng không gian, thời gian, số lượng là không tuyệt đối có thật. Bởi vì nếu không gian có thật thì để vượt qua 1200km chắc chắn phải mất thời gian dù là tốc độ nhanh như ánh sáng đi nữa. Số lượng không có thật vì một photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí giống như 2 photon. Hồi năm 2012 Maria Chekhova của đại học Moscow có thể làm cho 1 photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau. Như vậy chứng tỏ số lượng không có thật. Một biến thành nhiều để tạo ra vạn vật là do tác dụng của một tâm thôi. Vì vậy kinh nói Nhất thiết duy tâm tạo. Đây cũng chính là ý nghĩa xác thực của Nhất đa hỗ ứng. Vì không gian không có thật nên không thật sự có lớn nhỏ. Không có vật gì là nhỏ cũng không có vật gì là lớn. Lớn hay nhỏ chỉ là vọng tưởng của tâm thôi. Đó là ý nghĩa của Tiểu đại tương dung. Một hạt cải chứa được tam thiên đại thiên thế giới.                

(5)Nhị thập ngũ thánh sở : 25 thánh sở. Đó là sáu căn, sáu trần, sáu thức và bảy đại.

Sáu căn là : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não

Sáu trần là : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

Sáu thức là : thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc, biết tổng hợp (ý thức phân biệt của bộ não) 

Thất đại là “đất, nước, lửa, gió và không gian”, cộng với “tánh thấy và ý ​​thức”   

(6) Tứ trọng luật nghi : (của hàng thanh văn) là : không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm và không nói dối.

(7) Đính quang thần chú : ánh sáng từ đỉnh đầu của Phật phát ra khi Phật đọc các câu Chú Lăng Nghiêm còn có tên là Đại phương Quảng diệu Liên hoa vương Thập phương Phật mẫu Đà la ni chú.   

(8) Tam tăng tiến : 1/Tu tập tất cả thiện nghiệp. 2/Chân tu chính tính, bồi dưỡng thiện căn như trì giới, thiền định. 3/Tăng tiến thiện nghiệp  nhiếp tâm không tham lục trần, tiết chế sinh lý lục căn.

(9) 55 điểm đến trên con đường tới Chân Bồ Đề. Bao gồm : thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, và đẳng giác, tái gia thượng noãn (tâm linh), đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất (Thế tôn).  

Đăng tải tại Bài viết | 3 bình luận

SỐNG TRUNG ĐẠO LÀ THẾ NÀO ?

Nền tảng nhận thức cho lối sống trung đạo

Những người tu tập theo Phật giáo (hành giả Đạo Phật) có lẽ đều biết tác phẩm Trung Quán Luận của Long Thọ Bồ Tát. Tác phẩm này nêu ra nhiều đề mục để phá chấp kiến 執見và đề xuất một nhận thức, một lối sống thực tế đời thường không bị lệch lạc tức không rơi vào biên kiến 邊見. Biên kiến là lệch một bên, dù lệch về bất cứ bên nào của cặp phạm trù mâu thuẫn như : Có-Không, Tốt-Xấu, Thiện-Ác, Âm-Dương, Sáng-Tối, Sóng-Hạt, v.v…cũng đều là biên kiến. Biên kiến là tà kiến 邪見 (cái thấy méo mó lệch lạc). Một lối sống dựa trên tà kiến là tà đạo 邪道 (con đường cong vẹo) và không dẫn tới hạnh phúc đích thực mà chỉ dẫn tới đau khổ, bế tắc. Sống Trung đạo tức là không thiên lệch một bên, không lệch qua bên ác đã đành mà cũng không lệch qua bên thiện. Bởi vì như Bát Nhã Tâm Kinh đã nói : Sắc bất dị Không…, Sắc tức thị Không… Từ đó có thể suy ra rằng Thiện không khác Ác…, Thiện tức là Ác…

Nhiều người rất chưng hửng và phản bác nhận định này. Chẳng lẽ một người phát tâm suốt đời làm từ thiện, cứu giúp người nghèo khổ là hành tà đạo sao ? Quả đúng là như vậy, bản thân tôi đã trực tiếp quan sát, trực tiếp gánh chịu hậu quả của một phát tâm như vậy của chính bà xã mình. Bà xã tôi thương người nghèo, phát tâm suốt đời làm từ thiện, bất cứ lúc nào cũng quan tâm cứu giúp người nghèo khổ. Bà ấy không bao giờ đi du lịch vì cho rằng tiền của thay vì tiêu tốn vào du lịch vui chơi, dùng để giúp đỡ người nghèo khổ phải tốt hơn không. Bà ấy giúp người nghèo như thế nào ?

Bà ấy thấy một ông già bán kem, cả chục năm ngày càng già đi mà vẫn phải ngày ngày đẩy xe kem đi bán. Bà ấy thương xót nên mỗi khi gặp ông lão bán kem, bà ấy mua kem rồi còn cho thêm tiền ông lão.

Bà ấy thấy những đứa trẻ bán vé số, tội nghiệp nên hay mua giúp. Mua vé số không phải vì mong trúng số mà chỉ để giúp trẻ em nghèo khổ.

Có những thanh niên thất nghiệp không có công ăn việc làm, không có tiền mua đồ ăn. Đói quá thì đến chỗ bà ấy đang bán hàng xin tiền mua một ổ bánh mì ăn đỡ đói.      

Bà ấy thấy một chị bán bánh lá dừa, bán ế, tới chiều rồi mà vẫn còn một rỗ 30 cái bánh lá dừa (có lẽ không ngon nên ít người mua). Bà ấy bèn mua giúp hết cả rỗ rồi đem về nhà để trong tủ lạnh chẳng nói chẳng rằng. Tôi hỏi mới biết duyên cớ bánh để mãi trong tủ lạnh không vơi đi cái nào. Bánh để lâu quá cũng sẽ hư và làm chật tủ nên tôi phải giải quyết. Cho cũng chẳng ai lấy vì bánh dở, bỏ thùng rác thì tội. Tôi đành quyết định bỏ bánh trong ngăn đá, mỗi ngày lấy ra 2 cái hấp nóng ăn sáng. Và tôi phải ăn trong suốt 15 ngày liền mới hết 30 cái bánh lá dừa ế. Không phải một lần mà nhiều lần như vậy, và lần cao nhất, nhớ đời nhất là 30 cái bánh lá dừa, còn những lần khác thì mỗi lần cỡ một chục hoặc mười mấy cái bánh lá dừa.  

Tôi thấy bà ấy thương người làm từ thiện cũng tốt nên không phản bác, không ngăn cản. Rồi việc làm từ thiện của bà ấy trở nên cực đoan. Bà ấy làm ăn buôn bán không phải để giúp cho gia đình nữa vì gia đình đã có tôi lo, mà chủ yếu là để kiếm tiền làm từ thiện.   

Kết quả cuối cùng thì như tôi đã nhiều lần đề cập, bà ấy làm ăn buôn bán thất bại, nợ nần rất nhiều, tán gia bại sản. Và tôi đã phải bán nhà 3 lần để trả nợ thay cho bà ấy.      

Tôi lý giải thêm một chút tại sao làm từ thiện cũng vẫn là tà đạo. Bởi vì trong kinh điển, Phật đã dạy rằng : Nhất thiết pháp vô tự tính, nghĩa là tất cả các pháp đều không tự có sẵn đặc trưng đặc điểm. Vậy một hạt electron hay một hạt photon cũng không có sẵn tự tính, vậy thì các hạt cơ bản này cũng không phải là hạt có sẵn những đặc điểm như vi trí, khối lượng, điện tích, số đo spin (độ xoay). Vậy những đặc điểm đó khi nào mới xuất hiện ? Nhà khoa học Niels Bohr trả lời rằng chúng chỉ xuất hiện khi có người quan sát và tiến hành đo đạc. Như thế cũng có nghĩa những đặc điểm đó chỉ là tưởng tượng của con người chứ không phải có thật. Chính vì vậy Phật mới nói Nhất thiết duy tâm tạo. Các hạt cơ bản như quark, electron, photon…Phật pháp nói chỉ là hoa đốm trong hư không chứ không phải có thật.

Giữa hai nhà khoa học hàng đầu thế giới là Albert Einstein và Niels Bohr, có một cuộc tranh luận khoa học lớn nhất trong thế kỷ 20, họ tranh luận về việc hạt cơ bản (particles) như photon, electron, có sẵn đặc điểm hay không.

Quan điểm của Einstein cho rằng photon luôn luôn có sẵn đặc trưng, vật là xác định. Quan điểm này gọi duy vật khách quan thừa nhận vật chất là có thật. Từ đó cũng xác nhận rằng không gian, thời gian, số lượng đều có thật. Tuyệt đại đa số mọi người trên thế gian này đều tin theo Einstein kể cả một số nhà tu hành Phật giáo như sư Viên Minh chẳng hạn. Vì vậy sư Viên Minh đã giải thích câu Nhất thiết duy tâm tạo của Phật một cách khác đi, cụ thể ông nói rằng “núi non, trăng sao không phải là do tâm tạo” Quan điểm của Bohr thí trái lại, cho rằng photon không có sẵn đặc trưng đặc điểm, chúng chỉ xuất hiện khi có người quan sát đo đạc, vật là bất định, nó xuất hiện tùy theo tâm niệm của người quan sát. Quan điểm này gọi là duy tâm chủ quan. Như vậy Bohr nói rằng thế giới vật chất không phải là khách quan, nó được cấu tạo bởi những thứ không thể cho là thật. Ông đã nói một cách rất rõ ràng.

Ông nói : “Mọi thứ chúng ta gọi là thật được tạo ra bởi những cái không thể xem là thật. Nếu cơ học lượng tử chưa gây sốc cho bạn một cách một cách sâu xa, là bạn đã chưa hiểu được nó”

Lúc hai ông còn sống thì cuộc tranh luận chưa ngã ngũ, chưa biết ai đúng ai sai. Khi hai ông qua đời, giới khoa học cũng chưa xác định quan điểm nào đúng. (Einstein mất năm 1955, Bohr mất năm 1962). Nhưng đến năm 1982 khi khoa học đã hội tụ những phương tiện khá đầy đủ để giải quyết dứt khoát cuộc tranh luận khoa học này. Nhà khoa học Pháp Alain Aspect đã tiến hành một cuộc thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement) tại Paris, áp dụng bất đẳng thức của John Bell, xác định một lần cho mãi mãi. Kết quả cuộc thí nghiệm này rất quan trọng, nó đã làm sụp đổ quan điểm duy vật khách quan của Einstein, nó chứng tỏ rằng quan điểm của Bohr là đúng đắn. Từ cuộc thí nghiệm của Alain Aspect, người ta có thể rút ra 3 kết luận rất quan trọng, rất cơ bản trong nhận thức về vũ trụ vạn vật.

1/Vật (cụ thể là hạt cơ bản như photon, electron…) không có thật (non realism) từ đó suy ra nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất, vũ trụ vạn vật đều là do tâm tưởng tượng ra chứ không có thực thể. 

2/Không gian và thời gian là vô sở trụ (non locality) cũng tức là không có thật. Không gian và thời gian cũng chỉ là tâm niệm chứ không có thực thể. Chính vì không gian không có thật nên hiện tượng liên kết lượng tử mới xảy ra được. Bởi vì giữa hai photon thật ra không hề có khoảng cách nào nên tín hiệu cũng không cần truyền đi, không cần di chuyển. Từ thời cổ đại cho tới thời hiện đại cũng không có khoảng cách nào về thời gian cả. Thời gian cũng chỉ là tâm niệm.  

3/Số lượng là không có thật (non quantity). Một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau giống như là hai photon, thật ra chỉ là một. Thậm chí năm 2012 Maria Chekhova tại đại học Mat-xcơ-va còn tạo được một liên kết với 100.000 hạt photon. Vậy 100.000 hạt photon cũng chỉ là một hạt. Vậy số lượng không có thật. Số lượng 100.000 photon mà con người đếm được chỉ là ảo, không phải thật.

Tóm lại tất cả nhận thức của con người, tất cả những lời nói ra đều là chủ quan tùy tiện chứ không phải hoàn toàn khách quan, kể cả những tri thức, những định luật về khoa học. Có những nhà khoa học đã tạo ra video clip sau đây để minh họa cho việc nhận thức của con người là sự ngộ nhận về thực tại.

Vạn Pháp Duy Thức

Có một trường phái triết học chủ trương sống hiện tiền, nghĩa là họ chỉ sống trong hiện tại mà thôi. Sống hiện tiền thì họ cũng đã sống trong quá khứ, đang sống trong hiện tại và sẽ sống trong tương lai, nghĩa là lúc nào cũng sống trong hiện thực. Có người nêu ví dụ như sau :

“Nếu trong lúc rửa bát mà ta chỉ nghĩ tới tách trà, nghĩ tới sự nghỉ ngơi hay bất cứ một công chuyện nào trong tương lai, và chỉ muốn cho việc rửa bát qua mau, xem việc rửa bát như một cực hình thì ta không “rửa bát để mà rửa bát”, ta không sống trong thời gian rửa bát, ta không chứng thật được phép lạ của sự sống trong thời gian rửa bát.

Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hồn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống.”

Nghe rất có lý phải không ? Tuy nhiên các bậc giác ngộ thì không cho là như vậy. Cụ thể là kinh Kim Cang đã nói : “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc 過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得” Ý của kinh nói rằng thời gian cũng chỉ là vọng tưởng của tâm, cho nên dù chọn bất cứ thời điểm nào cũng đều là bất khả đắc. Không gian, thời gian, số lượng vật chất đều chỉ là vọng niệm của tâm, cho nên tất cả đều là bất khả đắc. Vì tất cả đều là không có thật nên đều là bất khả thủ đắc. Nhưng con người cứ cho là mình được cái này, được cái kia, đó chỉ là vọng niệm mà thôi. Thầy Duy Lực có thuyết giảng như sau :

1401 Việc trần sa kiếp cũng như việc hiện nay  

Tại sao tất cả đều là bất khả đắc và phải hành xử theo trung đạo ?               

Trong ví dụ về việc sống trong hiện thực rửa bát, lúc đó ta không nghĩ tới quá khứ vàng son thời mà việc rửa bát chỉ dành cho người giúp việc trong nhà của ta. Ta cũng không nghĩ tới tương lai khi nào rửa bát xong ta sẽ thoải mái nghỉ ngơi uống trà nghe nhạc v.v…Ta chỉ sống và tận hưởng niềm vui trong việc rửa bát hiện tại mà thôi.

Tuy nhiên cuộc đời không phải chỉ đơn giản như vậy. Trong lúc ta chỉ lo tận hưởng niềm vui của việc rửa bát thì có một anh bạn khác có thể ở một quốc khác, trong lúc rửa bát anh ta nghĩ tới việc chế tạo cái máy rửa bát. Và sau đó một thời gian anh ta thực hiện được việc chế tạo cái máy rửa bát, và anh ta không còn phải rửa bát nữa mà đã có máy làm thay.

Tương tự như vậy, một anh nông dân chỉ lo tận hưởng niềm vui cày sâu cuốc bẫm với con trâu, phơi mình dưới nắng, gieo cấy bằng tay, rồi đến lúc thu hoạch phải còng lưng dưới nắng gặt lúa bằng tay với chiếc lưỡi hái. Mỗi mùa chỉ đủ sức làm vài công ruộng, chủ yếu để gia đình ăn, còn dư chút ít để bán và mua những thứ cần thiết khác cho gia đình. Nói chung là cả nhà sống nghèo nàn lạc hậu không bao giờ có thể khá lên nổi. Sự việc như vậy giống như nhiều người dân Ấn Độ quê hương của Đức Phật hiện nay vẫn còn sống rất nghèo nàn cực khổ. Họ phải liều mạng ngồi trên mui hoặc đeo trên cửa của những chiếc xe lửa cũ kỹ chạy chậm vì không có tiền mua vé.  

Người dân Ấn bất chấp nguy hiểm đeo bám trên xe lửa

Còn một anh nông dân ở một quốc gia khác, chỉ chấp nhận cực khổ trong đời mình, anh ta cho con cái học hành để trở thành kỹ sư, chế tạo máy cày, máy trồng lúa, máy gặt đập liên hợp, drone để bón phân, phun thuốc sâu. Đời con anh ta một mình có thể làm 10 hecta ruộng. Nó làm việc trong một phòng có máy điều hòa ở một góc ruộng, tất cả máy móc đều tự động hóa qua mạng 5G không cần người lái. Chẳng những gia đình nó trở nên khá giả mà cả đất nước của nó cũng trở nên phú cường.

Ngày xưa ở TQ có quan niệm phản đối cơ tâm. Cơ tâm là cái trí xảo nghĩ ra những cách lợi dụng tự nhiên, lợi dụng các quy luật, dùng mưu trí để giành thắng lợi thay cho dùng sức của mình.

Chẳng hạn có người lợi dụng dòng suối chảy, lợi dụng sức của nước để múc nước đưa lên cao rồi nước tự chảy về nhà qua máng dẫn không cần phải ra sức gánh nước. Điều đó trái với sự tự tại của các thiền sư như câu thơ của Bàng Uẩn 龐蘊:

神通并妙用 Thần thông tịnh diệu dụng Thần thông và diệu dụng  

運水及般柴 Vận thủy cập ban sài  Gánh nước và bửa củi

Và có người chê rằng cái trí xảo đó là cơ tâm sẽ làm mất đi sự trong sáng của tâm hồn con người, nên họ không hoan nghênh. Chẳng hạn trong sách Trang tử 莊子, thiên Thiên địa 天地có câu : 

Cơ tâm tồn ư hung trung, tắc thuần bạch bất bị機心存於胸中, 則純白不備  (Để cơ tâm ở trong lòng thì tính trong sáng trong tâm hồn không còn vẹn toàn nữa).

Lưu Cơ 劉基 (1311- 1375 tức Lưu Bá Ôn, thụy hiệu Văn Thành, nhà văn, nhà thơ và là công thần khai quốc của triều đại nhà Minh (ai xem bộ phim Lưu Bá Ôn Kỳ Truyện thì biết rõ nhân vật này):

Tảo tức cơ tâm lao dịch thiểu, Lãn văn thế sự vãng lai sơ. 早息機心勞役少, 懶聞世事往來疏 (Bài từ 詞Hoán khê sa 浣溪沙 ) Sớm dứt cơ tâm ít nhọc nhằn, Lười nghe thế sự thưa qua lại. Ý nói sớm dừng cái cơ tâm giúp cho việc lao động cực nhọc ít đi, thì sẽ có nhiều thời giờ để tới lui xóm giềng bàn chuyện đời thị phi vô bổ. Còn nếu không có cơ tâm thì phải mất nhiều thời giờ lao động vất vả thì sẽ lười việc qua lại xóm giếng bàn luận thế sự.  

Trang tử, Lưu Bá Ôn đều là những nhà trí thức hàng đầu của TQ thời xưa, nhưng họ không hoan nghênh cơ tâm, cũng tức là họ không hoan nghênh cơ khí hóa, sử dụng máy móc công nghiệp hóa thay cho cơ bắp của người lao động. TQ đã phải trả giá rất đắt cho quan niệm này với 100 năm ô nhục vì thua kém lạc hậu so với phương tây, ngay cả bị một tiểu quốc lân cận là Nhật Bản đè đầu cỡi cổ từ 1895 đến 1945.   

Cơ tâm ngày nay chính là trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence) là một hạng mục vô cùng quan trọng của khoa học kỹ thuật ngày nay. Đến nay ai mà không sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) ? Nó chính là một sản phẩm kỳ diệu của cơ tâm.    

Ngày xưa các bậc giác ngộ của Ấn Độ, chẳng hạn các tổ sư, cũng chỉ có thể truyền dạy giáo pháp để mọi người biết cách sống. Họ cũng có dạy trung đạo nhưng chẳng mấy ai biết ứng dụng. Kết quả Phật giáo đã bị quét sạch khỏi Ấn Độ vào thế kỷ 12, được đánh dấu bằng việc người Hồi giáo tàn phá Đại học Phật giáo Nalanda vào khoảng năm 1190 CN.

Tại sao một quốc gia sản sinh ra một nhân vật giác ngộ vĩ đại như Đức Phật nhưng rốt cuộc cho đến ngày nay, dân chúng vẫn còn rất nghèo nàn lạc hậu ? Chính vì tuyệt đại đa số người dân đã không biết ứng dụng trung đạo, người theo Phật giáo thì cứ chấp chặt vào giáo môn, họ không biết hễ cái gì lệch một bên đều là tà đạo. Người theo Ấn giáo thì suốt ngày nghĩ tới thần linh mà thiếu đầu óc thực tiễn khoa học. Nhiều Phật tử vẫn cứ nghĩ rằng suốt đời tụng kinh, niệm Phật, siêng năng trì giới, tu hành khổ hạnh, đến khi chết, hỏa táng thu được rất nhiều xá lợi, vậy là thành công đắc đạo rồi. Nhưng theo Thiền thì hỏa táng dù thu được rất nhiều xá lợi vẫn chưa phải là giác ngộ. Hãy nghe thuyết giảng của thầy Duy Lực.

Xá lợi có giá trị gì không ?       

TQ cũng như Ấn Độ đều là những nền văn minh cổ đại của nhân loại, họ có nhiều nhân tài phát minh sáng chế, chẳng hạn TQ có tứ đại phát minh thời cổ (Giấy, in ấn, la bàn và thuốc súng); Ấn Độ phát minh ra số zero, con số có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong toán học và triết học. Nhưng vì những nhà trí thức thông thái thời xưa họ hướng dẫn quần chúng nhân dân đi theo con đường quá chú trọng văn minh tâm linh tinh thần mà coi nhẹ khoa học kỹ thuật khiến cho đời sống vật chất của đông đảo người dân không được cải thiện.

Ngày nay thì ngược lại, xã hội quá coi trọng cuộc sống vật chất, khoa học kỹ thuật thì phát triển nhưng văn minh tinh thần thì lại bị xem nhẹ, con người cũng vẫn bi quan, không phải vì thiếu thốn vật chất mà vì mất cân bằng, mất phương hướng, bệnh tật phát sinh nhiều, tranh chấp chiến tranh vẫn không ngớt. Rốt cuộc đối với nhiều người cũng vẫn là bất hạnh

Tóm lại con người muốn có cuộc sống hài hòa hạnh phúc thì phải thực hành trung đạo, tránh biên kiến. Biên kiến sẽ dẫn đến tà đạo, tà đạo thì không thể hạnh phúc vững bền.

Hậu quả nhãn tiền do không biết hành xử theo trung đạo

Trung đạo cũng không phải là con đường thẳng băng ở ngay chính giữa, có khi nó lệch sang phải, có khi nó lệch sang trái nhưng nó vô sở trụ (non locality= bất định xứ, không có chỗ dừng nhất định).

Trung đạo là con đường uyển chuyển tùy duyên phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tế. Chúng ta hãy nhìn vào bàn cờ chính trị quân sự của thế giới hiện nay để hình dung ra cách hành xử trung đạo nên như thế nào.

Hãy lấy quốc gia Ukraine làm ví dụ. Ukraine là một quốc gia ở Đông Âu, diện tích 579.537 km2, dân số 43.790.000 người (năm 2021 trước chiến tranh, không kể Crimea đã sáp nhập vào Nga). 

Với vị trí nằm sát bên nước Nga hùng mạnh, Ukraine có nên gia nhập Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO = North Atlantic Treaty Organization) để bảo đảm an toàn hay không ? Câu trả lời có lẽ là không bởi vì nếu Ukraine gia nhập Nato làm cho nước Nga lo sợ và có phản ứng quyết liệt. Cuối năm 2021 Nga đã tập trung hơn một trăm ngàn quân sát biên giới Ukraine và gởi cảnh báo tới Nato và Ukraine, nhưng họ phớt lờ.

Việc Mỹ và Nato không giải quyết yêu cầu của Nga đã thúc đẩy Nga tiến hành cuộc tấn công Ukraine mà họ gọi là Chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24-02-2022. Mỹ, Nato và EU tích cực viện trợ tài chính, vũ khí cho Ukraine, họ cũng ban hành mười mấy ngàn lệnh cấm vận đối với nước Nga, nhưng họ cũng không trực tiếp tham chiến. Đến nay sau gần 22 tháng chiến tranh, số thương vong của cả hai bên có thể đã lên đến một triệu người, chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn nhưng lợi thế đang nghiêng về phía Nga.

Ukraine thì đã tan hoang và cũng không thu được lợi ích gì, ngoài mất Crimea năm 2014, còn có thêm 4 vùng lãnh thổ mới bị sáp nhập vào nước Nga (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia).  

Rốt cuộc an toàn đâu không thấy, chỉ thấy cái ý định quyết tâm gia nhập Nato của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã khiến cho nước Ukraine hiện nay đã tan nát vô cùng thê thảm. Bảo vệ sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc mình là điều tốt nên làm, nhưng theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan như tổng thống Zelensky đã làm thì nguy hiểm, nó trở thành chủ nghĩa phát-xít và là cái cớ cho Nga tấn công quân sự.          

Như vậy rõ ràng kết quả thảm khốc của Ukraine là do giới cầm quyền đã không biết cách hành xử uyển chuyển theo trung đạo. Cứ cứng nhắc đối đầu với một cường quốc có vũ khí hạt nhân, có lãnh thổ rộng nhất thế giới, có dân số hơn gấp ba lần nước mình, thì phải nhận lãnh một kết quả vô cùng bi đát.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 3 bình luận

QUÁN TÍNH TÂM LÝ VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG

Quán tính tâm lý là gì ?

Quán tính tâm lý là thói quen đã được bộ não con người ghi nhận và lưu trữ từ đó có sự phân biệt nhị nguyên. Nhị nguyên là những cặp phạm trù mâu thuẫn như : âm dương, sáng tối, tốt xấu, thiện ác, đen trắng, xa gần, lâu mau…

Ví dụ có người thích ăn sầu riêng thì cảm nhận mùi của nó thơm, vị của nó ngon. Còn người không thích sầu riêng thì cảm thấy nó hôi khó chịu, không thể ăn được.

Cuộc sống đời thường của con người hoàn toàn toàn dựa vào quán tính tâm lý để ứng xử và họ cho rằng đó là thực tế khách quan mà không ngờ rằng đó chỉ là tâm lý, thói quen cho là như thế chứ không có chi là thực tế khách quan cả. Kể cả những cái tưởng chừng rất là hiện thực khách quan như không gian, thời gian, số lượng, vật chất, vật thể như : thân ngũ uẩn, nhà cửa, xe cộ, đường sá, bến cảng, núi non, trăng sao, mặt trời, mặt trăng…cũng đều là quán tính tâm lý. Không phải chỉ có người bình thường kém hiểu biết về khoa học mới cho rằng như thế mà ngay cả nhà khoa học số một thế giới của thế kỷ 20 là Albert Einstein cũng nghĩ như thế. Ông nói rằng Mặt trăng là một thực thể khách quan :

Ông nói : “Tôi thích nghĩ rằng Mặt trăng vẫn ở đó ngay cả khi tôi không phải đang nhìn nó”   

Đó là một tuyên bố chắc nịch đầy thuyết phục, tuyệt đại đa số mọi người đều đồng tình với Einstein chỉ trừ một vài người “dị hợm” như Niels Bohr hay Phật, Bồ Tát.

Trước hết là Đức Phật, ngài nói Mặt trăng chỉ là quán tính tâm lý mà thuật ngữ Phật giáo gọi là Thế lưu bố tưởng 世流布想  là tưởng tượng bình thường được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời của thế nhân chứ không phải là thực thể khách quan, bản chất của nó chỉ là tánh không 空 mà thôi. Bát Nhã Tâm Kinh nói Sắc tức thị Không Không tức thị Sắc 色是空空即是 . Sắc là vật chất hữu hình, Không là tánh không vô hình, hai thứ này về bản chất là không khác nhau nhưng trong quán tính tâm lý của con người thì hai thứ đó hoàn toàn khác nhau, Sắc là Có hiện hữu, Không là No hiện hữu. Như vậy Mặt trăng chỉ là tưởng tượng theo thói quen của con người chứ không phải có thật. Trái đất cũng vậy. Người ngoài hành tinh đến đây họ không hề thấy Trái đất bởi vì thói quen tâm lý của họ là không có Trái đất nên họ không thấy. Còn người trên Trái đất cũng không bao giờ thấy được người ngoài hành tinh bởi vì trong thói quen tâm lý chứa trong bộ não của họ không có dữ liệu về người ngoài hành tinh. Gần đây rộ lên tin có hóa thạch 1000 năm tuổi của người ngoài hành tinh tại Mexico :

Hóa thạch 1000 năm tuổi của người ngoài hành tinh tại Mexico

Theo ông José Zalce Benitez, Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học sức khỏe thuộc thư ký văn phòng hải quân Mexico, gần 1/3 ADN của những “người ngoài hành tinh” này là không thể xác định được, đồng thời khẳng định rằng những sinh vật này không phải là một phần nằm trong “sự tiến hóa trên trái đất của chúng ta”. Nhưng cũng chưa có bằng chứng gì chứng tỏ là sinh vật này đến từ vũ trụ.

Phật pháp nói rằng Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性 các pháp chỉ là tánh không, là sóng vô hình mà thôi. Khoa học mô tả rằng khi có người quan sát thì sóng sụp đổ thành hạt. Hiện tượng này khoa học gọi là sự sụp đổ của chức năng sóng (wave function collapse). Chính sự sụp đổ này tạo ra thế giới vật chất và tạo ra ngũ uẩn vì thế kinh điển nói là Nhất thiết duy tâm tạo 一切唯心造 và Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空. 

Ngoài Đức Phật, một nhà khoa học hàng đầu của nhân loại là Niels Bohr cũng nói rằng :

“Mọi thứ chúng ta gọi là thật được tạo ra bởi những cái không thể xem là thật. Nếu cơ học lượng tử chưa gây sốc cho bạn một cách một cách sâu xa, là bạn đã chưa hiểu được nó”

Những cái mà Bohr nói không thể xem là thật, chính xác là những hạt cơ bản của vật chất (fundamental particles of matter) như : quark, electron, photon, neutrino …Những hạt cơ bản này chỉ xuất hiện khi có người quan sát, nghĩa là chúng chỉ xuất hiện trong quán tính tâm lý của chúng sinh, nếu không có thói quen tâm lý đó thì hạt chỉ là sóng vô hình không có không gian, không có thời gian, không có số lượng, không có đặc trưng đặc điểm gì cả.

Tiến Sĩ Amit Goswami Nói Về Tính Chất Electron

Electron là một loại hạt cơ bản rất quen thuộc với con người rõ ràng là có những tính chất như vậy.

Tình trạng đó Kinh Kim Cang gọi là vô sở trụ (non locality) còn kinh Hoa Nghiêm nói là Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性

Tóm lại Phật giáo nói rằng Phật hay bản tâm là vô sở trụ, vô tự tính. Chính quán tính tâm lý (thói quen của ý thức) làm cho Sắc xuất hiện dưới hình thái vật chất mà tiêu biểu nhất là thân ngũ uẩn 五蘊của con người, từ đó cũng xuất hiện vô lượng tâm sở mà Vi Diệu Pháp mô tả 51 thứ tâm sở cơ bản. Kinh điển phân tích Tâm có 51 Tâm Sở còn gọi là 51 Hành (sa. saṃskāra) tức là trạng thái hoạt động, biểu hiện của Tâm. 51 hành bao gồm : 5 Biến hành tâm sở (遍行, sarvatraga), 5 Biệt cảnh tâm sở (別境, viniyata), 11 Thiện tâm sở (善, kuśala), 6 Căn bản phiền não tâm sở (根本煩惱, mūlakleśa), 20 Tuỳ phiền não tâm sở (隨煩惱, upakleśa) 4 Bất định tâm sở (不定aniyata). Nói chung các Tâm Sở là dạng hoạt động của Tâm về hai phương diện Thọ (cảm nhận, perception, sa. vedanā), và Tưởng (suy tư, tưởng tượng, meditation, imagination, sa. saṃjñā). Tất cả Tâm Sở cũng nằm trong Alaya.

Vì vật chất và tâm lý bản chất là không có thật, chỉ là tưởng tượng nên Bát Nhã Tâm Kinh nói Ngũ Uẩn Giai Không 五蘊皆空

Ảnh hưởng của quán tính tâm lý trong đời thường    

Vì con người tin sái cổ vào nhà khoa học hàng đầu thế giới là Albert Einstein mà không nghĩ rằng ông có những sai lầm hết sức cơ bản, đó chính là quan điểm duy vật khách quan. Quán tính tâm lý khiến con người không biết hoặc biết thì cũng phủ nhận sự hoài nghi rằng vật chất không tuyệt đối có thật. Tuyệt đại đa số nhân loại tin sái cổ rằng vật chất là có thật kể cả các nhà khoa học, họ không chút mảy may nghi ngờ rằng vật chất không phải tuyệt đối có thật.

Con người đã xây dựng các bộ môn khoa học như Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Thiên văn học, Địa lý học, Khảo cổ học, Lịch sử, Triết học, Văn học, Kinh tế học, các môn khoa học xã hội khác . Họ coi đó như khuôn vàng thước ngọc và muốn rằng mọi người nhất là học sinh đều phải học phải biết những cái thuộc về nền văn minh của nhân loại. Thời đại ngày nay con người còn có những ngành học cao cấp hơn nữa như Nghiên cứu không gian vũ trụ, chế tạo máy tính điện tử, máy tính lượng tử, chế tạo chip điện tử, chip lượng tử…

Sự tiến bộ về khoa học đem lại sự cải thiện rất lớn về đời sống vật chất, tiện nghi nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin liên lạc. Nó đã nâng cấp cuộc sống của con người lên cao tưởng chừng như đã tạo được thiên đường hạ giới. Tuy nhiên do sự thiếu hiểu biết về quán tính tâm lý nên con người cũng đã tạo ra vô số phiền não mà lẽ ra không nên vướng mắc. Tôi xin đề cập một số vướng mắc nặng nề nhất.

1.Dân tộc và quốc tịch

Dân tộc chỉ là quán tính tâm lý cũng giống như mọi thứ nhận thức khác đều chỉ là thói quen tâm lý chứ không có thực thể, không có gì là thật cả.

Ví dụ tổ tiên của tôi là người Triều Châu từ tỉnh Quảng Đông tới VN định cư từ đầu thế kỷ 20. Cha tôi sinh tại VN, lúc nhỏ có về TQ học tiểu học, đến 15 tuổi trở lại VN ở hẳn. Ông có quán tính tâm lý coi mình là người Việt gốc Hoa, nói và viết rành tiếng Hoa, nói tiếng Việt cũng khá rành do ở lâu, đọc tiếng Việt cũng khá rành nhưng viết thì không rành lắm. Đến thế hệ của các con ông thì đã bị Việt hóa hoàn toàn, trở thành người VN, không biết tiếng Hoa, không còn chút liên hệ nào với TQ cả. Quán tính tâm lý của họ coi mình là người VN. Trong số 5 chị em 2 gái 3 trai, chỉ có tôi còn tự học tiếng Hoa như một ngoại ngữ, còn chút am hiểu về lịch sử văn hóa TQ, còn nghe nhạc Hoa. Nhưng quán tính tâm lý của chúng tôi đều coi mình là người VN hoàn toàn, ngoài cái họ trên giấy tờ ra, không ai có thể nhận ra chúng tôi là người gốc Hoa cả. Rồi chị và hai đứa em trai của tôi qua Mỹ định cư nên họ trở thành công dân Mỹ, mang quốc tịch Mỹ. Những đứa trẻ con của họ sinh và lớn lên tại VN thì còn biết tiếng Việt, còn đứa nào sinh ở Mỹ thì trở thành người Mỹ hoàn toàn, không rành tiếng Việt luôn. Hai đứa con của tôi, sinh ra ở VN thì quán tính tâm lý coi mình là người VN. Một đứa sang Anh làm việc rồi định cư luôn ở đó, lấy chồng Anh, mang quốc tịch Anh. Đứa kia thì sang Anh du học, tốt nghiệp đại học rồi cũng định cư luôn ở Anh. Hai đứa con của con gái lớn của tôi trở thành người Anh hoàn toàn không biết tiếng Việt. Quán tính tâm lý của chúng là coi mình là người Anh.  

Tóm lại quán tính tâm lý của các cháu ngoại tôi chỉ còn một chút rất ít liên hệ với VN do mẹ chúng còn cố gắng dạy chúng vài câu tiếng Việt chứ chúng hoàn toàn là người Anh, không có mấy liên hệ gì với VN càng không dính líu chút gì tới ông cố ngoại người Hoa cả. Như vậy chúng ta thấy rõ ràng, dân tộc, quốc tịch chỉ là một thói quen tâm lý do hoàn cảnh sống tạo ra chứ không có sẵn tự tính nào cả.  

Ở bình diện cá nhân thì quán tính tâm lý chưa có tác hại. Nhưng ở bình diện tập thể thì quán tính tâm lý có tác hại trầm trọng. Chẳng hạn người Palestine và người Israel có cùng tổ tiên. Truyền thuyết kể rằng khi Abraham 85 tuổi, vì vợ ông là bà Sarah đã già và không có con, bà đã cưới người hầu gái Hagar cho Abraham làm vợ lẽ. Hagar sinh con trai đầu lòng tên là Ishmael. Khi Abraham 100 tuổi và Sarah 90 tuổi, bà sinh Ysaac. Ishmael là tổ tiên của người Israel hiện nay, họ theo Do Thái giáo. Còn Ysaac là tổ tiên của người Ả rập ngày nay trong đó có người Palestine theo Hồi giáo.

Mặc dù xét sâu xa về nguồn gốc họ có cùng tổ tiên nhưng quán tính tâm lý của người Israel và người Palestine, họ coi nhau là thù địch không thể sống hòa hợp với nhau được.

Họ tranh giành nhau một vùng lãnh thổ mà xưa kia cả hai dân tộc cùng định cư nhưng rồi sau đó người Israel bị đánh đuổi, họ đi tha phương tản lạc tứ xứ.

Người Israel sau hàng ngàn năm đi lang bạt khắp nơi, thì lãnh thổ mà hồi xưa hai dân tộc cùng sống nay do người Palestine cư trú và người Israel muốn trở về đây đòi lại đất cũ của mình. Người Israel dần dà trở về đất tổ của họ chung quanh thành phố Jerusalem. Ban đầu họ mua đất của người Palestine. Số lượng người Israel ngày càng đông. Hai bên đã có xung khắc. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 181 thực hiện kế hoạch phân chia vùng đất Palestine thành một nhà nước của người Ả Rập và một nhà nước của người Do Thái, trong khi thành phố thánh Jerusalem được đặt dưới sự quản lý quốc tế. Người Israel được 56% lãnh thổ còn người Palestine được 44%.   

Qua năm sau người Israel bèn tuyên bố thành lập quốc gia lấy tên là Israel vào năm 1948. Còn người Palestine thì chưa được công nhận là một quốc gia. Nhưng người Israel có xâm lấn thêm một phần của khu Bờ Tây. Người Palestine có hai phần đất tách rời nhau là khu Bờ Tây và khu dải Gaza.

Người Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây lấn đất của người Palestine. Các quốc gia Ả rập bất mãn họ muốn bênh vực người Palestine nên mở cuộc chiến 6 ngày năm 1967 nhưng phe Ả rập thua vì Israel có Mỹ ủng hộ.

Người Palestine và người Israel đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh nhưng phần thắng luôn thuộc về Israel còn người Palestine chịu nhiều thua thiệt và đất đai của họ bị xâm chiếm dần. Cho đến nay thì người Palestine chỉ còn giữ 15% đất ở Bờ Tây cộng với dải Gaza thì tỷ lệ đất người Palestine nắm giữ là 22% còn người Israel nắm 78%. Như vậy so với nghị quyết 181 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1947, ngày nay người Palestine chỉ còn phân nửa đất đai. Dải Gaza, một vùng đất rộng 365km2 nằm dọc bờ biển phía đông Địa Trung Hải. Hamas, một trong hai đảng chính trị lớn ở Palestine, họ lên nắm quyền ở Gaza sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006 và nắm quyền cho tới nay. Họ chủ trương đấu tranh bằng bạo lực với người Israel.

Đó là bối cảnh của cuộc tấn công của nhóm Hamas vào lãnh thổ Israel ngày 07-10-2023 khiến cho 1400 người chết và bắt cóc 230 người làm con tin đem về Gaza. Người Israel trả đũa bằng cách ném bom vào dải Gaza và đưa bộ binh tấn công vào phía bắc dải Gaza và chiếm thành phố Gaza khiến cho hơn 10.000 người Palestine chết trong đó hơn phân nửa là trẻ em và phụ nữ, và hàng chục ngàn người khác bị thương. Người Palestine tại dải Gaza sống trong cảnh địa ngục, thiếu nước, thiếu thực phẩm, không điện, không nhiên liệu, không có chỗ trú an toàn.

Tóm lại do quán tính tâm lý coi nhau như kẻ thù mà người Israel và Palestine mặc dù có chung tổ tiên đã đánh giết tàn sát nhau thậm tệ. Quán tính tâm lý này Phật giáo gọi là Oán tắng hội khổ 怨憎會苦 nghĩa là ghét nhau mà lại ở gần bên nhau phải thường gặp nhau nên khổ.

2.An ninh quốc phòng

Các quốc gia rất coi trọng vấn đề an ninh quốc phòng. Cuộc chiến tranh Nga- Ukraina xảy ra cũng vì vấn đề này. Đa số mọi người đều không hiểu rằng an ninh quốc phòng cũng chỉ là quán tính tâm lý. Chính quyền Ukraine do tổng thống Zelensky đứng đầu do sợ và ghét Nga nên muốn gia nhập khối Nato (North Atlantic Treaty Organization= Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương) để nhờ khối này bảo vệ chống lại Nga. Nhưng chính việc Ukraine gia nhập Nato có thể khiến cho tên lửa và binh lực của Nato tiến sát biên giới Nga gây ra mối đe đọa cho an ninh quốc phòng của Nga. Một nước nhỏ yếu khi gặp vấn đề này thì sẽ chỉ lo củng cố phòng thủ. Còn một cường quốc như Nga, một quốc gia có dân số 145 triệu người, lãnh thổ rộng nhất thế giới 17 triệu km2, quân lực mạnh hàng đầu thế giới thì sẽ đánh phủ đầu khi cảm thấy không được an toàn. Đó là lý do của cuộc chiến tranh mà người Nga gọi là chiến dịch quân sự đặc biệt để ngăn không cho Ukraine gia nhập Nato, xảy ra ngày 24-02-2022. Mặt khác nó cũng nhằm bảo vệ những người gốc Nga đang sống tại vùng Donbass của Ukraine bao gồm các tỉnh Donetskvà Louhansk. Vì các tỉnh này muốn ly khai khỏi Ukraine nên thường xuyên bị quân đội Ukraine tấn công từ 2014 đến nay khiến cho 14.000 người tử vong.

Nếu người Ukraine không theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, không thù hận chống Nga, không quyết chí gia nhập Nato thì cuộc chiến đã không xảy ra. Cơ sở hạ tầng kinh tế của Ukraine nay đã tan hoang, nợ nần ngập đầu, dân số chỉ còn một nửa, tương lai vô cùng đen tối. Số thương vong binh lính và thường dân chết và bị thương của hai bên đến nay có thể lên đến gần một triệu người.

Một quán tính tâm lý khác là người Mỹ và phương tây không hiểu đúng thực tế, họ đánh giá thấp Nga. Họ cho rằng Nga với GDP danh nghĩa chỉ là 1779 tỷ USD thua cả Hàn Quốc là 1811 tỷ USD. Như vậy nền kinh tế của Nga là bé nhỏ, chắc là Nga yếu. Mỹ và EU bèn ban hành lệnh cấm vận Nga với 17 ngàn lệnh cấm, nhất là loại Nga ra khỏi tổ chức SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications= Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) Họ nghĩ rằng Nga chết chắc, kinh tế Nga sẽ sụp đổ hoàn toàn. Họ bác bỏ thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức cuộc đàm phán hòa bình giữa phái đoàn Nga và Ukraine vào tháng 3/2022 tại Istanbul, khoảng một tháng sau khi cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng nổ ra. Họ tuyên bố công khai muốn làm cho Nga suy yếu ở tầm chiến lược.

Nhưng họ không ngờ Nga có nguồn năng lượng dồi dào về dầu mỏ và khí đốt, sản xuất nguyên liệu uranium cho các nhà máy điện hạt nhân đứng đầu thế giới, có sản lượng lúa mì cũng đứng đầu thế giới. Nga có quan hệ tốt với các quốc gia khổng lồ TQ và Ấn Độ. EU nhất là Đức không mua dầu mỏ khí đốt giá rẻ của Nga thì Nga chuyển sang bán cho TQ và Ấn Độ. EU và Mỹ không bán hàng cho Nga thì Nga mua của TQ và qua trung gian của các nước khác.

Nga có quan hệ khắng khít với khối Brics, có chỗ dựa vững chắc, bị loại khỏi Swift thì Nga không dùng đồng USD mà dùng đồng nội tệ của mình và đồng nhân dân tệ của TQ để trao đổi thương mại quốc tế. Tóm lại kinh tế Nga không sụp đổ. Năm 2022 kinh tế Nga chỉ giảm 2,1% và năm 2023 ước tăng từ 3 % GDP của Nga năm 2022 là 5,51 nghìn tỷ USD tính theo PPP (tương đương sức mua) đứng thứ năm thế giới  vượt qua mức 5 nghìn tỷ USD của Đức. EC (Ủy Ban Châu Âu) dự báo rằng tăng trưởng kinh tế của EU chỉ là  0,8% vào năm 2023, riêng kinh tế Đức, quốc gia hùng mạnh nhất Châu Âu thì suy thoái, GDP sẽ giảm 0,4%.

Tóm lại do quán tính tâm lý lệch lạc Mỹ và EU đã lao vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm cho Ukraine đánh nhau với Nga với ý đồ làm cho nước Nga suy yếu nhưng đã thất bại khiến cho kinh tế của cả Châu Âu và Mỹ đều khó khăn do lạm phát tăng cao, giá năng lượng đắt đỏ. GDP của Mỹ năm 2023 ước tăng 2,2%  nhưng qua năm 2024 chỉ còn tăng 0,8%.

3. Công nghệ và vũ khí hạt nhân

Quán tính tâm lý mang tính chất thù địch giữa phương đông và phương tây khiến hai bên kình chống nhau. Phương tây do Mỹ đứng đầu với sự hậu thuẫn của EU, Úc, Nhật, Hàn Quốc. Phương đông do TQ đứng đầu với sự hậu thuẫn của Nga, Iran, Triều Tiên. Những nước khác thì trung lập, đôi khi ngã nghiêng về bên này hay bên kia.

Mỹ cấm vận về công nghệ sản xuất chip đối với khối phương đông chủ yếu là đối với TQ nhằm làm chậm sự phát triển công nghệ của nước này. Sự cấm vận này tưởng chừng là hiệu quả, nhất là đối với công ty công nghệ hàng đầu của TQ là Huawei, bằng chứng là sản phẩm smartphone của Huawei đã bị chặn đứng trong mấy năm nay. Nhưng đến ngày 29-08-2023 Huawei đã cho ra mắt smartphone Mate 60 Pro hỗ trợ 5G và những tính năng rất tiên tiến như hỗ trợ gọi điện và nhắn tin qua vệ tinh cho phép người dùng liên lạc được cả ở những nơi không có wifi, không có sóng di động. Con chip của chiếc điện thoại này dùng công nghệ 7nm do TQ tự sản xuất mà không dùng công nghệ của Mỹ.

Theo công ty nghiên cứu TechInsights ngày 26/10/2023, chip nhớ 3D NAND của Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) được tìm thấy trong một ổ SSD ra mắt lặng lẽ từ tháng 7-2023. TechInsights chỉ phát hiện điều này khi tiến hành phân tích bộ xử lý Kirin 9000S 5G trong điện thoại Mate 60 Pro của Huawei. Chip nhớ này thuộc loại tiên tiến nhất thế giới.

Các nhà phân tích của công ty môi giới cho biết, từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2023, 62% chip sử dụng tại TQ đã được các nhà cung cấp TQ cung ứng so với chỉ 36,3% từ tháng 3 đến tháng 4-2023. 

Huawei đã tự chủ được chip 5G và đến nay TQ đã xây dựng được 3,2 triệu trạm gốc 5G trong khi Mỹ chỉ mới có 100 ngàn trạm gốc 5G.

Các số liệu chỉ ra rằng do Mỹ tăng cường cấm vận, các công ty nội địa TQ đã tăng cường khả năng sản xuất chip cả về số lượng và chất lượng để cung cấp cho trong nước và cả nước ngoài. Giá trị nhập khẩu chip của TQ trong 9 tháng 2023 đã giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022, nhập cả năm từ mức 416,7 tỷ usd năm ngoái, năm nay ước chỉ còn 355,9 tỷ usd. 

Chỉ một tuần sau khi lên kệ, tới ngày 06-09-2023 Mate 60 Pro đã bán được 17 triệu chiếc, còn Mate 60 bán được 20 triệu chiếc tại thị trường TQ. Cho tới lúc ra mắt, SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation= Công ty Chế tạo bán dẫn quốc tế) của TQ đã sản xuất được 70 triệu con chip 7nm cho Huawei. 

Rõ ràng sự cấm vận của Mỹ đã thúc đẩy TQ cố gắng tự chủ hơn, từ chỗ lạc hậu khoảng 20 năm (năm 2019) so với các công ty sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới, đến nay TQ chỉ còn lạc hậu 2 thế hệ chip (5nm và 3nm) tương ứng với khoảng 3-5 năm mà thôi.    

Về vũ khí hạt nhân, trước đây TQ chỉ có khoảng 350 đầu đạn hạt nhân, nhưng theo một báo cáo gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 20/10/2023 TQ hiện nay ước tính đã có 500 đầu đạn hạt nhân và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh lên con số 1000 đầu đạn vào năm 2030 và 1500 vào năm 2035.  

Như vậy quán tính tâm lý về sự thù địch giữa hai cường quốc Mỹ-Trung đã dẫn tới sự tăng cường nhanh chóng về kho vũ khí hạt nhân của TQ. Đi cùng với đầu đạn hạt nhân là tên lửa bội siêu thanh có thể nhắm tới bất cứ nơi nào trên thế giới.   

Quán tính tâm lý thù địch giữa Mỹ và Triều Tiên cũng khiến Triều Tiên ưu tiên đầu tư cho quốc phòng để sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa cũng như chi tiêu quốc phòng rất lớn bất chấp dân chúng còn rất nghèo đói.

Quân đội Mỹ tháng 7/2020 cho biết Triều Tiên có khoảng 20-60 quả bom hạt nhân và có thể sản xuất thêm 6 quả bom mỗi năm. Vào tháng 5/2021, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley nói Bình Nhưỡng sở hữu năng lực hạt nhân “đủ sức gây ra mối đe dọa thực sự cho lục địa Mỹ cũng như đồng minh và đối tác của chúng tôi trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân, trong đó quả bom gần nhất được kích nổ vào tháng 9/2017 có sức công phá khoảng 100 kiloton, gấp khoảng 5 lần so với quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nagasaki của Nhật Bản năm 1945.

Các chuyên gia ước tính Triều Tiên có tên lửa liên lục địa Hwasong-15 có tầm bắn hơn 13.000 km, có thể chạm tới đất Mỹ trong chưa đầy 30 phút sau khi phóng. Bình Nhưỡng nằm cách Bờ Tây nước Mỹ hơn 8.000 km. Tháng 1/2021, Chủ tịch Kim Jong-un vạch mục tiêu tăng tầm bắn của tên lửa lên xấp xỉ 15.000 km. Quân đội Hàn Quốc nhận định ICBM (intercontinental ballistic missile= tên lửa liên lục địa) của Triều Tiên phóng thử hồi tháng 3-2023 có thể đạt tầm bắn này.

Những hành xử phi pháp tiêu chuẩn kép của Mỹ như tấn công Iraq năm 2003 tiêu diệt Saddam Hussein, tấn công Libya tiêu diệt Muammar Gaddafi, tấn công Syria nhằm lật đổ tổng thống dân cử Bashar al-Assad từ 2011-2020 nhưng thất bại do Nga can thiệp từ 2015 để bảo vệ Assad. Đó là những tấm gương điển hình để Triều Tiên quyết chí phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa để đối phó Mỹ. Sẽ không bao giờ có chuyện Triều Tiên giải giáp vũ khí hạt nhân bất kể Mỹ-Hàn thương lượng và đe dọa cỡ nào, bởi vì đó là sự tồn vong của chế độ.

Tóm lại chính quán tính tâm lý thù địch giữa phương tây và phương đông, giữa phương tây và Hồi giáo là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những xáo trộn, bất ổn và chiến tranh không lúc nào ngơi trên thế giới.

Trong tương lai gần có thể còn xảy ra xung đột tại eo biển Đài Loan, một mình TQ sẽ phải chống lại Mỹ, Nato, Nhật, Úc, nếu họ muốn thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực bởi vì không thể thống nhất hòa bình khi đảng Dân Tiến với ứng cử viên Lại Thanh Đức theo thăm dò tháng 9-2023 sẽ một lần nữa đắc cử tổng thống vào năm 2024.

Truyền thông phương tây đa số nghĩ rằng TQ sẽ không đủ sức chống lại một lực lượng phương tây hùng hậu như vậy. Nhưng đó cũng chỉ là một quán tính tâm lý không phải thực tế. Vậy thực tế như thế nào ? Thực tế như chúng ta thấy trong cuộc chiến ủy nhiệm hiện nay với Mỹ, Nato, EU ủng hộ rất lớn cho Ukraine để chống lại Nga.

Nhưng một mình Nga cũng đủ sức đương đầu với Nato, khiến Nato do Mỹ dẫn đầu không dám đối đầu trực tiếp với Nga dù chỉ bằng vũ khí thông thường. Hệ thống sản xuất vũ khí của Nga đã khôi phục được sức mạnh của thời chiến. Còn các kho vũ khí của Mỹ và EU gần cạn kiệt. Toàn bộ khối Nato đã tích cực hỗ trợ tiền bạc và vũ khí cho Ukraine. Tính đến tháng 9/2023 riêng Mỹ đã tài trợ cho Ukraina 113 tỷ USD trong đó 62 tỷ là viện trợ quân sự. Còn EU đã viện trợ cho Ukraine 72 tỷ Euro tương đương khoảng 76 tỷ USD. Tổng cộng Mỹ và EU đã viện trợ cho Ukraina 189 tỷ USD mà vẫn không thắng được Nga, chẳng những không khiến Nga suy yếu mà còn giúp Nga tự cường. Trong khi đó nền kinh tế của Mỹ và EU đứng trước nguy cơ suy thoái vì lạm phát và thiếu năng lượng giá rẻ từ Nga. Nước Đức trước khi xảy ra cuộc chiến, là nước có kinh tế hùng cường nhất Châu Âu, nay không còn nguồn khí đốt giá rẻ của Nga đã rơi vào suy thoái. Theo World Bank, GDP của Đức năm 2022 chỉ tăng 1,5% so với năm trước. Theo Reuters có 5 viện kinh tế của Đức dự báo GDP cả năm 2023 của Đức sẽ giảm 0,6% so với năm trước.  

TQ chắc chắn là theo dõi rất kỹ cuộc chiến Nga-Ukraine. Sức mạnh quân sự của TQ tuy chưa được chứng tỏ nhưng rõ ràng nó có tiềm lực lớn hơn Nga rất nhiều với quy mô dân số gấp 10 lần Nga (1,4 tỷ so với 145 triệu), còn GDP tính theo sức mua tương đương thì Nga năm 2022 là 5100 tỷ usd, còn TQ là 31560 tỷ usd, gấp 6 lần Nga. Mỹ và Nato đã không dám đối đầu trực tiếp với Nga thì liệu họ có dám đối đầu trực tiếp với TQ không ? Mỹ có nhiều vũ khí hạt nhân hơn TQ, nhưng TQ đang gia tăng nhanh chóng số lượng đầu đạn có thể đạt tới con số 1000 vào năm 2030. Ngoài ra giữa Nga-Trung tuy không có liên minh quân sự nhưng vẫn có sự hỗ trợ lẫn nhau. Do đó nhiều khả năng là Mỹ, Nato, Nhật, Úc cũng chỉ bán và viện trợ vũ khí, cung cấp tin tình báo cho Đài Loan tự vệ chứ không dám trực tiếp tham chiến bởi vì rủi ro là quá lớn trước các loại vũ khí “sát thủ tàu sân bay” của TQ như DF-21D, DF-26, DF-27, tên lửa siêu thanh, rất khó đánh chặn.        

Tóm lại quán tính tâm lý nhiều lúc xa rời thực tế và đem lại nhiều điều tồi tệ cho bản thân mình, người thân và cả xã hội chung quanh mình. Người điển hình nhất hiện nay có lẽ là Volodymyr Zelensky hiện là tổng thống của nước Ukraine. Do chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chống Nga cực đoạn, ông ta đã đẩy đất nước và dân tộc của mình vào cảnh sụp đổ tan hoang. Một số người khác cũng có quán tính tâm lý xa rời thực tế là tổng thống Mỹ, lãnh đạo của Anh và của phần lớn các nước EU. Chính vì xa rời thực tế nên họ đánh giá sai về nước Nga của Putin, họ đã tiến hành những chính sách sai lầm, trừng phạt kinh tế không hiệu quả nên đã không làm sụp đổ được nước Nga mà trái lại còn tự chuốc lấy sự hao tài tốn của, đất nước xã hội của họ trở nên bất ổn suy yếu.

Và trong tương lai quán tính tâm lý xa rời thực tế của họ có thể còn đẩy họ vào một cuộc chiến tranh lớn với TQ, đó sẽ là thế chiến thứ ba giữa hai phe, một bên là Đài Loan, Mỹ, Nato, Nhật, Úc, Hàn Quốc. Phe kia là TQ, Nga, Iran, Triều Tiên. Trong cuộc chiến tranh này, ai là người hiểu thực tế hơn, ít bị ảnh hưởng bởi quán tính tâm lý hơn sẽ thắng. Hy vọng rằng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ không điên rồ tới mức lao vào một cuộc chiến tranh hạt nhân mà nó sẽ hủy diệt toàn bộ nhân loại.  

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 1 bình luận

THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI RA SAO ?

Vũ trụ quan và nhân sinh quan của hành giả Phật giáo

Nó rất khác với người bình thường. Điểm khác mấu chốt nhất là họ phá bỏ chấp thật. Người bình thường thì chấp thật nghĩa là cho rằng vũ trụ vạn vật là có thật, cái tôi (ngũ uẩn ngã bao gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là có thật. Từ đó mà con người có nhiều vọng tưởng, họ tranh giành chém giết, bắn giết lẫn nhau vì những cái được coi là thiêng liêng như dân tộc, đất đai, tài nguyên, biển đảo. Người am hiểu Phật giáo thì biết rằng tất cả chỉ là điên đảo, mộng tưởng. Hay dùng chính xác một thuật ngữ của Phật giáo, tất cả chỉ là thế lưu bố tưởng 世流布想 tức là tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời, nhiều kiếp ở thế gian. Hoặc trích dẫn từ kinh điển, chẳng hạn Bát Nhã Tâm Kinh nói rằng : Sắc bất dị Không…Sắc tức thị Không…nghĩa là Vật chất thật ra không phải thật, thật ra là không có gì cả (không 空). Nhưng Phật giáo cũng biết rằng chúng sinh rất mê muội, rất chấp thật nên bọn chúng khổ. Tuy vậy chấp không cũng không phải là chân lý. Tốt nhất là hành giả nên theo Trung đạo mà tác phẩm Trung Quán Luận 中觀論 madhyamakā của Long Thọ (龍樹 sa. Nāgārjuna)  là tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ đã chỉ ra. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu kỹ càng cái việc chấp thật của con người hiện đại như thế nào.    

Thế giới hiện đại (2023)    

Cuộc sống con người trong xã hội hiện nay đang thay đổi rất nhanh về nhiều phương diện do sự phát triển của khoa học kỹ thuật là rất nhanh chóng làm thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày của con người. Ngoài ra tình hình chính trị an ninh của thế giới hiện nay cũng rất phức tạp trong quá trình từ đơn cực trở thành đa cực.  

Tôi cứ lấy bối cảnh của VN để mô tả cho gần gũi với mọi người ở đây. Năm 1997 VN bắt đầu có internet, cách nay mới 26 năm thôi. Trước đó mọi người đều chỉ đọc báo giấy, viết thư tay gởi qua bưu điện, chỉ một ít người ở thành phố mới có điện thoại bàn. Muốn gọi điện nước ngoài là rất khó khăn và tốn kém. Bây giờ thì sao?  

Về phương diện nghe nhìn đọc, rất ít người còn đọc báo giấy, không còn ai viết thư tay gởi qua bưu điện nữa, gần như ai cũng có điện thoại di động thông minh có nhiều tính năng rất hay. Việc gọi điện trong nước và nước ngoài trở nên rất dễ dàng và thuận lợi và rất ít tốn kém qua mạng internet, vừa nói chuyện vừa nhìn thấy nhau, ngay cả ở nông thôn cũng sử dụng được. Bây giờ người ta nghe nhạc, xem phim, xem video, nghe và xem tin tức đều trên mạng cả. Không mấy ai còn sử dụng chiếc radio cổ điển. Băng từ video, đĩa CD, đĩa DVD tuy cũng là những phát minh gần đây nhưng nay cũng đã lỗi thời ít người sử dụng. Bây giờ số người xem tivi cũng giảm đi rất nhiều vì người ta thích tương tác trên mạng internet, trên smartphone hơn.  

Về phương tiện di chuyển, trước kia đa số người VN đi xe máy, đến nay vẫn còn phổ biến nhưng nhiều người đã sắm xe hơi. Trước kia VN không có đường sắt nội đô nhưng từ 2021 Hà Nội đã có, SG cũng sắp có. VN chậm trễ hơn nhiều nước khác về đường sắt cao tốc. Lào đã có cao tốc với tốc độ 160km/h. Indonesia cũng đã có với tốc độ 350km/h.

Ngày 1-10-2023, Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc 350km/h đầu tiên ở Đông Nam Á trị giá 7,3 tỉ USD nối thủ đô Jakarta và Bandung ở Tây Java dài 138km, hoàn thành dự án hợp tác với TQ.

Tuyến đường sắt cao tốc 350km/h Jakarta-Bandung dài 138km  ở Indonesia

Nhật thì đã có từ 1964 với đường sắt shinkansen 320km/h. TQ tuy đi sau nhiều nước khác nhưng hiện đang dẫn đầu thế giới với 42.000km (2022 chiếm 2/3 chiều dài đường sắt cao tốc trên thế giới). Đường sắt cao tốc TQ tốc độ từ 160km/h đến 350km/h, riêng tàu cao tốc đệm từ (maglev) từ sân bay Phố Đông tới trung tâm Thượng Hải và ga Longyang Road (Long Dương lộ 龙阳路) station tốc độ 430km/h.

Tàu đệm từ tuyến sân bay Phố Đông- Thượng Hải           

Đấu tranh địa chính trị

Mỹ không còn là siêu cường duy nhất trên thế giới muốn làm gì cũng được. Mỹ và EU không đánh giá đúng sức mạnh của Nga nên họ đã kích Ukraine lao vào cuộc chiến tranh với Nga, bác bỏ giải pháp thương lượng. Chính quyền Ukraine đúng là có tư tưởng phát-xít, Nga cáo buộc không phải hoàn toàn sai. Phát-xít (fascism) là gì ? Chính là chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà tổng thống Zelensky là đại diện. Ông ta cho kéo sập các tượng đài của những anh hùng người Liên Xô trong Thế chiến 2 dựng trên đất Ukraine, cấm đoán việc dạy tiếng Nga trong trường học ở những vùng có nhiều người Nga sinh sống, muốn gia nhập NATO để chống Nga quyết liệt hơn, ông ta ban hành luật không bao giờ thương thuyết với tổng thống Nga Putin. Zelensky đã đến quốc hội Canada, ca ngợi Hunka là “một cựu binh Canada gốc Ukraine trong Thế Chiến thứ hai, người đã chiến đấu vì nền độc lập của Ukraine chống lại quân Nga. Nhưng Hunka  là một tên phát xít thứ thiệt. Sau khi chủ tịch Hạ Viện Canada, Anthony Rota, phải từ chức vì vinh danh một nhân vật Ukraina từng phục vụ Đức Quốc xã trong Đệ Nhị Thế Chiến, ngày 27/09/2023, đến lượt thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ “lời xin lỗi sâu sắc nhất” trước Quốc Hội.

Mỹ đã lợi dụng Zelensky, cung cấp tiền bạc, vũ khí thật nhiều lên đến hơn 100 tỷ usd để chống Nga, làm suy yếu nước Nga bằng mọi cách, từ cấm vận kinh tế trong 11 đợt với mười mấy ngàn lệnh cấm nhất là khí đốt, dầu mỏ, linh kiện khoa học kỹ thuật, chủ yếu là chip. Mỹ và EU viện trợ vũ khí tối tân như tên lửa, pháo hạng nặng, chiến xa, máy bay do Liên Xô sản xuất mà các nước Đông Âu sẵn có, ngoài ra là những chiến xa và tên lửa tầm xa do các nước Nato sản xuất. Mỹ còn hứa viện trợ chiến đấu cơ F-16, quyết đánh Nga cho tới người Ukraine cuối cùng.

Chúng ta khảo sát một chút về tình hình nhân khẩu học của Ukraine để biết nước này cạn kiệt nhân lực thế nào. Hiện nay Ukraine đã hết trai tráng, phải yêu cầu phụ nữ đi lính. Huy động đàn ông cả người già 60 tuổi, người bị khuyết tật, bị tâm thần nhẹ, và đàn ông Ukraine đã trốn ra nước ngoài bị yêu cầu các nước đồng minh của chế độ Kiev dẫn độ về để bắt lính. Dân số Ukraine hiện nay do Kiev quản lý chỉ còn khoảng 21 triệu người từ con số 43.7 triệu trước khi chiến tranh nổ ra ngày 24-02-2022. Có 12.2 triệu người Ukraine đã đi tị nạn trong đó 6 triệu tại Châu Âu và 6.2 triệu tại các nước khác, 10 triệu người ở tại Crimea và 4 vùng do Nga quản lý, số binh lính Ukraine và thường dân chết và bị thương 0.5 triệu, tổng cộng 22.7 triệu người không còn do Kiev quản lý. Do đó Kiev thực tế chỉ còn quản lý 21 triệu người. Zelensky muốn vắt kiệt cả 21 triệu người này để thắng Nga với dân số 145 triệu người cùng với vũ khí vượt trội, liệu có khả thi không ?       

Sau 19 tháng chiến tranh, Nga đã không sụp đổ như Mỹ và EU mong muốn. Trái lại tình hình lạm phát diễn ra trầm trọng tại Mỹ và EU khiến cho kinh tế của họ rơi vào suy thoái, đời sống dân chúng khó khắn. EU từ bỏ khí đốt giá rẻ của Nga để thay bằng khí hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) nhập từ Mỹ với giá cao hơn gấp ba bốn lần, như vậy rõ ràng là không kinh tế khiến cho sản phẩm của họ không thể cạnh tranh trên thế giới. Đức là nước kinh tế phát triển nhất của EU nhưng bây giờ tình hình kinh tế lại tệ hại nhất.

Kho vũ khí của Mỹ và EU bị cạn kiệt khiến họ khó có thể tiếp tục viện trợ lâu dài cho Ukraine. Kinh tế của họ cũng suy yếu, họ không thể đủ sức đương đầu cùng lúc với hai đại cường Nga Trung. Thế nên những lời tuyên bố cứng rắn của lãnh đạo Mỹ và EU chỉ là để trấn an dân chúng trong nước của họ chứ thực tế thì không phải vậy. Mỹ đã cử nhiều nhân vật tới TQ để tìm cách thương lượng hòa giải. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19-6-2023. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có các cuộc gặp song phương kéo dài tổng cộng 10 tiếng với các quan chức cấp cao của Trung Quốc trong những ngày từ 6 tới 9 tháng 7-2023. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có chuyến thăm Trung Quốc từ 27/8 tới 30/8/2023. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách ổn định quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc trong ngày 9/9/2023 tại New Delhi, Ấn Độ. Tổng thống Mỹ Joe Biden rất muốn gặp chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại đây nhưng ông Tập đã không đến dự mà để cho Thủ tướng Lý Cường đi thay.

Vai trò siêu cường của Mỹ rõ ràng đã suy yếu khi một nước đồng minh lâu năm của Mỹ tại Trung đông là Ả rập Saudi đã thỏa thuận bán dầu mỏ cho TQ không phải bằng đồng đô la mà bằng đồng nhân dân tệ. Thông tin trên được tờ Wall Street Journal cho biết hôm 15.3.2023, trích dẫn nguồn tin từ “các cuộc đàm phán tích cực” giữa Riyadh và Bắc Kinh.  

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman ở Riyadh, Saudi Arabia ngày 8/12/2022

Ngày 23-8-2023, Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) khai mạc tại thành phố Johanesburg (Nam Phi). Trong hội nghị này nhóm BRICS đã kết nạp 6 thành viên mới là : Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) họ sẽ trở thành thành viên chính thức của nhóm có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.        Nhóm BRICS bây giờ gồm 11 quốc gia, mặc dù chủ yếu chỉ là nhóm tương tác về kinh tế nhưng thực tế sẽ có ảnh hưởng rất lớn làm giảm uy thế của nhóm phương Tây gồm Mỹ, Canada, EU, Nhật, Úc, Hàn Quốc. Nhóm Brics dự định sẽ cho ra mắt một đồng tiền chung của khối để cạnh tranh với đồng USD và Euro.

Bản thiết kế đồng tiền chung của Brics       

Tình hình thế giới bây giờ rất phức tạp, có nhiều khối kinh tế và quân sự cả chính thức và không chính thức, vừa hợp tác với nhau vừa đấu tranh với nhau. Đại khái khối phương Tây có một liên minh quân sự chính thức là NATO với 31 quốc gia gồm Mỹ, Canada và 29 quốc gia Châu Âu, một số nước hoặc lãnh thổ không chính thức ở trong khối này nhưng phụ thuộc vào khối này là Úc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Có những nước dù họ đã gia nhập Nato nhưng lập trường của họ thì ngã nghiêng như Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), Hungary. 

Đối đầu với khối phương Tây là khối phương Đông bao gồm Liên bang Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba, Venezuela. Đây không phải là một liên minh quân sự chính thức nhưng họ phải liên kết với nhau để đối đầu với khối phương Tây.

Ngoài hai khối này là những nước không liên kết về chính trị quân sự, hoặc nếu có chỉ là liên kết về kinh tế thôi bao gồm tất cả những nước ngoài hai khối trên, nổi bật là Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Brazil, Việt Nam, Israel, Phi Châu. 

Đứng đầu của khối phương Tây là Mỹ. Đứng đầu khối phương Đông là TQ. Hai nước này đang cạnh tranh quyết liệt với nhau. Mỹ thì quyết tâm bảo vệ vị trí siêu cường số một thế giới của mình. TQ thì đang thực hiện giấc mộng Trung hoa của mình.

Giấc mộng Trung hoa thực tế là gì ? Truyền thông phương Tây thường không hiểu sâu lắm về lịch sử văn hóa sâu xa của TQ mà TQ cũng không xác định một cách rõ ràng nên truyền thông dòng chính của phương Tây không thực sự hiểu rõ. Thí dụ TQ xây dựng trạm vũ trụ mang tên Thần Châu 神舟, phương tây chỉ hiểu đại khái thần châu  là divine spacecraft (con tàu không gian thần tiên). Hiểu như vậy không phải sai nhưng chưa sâu. Ý nghĩa sâu xa của thần châu là Đông Thắng Thần Châu 东胜神舟 đó là danh xưng cổ đại của Trung quốc, như vậy họ dùng danh xưng thần châu để kín đáo thay cho danh xưng Trung quốc.

Tương tự như vậy, giấc mộng Trung hoa là gì, người TQ không nói rõ nên người phương tây cũng không thực sự hiểu. Đảng CSTQ do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, đang muốn kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê nin và Nho giáo, kiêm luôn cả Mặc gia và Pháp gia. Nên nhớ rằng năm 2016  TQ đã phóng lên không gian vệ tinh lượng tử đầu tiên của thế giới đặt tên là Mặc Tử 墨子Micius là người sáng lập triết học Mặc gia. Còn TQ đang thực thi chế độ pháp trị của triết học Pháp gia. Mặt khác chủ tịch Tập đang theo đuổi lý tưởng của Nho gia, lý tưởng đó là Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ 修身齐家治国平天下 Bình thiên hạ là đem lại cho thế giới một thời kỳ thái bình thịnh trị như đã từng có trong lịch sử. Phương Tây có Thái bình La mã (Pax Romana). Phương Đông có Thái bình Trung quốc (Pax Sinica). Như vậy giấc mộng Trung hoa là ông Tập muốn tái lập Pax Sinica trên phạm vi toàn thế giới với tên mới gọi là Pax Mundi (Thái Bình Thế Giới) mà Vành đai và Con đường (BRI = Belt and Road Initiative) là phương tiện nền tảng để thực hiện.

Ông Tập là người có chí lớn, ông đã tu thân trong thời kỳ bị lưu đày về nông thôn dưới thời của Mao Trạch Đông. Ông đã tề gia xây dựng một gia đình hạnh phúc với bà Bành Lệ Viện 彭丽媛 thiếu tướng văn công, và có một đứa con gái là Tập Minh Trạch 习明泽 từng đi học tại đại học lừng danh Havard của Mỹ từ năm 2010. Ông đã trị quốc từ 2012 đến nay đạt được nhiều thành tựu. Đó là những thành tựu gì ? Thành tựu lớn nhất là đã giúp cho 800 triệu người nghèo khổ TQ thoát khỏi đói nghèo cùng cực. Ở các thành phố TQ hiện nay không còn cảnh người vô gia cư sống vất vưởng trên đường phố như ở Mỹ.

Theo báo cáo từ Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI= Australian Strategic Policy Institute) TQ đang dẫn đầu 37 trong tổng số 44 công nghệ quan trọng. Tất cả 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới đều có trụ sở tại Trung Quốc, tạo ra số lượng trung tâm nghiên cứu tổng cộng cao gấp 9 lần so với quốc gia có sức tác động lớn thứ hai là Hoa Kỳ. Về lâu dài, vị trí nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc có nghĩa là nước này đã tự thiết lập sự vượt trội không chỉ về phát triển công nghệ hiện tại trong hầu hết các lĩnh vực mà cả về các công nghệ tương lai mà hiện chưa tồn tại.

Cụ thể TQ đang dẫn đầu trong những lĩnh vực nào ?

 Ở đây chỉ xin liệt kê một số lĩnh vực nổi bật nhất :

-Sản xuất xe hơi :

Năm 2022, tổng doanh số bán ô tô mới ở Trung Quốc đạt 26,86 triệu xe, cao nhất thế giới. Chỉ riêng xe điện đã đạt 5,36 triệu chiếc, vượt qua tổng doanh số bán xe mới của Nhật Bản, bao gồm cả xe chạy bằng xăng (chỉ ở mức 4,2 triệu xe).  

10 thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới 2022   

-Sản xuất thép

Sản xuất thép của TQ là 1 tỷ tấn gấp hơn 12 lần so với Mỹ (chỉ có 80.5 triệu tấn)                

-Sản xuất ciment

Năm 2022 TQ sản xuất 2,1 tỷ tấn ciment trong khi Mỹ chỉ có 0,95 tỷ tấn. Vậy sản lượng ciment của TQ gấp 22 lần Mỹ.

-Sản lượng điện quốc gia

Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng điện năm 2021 của TQ là 8,5 Gwh gấp đôi Mỹ là 4,4 Gwh.

Trung Quốc đang đứng đầu về thủy điện, với số lượng đập thuỷ điện lớn đang hoạt động nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Sau một thập kỷ phát triển, công suất lắp điện gió ngoài khơi của TQ đã vượt 30.000.000 kW vào cuối năm 2022 đứng đầu thế giới.

Một trụ điện gió cũng đã có công suất 16MW, một cánh quạt gió đã dài 123m

TQ cũng dẫn đầu thế giới về năng lượng mặt trời, công suất quang điện lắp mới ở Trung Quốc đã đứng đầu thế giới 10 năm liên tiếp. Năm 2022, công suất lắp mới của TQ là 87,41GW (Gigawatt), tăng 59,3% so với cùng kỳ.  

-Số lượng bằng phát minh kỹ thuật

Cho đến 2022 TQ đã có 4,2 triệu bằng phát minh được đăng ký và dẫn đầu thế giới. Riêng thống kê năm 2020 cho thấy số bằng sáng chế được cấp cho TQ và Mỹ như sau :

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS= Center for Strategic and International Studies) cung cấp số liệu đối chiếu của 2 nước trong các lĩnh vực từ trên xuống dưới như sau :

Sinh học (Biotechnology)

Bán dẫn (Semiconductors)

Kỹ thuật máy tính (Computer technology)

Viễn thông (Telecommunications)

Điện máy, máy móc, năng lượng (Electrical machinery, apparatus, energy) 

-Sản xuất và xuất khẩu điện thoại di động

Chúng ta cần lưu ý là giá trị sản xuất và xuất khẩu của Mỹ và Hàn Quốc trong bảng trên đạt thấp bởi vì phần lớn điện thoại iPhone của Apple của Mỹ sản xuất tại TQ, và phần lớn điện thoại Samsung của Hàn Quốc sản xuất tại Việt Nam. Nhưng thực tế là phần lớn doanh thu và lợi nhuận về điện thoại chạy vào túi của các nhà đầu tư Mỹ và Hàn Quốc.

-Hạ tầng cơ sở 5G

Sự phát triển mạng 5G thể hiện ở số lượng trạm gốc dành riêng cho 5G. Trong 2 năm 2019-2021 Mỹ chỉ xây dựng được 100.000 trạm gốc 5G (5G base stations). Đến cuối năm 2022 khu vực Bắc Mỹ bao gồm Mỹ và Canada đã có hơn 140 triệu thuê bao 5G.

Trong khi đó, đến cuối 2022 TQ có 2,3 triệu trạm gốc 5G, chỉ trong 3 tháng : tháng 4, tháng 5, tháng 6-2023 TQ đã xây dựng được thêm 600.000 trạm gốc 5G nâng con số lên 2,9 triệu trạm gốc 5G trên cả nước, có hơn 43% dữ liệu truy cập Internet từ di động trên nền tảng 5G.

Dự kiến đến cuối năm 2023 TQ sẽ xây dựng được hơn 3 triệu trạm gốc 5G. Đến cuối tháng 7/2023, số người dùng di động sử dụng 5G ở TQ đạt 676 triệu, tương đương 40% lượng thuê bao di động.  

Chủ tịch mới của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu cho biết, thực tế các ứng dụng trên nền tảng 5G đã bao phủ hơn 60% lĩnh vực công nghiệp khác nhau liên quan đến quá trình phát triển kinh tế quốc gia của Trung Quốc, trong đó có thể kể đến như Internet phục vụ công nghiệp, thành phố thông minh, khai thác thông tin, an ninh công cộng, dầu khí, năng lượng thông minh, giáo dục, y tế, nông nghiệp, kho vận, khai khoáng. Hơn 2,12 tỉ thiết bị Internet vạn vật (IoT) di động hiện đang được sử dụng, cho thấy việc áp dụng rộng rãi công nghệ di động trong các ngành công nghiệp khác nhau tại Trung Quốc.

Huawei vừa chia sẻ mô hình phát triển cảng biển mới, theo đó hãng công nghệ Trung Quốc đã cùng các đối tác xây dựng một hệ thống giao thông vận chuyển thông minh với sự kết hợp của giải pháp 5G và điều phối tập trung dựa trên Cloud, tại Cảng Thiên Tân. Bên cạnh cảng Thiên Tân, một số cảng biển trên toàn cầu cũng ghi nhận những thành công đáng kể khi áp dụng các công nghệ 5G như cảng Ninh Ba – Chu San (Trung Quốc), cảng Thanh Đảo (Trung Quốc), cảng Livorno (Ý)…

5G cũng cho phép nhiều xe tự hành IGV (Intelligent guided vehicle – xe tự vận hành) được sử dụng trong các nhà kho thông minh hoạt động lần lượt một cách suôn sẻ dù cho đang di chuyển theo một hướng hay cả hai hướng. Bên cạnh đó, tính năng lập kế hoạch đường đi ngắn cũng được thiết lập sẵn trên đám mây, đáp ứng vô số hoạt động của thiết bị đầu cuối và điều chỉnh nhiệm vụ trong thời gian thực.

Mỹ chỉ còn chiếm ưu thế ở các lĩnh vực sau :

-Thiết kế và sản xuất chip

Năm 2022 doanh số sản xuất chip của TQ chỉ chiếm 8% thị phần của thế giới, Mỹ cũng không có nhiều nhà máy sản xuất chip trên lãnh thổ mình nên chỉ nằm trong số 9% Others bao gồm cả Mỹ, Nhật, Châu Âu và các nước khác. Chiếm thị phần sản xuất lớn nhất là Đài Loan với 66%, kế đó là Hàn Quốc 17% 

Tuy số liệu cho thấy thị phần sản xuất chip của Mỹ đạt thấp bởi vì phần lớn chip do Mỹ thiết kế được gia công sản xuất bởi công ty TSMC của Đài Loan nhưng lợi nhuận thực tế nằm trong tay các công ty Mỹ.

-Giáo dục :

học sinh sinh viên quốc tế đến Mỹ du học ở các cấp nhiều hơn so với TQ. Số liệu trong các năm 2021 và 2022 như sau :

Chúng ta thấy số sinh viên quốc tế đến Mỹ du học ở một số nước đã bắt đầu giảm như : TQ, VN, Saudi Arabi.

Số sinh viên nước ngoài đến TQ du học năm 2018

Numerical orderOriginal countryInternational students
1South Korea50600
2Thailand28608
3Pakistan28023
4India23198
5United States20996
6Russia19239
7Indonesia15050
8Laos14465
9Japan14230
10Kazahstan11784
11Vietnam11299
12Banladesh10735
13France10695
14Mongolia10158
15Malaysia  9479
   
Total(196 countries)492,185

Số liệu này hơi cũ vì cách nay đã 5 năm. Theo đại sứ TQ tại VN Hùng Ba cho biết số học sinh sinh viên VN du học tại TQ năm 2022 đã lên đến 27000, tăng hơn gấp đôi so với năm 2018.

-Nghiên cứu khoa học :

Mỹ vượt xa TQ về tri thức nghiên cứu khoa học thể hiện qua số lượng người được giải Nobel về các bộ môn khoa học. Cụ thể là từ khi thiết lập giải Nobel 1901 đến 2022 Mỹ đã có 406 người đoạt giải trong khi TQ chỉ có 8 người đoạt giải.

Tuy nhiên điều đáng nói là tuy Mỹ tạo ra nhiều tri thức khoa học nhưng về mặt ứng dụng khoa học Mỹ thua xa TQ bởi vì dân số TQ đông hơn Mỹ gấp 4 lần và họ cũng giỏi. Điều đó giải thích tại sao ảnh hưởng của TQ ngày càng tăng còn Mỹ ngày càng giảm.

-Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và máy tính lượng tử

Lĩnh vực này thì Mỹ và TQ gần như nhau. Mỹ đi trước nhưng TQ đuổi theo gần kịp. Chẳng hạn về xe tự vận hành

Waymo, thành viên của tập đoàn công nghệ Alphabet (Mỹ), đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới triển khai kinh doanh dịch vụ taxi tự lái sau một thập kỷ phát triển ý tưởng vận chuyển tự động đầy tốn kém. Dịch vụ taxi tự lái của Waymo đã chính thức ra mắt tại bốn thành phố thuộc vùng ngoại ô của đại đô thị Phoenix, bang Texas, bao gồm Chandler, Tempe, Mesa và Gilbert. Hôm 5-12-2018, Waymo bắt đầu thu phí khách sử dụng taxi tự lái của công ty này hoạt động trong tuyến đường dài 100km ở bốn thành phố thuộc vùng ngoại ô của đại đô thị Phoenix nói trên.

Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc ngày 7/11/2022 đã khai trương đoạn đường cao tốc đầu tiên cho xe ôtô tự lái. Ủy ban giao thông thành phố Thượng Hải cho biết đoạn đường dài 21,5 km nằm trên tuyến đường cao tốc vành đai G1503 và một đoạn dài 19,5 km trên đoạn đường cao tốc G2 nối Bắc Kinh với Thượng Hải đã được dành cho xe tự lái. Thượng Hải đã mở 926 đường thử nghiệm xe tự lái và đưa ra 15.000 kịch bản thử nghiệm. Thành phố Thượng Hải cũng đã ban hành quy định về ôtô tự lái. Trước đó, thành phố Thâm Quyến cũng đã công bố một bộ quy định mới cho phép cung cấp dịch vụ lái xe thương mại tự hành từ 1/8/2022, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử lái xe tự hành ở Trung Quốc.

Tại Bắc Kinh từ đầu tháng 03-2023 chính quyền đã đã chính thức cho phép triển khai dịch vụ taxi không người lái (robotaxi) của Baidu và Pony trong một khu vực rộng 6.000ha ở khu vực phát triển kinh tế và công nghệ Yizhuang (亦庄科技园 Diệc Trang Khoa Kỹ Viên), phía Nam thủ đô Bắc Kinh đánh dấu giai đoạn mới trong quá trình phát triển hệ thống giao thông thông minh.

Về máy tính lượng tử Bộ xử lý Osprey 433 qubit của IBM mạnh gấp hơn 3 lần phiên bản công ty giới thiệu năm ngoái là Eagle (127 qubit). Tiếp theo là bộ Quantum Condor 1.121 qubit vào năm 2023.

Tháng 5 năm 2021, nhà khoa học Trung Quốc Pan Jianwei và nhóm của ông tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ra mắt máy tính lượng tử Zuchongzhi-2 66 qubit, đây vẫn là máy tính lượng tử nhanh nhất ở Trung Quốc.

Tháng 9 năm 2021, Origin Quantum, một nhà sản xuất máy tính lượng tử có trụ sở tại thành phố Hợp Phì (Trung Quốc) tuyên bố sẽ ra mắt máy tính lượng tử 1.000 qubit vào năm 2025. Tuy nhiên, hãng này đang cố gắng trong việc ra mắt máy tính lượng tử mang tên Ngộ Không 72 qubit vào cuối năm 2023.

-Sản xuất máy bay thương mại :

Trên thế giới hiện nay chỉ có vài nước có khả năng sản xuất máy bay thương mại vì nó đòi hỏi mức độ an toàn rất cao, cao hơn cả máy bay quân sự. Số lượng máy bay giao năm 2021 như sau :

Mỹ : hãng Boeing  340 chiếc

Châu Âu : hãng Airbus 611 chiếc  

Brazil : hãng Embraer 141 chiếc phần lớn là máy bay nhỏ

Canada : hãng Bombardier 120 chiếc phần lớn là máy bay nhỏ

Nga : Tu-214 là máy bay hai động cơ thân hẹp hiện đại với tầm bay 6.500 km và sức chứa 210 hành khách. Tu-214 lần đầu ra mắt vào năm 1996 để thay thế Tu-154 – loại máy bay được sử dụng rộng rãi nhất ở Liên Xô và Nga từ những năm 1960 đến đầu những năm 2000. Kế hoạch sản xuất 10 chiếc Tu-214 bắt đầu từ 2025 do hãng Hàng không Kazan

Trung Quốc: hãng Comacvới chiếc máy bay đầu tiên C919 có chuyến bay chở khách đầu tiên ngày 28-05-2023 với sức chở tối đa 192 hành khách hiện chỉ mới có 2 chiếc đi vào hoạt động cho hãng China Eastern Airlines. Zhang Yujin, phó tổng giám đốc COMAC, nói công ty đã nhận được hơn 1.200 đơn đặt hàng máy bay C919 từ 32 hãng hàng không và hãng cho thuê máy bay. Sau 5 năm, công ty sẽ sản xuất mỗi năm 150 chiếc.

Máy bay thương mại C919 của TQ  

Sáu năm trước Comac đã bắt đầu chế tạo máy bay phản lực khu vực ARJ21 nhỏ hơn, sức chứa từ 78 đến 97 chỗ ngồi , tầm hoạt động từ 2.225 km đến 3.700 km sản xuất trung bình khoảng 30 chiếc máy bay mỗi năm.

Tài chính tiền tệ  

Sức mạnh lớn nhất của Mỹ chính là đồng Petrodollar tức là đồng đô la gắn với dầu mỏ. Bắt đầu từ năm 1971 nước Mỹ muốn rằng tất cả mọi giao dịch mua bán dầu mỏ đều được thanh toán bằng đồng đô la. Đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền thống trị trên thế giới. Ngoài dầu mỏ nhiều sản phẩm và dịch vụ khác  giữa các quốc gia trên thế giới cũng được thanh toán bằng đồng đô la. Hệ thống Petrodollar là một công cụ để Mỹ làm bá chủ thế giới, họ sẽ làm tất cả mọi điều để không ai có thể động đến hệ thống Petrodollar này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để ra tay trấn áp và tiêu diệt những ai dám chống lại đồng tiền này. Người Mỹ dùng đồng tiền của mình để thống trị thế giới, bắt buộc các nước phải tuân theo ý muốn của mình nếu không sẽ bị cấm vận ngặt nghèo và tiêu diệt. Sức mạnh lớn nhất của Mỹ là Quyền In Tiền do đó nước Mỹ không bao giờ vỡ nợ.

Năm 2000, tổng thống Iraq, ông Saddam Hussein tuyên bố sẽ bán dầu thô bằng cả đồng euro chứ không chỉ bằng đồng USD. Thế là Mỹ tiêu diệt ông Hussein vu cáo Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt.  

Năm 2011, ông Gaddafi tổng thống của Lybia đề xuất về đồng Dinar vàng, đồng tiền chung của châu Phi. Ông Gaddafi kêu gọi các nước châu Phi và Hồi giáo chung tay tạo ra một đồng tiền mới cạnh tranh với đồng USD. Theo kế hoạch này, Liên hiệp châu Phi sẽ chỉ bán dầu thô và các tài nguyên khác cho ai trả bằng đồng dinar vàng. Thế là ông Gaddafi bị vu cáo là đàn áp giết hại người biểu tình và rồi bị Mỹ và đồng minh là Anh, Pháp và cả khối Nato tiêu diệt.   

Venezuela là nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Khi nước này muốn bãi bỏ hệ thống “petrodollar” thông qua việc niêm yết giá dầu thô bằng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào ngày 15/09/2018. Thế là Mỹ tiến hành cấm vận khiến cho Venezuela không khai thác được dầu và trở nên suy kiệt nghèo đói. 

Petrodollar đã thống trị thế giới trơn tru cho đến khi có những quốc gia khổng lồ là Nga và TQ muốn chống lại nó. Sức mạnh của Mỹ và đồng minh kể cả Nato không đủ để tiêu diệt hai quốc gia này.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga do tổng thống Putin lãnh đạo tiến đánh Ukraine khai hỏa ngày 24-02-2022 trước mắt là ngăn chặn không cho Ukraine gia nhập Nato nhưng sâu xa cũng là để chống lại sự thống trị của đồng Petrodollar.

Nga và TQ đứng đầu khối BRICS, họ đã mở rộng khối này từ 5 nước lên 11 nước và sẽ còn tiếp tục mở rộng hơn nữa. Họ dự trù sẽ tạo ra một đồng tiền chung của khối để cạnh trạnh với đồng đô la Mỹ.

Thế giới hiện nay đang từ đơn cực với Mỹ là siêu cường duy nhất, chuyển sang đa cực với nhiều quốc gia mới nổi như Nga, TQ, Ấn Độ. Sự đối đầu là không thể tránh khỏi giữa một bên là Mỹ và đồng minh gồm EU, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan và phía bên kia là Nga, TQ, Triều Tiên, Iran.

Liệu họ chỉ cạnh tranh về kinh tế, khoa học kỹ thuật hay sẽ có đối đầu về quân sự ?

Có lẽ chúng ta phải theo dõi và chờ thời gian sẽ trả lời.

-Khoa học kỹ thuật vũ trụ

Liên Xô là thực thể địa chính trị đầu tiên phóng vệ tinh và đưa người lên không gian, đó là phi hành gia Yuri Alekseyevich Gagarin bay vào không gian ngày ngày 12/4/1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông 1 (Vostok 1). Nhưng Mỹ đã đuổi kịp và vượt qua. Năm 1969 Mỹ đã đưa được người lên Mặt trăng với phi thuyền Apollo 11 và hai phi hành gia người Mỹ đầu tiên đặt chân xuống Chị Hằng là Neil Armstrong và Buzz Aldrin vào ngày 20/7/1969. Chương trình Apollo tiếp tục thêm 5 chuyến bay khác đưa thêm 10 người nữa đặt chân xuống Mặt trăng.

Mỹ cũng phóng được hai phi thuyền là Voyager-1 và Voyager-2 vào năm 1977 thăm dò các hành tinh trong thái dương hệ. Đến nay hai phi thuyền này vẫn còn hoạt động và đã bay ra vùng ngoại vi của thái dương hệ cách xa Trái đất hơn 20 tỉ km.

Cho đến nay chưa có quốc gia nào khác đưa được người lên Mặt trăng và đưa được phi thuyền đi xa như các phi thuyền Voyager-1 và Voyager-2 của Mỹ.

Mỹ cũng là quốc gia đầu tiên đưa được xe tự hành lên Hỏa tinh. Đó là robot tự hành Sojourner  đáp thành công xuống Hỏa tinh năm 1997. Sau đó Mỹ tiếp tục cho đáp thành công 4 xe tự hành khác là : , Spirit (2004–2010), Opportunity  (2004–2018), Curiosity  (2012– đến nay) và Perseverance (2021–đến nay). Mỹ cũng là nước đầu tiên có máy bay trực thăng bay trên Hỏa tinh, đó là chiếc Ingenuity khối lượng 1.8kg đã thực hiện được 50 lần bay trên Sao Hỏa.

Trung Quốc cũng lần đầu tiên cho xe tự hành đáp thành công xuống Hỏa tinh, đó là xe Chúc Dung đáp xuống ngày 14/05/2021 và hoạt động được một năm.  

Trước đó tàu Hằng Nga-3 của TQ lần đầu tiên cho xe tự hành Thỏ Ngọc đáp xuống Mặt trăng năm 2013. Sau đó tàu Hằng Nga-4 cho xe tự hành Thỏ Ngọc 2 đáp xuống phía xa của Mặt trăng năm 2019. Rồi tàu Hằng Nga-5 đáp xuống Mặt trăng ngày 1/12/2020 và lấy mẫu đất đá. Ngày 17/12/ 2020, tàu Hằng Nga 5  đã trở về Trái Đất và mang theo 1.731 gram đất và đá quý giá mà nó thu được từ vùng Oceanus Procellarum của Mặt trăng. Mẫu đá lấy ở Mons Rümker hình thành cách đây 1,2 tỷ năm trong khi tất cả mẫu vật mà phi hành đoàn Apollo thu thập đều trên 3 tỷ năm tuổi.

Đá Mặt trăng do TQ mang về năm 2020

Trong mẫu đất đá này các khoa học gia phát hiện một khoáng chất mới đặt tên là Chang’e Stone” (Đá Hằng Nga). Một số hạt đất Mặt Trăng được bao phủ bởi các tinh thể giống như thủy tinh, và có chứa khí Heli-3 là một nhiên liệu quý cho công nghệ tổng hợp nhiệt hạch của tương lai, một chất hiếm có trên Trái đất.

Năm 2022 TQ cũng hoàn tất được trạm không gian riêng của mình trên vũ trụ mang tên Thiên Cung với 3 module là : module lõi Thiên Hòa, module Vấn Thiên và module Mộng Thiên, khối lượng tổng cộng 90 tấn.   

Kết luận

Hành giả theo Phật giáo không cột trói mình vào cái ta (ngũ uẩn ngã 五蘊我 do hiểu ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 Do đó cũng không cột trói mình vào ngã sở 我所 như quốc gia dân tộc bởi vì những cái đó là mê lầm và có thể dẫn tới chủ nghĩa phát xít (fascism) tức là chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Nhưng hành giả theo Trung đạo cũng không phủ nhận cuộc sống thế gian mặc dù biết cuộc sống đó là điên đảo mộng tưởng. Khác với các bậc giác ngộ thời xưa, người xưa chỉ có một giải pháp duy nhất là truyền giáo, giảng đạo, chủ về cuộc sống tâm linh. Hành giả ngày nay nắm được khoa học nên có điều kiện cải thiện cả đời sống vật chất của tín đồ, thực hiện hài hòa cả tinh thần và vật chất.  

Những quốc gia như Anh, Pháp một thời tiến hành chủ nghĩa thực dân (colonialism) bóc lột thuộc địa để làm giàu cho mẫu quốc. Nhưng rồi những quốc gia Châu Phi bị Pháp khai thác kiểu thực dân cuối cùng như Burkina Faso, Niger, Gabon…nay cũng đã vùng dậy đuổi người Pháp về nước, giành lấy chủ quyền.

Chủ nghĩa Bá Quyền (hegemony) siêu cường duy nhất do nước Mỹ đại diện, một mình làm mưa làm gió khắp thế giới, nay cũng đang lung lay tận gốc rễ.

Bây giờ đã bắt đầu xuất hiện một thế giới đa cực do nhóm quốc gia Brics khởi xướng và do các đại cường như Nga, Trung, Ấn lãnh đạo. Họ đang xây dựng Thái Bình Thế Giới (Pax Mundi) với hy vọng đem lại hòa bình no ấm cho toàn thế giới. Tại sao ông Putin thân thiết với ông Tập như là bằng hữu? Ngoài việc họ phải liên kết để chống lại Bá quyền của nước Mỹ, họ còn là chí lớn gặp nhau. Ông Putin đang xây dựng Pax Russia (Thái Bình của nước Nga) còn giấc mộng Trung hoa của ông Tập là xây dựng Pax Sinica (Thái Bình TQ). Chính vì vậy mà họ cùng với nhóm Brics sẽ dốc sức xây dựng Pax Mundi (Thái Bình Thế giới).

Thế giới phương Tây do Mỹ đứng đầu tất nhiên là không hài lòng, họ muốn duy trì sự độc tôn đã kéo dài 2 thế kỷ của họ, nên họ đã và sẽ ra sức chống đối. Tuy nhiên họ chỉ là thiểu số, họ cũng không có đủ sức mạnh để giành thắng lợi nên cuối cùng họ cũng sẽ phải theo số đông.

Pax Mundi chính là niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. 

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 2 bình luận

ỨNG DỤNG THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Giáo ngoại biệt truyền đích thực là gì ?

Cái thiền mà tôi muốn nói là tối thượng thừa thiền hay còn gọi là Tổ Sư Thiền chứ không phải thiền giáo môn. Thiền giáo môn căn cứ trên những lời dạy căn bản ban đầu của Đức Phật như Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên và xa hơn nữa là Vi Diệu Pháp, giảng giải về thực tại của vũ trụ vạn vật còn gọi là Như Lai Thiền. Nhưng phần giảng giải về Vi Diệu Pháp trong kinh điển Tiểu Thừa quá khó hiểu, quá khó nắm bắt. Về sau các tổ sư như Vô Trước, Thế Thân, Long Thọ và nhiều vị khác, khai triển vi diệu pháp qua một số bộ kinh như Thủ Lăng Nghiêm, Lăng Già, Trung Quán Luận, Hoa Nghiêm…nhưng vẫn còn rất trừu tượng, khó hiểu, khó nắm.

Về sau các tổ sư trong đó nổi tiếng nhất là Bồ Đề Đạt Ma đi qua TQ và triển khai một phương pháp tham thiền mới gọi là Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật. (Truyền pháp không dựa trên giáo lý, Không kiến lập giáo lý hay lý luận, Chỉ thẳng bản tâm của mỗi người, Thấy tánh mà giác ngộ). Phật là giác ngộ, nên thành Phật cũng tức là giác ngộ. Mặc dù sự truyền pháp của Tổ Sư Thiền không dựa trên giáo lý, kinh điển, nhưng thật ra cũng không hề rời xa những nguyên lý cốt lõi của Phật pháp. Những nguyên lý đó là gì ? Các bậc giác ngộ đã nhận thức được những nguyên lý đó và đã nói đi nói lại rất nhiều lần khắp các kinh điển, chỉ là tuyệt đại đa số Phật tử kể cả một số tu sĩ xuất gia, không nắm được, chỉ hiểu một cách mơ hồ không vững chắc, thoạt nhớ thoạt quên. Dưới đây là hai nguyên lý cơ bản nhất của Phật pháp :

1/Nhất thiết pháp vô tự tính. Tất cả các pháp đều không tự có đặc trưng đặc điểm. Thí dụ các nhà khoa học thấy có hạt electron và họ đo đạc được các đặc trưng của hạt như : vị trí trong không gian, khối lượng của hạt, điện tích của hạt, số đo spin (độ xoay) của hạt, đó là hiện tượng, là phân biệt, là giả tạm, là tưởng tượng của tâm thức. Trong khi thực tế là không có, là tánh không, là vô tướng, vô sở trụ. Kinh nói đó chỉ là hoa đốm trong hư không do tâm thức của con người tưởng tượng ra mà thôi chứ không phải có thật.

2/Nhất thiết duy tâm tạo. Vì các đặc trưng đặc điểm của hạt cơ bản chỉ là do tâm thức tưởng tượng ra nên kinh điển nói tất cả đều là do tâm tạo ra chứ không phải có thật. Sự thật chỉ là tánh không, vạn pháp chỉ là duy tâm sở tạo. Từ các hạt cơ bản tưởng tượng này (thông tin) tâm thức tưởng tượng thêm biến hóa chúng thành nguyên tử, phân tử, vật thể, chất khí, chất lỏng, oxy hóa (lửa), chất rắn (xưa gọi là tứ đại). Từ tứ đại mà hình thành thiên thể, thiên hà, mặt trời, mặt trăng, địa cầu, hành tinh…nói chung là vạn vật, con người.

Tôi xin khẳng định lại một lần nữa, các vị sư nào thuyết giảng là núi non, trăng sao…không phải là do tâm tạo, đó là họ vừa không hiểu Phật pháp vừa không hiểu khoa học. Họ nên hiểu rằng nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới là Albert Einstein đã bị chứng tỏ là sai lầm khi ông không tin hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) là có xảy ra. Thực tế là hiện tượng đó có xảy ra thật và kể từ thí nghiệm rối lượng tử của Alain Aspect tại Paris năm 1982, các nhà khoa học đã rút ra được 3 kết luận vô cùng quan trọng :

1/Vật (cụ thể là hạt cơ bản như photon, electron…) không có thật (non realism) từ đó suy ra nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất, vũ trụ vạn vật đều là do tâm tưởng tượng ra chứ không có thực thể. 

2/Không gian và thời gian là vô sở trụ (non locality) cũng tức là không có thật. Không gian và thời gian cũng chỉ là tâm niệm chứ không có thực thể. Chính vì không gian không có thật nên hiện tượng liên kết lượng tử mới xảy ra được. Bởi vì giữa hai photon thật ra không hề có khoảng cách nào nên tín hiệu cũng không cần truyền đi, không cần di chuyển. Từ thời cổ đại cho tới thời hiện đại cũng không có khoảng cách nào về thời gian cả. Thời gian cũng chỉ là tâm niệm. Cho nên kinh nói khoảnh khắc là vạn niên.   

3/Số lượng là không có thật (non quantity). Một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau giống như là hai photon, thật ra chỉ là một. Thậm chí năm 2012 Maria Chekhova tại đại học Mat-xcơ-va còn tạo được một liên kết với 100.000 hạt photon. Vậy 100.000 hạt photon cũng chỉ là một hạt. Vậy số lượng không có thật. Số lượng 100.000 photon mà con người đếm được chỉ là ảo, không phải thật.

Kinh điển nói rằng tất cả các pháp mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, nếm ngửi sờ mó được chỉ là thế lưu bố tưởng mà thôi. Thế lưu bố tưởng 世流布想 nghĩa là tất cả đều là do tâm tưởng tượng ra dựa trên tập khí (thói quen lâu đời) chứ không phải hoàn toàn có thật. Cảnh giới thế gian là như vậy.  Điều đó là bình thường nhưng bậc thánh không cho là thật nên không bị rơi vào điên đảo tưởng tức là cái tưởng tượng trái ngược với sự thật nhưng mình vẫn tưởng là thật. Nhưng chúng sinh thì cho là cảnh giới ảo hóa của thế gian là thật nên rơi vào điên đảo tưởng, PG gọi là chấp trước tưởng 执著想 Chính cái chấp trước tưởng này mới là nguồn gốc của tất cả mọi đau khổ, thảm họa trên đời.

Nói tóm lại giáo ngoại biệt truyền của Tổ Sư Thiền cũng không xa rời hai nguyên lý nêu trên mặc dù các vị tổ sư không thuyết minh, không lý giải một các cụ thể rõ ràng. Họ chỉ tìm cách chứng nghiệm mà thôi.   

Ứng dụng thiền trong đời sống 

Thiền có vô lượng vô biên ứng dụng trong đời sống hàng ngày của nhân loại. Yếu chỉ của thiền chỉ là phá bỏ chấp thật, sống với cái hiện tiền tùy duyên mà kinh Kim Cang đã chỉ ra, đó là Quá khứ tâm bất khả đắc, Hiện tại tâm bất khả đắc, Vị lai tâm bất khả đắc. Bởi vì không có cái gì là tuyệt đối chân thật, tất cả đều là vô sở trụ (non locality cả về không gian và thời gian).               

Thiền không có dạy rằng tất cả mọi người đều nên xuất gia làm tu sĩ. Cái đó là tự do của mỗi người, là nhân duyên của mỗi người chẳng có ai ràng buộc cả. Thiền cũng không bảo rằng tất cả mọi người đều phải giữ giới, phải ăn chay, nên rời xa cuộc sống vợ chồng, tránh xa các dục lạc.

Tối thượng thừa thiền không có bất cứ điều gì ràng buộc cả. Mỗi người cứ sống cuộc sống của mình và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình làm. Ai thích ăn cá, ăn thịt, ăn tôm gà vịt heo thì cứ ăn. Nhưng thế giới có luật nhân quả, ăn cục thịt thì phải trả cục thịt, ai hại người hại vật thì cũng sẽ bị hại bởi vì người khác, vật khác cũng chính là mình. Hôm nay mình vay nợ thì mai kia mốt nọ mình phải trả. Bậc giác ngộ đã phá ngã chấp, phá pháp chấp nên nhìn mọi hình tướng mọi sự vật đều thấy bản chất tánh không của chúng nên không bị vướng mắc, cứ tùy duyên mà hành xử không nhất thiết bận tâm tới quy định về giới luật. Chẳng hạn :

Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, đạo sư Guru Rinpoche (Liên Hoa Sinh 蓮華生 Padmasambhava, không biết rõ năm sinh năm mất, chỉ biết ông từ Ấn Độ đến Tây Tạng dưới triều đại Trisong Detsen, 742 đến 797CN ). Ông và  người phối ngẫu là Yeshe Tsogyal (757-817CN) là những nhân vật nổi tiếng nhất trong phép nam nữ song tu, họ không nhất thiết phải giữ dâm giới. Bởi vì nam nữ là do tâm thức phân biệt vọng tưởng chứ không phải tuyệt đối có thật.

Guru Rinpoche (Padmasambhava, Liên Hoa Sinh)

Yeshe Tsogyal (Y Hỉ Thố Gia)

Trong triều đại nhà Tống có nhà sư, được coi là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù, đó là nhà sư nổi tiếng Giới Đồ Lê 戒阇黎 quê ở Lâm Hải, Thai Châu 台州临海 thời Nam Tống (1127–1279). Trước khi xuất gia Giới Đồ Lê họ Lâu, cha là Lâu Nguyên Hựu 娄原佑, nổi tiếng là người tốt trong vùng. Cả đời ông Lâu Nguyên Hựu làm từ thiện, thích trai tăng (làm tiệc chay đãi các vị tăng) chỉ tiếc là vợ chồng ông sau nhiều năm chung sống vẫn chưa có con. Ông đã cầu khấn và bà vợ có lần chiêm bao thấy ôm vầng trăng vào lòng, sau đó có mang sinh được con trai đặt tên là Đốn Cát 顿吉. 

Đứa trẻ này ngay khi mới sinh ra đã biết nói: “Lành thay cha mẹ, đã cưu mang sinh ra tôi, đã cứu giúp nhiều người, là dị nhân hiếm có trên đời.” Sự kiện này khiến vợ chồng ông Lâu vừa mừng vừa lo, mừng là đứa trẻ vừa sinh ra đã biết nói, nhưng họ lại lo xuất thân phi phàm của nó,họ lo lắng là bốn câu này mang đầy ý nghĩa Phật giáo, sợ rằng con sớm muộn cũng bỏ cha mẹ theo đạo Phật tu hành.

Quả vậy đứa trẻ về sau trở thành nhà sư lỗi lạc Giới Đồ Lê. Nhưng ông ta không tuân theo các quy tắc như các nhà sư bình thường, trái lại, ông ta không bao giờ tuân thủ giới luật, ông ta không ăn chay mà hay ăn đầu heo và uống rượu ngon. Ông được người ta gọi là “Nhà sư đầu lợn” (Trư đầu hòa thượng 猪头和尚). Giới Đồ Lê không hề khó chịu khi nghe tai tiếng này mà còn bật cười khoái trá.

Nhà sư ăn thịt uống rượu cũng chưa đủ kinh dị, càng bại hoại tăng đoàn hơn chính là việc Giới Đồ Lê không sợ thiên hạ dị nghị, thu nữ đệ tử, và hai người thường đi chung, ở chung với nhau. Nữ đệ tử này tên là Chu thất nương 周七娘, và lai lịch của cô ấy cũng khá phi thường. Cô sinh ra trong một gia đình thuần thành Phật giáo, cô từ nhỏ đã thông minh đĩnh ngộ tuyệt vời, nhưng cô phát nguyện khi lớn lên sẽ không lấy chồng, hàng ngày đi xin ăn trên đường phố và hát nhạc Phật giáo.

Mọi người đều nghĩ chắc cô ấy bị điên, nhưng Giới Đồ Lê lại rất ngưỡng mộ cô và thu nhận cô làm đệ tử.

Giới Đồ Lê và Chu Thất nương

Một lần, Giới Đồ Lê và Chu Thất nương ra ngoài phố và ăn một bữa no nê món tôm luộc tại một quán ăn trên phố, khi họ lấy tiền ra trả thì thấy ví không có tiền, chủ quán rất tức giận và không cho họ đi. Nhưng rồi, Giới Đồ Lê cười nói: “Không có tiền, nhưng thí chủ muốn vật gì?” Chủ quán nói: “Ta muốn ngươi bồi hoàn tôm sống cho ta!”

Giới Đồ Lê và Chu Thất nương nhìn nhau cười, xong họ ngồi xuống, và không ngừng phun ra từ miệng những con tôm còn sống tươi rói, chủ quán và những người xung quanh sợ hãi, đồng loạt quỳ xuống và kêu lên “Thần tiên ! Thần tiên !”. Giới Đồ Lê cười nói, “Bây giờ tôi đã trả lại tôm sống cho ông rồi đó.” Sau đó, ông và nữ đồ đệ vừa đi vừa hát mà không nhìn lại.

Khi Giới Đồ Lê viên tịch, những người khác đã báo tin này cho Chu Thất nương, nữ đệ tử biết tin không buồn chút nào, ngược lại, cô ấy vừa hát vừa cười. Hát xong, cô an tọa dưới dạ cầu Phổ Tế mà tịch luôn.

Sau đó có một nhà sư lạ mặt xuất hiện trên đường phố Thai Châu và hát lớn: “Sư phụ Giới, Văn Thù, Chu bà, Phổ Hiền.” Bấy giờ mọi người mới hiểu ra họ chính là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân giáo hóa người đời, dạy mọi người về vô phân biệt trí.

Họ giáo huấn điều gì ? Họ muốn hiển thị cho mọi người hiểu rằng đừng có chấp tướng, đừng có chấp thật, các pháp chỉ là vọng tưởng thôi, không có thực chất, bởi vì Nhất thiết pháp vô tự tính.

Ở Nhật Bản cũng có trường hợp tương tự

Ikkyu Sojun (一休宗純 Nhất Hưu Tông Thuần 1394-1481) là một trong những thiền sư danh tiếng nhất Nhật Bản, ông là một vị Thiền sư Nhật thuộc tông Lâm Tế, ông đã để lại những giáo lý, tư tưởng tu hành theo một phương hướng chân chính, tự do và phù hợp với quần chúng nhân dân thời bấy giờ.

Ikkyu Sojun

Ikkyu Sojun sinh vào ngày đầu của năm 1394, mẹ ông là một phụ nữ giúp việc trong cung đình và được vị hoàng đế trẻ Go-Komatsu trọng dụng, tuy nhiên bà bị sa thải do guồng máy ghen tuông bất công của hoàng hậu. Tên của ông được ghi vào sổ bộ thường dân dù nhiều người cho rằng ông là con trai của vị hoàng đế Go-Komatsu. Có thể thấy, hoàn cảnh ra đời của Ikkyu Sojun khá khiêm tốn.

Vào lúc 5 tuổi, Ikkyu được gửi vào một ngôi chùa thiền tông gần nhà tại Ankoku-ji, Kyoto. Lúc học hành và tu dưỡng tại đây, ông đã bộc lộ sự sáng dạ, thông minh và nhanh trí của mình, tuy nhiên cậu cũng được cho là một người có tính tình quá quắt. Năm lên 13, Ikkyu đến Kiến Nhân Tự, tuy nhiên sau 4 năm, ông rời đi vì không hài lòng với phong cách sinh hoạt quá phàm tục của những vị tăng tại đây. Ông đến tham học với Khiêm Ông – một vị tăng độc cư tu tập nhưng cũng chỉ được một thời gian, Ikkyu lại tiếp tục lên đường cầu đạo.

Một năm sau, Ikkyu gặp được vị chân sư của mình, đó là Kesō Sōdon (Hoa Tẩu Tông Đàm 花叟宗曇), trụ trì tại Đại đức tự. Ông theo học Hoa Tẩu 9 năm về phương pháp tu tập. Một thời gian sau khi tham gia công án thứ 15 của vô môn quan, trong lúc tọa thiền trên một chiếc thuyền, sư Ikkyu nghe một con quạ kêu bỗng nhiên ngộ đạo. Tuy nhiên ông không nhận ấn khả do Hoa Tẩu quyết định, bởi ông nghĩ rằng chỉ có bản thân mỗi người mới biết được cái thật cái giả của sự giác ngộ. Hành động này đã đi ngược lại với tông phong của thiền tông Nhật Bản lúc bấy giờ và chính Sư cũng không ấn chứng cho ai trong suốt cuộc đời hoằng hoá của mình. Mặc dù vậy, Sư ở lại hầu cho đến lúc Hoa Tẩu viên tịch.

Trong suốt một thời gian khoảng 30 năm, Sư Ikkyu đã đi chu du hoằng hóa khắp nơi. Sư tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội Nhật thời bấy giờ từ quan tước, võ sĩ, nghệ sĩ… và cả  kỹ nữ. Với lối sống ngược lại với giáo lý Phật giáo, sư không quan tâm giữ giới luật, ăn thịt cá, mê rượu, thích bạn gái, đồng thời phê phán những tư cách đạo đức giả của những vị tăng tại thiền viện bấy giờ.

Những cô gái đẹp đang đi trên đường nhưng ông thấy đó là những bộ hài cốt 骸骨 Gaikotsu

Ở VN cũng có những người thấm nhuần tinh thần thiền mặc dù họ không phải tu sĩ, chẳng hạn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thi sĩ Bùi Giáng.

Bùi Giáng là một nhà thơ hồn nhiên và tài hoa mang nhiều nét của thiền, có người gọi ông là “thi sĩ Bồ Tát” nhưng biểu hiện của ông rất lạ lùng quái dị có một chút gì đó điên điên khùng khùng. Cũng có thể coi là ứng dụng của thiền, nhưng chưa đạt tới thần thông trí tuệ tinh túy của thiền. Bùi Giáng có trực giác bén nhạy giúp ông có những câu thơ rất lung linh kỳ ảo. Chẳng hạn :

Ai đi tu Thơ: Bùi Giáng

Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

Những câu thơ giản dị nhưng thể hiện được sự hoài nghi trước những sự kiện xảy ra trong thế gian lấy bối cảnh là một cuộc tình không có hậu. Nhưng hoạt động lý trí của ông thì hơi bị rối loạn nên cuộc sống nói chung bị mất cân bằng nên biểu hiện có vẻ hơi điên điên. Ông yêu nữ nghệ sĩ Kim Cương nhưng bị từ chối.

Trong hồi ký của mình, NSND Kim Cương đã nói tình yêu kỳ dị của Bùi Giáng là duy nhất của nhân loại thì cái hạnh phúc của bà là có được từ tình yêu của ông cũng là một thứ châu báu có một không hai. 

Bùi Giáng sinh năm 1926 còn Kim Cương sinh năm 1937. Vậy ông lớn hơn nữ nghệ sĩ 11 tuổi. Thật ra chênh lệch đó không phải là quá lớn. So với chênh lệch tuổi của tôi và cô bạn gái (27 tuổi) thì có thể nói là chênh lệch của hai người này là không nhiều.

Bùi Giáng- Kim Cương (chênh lệch 11 tuổi)

Tôi và cô bạn chênh lệch tuổi (27) còn lớn hơn Bùi Giáng- Kim Cương

Tình yêu của Bùi Giáng bị từ chối vì ông bị mất cân bằng giữa trực giác và lý trí chứ không phải vì ông lớn tuổi hơn, bằng chứng là trong cas của tôi chênh lệch tuổi còn lớn hơn nhiều mà không bị từ chối. Nhưng ứng dụng của thiền chính là : tôi không bị từ chối nên hạnh phúc đã đành, còn Bùi Giáng dù tình yêu bị từ chối nhưng vẫn hạnh phúc chứ không phải đau buồn bất hạnh như người bình thường. Ứng dụng tuyệt vời của thiền là dù gặp thuận duyên hay gặp nghịch duyên người ta vẫn hạnh phúc.

Chúng ta hãy theo dõi  Tình yêu kỳ dị của Bùi Giáng  theo lời kể của nữ nghệ sĩ nhân dân Kim Cương như sau :

(Kim Cương kể) Tôi gặp ông lần đầu lúc 19 tuổi, thời còn theo đoàn cải lương của má. Thật ra, ông chú ý đến tôi trong đám cưới của đôi bạn Hạnh – Thùy.

Một hôm Thùy bảo tôi: “Có một ông giáo sư Đại học Văn khoa, đi học ở Đức về, ái mộ chị lắm, muốn đến nhà thăm chị”. Tôi trả lời: “Ừ, thì mời ổng tới”.

Hóa ra là ông, lúc ấy đang dạy học, cũng áo quần tươm tất chứ chưa có bất cần đời như sau này. Ông thường lui tới nhà tôi chơi, vài lần mời tôi đi uống cà phê nhưng nhất định phải đi bằng xe đạp do ông chở, chứ không chịu đi bằng bất cứ phương tiện nào khác.

Một hôm ông trịnh trọng cầu hôn tôi. Tôi thấy thái độ của ông không được bình thường nên tôi đều né tránh. Vài lần sau, ông thở dài nói với tôi: “Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô, vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi”. Tôi ngần ngừ: “Thưa ông, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng tính…”.

Tưởng ông nói chơi, ai dè làm thiệt. Ông đùng đùng dắt ngay đứa cháu tới, mà đứa cháu đó chỉ… mới 8 tuổi.

Thời gian qua, thỉnh thoảng ông vẫn ghé thăm tôi. Mặc kệ tôi đang yêu ai, đang thất tình ra sao, thậm chí đang sống chồng vợ với người nào, ông đều không quan tâm. Ông vốn hồn nhiên, bản năng và vô điều kiện.

(Bức thư tay Bùi Giáng gởi cho nghệ sĩ Kim Cương, ông mất cũng trong năm 1998)

Trong những lúc ông điên nhất, quên nhất, không còn lưu lại một chút gì trong trí nhớ, cả thơ ca và kiến thức thì tên tôi vẫn được ông gìn giữ. Tên tôi được ông gọi đi gọi lại bất cứ khi vui khi buồn, bất cứ khi hạnh phúc khi đau đớn.

Chưa một lần nào ông sàm sỡ bằng hành động hay lời nói. Xưng hô vẫn cứ tôi và cô một cách nghiêm túc và chững chạc. Một tình cảm xuất phát thật hồn nhiên, bản năng và vô điều kiện.

Trong đầu ông hình như chỉ có một số điện thoại duy nhất, một địa chỉ duy nhất – đó là địa chỉ và số điện thoại nhà của tôi.

Nhiều lần ông đứng giữa đường dang tay làm “chim bay, cò bay” la hét làm kẹt xe, công an tới bắt, hỏi cách gì ông cũng chỉ nói một câu: “Mẫu thân của tôi là Kim Cương, ở số… Hoàng Diệu, điện thoại 844…”.

Thế là công an réo gọi tôi để đi lãnh ông ra. Chuyện đó xảy ra không biết bao nhiêu lần. Có khi ông té bị thương, người ta chở vô bịnh viện, ông cũng chỉ “khai báo” y như vậy.

Bịnh viện lại réo tôi đến. Hoặc những lúc ông lên cơn, có khi vô quậy cả đám cưới nhà người ta, tôi bị người ta gọi điện đến đưa ông về.

Thậm chí có một buổi ông xuất hiện trước nhà với tóc tai mặt mũi đầy máu vì mới bị ai đó đánh. Tôi hoảng hốt gọi xích lô cho ông đi cấp cứu nhưng ông không chịu.

Ông nói: “Chừng nào cô chịu lên xích lô đi với tôi thì tôi mới đi”. Tôi đành phải gọi một chiếc xích lô đi cùng ông, vừa ngồi xe vừa nghe ông nói chuyện trên trời dưới đất không một cảm giác đau đớn nào. Những lúc tỉnh táo, ông nói với tôi: “Cô nhơn hậu lắm cô mới chịu nói chuyện với tôi tới giờ này!”.

Một trường hợp ứng dụng thiền khác là Thiền Làng Mai ở Pháp.

Thầy Thích Nhất Hạnh, sư ông của Làng Mai cũng có pháp môn Thiền Ôm là một cách để giải tỏa những ẩn ức trong tâm hồn. Ông nói : Chúng ta có thể thực tập thiền ôm với bạn mình, với con mình, với cha, mẹ, vợ, chồng, hoặc với một thân cây. Đầu tiên, chúng ta xá nhau và nhận diện sự có mặt của người kia. Nhắm mắt lại, thở một hơi thật sâu, quán tưởng mình và người thương của mình trong 300 năm sau. Sau đó ta có thể thực tập ba hơi thở có ý thức để đưa mình trở về với giây phút hiện tại, có mặt một trăm phần trăm. Thực tập hơi thở ý thức để đưa tuệ giác vô thường vào sự sống. “Thở vào, tôi biết rằng trong giờ phút này, sự sống thật quý giá. Thở ra, tôi trân quý phút giây này của sự sống.” Mỉm cười với người đứng trước mặt mình, cho người đó biết mình muốn được ôm người đó trong tay. Đây vừa là một sự thực tập vừa là một nghi lễ. Khi chúng ta hợp nhất thân tâm để có mặt trọn vẹn, để thật sự sống thì đó là một nghi lễ.

Đây có lẽ là một biến tướng của pháp môn song tu của Mật tông. Chúng ta biết rằng thầy Nhất Hạnh có người bạn song tu là sư cô Chân Không.

Tóm lại Thiền giúp đem lại một nhận thức chân thực và chính xác về thực tế, về thế giới. Thực tế luôn có hai mặt : xác định (giả tướng) và bất định (thực tướng). Hành giả phải giữ trung đạo, không biên kiến, từ đó đem lại sự an tâm và tự chủ cho mỗi người. Sự tự chủ sẽ dần dần hướng ta đến một cuộc sống lành mạnh, sức khỏe tốt, không bệnh, không bị ung thư. Xa hơn nữa nó còn giúp chúng ta tránh được nghiệp xấu, không bị tai ương hoạn nạn, không bị nghèo khó đói rách. Không có một điều gì là ngẫu nhiên cả, tất cả mọi việc xảy ra đều có nhân duyên, đều là thế lưu bố tưởng. Thiền giúp chúng ta tránh được chấp trước tưởng và tất nhiên là tránh được đau khổ.    

Trong xã hội hiện đại khi khoa học kỹ thuật đã phát triển khá cao, người bình thường cũng đã có điều kiện nhận thức tánh không của không gian, thời gian, số lượng. Mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay cũng còn lâu mới đạt tới sự khai phá hoàn toàn thực tướng tánh không của vạn pháp, tuy nhiên chúng ta cũng đã thấy những dấu hiệu rõ ràng.

Bây giờ những người ít học ở nông thôn VN cũng biết sử dụng FB Messenger để liên lạc với thân nhân của họ ở nước ngoài. Họ chẳng biết gì về khái niệm khoảng cách không gian là không có thật (non locality- vô sở trụ) nhưng họ thực hiện được với chiếc smartphone. Mấy người bà con bên vợ của tôi có con gái lấy chồng là Việt kiều ở Pháp, họ thường xuyên nói chuyện và nhìn ngắm con cháu ở cách xa 12.000 km một cách dễ dàng, khoảng cách đó đã bị triệt tiêu trên mạng internet. 

Chẳng những khoảng cách không gian bị triệt tiêu mà khoảng cách thời gian cũng bị triệt tiêu. Sư Hư Vân có lần nhập định ở núi Chung Nam phía nam thành Trường An. Ông nhập định khoảng nửa tháng. Nhưng khi bạn đồng tham thấy vắng ông lâu đến tìm, hỏi ông đã nhập định bao lâu, ông nói mới có một lát hà.

Có những sự kiện thực tế xảy ra trên thế giới, tôi nghi ngờ rằng nó cho thấy sự không có thật của thời gian. Ví dụ trong giải Vô địch Bóng đá Nữ Thế giới 2023  (The 2023 FIFA Women’s World Cup) vừa rồi, đội nữ Tây Ban Nha đã đoạt cúp vô địch sau khi thắng đội Anh 1-0. Nhưng trước đó ở vòng bảng, ngày 31-07-2023 đội nữ Tây Ban Nha đã thua Nhật Bản 0-4 . Tại sao một đội mạnh vô địch như Tây Ban Nha lại thua tới 4 bàn không gỡ ? Tôi nghĩ trận đấu đó không phải mới xảy ra mà nó đã xảy ra từ lâu rồi, kết quả đã có sẵn rồi, bây giờ chỉ tái hiện lại thôi. Vì kết quả đã có sẵn, giống như một cuốn phim đã quay xong rồi, bây giờ chỉ là chiếu lại. Nên dù đội Tây Ban Nha có tài giỏi tới đâu, cố gắng tới đâu, kết quả vẫn là thua 0-4. Vì kết quả đã có sẵn nên nếu có một linh vật nào đó có khả năng nhìn thấy thì có thể đưa ra tiên đoán chính xác mặc dù nó rất phi lô gích.   

Còn về nhận thức số lượng không có thật (non quantity) thì quá dễ thấy. Bài báo này của tôi, tôi chỉ đưa lên mạng một lần duy nhất, nhưng bao nhiêu người ở khắp nơi trên thế giới có thể đọc bài báo ? Vô số lượng. Một người ở bất cứ đâu trên thế giới đều có thể thấy và đọc bài báo. Họ có thể đọc liền bây giờ hay 10 năm sau thì bài báo vẫn còn ở đó.

Những sự kiện này chứng tỏ khoa học kỹ thuật ngày nay cũng đã giúp con người ứng dụng được thiền. Thiền giúp con người giác ngộ, ngộ ra tính hai mặt của thực tế (xác định và bất định), ngộ ra tánh không của vạn pháp mà cơ bản nhất là không gian, thời gian, số lượng, chỉ là tâm niệm chứ không phải tuyệt đối có thật.

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | 2 bình luận

XÁC ĐỊNH VÀ BẤT ĐỊNH

Xác định (determination) và bất định (uncertainty) là 2 mặt của thế giới, của vũ trụ. Hai mặt đó vốn là một (Phật giáo gọi là Bất nhị) ở chỗ vô hình, vô thể, còn gọi là tánh không (emptiness) nhưng khi hiển thị thì phân cực thành xác định và bất định. Vậy Khi nào là xác định, khi nào là bất định ? 

Sóng tiềm năng của vật chất, của các hạt cơ bản vật chất (particles of matter) là bất định. Nghĩa là sao ? là không có định xứ (non locality) tức là không có không gian, không có thời gian; và không có số lượng (non quantity). Tóm lại là không có sự hiện hữu, không có thật (non realism). Phật giáo gọi là tánh không (emptiness), còn gọi là Tâm, là Phật (Buddha) hay Phật tánh (Buddha nature) hay cũng gọi là tánh giác ngộ (enlightened nature). Tánh giác ngộ đó là bản thể của Tam giới, của vũ trụ vạn vật. Tánh giác ngộ đó không là gì cả nhưng cũng là tất cả. 

Khoa học hình dung tánh giác ngộ hay tánh không đó là Trường thống nhất (unified field) hay Miền tần số (frequency domaine). Đó là nền tảng của tất cả mọi thứ trong vũ trụ van vật và trong cả Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới).     

Vậy thì cái gì là xác định ? Vũ trụ vạn vật, thế giới vật chất, thế giới của sinh vật, con người là xác định. Xác định nghĩa là có không gian, có khoảng cách, có thời gian lâu hay mau, có chuyển động, có sinh diệt, có số lượng. Khi nào hay trong điều kiện nào thì từ sóng tiềm năng bất định bỗng trở thành xác định ? Tánh không là vô niệm, nó không có đặc trưng đặc điểm gì cả, nó từ bất nhị bỗng phân cực thành nhị tức là nhị nguyên. Nhị nguyên là gì ? Tâm là bất nhị vô phân biệt, phân cực thành thức tức là phân biệt. Tâm không có năng sở (chủ thể và đối tượng) nhưng thức thì có phân biệt năng sở. Khoa học tưởng tượng ra sự phân cực này và thành lập lý thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn hình thành vũ trụ). Từ không có gì cả, tánh giác tưởng tượng ra nguyên tử nguyên thủy (primordial atom) kích thước rất nhỏ chỉ bằng một hạt cơ bản mà thôi. Rồi nguyên tử nguyên thủy phát nổ thật dữ dội (Big Bang) để hình thành vũ trụ van vật.

Vụ nổ lớn này tạo ra không gian, thời gian và số lượng vật chất. Nó tạo ra vô số thiên hà, vô số ngôi sao (mặt trời) và hành tinh. Một trong các thiên hà là dải Ngân hà (Galaxy, tiếng bình dân là Milky way tức sông Ngân) trong đó có Thái dương hệ (solar system) của chúng ta, trong đó có 8 hành tinh từ gần tới xa Mặt trời gồm có Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Trái đất (Earth), Hỏa tinh (Mars), Mộc tinh (Jupiter), Thổ tinh (Saturn), Thiên vương tinh (Uranus) và Hải vương tinh (Neptune).

Chúng ta nên gọi tên các hành tinh là Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh…thay vì gọi là Sao Kim, Sao Hỏa…để khỏi lẫn lộn, bởi vì Sao là chỉ các ngôi sao tức là các mặt trời là nơi xảy ra phản ứng nhiệt hạch phát ra ánh sáng, còn hành tinh không có phát ra ánh sáng, chúng chỉ phản chiếu ánh sáng phát ra từ các mặt trời mà thôi.      

Trong quá trình thành vũ trụ sau vụ nổ Big Bang đó, các hạt cơ bản của vật chất như quark, electron, photon…xuất hiện rồi chúng kết hợp thành những hạt lớn hơn như proton, neutron để làm hạt nhân nguyên tử và kết hợp với electron hình thành các nguyên tử như hydrogen, helium, oxy, nitro, carbon…Nguyên tử đơn giản nhất là hydrogen thông thường (protium) chỉ có một proton và một electron.

Nguyên tử hydrogen và 2 đồng vị của nó là Deuterium (hạt nhân có thêm 1 neutron) và Tritium (hạt nhân có thêm 2 neutron) Các nguyên tử thường không đứng một mình mà thường kết hợp với nhau thành phân tử, ví dụ phân tử Hydrogen H2, phân tử Oxigen O2,  phântử Nitrogen N2

Phân tử Hydrogen

Phân tử Oxigen

Phân tử Nitrogen

Riêng nguyên tố carbon nó không kết hợp hai nguyên tử carbon thành phân tử carbon, mà lại thường kết hợp với một nguyên tử oxigen thành carbon monoxide, hoặc kết hợp với hai nguyên tử oxigen thành carbon dioxide

Carbon monoxide CO and carbon dioxide CO2 molecule models and chemical formulas. Gas. Ball-and-stick models, geometric structures and structural formulas. Illustration on white background. Vector.

Carbon monoxide và Carbon dioxide

Phân tử hydrogen kết hợp với một nguyên tử oxigen thành nước H2O là một chất rất phổ biến trên Địa cầu.

Phân tử Nước

Rồi bốn nguyên tố C, H, O, N kết hợp với nhau thành chất hữu cơ và thành chất sống để tạo ra sinh vật. Chất sống đơn giản nhất là amino acid

Amino Acid (Acid Amin) là những hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng chứa nhóm chức năng amin (-NH2) và axít cacboxylic (-COOH), cùng với một nhóm thay thế (hay còn gọi mạch bên, side-chain tức nhóm R) nhất định ở mỗi acid amin. 

Các nguyên tố chính của acid amin là cacbon, hiđrô, ôxy, và nitơ, và một số nguyên tố khác có mặt trong nhóm thế R-group của từng acid amin.

Các chất sống tạo ra sinh vật đơn giản như con amibe đơn bào nghĩa là toàn thân chỉ có một tế bào duy nhất.

Amibe sinh vật đơn bào

Và có những sinh vật phức tạp nhất như con người có bộ não, có hệ thần kinh, có cơ thể vô cùng phức tạp với khoảng 30 nghìn tỷ tế bào.  

Chính vì con người có bộ não, có tư duy, nên con người tạo ra một hệ thống nhận thức riêng ngày càng xa rời tánh giác của tâm. Nhận thức đó có tính điên đảo mộng tưởng, Phật pháp gọi là thế lưu bố tưởng世流布想 là đặc điểm, đặc trưng của con người vọng tưởng, ngụy tạo tưởng tượng ra cái gọi là không gian, thời gian và số lượng vật chất. Số lượng luôn luôn phải đi kèm với vật chất mới có nghĩa lý, thí dụ 5 người, 10 chiếc xe, 2 con sông, 3 quả núi, 100 đồng,1 hạt electron. Những con số thuần túy như 5, 10, 2, 3, 100, 1 là không có ý nghĩa. Tuy nhiên do con người mặc định là con số luôn đi kèm với vật thể nên trong số học, người ta tỉnh lược, bỏ đi vật thể đi kèm cho bài toán đỡ rườm rà. Nhưng trong kinh tế tài chính thì con số phải luôn luôn kèm theo vật thể gọi là lượng từ hay đơn vị tính. Ví dụ năm 2022 VN xuất khẩu được 7,13 triệu tấn gạo, Việt kiều gởi về nước 19 tỉ USD.   

Năm 1900, David Hilbert, nhà toán học lỗi lạc của thời đó kêu gọi các nhà toán học cùng nhau xây dựng lại hệ tiên đề cho số học, sao cho vừa đầy đủ vừa nhất quán. Đó là Bài toán số 2. Ông chủ trương xây dựng một nền toán học thuần túy chỉ dựa vào con số thôi, tách rời khỏi vật chất đi kèm. Chẳng hạn :

1+2=3 (không có vật thể đi kèm)

Đây là bài toán rất quen thuộc với học sinh tiểu học, những con số đó mặc định những vật thể đi kèm, ví dụ 1 cây bút cộng với 2 cây bút bằng 3 cây bút nhưng trong diễn giải người ta bỏ đi vật thể cho gọn. Nhưng với Hilbert ông cho rằng số học là toán học thuần túy con số, hoàn toàn không cần vật thể đi kèm.

Nhưng năm 1931, chủ nghĩa Hilbert cả hình học và số học đều sụp đổ khi Kurt Gödel công bố Định lý Bất toàn. Định lý Gödel chỉ ra rằng không tồn tại một hệ tiên đề của số học vừa đầy đủ vừa phi mâu thuẫn. Nếu đầy đủ thì sẽ mâu thuẫn. Để tránh mâu thuẫn, sẽ không đầy đủ. Để tránh mâu thuẫn, toán học buộc phải chấp nhận không đầy đủ – tồn tại những sự thật toán học bất khả quyết định (undecidable), tức là không thể chứng minh và cũng không thể bác bỏ.

Nghịch lý thợ cạo (đôi khi còn gọi là nghịch lý thợ cắt tóc) là một ví dụ minh họa cho vấn đề nan giải được phát triển từ nghịch lý Russell vì do Bertrand Russell nêu ra để chứng tỏ sự mâu thuẫn trong lý luận toán học.

Ngày xưa, có 1 ông thợ cạo, sống ở làng Seville. Tại làng đó, tất cả đàn ông đều tự cạo râu hoặc nhờ thợ cắt tóc cạo giúp. Và ông thợ này đã tuyên bố: “Tôi chỉ cạo râu cho những người đàn ông nào của làng Seville mà không tự cạo râu”.

Vấn đề phát sinh là không thể xếp ông thợ cạo vào nhóm nào vì mâu thuẫn với tuyên bố (tiên đề)

Nếu xếp ông thợ cạo thuộc nhóm tự cạo râu (nhóm 1) thì ông không cạo cho những người tự cạo râu, tức là ông không cạo cho ông. Nhưng nếu như vậy thì ông phải thuộc nhóm không tự cạo râu (nhóm 2).

Nếu xếp ông thợ cạo ở nhóm 2 thì ông sẽ không cạo râu cho ông và ông chỉ cạo râu cho những người thuộc nhóm 2. Nhưng theo tuyên bố thì ông phải cạo râu cho ai không cạo râu tức phải cạo râu cho mình. Hóa ra, ông là người thuộc nhóm 1.

Như vậy xếp ông thợ cạo vào nhóm nào cũng sẽ mâu thuẫn với tiên đề. Điều đó chứng tỏ lý luận toán học là không hoàn toàn nhất quán, thậm chí là chủ quan tùy tiện.

Bản thân những con số 1, 2, 3 là vô nghĩa. Tại sao ? Bởi vì số lượng là không có thật, số lượng chỉ là vọng tưởng, là khái niệm của bộ não người. Chẳng những thế, không gian, thời gian đều là khái niệm, là vọng tưởng của bộ não chứ không phải có thật. Tất cả đều là tương đối, nghĩa là đối đãi với nhau, cái này có thí cái kia mới có, cái này không có thì cái kia cũng không có. 1 con người hay 1 con gà là một khái niệm tương đối. Còn số 1 đơn thuần cũng là mặc định về vật thể gì đó đếm được chứ nếu không thì con số là vô nghĩa.     

Như vậy số 1 phải đi kèm với vật thể nào đó chẳng hạn 1 đồng tiền hay 1 hạt electron. Nếu không có vật thể thì số 1 cũng vô nghĩa. Thí nghiệm về rối lượng tử hay liên kết lượng tử cho chúng ta một khái niệm rất rõ ràng.

Trong thí nghiệm về rối lượng tử, người ta có thể làm cho một hạt photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau, vị trí A và vị trí B. Xoay hạt photon A theo chiều kim đồng hồ thì lập tức photon B xoay ngược chiều kim đồng bất kể khoảng cách là bao xa. Chẳng hạn năm 2017 TQ làm thí nghiệm với vệ tinh lượng tử mang tên Mặc Tử, khoảng cách đó là 1200km, tác động vẫn là tức thời không mất thời gian.

Cuộc thí nghiệm này chứng tỏ 3 điều :

1/Vật (cụ thể là hạt cơ bản như photon, electron…) không có thật (non realism) từ đó suy ra nguyên tử, phân tử, cố thể vật chất, vũ trụ vạn vật đều là do tâm tưởng tượng ra chứ không có thực thể. 

2/Không gian và thời gian là vô sở trụ (non locality) cũng tức là không có thật. Không gian và thời gian cũng chỉ là tâm niệm chứ không có thực thể. Chính vì không gian không có thật nên hiện tượng liên kết lượng tử mới xảy ra được. Bởi vì giữa hai photon thật ra không hề có khoảng cách nào nên tín hiệu cũng không cần truyền đi, không cần di chuyển. Từ thời cổ đại cho tới thời hiện đại cũng không có khoảng cách nào về thời gian cả. Thời gian cũng chỉ là tâm niệm.  

3/Số lượng là không có thật (non quantity). Một photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau giống như là hai photon, thật ra chỉ là một. Thậm chí năm 2012 Maria Chekhova tại đại học Mat-xcơ-va còn tạo được một liên kết với 100.000 hạt photon. Vậy 100.000 hạt photon cũng chỉ là một hạt. Vậy số lượng không có thật. Số lượng 100.000 photon mà con người đếm được chỉ là ảo, không phải thật.

Tóm lại tất cả nhận thức của con người, tất cả những lời nói ra đều là chủ quan tùy tiện chứ không phải hoàn toàn khách quan kể cả những tri thức về khoa học. Trong số các khoa học thì toán học được coi là lý luận chặt chẽ nhất nhưng vẫn là chủ quan tùy tiện. Chẳng hạn :

Tôi có một tấm ảnh, ví dụ ảnh của cố hòa thượng Duy Lực

Tôi có thể gởi ảnh qua mạng internet cho bao nhiêu người cũng được không có hạn chế. Những con số 1, 2, 3, 100, 1000 đều là tùy tiện không có ý nghĩa.

Một thí dụ khác là ngày nay đa số khách hàng thuê bao internet, trả phí cố định hàng tháng nên họ không có quan tâm tới dung lượng sử dụng là bao nhiêu GB, những con số 100, 200, 500 (GB) là không có ý nghĩa gì.     

Tất cả những tri thức khoa học của con người đều sụp đổ vì đều là chủ quan tùy tiện. Các khoa học như Toán học, Vật lý học, Sinh vật học, Các khoa học lịch sử, nhân văn, xã hội…đều sụp đổ. Nó chỉ có giá trị tương đối trong cuộc sống điên đảo mộng tưởng của con người mà thôi. Để minh họa cho phát biểu này tôi xin trích lại những sự kiện chứng tỏ các quy luật trong sách giáo khoa đều không hoàn toàn đúng.

Kinh điển Phật giáo gọi thế giới mà con người đang sống là thế lưu bố tưởng 世流布想 vì nhất thiết duy tâm tạo, tất cả đều là do tâm tưởng tượng ra mà thôi. Cảnh giới thế gian là như vậy.  Điều đó là bình thường nhưng bậc thánh không cho là thật nên không bị rơi vào điên đảo tưởng tức là cái tưởng tượng trái ngược với sự thật nhưng mình vẫn tưởng là thật. Nhưng chúng sinh thì cho là cảnh giới ảo hóa của thế gian là thật nên rơi vào điên đảo tưởng, PG gọi là chấp trước tưởng 执著想 Chính cái chấp trước tưởng này mới là nguồn gốc của tất cả mọi đau khổ trên đời.

Về mặt thực nghiệm thì chúng ta có thể quan sát một nhà đặc dị công năng hiện còn đang sống trên đời là Tôn Trữ Lâm 孙储琳. BàTôn sinh ngày 24/1/1957. Từ năm 1987 đến năm 2005, Tôn Trữ Lâm và Giáo sư Thẩm Kim Xuyên (沈今川 Jinchuan Shen) tại Viện khoa học Nhân thể, Đại học Địa chất Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ để nghiên cứu các hiện tượng công năng đặc dị. Các nghiên cứu cho thấy Tôn Trữ Lâm sở hữu trên 30 công năng đặc dị.

Tôn Trữ Lâm có thể tái sinh các hạt đậu phộng bằng cách thúc đẩy cho chúng nảy mầm sau khi chúng đã được luộc, nấu chín bằng bếp nhiệt hoặc lò vi sóng hoặc đã bị chiên dầu trong nhiều phút. Các hạt đậu phộng đã chín trong các hộp thức ăn cũng có thể được cô Tôn cải tử hoàn sinh và khiến chúng nảy mầm. Việc hồi sinh các hạt đậu phộng đã chín có thể được cô Tôn thực hiện ngay cả khi chúng ở trong ống nghiệm và cô không sờ tới chúng. Cô Tôn còn có thể cải tử hoàn sinh những quả trứng chim cút hoặc trứng gà đã bị luộc chín.

Quả trứng gà đã bị luộc chín được Tôn Trữ Lâm tái sinh (bên phải) có vị chanh và to gấp rưỡi quả trứng bị luộc chín không được tái sinh (bên trái), thí nghiệm thực hiện tại Nhật Bản, tháng 5/2002 (ảnh: Giáo sư Thẩm Kim Xuyên)

Trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo tại Trung Quốc, cô Tôn Trữ Lâm cũng cho biết cô cũng đã từng tái sinh thành công những con tôm bị chiên chín trước sự chứng kiến của nhiều người. (trithucvn.org).   

Việc tâm có thể tác động tới vật chất từ xưa người ta đã biết. Nhà sư Giới Đồ Lê 戒阇黎 quê ở Lâm Hải, Thai Châu 台州临海 thời Nam Tống (1127–1279) cùng với nữ đệ tử là là Chu thất nương 周七娘 đi quán ăn tôm luộc, đã nhai nuốt hết rồi nhưng vì không có tiền trả, chủ quán không cho họ đi. Họ bèn trả lại bằng cách phun ra tôm sống nguyên con mà họ đã ăn. Điều đó chứng tỏ mọi cảnh giới chỉ là huyễn ảo.

Tâm có thể tạo ra được những thứ mà con người khó tưởng tượng nổi.

Đến đây thì chúng ta mới có thể hiểu rõ ràng ý nghĩa thuyết giảng của thầy Duy Lực trong những câu sau :

0795 Câu chuyện về pháp sư Huệ Trì nhập định 700 năm ở Tứ Xuyên

1401 Việc trần sa kiếp cũng như việc hiện nay- Ý nghĩa của thời gian  

Đến nay, năm 2023, danh hiệu người sống thọ nhất theo kỷ lục Guinness thuộc về  cụ bà Jeanne Louise Calment người Pháp. Bà được sinh vào ngày 21/2/1875 và mất vào ngày 4/8/1997, thọ 122 năm và 164 ngày tuổi.

Kỷ lục Guinness về tuổi thọ con người

Thế nhưng trong Thiền sử có ghi nhận sư Huệ Trì (慧持 337-1113CN) em ruột của đại sư Huệ Viễn (慧遠, 334~416 CN) người sáng lập Tịnh Độ Tông đã sống hơn 700 năm.

Pháp sư Huệ Trì nhập định trong bộng cây tại Tứ Xuyên

Qua niên biểu thì Huệ Viễn sống 82 tuổi, còn Huệ Trì sống 776 tuổi. Thật ra thì năm 1113CN (徽宗政和三年 Năm Chính Hòa thứ ba đời Tống Huy Tông ) là năm người ta phát hiện ra Huệ Trì nhập định trong bộng cây, có 3 bài thơ của vua Tống làm chứng cứ, chứ cũng chưa hẳn là ông tịch vào năm đó. Tôi trích một bài thơ của Tống Huy Tông làm bằng chứng.

Bài kệ thứ nhất của Tống Huy Tông :

七百年來老古錐    Thất bách niên lai lão cổ trùy

定中消息許誰知? Định trung tiêu tức hứa thùy tri ?

爭如只履西歸去    Tranh như chích lý Tây quy khứ

生死何勞木作皮    Sinh tử hà vinh mộc tác bì

Dịch nghĩa : Lão tăng sống hơn bảy trăm năm, căn cơ bén nhọn như cái dùi. Lúc nhập định có lẽ không ai biết tin tức gì của ông. Có thể sánh với Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc giày về Tây Thiên. Sống chết có vinh hoa gì khi lấy gỗ làm bao bì.

Kết luận

Những  điều được cho là xác định trong cuộc sống thế gian hàng ngày theo quan điểm của Phật giáo chỉ là điên đảo mộng tưởng, nằm mơ, chiêm bao giữa ban ngày chứ không có gì là tuyệt đối chân thật cả. Bằng chứng là Trương Bảo Thắng có thể đi xuyên qua tường, nó chứng tỏ bức tường không phải có thật và thân thể con người chỉ là Ngũ uẩn giai không.

36 Trương Bảo Thắng- Khả năng đi xuyên tường

Bản thể của vũ trụ vạn vật, của thế giới mà con người đang sống là bất định (vô sở trụ) không có không gian, thời gian, số lượng vật chất gì cả. Tất cả chỉ là thế lưu bố tưởng 世流布想

Giải Nobel Vật Lý 2022 tặng cho ba nhà vật lý Alain Aspect, John Clauser và Anton Zeilinger là một sự công nhận cơ học lượng tử là đúng đắn, kết luận trong cuộc tranh luận khoa học thế kỷ 20 giữa Niels Bohr và Albert Einstein  đã được xác định, phần thắng nghiêng về Niels Bohr.

Vũ trụ không có thật (non locality= vô sở trụ). Giải Nobel Vật Lý 2022   

Thế lưu bố tưởng 世流布想  là tưởng tượng bình thường được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời của thế nhân. Trong kinh “Đại bát Niết bàn” 大般涅槃经  do ngài Đàm Vô Sấm 昙无谶 (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn dịch, Phật nói với Ca Diếp :

一切凡夫有二种想。一者世流布想。二者着想。一切圣人唯有世流布想无有着想。一切凡夫恶觉观故。于世流布生于着想。一切圣人善觉观故。于世流布不生着想。是故凡夫名为倒想。圣人虽知不名倒想。

Tất cả phàm phu có hai loại tưởng tượng, thứ nhứt là thế lưu bố tưởng, thứ hai là trước tưởng. Tất cả bậc thánh nhân chỉ có thế lưu bố tưởng mà không có trước tưởng. Tất cả phàm phu vì dựa vào cảm giác sai lầm của giác quan , từ thế lưu bố tưởng sinh ra trước tưởng. Tất cả bậc thánh vì có chánh giác thấu suốt, từ thế lưu bố tưởng không sinh ra trước tưởng. Vì vậy mới gọi cái thấy của phàm phu là điên đảo tưởng. Thánh nhân tuy cũng có tri giác (giống phàm phu) nhưng không gọi là điên đảo tưởng

Ý chỉ trong kinh hàm súc nhưng quá ngắn gọn nên hơi khó hiểu, các bậc thiện tri thức ở Trung Hoa đã diễn giải thêm cho rõ nghĩa :

世流布想;  就是见牛作牛想说是牛,见马说马等等   ;执著想,就是见到什么都执著为实有。凡夫由于无明情见,才如此颠倒;而圣人智慧明了,于一切境界毫不迷惑。   古德咏花诗说:何须待零落,方知本来空。一切名利地位男女感情本来就不实在,又何必水中捞月,徒自辛苦呢?不如随缘施为,唤醒自他一切众生为上呀。  

( Thế lưu bố tưởng là thấy trâu nói là trâu, thấy ngựa nói là ngựa. Chấp trước tưởng, tức là thấy cái gì đều chấp (giữ chặt) cái đó cho là có thật. Phàm phu do vô minh, cái thấy bị tình thức sai khiến nên điên đảo, còn thánh nhân trí tuệ sáng suốt, đối với mọi cảnh giới đều không mê chấp không cho là có thật. Thơ vịnh hoa của bậc Cổ Đức nói:  

何须待零落  Hà tu đãi linh lạc  Chẳng cần chờ hoa rụng

方知本来空  Phương tri bổn lai không   Mới biết xưa nay không

Tất cả danh lợi, địa vị, nam nữ, tình cảm, xưa nay vốn là không có thực, hà tất phải mò trăng đáy nước, tự làm khổ mình, không bằng tùy duyên mà làm, khiến cho tất cả chúng sinh tự giác ngộ không phải hơn sao ?

Truyền Bình

Đăng tải tại Bài viết | Bình luận về bài viết này