Ý NGHĨA CỦA THỜI GIAN TƯƠNG ĐỐI

Năm 1905 Einstein đưa ra thuyết tương đối đặc biệt hay còn gọi là tương đối hẹp (theory of special relativity) trong đó có nói rằng thời gian là tương đối. Vậy thời gian tương đối có ý nghĩa thế nào ?

Ý nghĩa thứ nhất của thời gian tương đối : thời gian không phải là một đại lượng cố định như suy nghĩ của Newton mà nó có thể co dãn tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của vật thể đối với hệ qui chiếu. Thời gian có thể thay đổi nghĩa là có thể co dãn và có trị số khác nhau đối với từng hệ qui chiếu. Câu chuyện tưởng tượng về hai anh em song sinh là một ví dụ điển hình cho ý nghĩa này của thời gian.

Ý nghĩa thứ hai của thời gian tương đối : từ sự khả biến của thời gian có thể suy luận ra ý nghĩa thứ hai : quá khứ, hiện tại, vị lai, đồng thời hiện hữu và sinh vật hoặc con người từ hiện tại có thể nhìn thấy tương lai hoặc nhìn thấy quá khứ. Thời gian giống như một cuốn phim đã có sẵn, chỗ đang chiếu là hiện tại, trước chỗ đó là quá khứ, sau chỗ đó là tương lai. Vì cuốn phim đã có sẵn, người xem qua rồi có thể nói chắc số phận của các nhân vật trong phim sẽ diễn ra như thế nào. Trường hợp tiên đoán của quan thái sử Tô Do đời Chu về sự ra đời của Đức Phật tại tây thổ và lúc nào thì Phật giáo truyền đến Trung Quốc là một trường hợp điển hình của ý nghĩa này.

Sách lịch sử đời Chu có chép :

周昭王二十六年(西元前一○二七年)甲寅四月初八,日有重輪,五色祥雲入貫太微,遍照四方,大地震動,池井泛溢。太史蘇由佔得干之九五,啟奏昭王:「西方有聖人降誕。過后千年,教法來此。」昭王命人刻石記載,立碑於南郊祠前。 (《周書異記》、《白馬寺碑記》)

Chu Chiêu Vương (trị vì từ 1052-1002) năm thứ 26 (năm 1027 trước công nguyên) ngày mồng 8 tháng 4 năm Giáp Dần, mặt trời có vầng sáng bao quanh, mây lành ngũ sắc vây quanh sao Thái Vi, tỏa sáng khắp bốn phương, mặt đất rung động, ao giếng đầy nước. Quan thái sử Tô Do bèn bói một quẻ, được quẻ Càncửu ngũ (Kinh Dịch giải : Cửu ngũ, phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân. 九五。飛龍 在天,利見大人rồng bay trên trời, được lợi gặp đại nhân. Thánh nhân tác nhi vạn vật đổ 聖人柞而萬物睹 thánh nhân ra đời vạn vật trông theo) bèn tâu với Chiêu Vương : “Bên phương tây có thánh nhân đản sinh, qua 1000 năm sau giáo pháp của ngài sẽ truyền đến đây”. Chiêu Vương cho người tạc vào bia đá và dựng bia trước đền thờ ở vùng ngoại thành phía nam kinh đô. (Sự tích ghi trong Chu Thư Dị Ký và Bạch Mã Tự Bi Ký). [Kinh đô thời Chu Chiêu Vương là Phong Ấp 豐邑 (nay ở phía tây nam Trường An tỉnh Thiểm Tây, bờ phía tây sông Phong tức là di chỉ Phong Cảo豐鎬遺址)]  

PhongCao dichi

Thực tế Đức Phật đản sinh vào khoảng năm 623 trước CN tức sau dự đoán của Tô Do khoảng 400 năm. Như vậy trước khi Phật ra đời 400 năm, triều đình nhà Chu ở Trung Quốc đã có dự đoán trước, có khắc bia đá để ghi nhận và có chép trong sách sử. Đến thời Hán Minh Đế (28-75), trong niên hiệu Vĩnh Bình, vào một đêm nọ, vua mộng thấy một điềm lạ kỳ. Trong giấc mộng, ông thấy một vị thân vàng, cao hơn một trượng sáu, lưng phóng ánh sáng mặt trời mặt trăng, bay trên không trung, đến trước cung điện. Hôm sau, Hán Minh Đế hội tất cả quần thần để bàn đoán mộng đó, xem coi có ý nghĩa gì. Thái sử Phó Nghị bốc chiêm tinh rồi tấu trình: “Dựa vào bia của Chu Chiêu Vương, giấc mộng đêm hôm qua của Bệ Hạ, nếu tính theo thời gian, thì hiển nhiên có sự liên quan mật thiết. Hiện tại, Thần lại nghe rằng ở Tây Vực có Đức Phật. Bệ Hạ mộng thấy người vàng, thì nhất định đó là Đức Phật vậy”. Nhà vua bèn sai một phái đoàn gồm 18 sứ giả, dẫn đầu là Đậu Cố, sang Tây Vực để tìm kiếm, trên đường đi, họ gặp hai nhà sư Thiên Trúc là Ca Diếp Ma Đằng (Kasyapa-Matanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa), bèn thỉnh về Lạc Dương, xây chùa Bạch Mã (năm 68CN)  cho hai ông trụ trì. Lúc đó là khoảng 1000 năm kể từ lúc Tô Do đưa ra dự đoán. Như vậy dự đoán của Tô Do quả là chính xác. Chính vì người Trung Quốc dựa vào bia đá do Chu Chiêu Vương ra lệnh khắc dựa theo tiên đoán của Tô Do, nhưng họ không ngờ rằng khi Tô Do nhìn thấy Đức Phật ra đời ở phía tây, đó là nhìn thấy vị lai, chứ Phật chưa thực sự ra đời trên địa cầu, phải 400 năm sau Phật mới ra đời.

Một câu chuyện của thời hiện đại cũng có thể minh chứng cho ý nghĩa này của thời gian.

Trong thời gian diễn ra Giải Bóng đá Vô địch Thế giới (World Cup) 2010 tại Nam Phi. Chú bạch tuộc Paul đã làm cả thế giới kinh ngạc khi đã dự đoán trước, chính xác 100% kết quả của cả 8 trận đấu, trong đó 7 trận có đội tuyển Đức thi đấu, và trận cuối cùng là trận chung kết giữa hai đội tuyển Hà Lan và Tây Ban Nha. Paul đã dự đoán Tây Ban Nha thắng và kết quả diễn ra đúng như vậy, Tây Ban Nha đã đoạt cúp vô địch.

Final bet: Oracle Paul the Octopus picks Spain over Netherlands to win World Cup – Bạch tuộc Paul đã chọn Tây Ban Nha thắng trong trận chung kết World Cup 2010 tại Nam Phi

Flag_of_Spain

Quốc kỳ Tây Ban Nha

Netherlands_Flag

Quốc kỳ Hà Lan

Bạch tuộc Paul đã chọn Tây Ban Nha là đội chiến thắng, cuộc chọn lựa diễn ra vào ngày 9-7-2010, hai ngày trước khi trận chung kết Hà Lan -Tây Ban Nha diễn ra vào ngày 11-7-2010 với kết quả 1-0 nghiêng về đội Tây Ban Nha.

Xác suất để dự đoán đúng 1 trận đấu là 0.5 hay 1/2, xác suất dự đoán chính xác cả 8 trận đấu là 2-8  bằng 0.00390625  hay 1/256. Một tỉ số rất nhỏ, rất khó xảy ra nhưng thực tế là điều đó đã xảy ra.     

Bạch tuộc Paul là một linh vật có khả năng thấy được tương lai chứ không phải ngẫu nhiên mà đoán đúng được kết quả của cả 8 trận đấu.

Ý nghĩa thứ ba của thời gian tương đối : từ ý nghĩa quá khứ, hiện tại, vị lai đồng thời hiện hữu, có thể suy luận ra ý nghĩa thứ ba, con người chẳng những có thể thấy quá khứ và tương lai mà còn có thể trở về quá khứ và đi tới tương lai, không phải bằng hồi ức quá khứ hay dần dần đi tới tương lai theo diễn biến tuần tự của thời gian mà thực sự trở về quá khứ và nhảy tới tương lai.

Theo thuyết đa vũ trụ hiện đại hay ghi chép xa xưa trong kinh điển Phật giáo, có nhiều vũ trụ song song chồng chập lên nhau, chúng sinh ở vũ trụ này không thể nhìn thấy hoặc giao tiếp với các vũ trụ khác vì những chướng ngại do tập khí (thói quen) bất đồng. Luyện tập để thay đổi các tập khí đó hoặc đôi khi do bệnh tật hoặc tai nạn mà có người sở hữu những khả năng đặc biệt ví dụ thấu thị (nhìn thấy xuyên qua vật chất) hay nhìn thấy và tiếp xúc với vong linh người đã chết tức là đã nhìn thấy một cõi giới khác. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có khả năng nhìn thấy và tiếp xúc với vong linh người đã chết, đó thực tế là trở về quá khứ, trở về giai đoạn những vong linh ấy còn sống.

Nhà văn nông dân Đào Tiềm (陶潛, 365 – 427) sống vào đời Đông Tấn có kể câu chuyện dân gian trong tác phẩm Đào Hoa Nguyên Ký (Ghi chép về nguồn suối hoa đào) như sau :

La Source Aux Fleurs de Pêchers – Đào Hoa Nguyên Ký – Đào Tiềm- Pháp dịch

Thực tế là người ngư dân trong câu chuyện này đã trở về quá của đời Tần cách đời Đông Tấn khoảng 600 năm. Quan huyện không thể tìm lại được cảnh giới đó một lần nữa bởi vì nó nằm trong một vũ trụ khác không phải cùng một vũ trụ với chúng ta.

Còn trường hợp của pháp sư Khoan Tịnh có cơ hội đặc biệt lạ lùng, viếng thăm cõi Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà, câu chuyện như sau :

Khoan Tịnh Đại Pháp Sư ra đời lúc 10 giờ mùng 7 tháng 7 năm giáp Tý (1924). Ngài ra đời trong căn nhà số 140 đại lộ Thành Quan Trấn Đông thuộc huyện Bồ Điền, Tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc.  Là một hộ cư sĩ Phật giáo tên thật là Phan Kim Vinh. Ngày 25-10-1967, đó là thời kỳ diễn ra cuộc “cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc, pháp sư nhập định trong động Di Lặc, núi Cửu Tiên, dãy Quế Lạc, Công Xã Thượng Dõng Huyện Đức Hóa Tỉnh Phước Kiến, và thấy mình được Bồ Tát Quán Thế Âm dẫn đến cõi Tây phương của Phật A Di Đà. Pháp sư thấy mình thăm viếng cảnh giới Tây phương chưa tới một ngày đêm (khoảng 20 tiếng đồng hồ) nhưng người trên thế gian thấy ngài bỗng nhiên mất tích từ ngày 25-10-1967. Thế gian lúc ấy không thấy dấu tích Pháp Sư đâu, đổ xô đi tìm, tăng lục cả Chùa, tìm khắp cả núi, hằng trăm cái động, lớn có nhỏ có, vẫn không thấy tông tích của Pháp Sư, thậm chí huy động cả các đội trục vớt, đội cứu nạn bãi biển, cứu nạn thác ghềnh vẫn không thấy. Một số thiện tín nhiệt thành, còn tuôn ra các huyện thành, các chợ Tuyền Châu, chợ Hạ Môn, chợ Phước Châu, chợ Nam Bình kiếm tìm, còn gởi thơ nhờ các tỉnh huyện lân cận như huyện Vĩnh Thái, Huyện Vĩnh Xuân, Đức Hóa, Phước Thanh, lăng xăng cả mấy năm dài mà vẫn không tin tức gì cả.

Thế rồi, mọi người đều nghĩ Pháp Sư đã viên tịch trong lòng thương tiếc vô cùng. Nhưng đến ngày 8-4-1973 mọi người đột nhiên nhìn thấy ngài xuất hiện trở lại, tính ra ngài đã biến mất trong 5 năm 6 tháng. Thật ra từ đầu đến cuối, nhục thân Pháp sư chưa hề rời khỏi động Di Lạc nữa bước. Do được Phật hộ, nhục thể để trong động những sáu bảy năm mà không bị phát hiện, không bị mục hư, cũng không rõ là được giấu ở đâu (rất có thể ẩn ở một dạng không gian khác), về điểm nầy có các cư sĩ ở đây xác minh được, như cư sĩ Trịnh Tú Kiên chẳng hạn. Nếu muốn xem chi tiết hơn thì theo đường dẫn này :

Du ký Tây phương Cực lạc của pháp sư Khoan Tịnh

Trường hợp của Pháp sư Khoan Tịnh là đi tới cõi giới tương lai. Dù chúng ta có khả năng đi khắp cả vũ trụ này cũng không thể tìm thấy Tây phương Cực lạc ở đâu, bởi vì nó thuộc về một vũ trụ song song chồng chập với vũ trụ của chúng ta, ngay tại đây chứ không phải ở đâu xa nhưng chúng ta không nhìn thấy mà thôi.

 

About Duy Lực Thiền

Tổ Sư Thiền do cố hòa thượng Thích Duy Lực hướng dẫn
Bài này đã được đăng trong Nhà sau. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

1 Responses to Ý NGHĨA CỦA THỜI GIAN TƯƠNG ĐỐI

  1. Phi Long nói:

    Có lẽ trong kinh điển cũng phán xét và cho rằng thực tại song song là thực tại thông tin , là ảo ?

Bình luận về bài viết này