THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI RA SAO ?

Vũ trụ quan và nhân sinh quan của hành giả Phật giáo

Nó rất khác với người bình thường. Điểm khác mấu chốt nhất là họ phá bỏ chấp thật. Người bình thường thì chấp thật nghĩa là cho rằng vũ trụ vạn vật là có thật, cái tôi (ngũ uẩn ngã bao gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là có thật. Từ đó mà con người có nhiều vọng tưởng, họ tranh giành chém giết, bắn giết lẫn nhau vì những cái được coi là thiêng liêng như dân tộc, đất đai, tài nguyên, biển đảo. Người am hiểu Phật giáo thì biết rằng tất cả chỉ là điên đảo, mộng tưởng. Hay dùng chính xác một thuật ngữ của Phật giáo, tất cả chỉ là thế lưu bố tưởng 世流布想 tức là tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời, nhiều kiếp ở thế gian. Hoặc trích dẫn từ kinh điển, chẳng hạn Bát Nhã Tâm Kinh nói rằng : Sắc bất dị Không…Sắc tức thị Không…nghĩa là Vật chất thật ra không phải thật, thật ra là không có gì cả (không 空). Nhưng Phật giáo cũng biết rằng chúng sinh rất mê muội, rất chấp thật nên bọn chúng khổ. Tuy vậy chấp không cũng không phải là chân lý. Tốt nhất là hành giả nên theo Trung đạo mà tác phẩm Trung Quán Luận 中觀論 madhyamakā của Long Thọ (龍樹 sa. Nāgārjuna)  là tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ đã chỉ ra. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu kỹ càng cái việc chấp thật của con người hiện đại như thế nào.    

Thế giới hiện đại (2023)    

Cuộc sống con người trong xã hội hiện nay đang thay đổi rất nhanh về nhiều phương diện do sự phát triển của khoa học kỹ thuật là rất nhanh chóng làm thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày của con người. Ngoài ra tình hình chính trị an ninh của thế giới hiện nay cũng rất phức tạp trong quá trình từ đơn cực trở thành đa cực.  

Tôi cứ lấy bối cảnh của VN để mô tả cho gần gũi với mọi người ở đây. Năm 1997 VN bắt đầu có internet, cách nay mới 26 năm thôi. Trước đó mọi người đều chỉ đọc báo giấy, viết thư tay gởi qua bưu điện, chỉ một ít người ở thành phố mới có điện thoại bàn. Muốn gọi điện nước ngoài là rất khó khăn và tốn kém. Bây giờ thì sao?  

Về phương diện nghe nhìn đọc, rất ít người còn đọc báo giấy, không còn ai viết thư tay gởi qua bưu điện nữa, gần như ai cũng có điện thoại di động thông minh có nhiều tính năng rất hay. Việc gọi điện trong nước và nước ngoài trở nên rất dễ dàng và thuận lợi và rất ít tốn kém qua mạng internet, vừa nói chuyện vừa nhìn thấy nhau, ngay cả ở nông thôn cũng sử dụng được. Bây giờ người ta nghe nhạc, xem phim, xem video, nghe và xem tin tức đều trên mạng cả. Không mấy ai còn sử dụng chiếc radio cổ điển. Băng từ video, đĩa CD, đĩa DVD tuy cũng là những phát minh gần đây nhưng nay cũng đã lỗi thời ít người sử dụng. Bây giờ số người xem tivi cũng giảm đi rất nhiều vì người ta thích tương tác trên mạng internet, trên smartphone hơn.  

Về phương tiện di chuyển, trước kia đa số người VN đi xe máy, đến nay vẫn còn phổ biến nhưng nhiều người đã sắm xe hơi. Trước kia VN không có đường sắt nội đô nhưng từ 2021 Hà Nội đã có, SG cũng sắp có. VN chậm trễ hơn nhiều nước khác về đường sắt cao tốc. Lào đã có cao tốc với tốc độ 160km/h. Indonesia cũng đã có với tốc độ 350km/h.

Ngày 1-10-2023, Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc 350km/h đầu tiên ở Đông Nam Á trị giá 7,3 tỉ USD nối thủ đô Jakarta và Bandung ở Tây Java dài 138km, hoàn thành dự án hợp tác với TQ.

Tuyến đường sắt cao tốc 350km/h Jakarta-Bandung dài 138km  ở Indonesia

Nhật thì đã có từ 1964 với đường sắt shinkansen 320km/h. TQ tuy đi sau nhiều nước khác nhưng hiện đang dẫn đầu thế giới với 42.000km (2022 chiếm 2/3 chiều dài đường sắt cao tốc trên thế giới). Đường sắt cao tốc TQ tốc độ từ 160km/h đến 350km/h, riêng tàu cao tốc đệm từ (maglev) từ sân bay Phố Đông tới trung tâm Thượng Hải và ga Longyang Road (Long Dương lộ 龙阳路) station tốc độ 430km/h.

Tàu đệm từ tuyến sân bay Phố Đông- Thượng Hải           

Đấu tranh địa chính trị

Mỹ không còn là siêu cường duy nhất trên thế giới muốn làm gì cũng được. Mỹ và EU không đánh giá đúng sức mạnh của Nga nên họ đã kích Ukraine lao vào cuộc chiến tranh với Nga, bác bỏ giải pháp thương lượng. Chính quyền Ukraine đúng là có tư tưởng phát-xít, Nga cáo buộc không phải hoàn toàn sai. Phát-xít (fascism) là gì ? Chính là chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà tổng thống Zelensky là đại diện. Ông ta cho kéo sập các tượng đài của những anh hùng người Liên Xô trong Thế chiến 2 dựng trên đất Ukraine, cấm đoán việc dạy tiếng Nga trong trường học ở những vùng có nhiều người Nga sinh sống, muốn gia nhập NATO để chống Nga quyết liệt hơn, ông ta ban hành luật không bao giờ thương thuyết với tổng thống Nga Putin. Zelensky đã đến quốc hội Canada, ca ngợi Hunka là “một cựu binh Canada gốc Ukraine trong Thế Chiến thứ hai, người đã chiến đấu vì nền độc lập của Ukraine chống lại quân Nga. Nhưng Hunka  là một tên phát xít thứ thiệt. Sau khi chủ tịch Hạ Viện Canada, Anthony Rota, phải từ chức vì vinh danh một nhân vật Ukraina từng phục vụ Đức Quốc xã trong Đệ Nhị Thế Chiến, ngày 27/09/2023, đến lượt thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ “lời xin lỗi sâu sắc nhất” trước Quốc Hội.

Mỹ đã lợi dụng Zelensky, cung cấp tiền bạc, vũ khí thật nhiều lên đến hơn 100 tỷ usd để chống Nga, làm suy yếu nước Nga bằng mọi cách, từ cấm vận kinh tế trong 11 đợt với mười mấy ngàn lệnh cấm nhất là khí đốt, dầu mỏ, linh kiện khoa học kỹ thuật, chủ yếu là chip. Mỹ và EU viện trợ vũ khí tối tân như tên lửa, pháo hạng nặng, chiến xa, máy bay do Liên Xô sản xuất mà các nước Đông Âu sẵn có, ngoài ra là những chiến xa và tên lửa tầm xa do các nước Nato sản xuất. Mỹ còn hứa viện trợ chiến đấu cơ F-16, quyết đánh Nga cho tới người Ukraine cuối cùng.

Chúng ta khảo sát một chút về tình hình nhân khẩu học của Ukraine để biết nước này cạn kiệt nhân lực thế nào. Hiện nay Ukraine đã hết trai tráng, phải yêu cầu phụ nữ đi lính. Huy động đàn ông cả người già 60 tuổi, người bị khuyết tật, bị tâm thần nhẹ, và đàn ông Ukraine đã trốn ra nước ngoài bị yêu cầu các nước đồng minh của chế độ Kiev dẫn độ về để bắt lính. Dân số Ukraine hiện nay do Kiev quản lý chỉ còn khoảng 21 triệu người từ con số 43.7 triệu trước khi chiến tranh nổ ra ngày 24-02-2022. Có 12.2 triệu người Ukraine đã đi tị nạn trong đó 6 triệu tại Châu Âu và 6.2 triệu tại các nước khác, 10 triệu người ở tại Crimea và 4 vùng do Nga quản lý, số binh lính Ukraine và thường dân chết và bị thương 0.5 triệu, tổng cộng 22.7 triệu người không còn do Kiev quản lý. Do đó Kiev thực tế chỉ còn quản lý 21 triệu người. Zelensky muốn vắt kiệt cả 21 triệu người này để thắng Nga với dân số 145 triệu người cùng với vũ khí vượt trội, liệu có khả thi không ?       

Sau 19 tháng chiến tranh, Nga đã không sụp đổ như Mỹ và EU mong muốn. Trái lại tình hình lạm phát diễn ra trầm trọng tại Mỹ và EU khiến cho kinh tế của họ rơi vào suy thoái, đời sống dân chúng khó khắn. EU từ bỏ khí đốt giá rẻ của Nga để thay bằng khí hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) nhập từ Mỹ với giá cao hơn gấp ba bốn lần, như vậy rõ ràng là không kinh tế khiến cho sản phẩm của họ không thể cạnh tranh trên thế giới. Đức là nước kinh tế phát triển nhất của EU nhưng bây giờ tình hình kinh tế lại tệ hại nhất.

Kho vũ khí của Mỹ và EU bị cạn kiệt khiến họ khó có thể tiếp tục viện trợ lâu dài cho Ukraine. Kinh tế của họ cũng suy yếu, họ không thể đủ sức đương đầu cùng lúc với hai đại cường Nga Trung. Thế nên những lời tuyên bố cứng rắn của lãnh đạo Mỹ và EU chỉ là để trấn an dân chúng trong nước của họ chứ thực tế thì không phải vậy. Mỹ đã cử nhiều nhân vật tới TQ để tìm cách thương lượng hòa giải. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19-6-2023. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có các cuộc gặp song phương kéo dài tổng cộng 10 tiếng với các quan chức cấp cao của Trung Quốc trong những ngày từ 6 tới 9 tháng 7-2023. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có chuyến thăm Trung Quốc từ 27/8 tới 30/8/2023. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách ổn định quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc trong ngày 9/9/2023 tại New Delhi, Ấn Độ. Tổng thống Mỹ Joe Biden rất muốn gặp chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại đây nhưng ông Tập đã không đến dự mà để cho Thủ tướng Lý Cường đi thay.

Vai trò siêu cường của Mỹ rõ ràng đã suy yếu khi một nước đồng minh lâu năm của Mỹ tại Trung đông là Ả rập Saudi đã thỏa thuận bán dầu mỏ cho TQ không phải bằng đồng đô la mà bằng đồng nhân dân tệ. Thông tin trên được tờ Wall Street Journal cho biết hôm 15.3.2023, trích dẫn nguồn tin từ “các cuộc đàm phán tích cực” giữa Riyadh và Bắc Kinh.  

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman ở Riyadh, Saudi Arabia ngày 8/12/2022

Ngày 23-8-2023, Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) khai mạc tại thành phố Johanesburg (Nam Phi). Trong hội nghị này nhóm BRICS đã kết nạp 6 thành viên mới là : Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) họ sẽ trở thành thành viên chính thức của nhóm có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.        Nhóm BRICS bây giờ gồm 11 quốc gia, mặc dù chủ yếu chỉ là nhóm tương tác về kinh tế nhưng thực tế sẽ có ảnh hưởng rất lớn làm giảm uy thế của nhóm phương Tây gồm Mỹ, Canada, EU, Nhật, Úc, Hàn Quốc. Nhóm Brics dự định sẽ cho ra mắt một đồng tiền chung của khối để cạnh tranh với đồng USD và Euro.

Bản thiết kế đồng tiền chung của Brics       

Tình hình thế giới bây giờ rất phức tạp, có nhiều khối kinh tế và quân sự cả chính thức và không chính thức, vừa hợp tác với nhau vừa đấu tranh với nhau. Đại khái khối phương Tây có một liên minh quân sự chính thức là NATO với 31 quốc gia gồm Mỹ, Canada và 29 quốc gia Châu Âu, một số nước hoặc lãnh thổ không chính thức ở trong khối này nhưng phụ thuộc vào khối này là Úc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Có những nước dù họ đã gia nhập Nato nhưng lập trường của họ thì ngã nghiêng như Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), Hungary. 

Đối đầu với khối phương Tây là khối phương Đông bao gồm Liên bang Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba, Venezuela. Đây không phải là một liên minh quân sự chính thức nhưng họ phải liên kết với nhau để đối đầu với khối phương Tây.

Ngoài hai khối này là những nước không liên kết về chính trị quân sự, hoặc nếu có chỉ là liên kết về kinh tế thôi bao gồm tất cả những nước ngoài hai khối trên, nổi bật là Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Brazil, Việt Nam, Israel, Phi Châu. 

Đứng đầu của khối phương Tây là Mỹ. Đứng đầu khối phương Đông là TQ. Hai nước này đang cạnh tranh quyết liệt với nhau. Mỹ thì quyết tâm bảo vệ vị trí siêu cường số một thế giới của mình. TQ thì đang thực hiện giấc mộng Trung hoa của mình.

Giấc mộng Trung hoa thực tế là gì ? Truyền thông phương Tây thường không hiểu sâu lắm về lịch sử văn hóa sâu xa của TQ mà TQ cũng không xác định một cách rõ ràng nên truyền thông dòng chính của phương Tây không thực sự hiểu rõ. Thí dụ TQ xây dựng trạm vũ trụ mang tên Thần Châu 神舟, phương tây chỉ hiểu đại khái thần châu  là divine spacecraft (con tàu không gian thần tiên). Hiểu như vậy không phải sai nhưng chưa sâu. Ý nghĩa sâu xa của thần châu là Đông Thắng Thần Châu 东胜神舟 đó là danh xưng cổ đại của Trung quốc, như vậy họ dùng danh xưng thần châu để kín đáo thay cho danh xưng Trung quốc.

Tương tự như vậy, giấc mộng Trung hoa là gì, người TQ không nói rõ nên người phương tây cũng không thực sự hiểu. Đảng CSTQ do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, đang muốn kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê nin và Nho giáo, kiêm luôn cả Mặc gia và Pháp gia. Nên nhớ rằng năm 2016  TQ đã phóng lên không gian vệ tinh lượng tử đầu tiên của thế giới đặt tên là Mặc Tử 墨子Micius là người sáng lập triết học Mặc gia. Còn TQ đang thực thi chế độ pháp trị của triết học Pháp gia. Mặt khác chủ tịch Tập đang theo đuổi lý tưởng của Nho gia, lý tưởng đó là Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ 修身齐家治国平天下 Bình thiên hạ là đem lại cho thế giới một thời kỳ thái bình thịnh trị như đã từng có trong lịch sử. Phương Tây có Thái bình La mã (Pax Romana). Phương Đông có Thái bình Trung quốc (Pax Sinica). Như vậy giấc mộng Trung hoa là ông Tập muốn tái lập Pax Sinica trên phạm vi toàn thế giới với tên mới gọi là Pax Mundi (Thái Bình Thế Giới) mà Vành đai và Con đường (BRI = Belt and Road Initiative) là phương tiện nền tảng để thực hiện.

Ông Tập là người có chí lớn, ông đã tu thân trong thời kỳ bị lưu đày về nông thôn dưới thời của Mao Trạch Đông. Ông đã tề gia xây dựng một gia đình hạnh phúc với bà Bành Lệ Viện 彭丽媛 thiếu tướng văn công, và có một đứa con gái là Tập Minh Trạch 习明泽 từng đi học tại đại học lừng danh Havard của Mỹ từ năm 2010. Ông đã trị quốc từ 2012 đến nay đạt được nhiều thành tựu. Đó là những thành tựu gì ? Thành tựu lớn nhất là đã giúp cho 800 triệu người nghèo khổ TQ thoát khỏi đói nghèo cùng cực. Ở các thành phố TQ hiện nay không còn cảnh người vô gia cư sống vất vưởng trên đường phố như ở Mỹ.

Theo báo cáo từ Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI= Australian Strategic Policy Institute) TQ đang dẫn đầu 37 trong tổng số 44 công nghệ quan trọng. Tất cả 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới đều có trụ sở tại Trung Quốc, tạo ra số lượng trung tâm nghiên cứu tổng cộng cao gấp 9 lần so với quốc gia có sức tác động lớn thứ hai là Hoa Kỳ. Về lâu dài, vị trí nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc có nghĩa là nước này đã tự thiết lập sự vượt trội không chỉ về phát triển công nghệ hiện tại trong hầu hết các lĩnh vực mà cả về các công nghệ tương lai mà hiện chưa tồn tại.

Cụ thể TQ đang dẫn đầu trong những lĩnh vực nào ?

 Ở đây chỉ xin liệt kê một số lĩnh vực nổi bật nhất :

-Sản xuất xe hơi :

Năm 2022, tổng doanh số bán ô tô mới ở Trung Quốc đạt 26,86 triệu xe, cao nhất thế giới. Chỉ riêng xe điện đã đạt 5,36 triệu chiếc, vượt qua tổng doanh số bán xe mới của Nhật Bản, bao gồm cả xe chạy bằng xăng (chỉ ở mức 4,2 triệu xe).  

10 thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới 2022   

-Sản xuất thép

Sản xuất thép của TQ là 1 tỷ tấn gấp hơn 12 lần so với Mỹ (chỉ có 80.5 triệu tấn)                

-Sản xuất ciment

Năm 2022 TQ sản xuất 2,1 tỷ tấn ciment trong khi Mỹ chỉ có 0,95 tỷ tấn. Vậy sản lượng ciment của TQ gấp 22 lần Mỹ.

-Sản lượng điện quốc gia

Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng điện năm 2021 của TQ là 8,5 Gwh gấp đôi Mỹ là 4,4 Gwh.

Trung Quốc đang đứng đầu về thủy điện, với số lượng đập thuỷ điện lớn đang hoạt động nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Sau một thập kỷ phát triển, công suất lắp điện gió ngoài khơi của TQ đã vượt 30.000.000 kW vào cuối năm 2022 đứng đầu thế giới.

Một trụ điện gió cũng đã có công suất 16MW, một cánh quạt gió đã dài 123m

TQ cũng dẫn đầu thế giới về năng lượng mặt trời, công suất quang điện lắp mới ở Trung Quốc đã đứng đầu thế giới 10 năm liên tiếp. Năm 2022, công suất lắp mới của TQ là 87,41GW (Gigawatt), tăng 59,3% so với cùng kỳ.  

-Số lượng bằng phát minh kỹ thuật

Cho đến 2022 TQ đã có 4,2 triệu bằng phát minh được đăng ký và dẫn đầu thế giới. Riêng thống kê năm 2020 cho thấy số bằng sáng chế được cấp cho TQ và Mỹ như sau :

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS= Center for Strategic and International Studies) cung cấp số liệu đối chiếu của 2 nước trong các lĩnh vực từ trên xuống dưới như sau :

Sinh học (Biotechnology)

Bán dẫn (Semiconductors)

Kỹ thuật máy tính (Computer technology)

Viễn thông (Telecommunications)

Điện máy, máy móc, năng lượng (Electrical machinery, apparatus, energy) 

-Sản xuất và xuất khẩu điện thoại di động

Chúng ta cần lưu ý là giá trị sản xuất và xuất khẩu của Mỹ và Hàn Quốc trong bảng trên đạt thấp bởi vì phần lớn điện thoại iPhone của Apple của Mỹ sản xuất tại TQ, và phần lớn điện thoại Samsung của Hàn Quốc sản xuất tại Việt Nam. Nhưng thực tế là phần lớn doanh thu và lợi nhuận về điện thoại chạy vào túi của các nhà đầu tư Mỹ và Hàn Quốc.

-Hạ tầng cơ sở 5G

Sự phát triển mạng 5G thể hiện ở số lượng trạm gốc dành riêng cho 5G. Trong 2 năm 2019-2021 Mỹ chỉ xây dựng được 100.000 trạm gốc 5G (5G base stations). Đến cuối năm 2022 khu vực Bắc Mỹ bao gồm Mỹ và Canada đã có hơn 140 triệu thuê bao 5G.

Trong khi đó, đến cuối 2022 TQ có 2,3 triệu trạm gốc 5G, chỉ trong 3 tháng : tháng 4, tháng 5, tháng 6-2023 TQ đã xây dựng được thêm 600.000 trạm gốc 5G nâng con số lên 2,9 triệu trạm gốc 5G trên cả nước, có hơn 43% dữ liệu truy cập Internet từ di động trên nền tảng 5G.

Dự kiến đến cuối năm 2023 TQ sẽ xây dựng được hơn 3 triệu trạm gốc 5G. Đến cuối tháng 7/2023, số người dùng di động sử dụng 5G ở TQ đạt 676 triệu, tương đương 40% lượng thuê bao di động.  

Chủ tịch mới của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu cho biết, thực tế các ứng dụng trên nền tảng 5G đã bao phủ hơn 60% lĩnh vực công nghiệp khác nhau liên quan đến quá trình phát triển kinh tế quốc gia của Trung Quốc, trong đó có thể kể đến như Internet phục vụ công nghiệp, thành phố thông minh, khai thác thông tin, an ninh công cộng, dầu khí, năng lượng thông minh, giáo dục, y tế, nông nghiệp, kho vận, khai khoáng. Hơn 2,12 tỉ thiết bị Internet vạn vật (IoT) di động hiện đang được sử dụng, cho thấy việc áp dụng rộng rãi công nghệ di động trong các ngành công nghiệp khác nhau tại Trung Quốc.

Huawei vừa chia sẻ mô hình phát triển cảng biển mới, theo đó hãng công nghệ Trung Quốc đã cùng các đối tác xây dựng một hệ thống giao thông vận chuyển thông minh với sự kết hợp của giải pháp 5G và điều phối tập trung dựa trên Cloud, tại Cảng Thiên Tân. Bên cạnh cảng Thiên Tân, một số cảng biển trên toàn cầu cũng ghi nhận những thành công đáng kể khi áp dụng các công nghệ 5G như cảng Ninh Ba – Chu San (Trung Quốc), cảng Thanh Đảo (Trung Quốc), cảng Livorno (Ý)…

5G cũng cho phép nhiều xe tự hành IGV (Intelligent guided vehicle – xe tự vận hành) được sử dụng trong các nhà kho thông minh hoạt động lần lượt một cách suôn sẻ dù cho đang di chuyển theo một hướng hay cả hai hướng. Bên cạnh đó, tính năng lập kế hoạch đường đi ngắn cũng được thiết lập sẵn trên đám mây, đáp ứng vô số hoạt động của thiết bị đầu cuối và điều chỉnh nhiệm vụ trong thời gian thực.

Mỹ chỉ còn chiếm ưu thế ở các lĩnh vực sau :

-Thiết kế và sản xuất chip

Năm 2022 doanh số sản xuất chip của TQ chỉ chiếm 8% thị phần của thế giới, Mỹ cũng không có nhiều nhà máy sản xuất chip trên lãnh thổ mình nên chỉ nằm trong số 9% Others bao gồm cả Mỹ, Nhật, Châu Âu và các nước khác. Chiếm thị phần sản xuất lớn nhất là Đài Loan với 66%, kế đó là Hàn Quốc 17% 

Tuy số liệu cho thấy thị phần sản xuất chip của Mỹ đạt thấp bởi vì phần lớn chip do Mỹ thiết kế được gia công sản xuất bởi công ty TSMC của Đài Loan nhưng lợi nhuận thực tế nằm trong tay các công ty Mỹ.

-Giáo dục :

học sinh sinh viên quốc tế đến Mỹ du học ở các cấp nhiều hơn so với TQ. Số liệu trong các năm 2021 và 2022 như sau :

Chúng ta thấy số sinh viên quốc tế đến Mỹ du học ở một số nước đã bắt đầu giảm như : TQ, VN, Saudi Arabi.

Số sinh viên nước ngoài đến TQ du học năm 2018

Numerical orderOriginal countryInternational students
1South Korea50600
2Thailand28608
3Pakistan28023
4India23198
5United States20996
6Russia19239
7Indonesia15050
8Laos14465
9Japan14230
10Kazahstan11784
11Vietnam11299
12Banladesh10735
13France10695
14Mongolia10158
15Malaysia  9479
   
Total(196 countries)492,185

Số liệu này hơi cũ vì cách nay đã 5 năm. Theo đại sứ TQ tại VN Hùng Ba cho biết số học sinh sinh viên VN du học tại TQ năm 2022 đã lên đến 27000, tăng hơn gấp đôi so với năm 2018.

-Nghiên cứu khoa học :

Mỹ vượt xa TQ về tri thức nghiên cứu khoa học thể hiện qua số lượng người được giải Nobel về các bộ môn khoa học. Cụ thể là từ khi thiết lập giải Nobel 1901 đến 2022 Mỹ đã có 406 người đoạt giải trong khi TQ chỉ có 8 người đoạt giải.

Tuy nhiên điều đáng nói là tuy Mỹ tạo ra nhiều tri thức khoa học nhưng về mặt ứng dụng khoa học Mỹ thua xa TQ bởi vì dân số TQ đông hơn Mỹ gấp 4 lần và họ cũng giỏi. Điều đó giải thích tại sao ảnh hưởng của TQ ngày càng tăng còn Mỹ ngày càng giảm.

-Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và máy tính lượng tử

Lĩnh vực này thì Mỹ và TQ gần như nhau. Mỹ đi trước nhưng TQ đuổi theo gần kịp. Chẳng hạn về xe tự vận hành

Waymo, thành viên của tập đoàn công nghệ Alphabet (Mỹ), đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới triển khai kinh doanh dịch vụ taxi tự lái sau một thập kỷ phát triển ý tưởng vận chuyển tự động đầy tốn kém. Dịch vụ taxi tự lái của Waymo đã chính thức ra mắt tại bốn thành phố thuộc vùng ngoại ô của đại đô thị Phoenix, bang Texas, bao gồm Chandler, Tempe, Mesa và Gilbert. Hôm 5-12-2018, Waymo bắt đầu thu phí khách sử dụng taxi tự lái của công ty này hoạt động trong tuyến đường dài 100km ở bốn thành phố thuộc vùng ngoại ô của đại đô thị Phoenix nói trên.

Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc ngày 7/11/2022 đã khai trương đoạn đường cao tốc đầu tiên cho xe ôtô tự lái. Ủy ban giao thông thành phố Thượng Hải cho biết đoạn đường dài 21,5 km nằm trên tuyến đường cao tốc vành đai G1503 và một đoạn dài 19,5 km trên đoạn đường cao tốc G2 nối Bắc Kinh với Thượng Hải đã được dành cho xe tự lái. Thượng Hải đã mở 926 đường thử nghiệm xe tự lái và đưa ra 15.000 kịch bản thử nghiệm. Thành phố Thượng Hải cũng đã ban hành quy định về ôtô tự lái. Trước đó, thành phố Thâm Quyến cũng đã công bố một bộ quy định mới cho phép cung cấp dịch vụ lái xe thương mại tự hành từ 1/8/2022, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử lái xe tự hành ở Trung Quốc.

Tại Bắc Kinh từ đầu tháng 03-2023 chính quyền đã đã chính thức cho phép triển khai dịch vụ taxi không người lái (robotaxi) của Baidu và Pony trong một khu vực rộng 6.000ha ở khu vực phát triển kinh tế và công nghệ Yizhuang (亦庄科技园 Diệc Trang Khoa Kỹ Viên), phía Nam thủ đô Bắc Kinh đánh dấu giai đoạn mới trong quá trình phát triển hệ thống giao thông thông minh.

Về máy tính lượng tử Bộ xử lý Osprey 433 qubit của IBM mạnh gấp hơn 3 lần phiên bản công ty giới thiệu năm ngoái là Eagle (127 qubit). Tiếp theo là bộ Quantum Condor 1.121 qubit vào năm 2023.

Tháng 5 năm 2021, nhà khoa học Trung Quốc Pan Jianwei và nhóm của ông tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ra mắt máy tính lượng tử Zuchongzhi-2 66 qubit, đây vẫn là máy tính lượng tử nhanh nhất ở Trung Quốc.

Tháng 9 năm 2021, Origin Quantum, một nhà sản xuất máy tính lượng tử có trụ sở tại thành phố Hợp Phì (Trung Quốc) tuyên bố sẽ ra mắt máy tính lượng tử 1.000 qubit vào năm 2025. Tuy nhiên, hãng này đang cố gắng trong việc ra mắt máy tính lượng tử mang tên Ngộ Không 72 qubit vào cuối năm 2023.

-Sản xuất máy bay thương mại :

Trên thế giới hiện nay chỉ có vài nước có khả năng sản xuất máy bay thương mại vì nó đòi hỏi mức độ an toàn rất cao, cao hơn cả máy bay quân sự. Số lượng máy bay giao năm 2021 như sau :

Mỹ : hãng Boeing  340 chiếc

Châu Âu : hãng Airbus 611 chiếc  

Brazil : hãng Embraer 141 chiếc phần lớn là máy bay nhỏ

Canada : hãng Bombardier 120 chiếc phần lớn là máy bay nhỏ

Nga : Tu-214 là máy bay hai động cơ thân hẹp hiện đại với tầm bay 6.500 km và sức chứa 210 hành khách. Tu-214 lần đầu ra mắt vào năm 1996 để thay thế Tu-154 – loại máy bay được sử dụng rộng rãi nhất ở Liên Xô và Nga từ những năm 1960 đến đầu những năm 2000. Kế hoạch sản xuất 10 chiếc Tu-214 bắt đầu từ 2025 do hãng Hàng không Kazan

Trung Quốc: hãng Comacvới chiếc máy bay đầu tiên C919 có chuyến bay chở khách đầu tiên ngày 28-05-2023 với sức chở tối đa 192 hành khách hiện chỉ mới có 2 chiếc đi vào hoạt động cho hãng China Eastern Airlines. Zhang Yujin, phó tổng giám đốc COMAC, nói công ty đã nhận được hơn 1.200 đơn đặt hàng máy bay C919 từ 32 hãng hàng không và hãng cho thuê máy bay. Sau 5 năm, công ty sẽ sản xuất mỗi năm 150 chiếc.

Máy bay thương mại C919 của TQ  

Sáu năm trước Comac đã bắt đầu chế tạo máy bay phản lực khu vực ARJ21 nhỏ hơn, sức chứa từ 78 đến 97 chỗ ngồi , tầm hoạt động từ 2.225 km đến 3.700 km sản xuất trung bình khoảng 30 chiếc máy bay mỗi năm.

Tài chính tiền tệ  

Sức mạnh lớn nhất của Mỹ chính là đồng Petrodollar tức là đồng đô la gắn với dầu mỏ. Bắt đầu từ năm 1971 nước Mỹ muốn rằng tất cả mọi giao dịch mua bán dầu mỏ đều được thanh toán bằng đồng đô la. Đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền thống trị trên thế giới. Ngoài dầu mỏ nhiều sản phẩm và dịch vụ khác  giữa các quốc gia trên thế giới cũng được thanh toán bằng đồng đô la. Hệ thống Petrodollar là một công cụ để Mỹ làm bá chủ thế giới, họ sẽ làm tất cả mọi điều để không ai có thể động đến hệ thống Petrodollar này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để ra tay trấn áp và tiêu diệt những ai dám chống lại đồng tiền này. Người Mỹ dùng đồng tiền của mình để thống trị thế giới, bắt buộc các nước phải tuân theo ý muốn của mình nếu không sẽ bị cấm vận ngặt nghèo và tiêu diệt. Sức mạnh lớn nhất của Mỹ là Quyền In Tiền do đó nước Mỹ không bao giờ vỡ nợ.

Năm 2000, tổng thống Iraq, ông Saddam Hussein tuyên bố sẽ bán dầu thô bằng cả đồng euro chứ không chỉ bằng đồng USD. Thế là Mỹ tiêu diệt ông Hussein vu cáo Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt.  

Năm 2011, ông Gaddafi tổng thống của Lybia đề xuất về đồng Dinar vàng, đồng tiền chung của châu Phi. Ông Gaddafi kêu gọi các nước châu Phi và Hồi giáo chung tay tạo ra một đồng tiền mới cạnh tranh với đồng USD. Theo kế hoạch này, Liên hiệp châu Phi sẽ chỉ bán dầu thô và các tài nguyên khác cho ai trả bằng đồng dinar vàng. Thế là ông Gaddafi bị vu cáo là đàn áp giết hại người biểu tình và rồi bị Mỹ và đồng minh là Anh, Pháp và cả khối Nato tiêu diệt.   

Venezuela là nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Khi nước này muốn bãi bỏ hệ thống “petrodollar” thông qua việc niêm yết giá dầu thô bằng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc vào ngày 15/09/2018. Thế là Mỹ tiến hành cấm vận khiến cho Venezuela không khai thác được dầu và trở nên suy kiệt nghèo đói. 

Petrodollar đã thống trị thế giới trơn tru cho đến khi có những quốc gia khổng lồ là Nga và TQ muốn chống lại nó. Sức mạnh của Mỹ và đồng minh kể cả Nato không đủ để tiêu diệt hai quốc gia này.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga do tổng thống Putin lãnh đạo tiến đánh Ukraine khai hỏa ngày 24-02-2022 trước mắt là ngăn chặn không cho Ukraine gia nhập Nato nhưng sâu xa cũng là để chống lại sự thống trị của đồng Petrodollar.

Nga và TQ đứng đầu khối BRICS, họ đã mở rộng khối này từ 5 nước lên 11 nước và sẽ còn tiếp tục mở rộng hơn nữa. Họ dự trù sẽ tạo ra một đồng tiền chung của khối để cạnh trạnh với đồng đô la Mỹ.

Thế giới hiện nay đang từ đơn cực với Mỹ là siêu cường duy nhất, chuyển sang đa cực với nhiều quốc gia mới nổi như Nga, TQ, Ấn Độ. Sự đối đầu là không thể tránh khỏi giữa một bên là Mỹ và đồng minh gồm EU, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan và phía bên kia là Nga, TQ, Triều Tiên, Iran.

Liệu họ chỉ cạnh tranh về kinh tế, khoa học kỹ thuật hay sẽ có đối đầu về quân sự ?

Có lẽ chúng ta phải theo dõi và chờ thời gian sẽ trả lời.

-Khoa học kỹ thuật vũ trụ

Liên Xô là thực thể địa chính trị đầu tiên phóng vệ tinh và đưa người lên không gian, đó là phi hành gia Yuri Alekseyevich Gagarin bay vào không gian ngày ngày 12/4/1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông 1 (Vostok 1). Nhưng Mỹ đã đuổi kịp và vượt qua. Năm 1969 Mỹ đã đưa được người lên Mặt trăng với phi thuyền Apollo 11 và hai phi hành gia người Mỹ đầu tiên đặt chân xuống Chị Hằng là Neil Armstrong và Buzz Aldrin vào ngày 20/7/1969. Chương trình Apollo tiếp tục thêm 5 chuyến bay khác đưa thêm 10 người nữa đặt chân xuống Mặt trăng.

Mỹ cũng phóng được hai phi thuyền là Voyager-1 và Voyager-2 vào năm 1977 thăm dò các hành tinh trong thái dương hệ. Đến nay hai phi thuyền này vẫn còn hoạt động và đã bay ra vùng ngoại vi của thái dương hệ cách xa Trái đất hơn 20 tỉ km.

Cho đến nay chưa có quốc gia nào khác đưa được người lên Mặt trăng và đưa được phi thuyền đi xa như các phi thuyền Voyager-1 và Voyager-2 của Mỹ.

Mỹ cũng là quốc gia đầu tiên đưa được xe tự hành lên Hỏa tinh. Đó là robot tự hành Sojourner  đáp thành công xuống Hỏa tinh năm 1997. Sau đó Mỹ tiếp tục cho đáp thành công 4 xe tự hành khác là : , Spirit (2004–2010), Opportunity  (2004–2018), Curiosity  (2012– đến nay) và Perseverance (2021–đến nay). Mỹ cũng là nước đầu tiên có máy bay trực thăng bay trên Hỏa tinh, đó là chiếc Ingenuity khối lượng 1.8kg đã thực hiện được 50 lần bay trên Sao Hỏa.

Trung Quốc cũng lần đầu tiên cho xe tự hành đáp thành công xuống Hỏa tinh, đó là xe Chúc Dung đáp xuống ngày 14/05/2021 và hoạt động được một năm.  

Trước đó tàu Hằng Nga-3 của TQ lần đầu tiên cho xe tự hành Thỏ Ngọc đáp xuống Mặt trăng năm 2013. Sau đó tàu Hằng Nga-4 cho xe tự hành Thỏ Ngọc 2 đáp xuống phía xa của Mặt trăng năm 2019. Rồi tàu Hằng Nga-5 đáp xuống Mặt trăng ngày 1/12/2020 và lấy mẫu đất đá. Ngày 17/12/ 2020, tàu Hằng Nga 5  đã trở về Trái Đất và mang theo 1.731 gram đất và đá quý giá mà nó thu được từ vùng Oceanus Procellarum của Mặt trăng. Mẫu đá lấy ở Mons Rümker hình thành cách đây 1,2 tỷ năm trong khi tất cả mẫu vật mà phi hành đoàn Apollo thu thập đều trên 3 tỷ năm tuổi.

Đá Mặt trăng do TQ mang về năm 2020

Trong mẫu đất đá này các khoa học gia phát hiện một khoáng chất mới đặt tên là Chang’e Stone” (Đá Hằng Nga). Một số hạt đất Mặt Trăng được bao phủ bởi các tinh thể giống như thủy tinh, và có chứa khí Heli-3 là một nhiên liệu quý cho công nghệ tổng hợp nhiệt hạch của tương lai, một chất hiếm có trên Trái đất.

Năm 2022 TQ cũng hoàn tất được trạm không gian riêng của mình trên vũ trụ mang tên Thiên Cung với 3 module là : module lõi Thiên Hòa, module Vấn Thiên và module Mộng Thiên, khối lượng tổng cộng 90 tấn.   

Kết luận

Hành giả theo Phật giáo không cột trói mình vào cái ta (ngũ uẩn ngã 五蘊我 do hiểu ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 Do đó cũng không cột trói mình vào ngã sở 我所 như quốc gia dân tộc bởi vì những cái đó là mê lầm và có thể dẫn tới chủ nghĩa phát xít (fascism) tức là chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Nhưng hành giả theo Trung đạo cũng không phủ nhận cuộc sống thế gian mặc dù biết cuộc sống đó là điên đảo mộng tưởng. Khác với các bậc giác ngộ thời xưa, người xưa chỉ có một giải pháp duy nhất là truyền giáo, giảng đạo, chủ về cuộc sống tâm linh. Hành giả ngày nay nắm được khoa học nên có điều kiện cải thiện cả đời sống vật chất của tín đồ, thực hiện hài hòa cả tinh thần và vật chất.  

Những quốc gia như Anh, Pháp một thời tiến hành chủ nghĩa thực dân (colonialism) bóc lột thuộc địa để làm giàu cho mẫu quốc. Nhưng rồi những quốc gia Châu Phi bị Pháp khai thác kiểu thực dân cuối cùng như Burkina Faso, Niger, Gabon…nay cũng đã vùng dậy đuổi người Pháp về nước, giành lấy chủ quyền.

Chủ nghĩa Bá Quyền (hegemony) siêu cường duy nhất do nước Mỹ đại diện, một mình làm mưa làm gió khắp thế giới, nay cũng đang lung lay tận gốc rễ.

Bây giờ đã bắt đầu xuất hiện một thế giới đa cực do nhóm quốc gia Brics khởi xướng và do các đại cường như Nga, Trung, Ấn lãnh đạo. Họ đang xây dựng Thái Bình Thế Giới (Pax Mundi) với hy vọng đem lại hòa bình no ấm cho toàn thế giới. Tại sao ông Putin thân thiết với ông Tập như là bằng hữu? Ngoài việc họ phải liên kết để chống lại Bá quyền của nước Mỹ, họ còn là chí lớn gặp nhau. Ông Putin đang xây dựng Pax Russia (Thái Bình của nước Nga) còn giấc mộng Trung hoa của ông Tập là xây dựng Pax Sinica (Thái Bình TQ). Chính vì vậy mà họ cùng với nhóm Brics sẽ dốc sức xây dựng Pax Mundi (Thái Bình Thế giới).

Thế giới phương Tây do Mỹ đứng đầu tất nhiên là không hài lòng, họ muốn duy trì sự độc tôn đã kéo dài 2 thế kỷ của họ, nên họ đã và sẽ ra sức chống đối. Tuy nhiên họ chỉ là thiểu số, họ cũng không có đủ sức mạnh để giành thắng lợi nên cuối cùng họ cũng sẽ phải theo số đông.

Pax Mundi chính là niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. 

Truyền Bình

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Bài viết. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

2 Responses to THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI RA SAO ?

  1. tran buu nói:

    Bài viết cập nhật nhiều lảnh vực của thế giới hiện đại, trong đó có các tình tiết trung thực về cuộc chiến ở Ukraine. Cám ơn!

Bình luận về bài viết này